quadro

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged quadro.

  1. umbrella_corp
    Hôm nay NVIDIA đã chính thức ra mắt giới công nghệ chiếc card đồ họa chuyên nghiệp mạnh nhất thế giới - Quadro GV100. Dựa trên nền tảng Volta mới nhất và trang bị đến 5120 chip xử lý CUDA, đây thực sự là một con quái vật trong ngành đồ họa, làm lu mờ những thế hệ card Quadro trước đây của NVIDIA. [IMG] GV100 được thiết kế nhằm đáp ứng nhiều tác vụ đặc biệt từ máy học, hệ thống tính toán công suất cao đến khả năng xử lý công nghệ đồ họa RTX mới được NVIDIA giới thiệu gần đây. Về cấu hình, GV100 sở hữu 5120 nhân CUDA xung nhịp 1450MHz, dung lượng bộ nhớ xếp chồng HBM2 32GB băng thông 1.7Gbps cùng băng tần 4096-bit và công suất xử lý 7.4 TFLOPs cho khả năng dựng hình chuẩn xác kép, 14.8 TFLOPs cho chuẩn xác đơn, 29.6 TFLOPs bán chuẩn xác và 118.5 TFLOPs cho khả năng deep learning thông qua 640 nhân Tensor Cores của card. Người đàn anh trước đây của GV100, GP100 chỉ có thể đáp ứng công suất 10.3 TFLOPs cho khả năng dựng hình chuẩn xác đơn. https://www.techpowerup.com/img/95oQn4P3p1XQccsi.jpg Các thông số khác của card bao gồm 320 texture units, 128 ROPs và điện năng tiêu thụ nhẹ nhàng chỉ 250W nhưng vẫn cao hơn 20W so với thế hệ đàn anh P100. https://www.techpowerup.com/img/OEDkpiWncVeIwDSM.jpg Dàn cổng kết nối của GV100 đã loại bớt đi 1 cổng DVI từng xuất hiện trên GP100, và card đồ họa này bây giờ chỉ hỗ trợ 4 cổng Display Port 1.4. Ngoài ra, GV100 có hỗ trợ chuẩn Quadro Sync và các cổng kết nối kép Stereo cho khả năng xử lý đồng bộ và truyền dữ liệu kênh đôi 4 luồng. Hơn nữa, GV100 còn hỗ trợ chuẩn NVIDIA NVLink kép cho phép người dùng có thể tận dụng mọi lợi thế từ chuẩn này với khả năng truyền dữ liệu độ trễ thấp, truy cập bộ nhớ từ xa và quản lý kho bộ nhớ. Nguồn: TechPowerUp
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 28/3/18, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  2. namhhgames
    [IMG] Nhắc đến NVIDIA có lẽ mọi người sẽ luôn nghĩ đến một thương hiệu với các sản phẩm đình đám hướng đến game thủ. Tuy nhiên, vào ngày 11/12/2015 tại Singapore, NVIDIA đã tạo nên sự bất ngờ khi giới thiệu các công nghệ và sản phẩm dành cho giới designer. [IMG] Tâm điểm của buổi họp báo chính là dòng card đồ hòa chuyên dùng để dựng hình Quadro M4000 và Quadro M5000. Tuy nhiên, phần “linh hồn” của những sản phẩm ấy chính là gói công nghệ NVIDIA DesignWorks bao gồm các công cụ hỗ trợ dựng hình, vật liệu, ánh sáng, v.v… cụ thể như: NVIDIA Iray SDK: Bộ plugin dành cho các phần mềm đồ họa phổ biến như Autodesk 3ds Max hay Autodesk Maya. NVIDIA Material Definition language (MDL): Công nghệ giúp chia sẻ những mẫu thiết kế qua lại giữa các ứng dụng. NVIDIA vMaterials: Bộ vật liệu chuẩn dùng trong các ứng dụng có sử dụng MDL. NVIDIA OptiX: Công cụ đánh giá và phân tích ánh sáng sử dụng NVIDIA Visual Computing Appliance. DesignWorks VR: Công cụ hỗ trợ phát triển đồ họa trên các thiết bị thực tế ảo. [IMG] Điểm mạnh tạo nên sự khác biệt chính là độ chính xác của các thông số như ánh sáng, độ phản chiếu, v.v… Các nhà thiết kế cần độ chính xác cao như kiến trúc sư hoặc kỹ sư cơ khí sẽ rất cần những gói hỗ trợ như bộ NVIDIA DesignWorks. [IMG] NVIDIA đã mang đến bất ngờ với những khả năng mà NVIDIA DesignWorks có thể tạo ra khi cho hiện 2 ảnh lên một màn hình độ phân giải cao trong đó một ảnh là ảnh thật được quay bằng camera chất lượng 4K và một ảnh là ảnh được dựng hình bằng NVIDIA DesignWorks. Bạn có thể phân biệt được không? [IMG] NVIDIA cũng công bố dự án về cơ quan mới của NVIDIA được đặt tại thung lũng Silicon. Dự án này do công ty Gensler đảm nhiệm và có sử dụng NVIDIA Iray. Scott DeWoody - nhân viên mỹ thuật trừu tượng (visualization artist) của Gensler - phát biểu rằng “Iray cho phép chúng tôi thu thập dữ liệu chúng tôi cần chỉ trong vài phút thay vì vài ngày với các phương pháp và phần mềm dựng hình cũ”. Các nhà thiết kế phải tính toán dựa trên sự di chuyển của mặt trời để tìm ra điểm nào có quá dư ánh sáng hoặc quá ít ánh sáng, v.v… Quá trình này cần khá nhiều thời gian cũng như chuyên gia về ánh sáng để cố vấn cho các nhà thiết kế. Với NVIDIA DesignWorks mọi chuyện đều trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. [IMG] Tận dụng sức mạnh từ sản phẩm của mình, NVIDIA và HP phát động dự án Soane dành cho tất cả mọi người có nhã ý muốn tham gia nhằm khôi phục lại một di tích đã bị phá hủy do thời gian, chiến tranh, v.v… - Ngân hàng Anh từ thế kỉ 18 - dựa trên những bản vẽ được lưu lại cho đến ngày nay. Đến nay đã có khoảng 400 kiến trúc sư từ khắp nơi trên thế giới đóng góp công sức cho dự án này. [IMG] Một tin đáng mừng đó là bạn không cần phải sở hữu một dàn máy PC cồng kềnh để có thể sử dụng công nghệ NVIDIA DesignWorks, trên laptop sẽ sử dụng phiên bản M5000M và M4000M, v.v… Bạn vẫn nhận được sức mạnh tương tự như trên máy bàn nhưng lại không tiêu hao quá nhiều pin nhờ vào vi kiến trúc Maxwell của dòng card Quadro. Một số hình ảnh tại buổi họp báo: [IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG][IMG]
    Chủ đề bởi: namhhgames, 12/12/15, 7 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  3. EYE FIRE
    Asus GL552 là một trong những dòng laptop trong phân khúc tầm trung dành cho game thủ điểm nổi bật của GL552 là nó được trang bị card đồ họa rời NVIDIA Geforce GTX 950M với dung lượng lên tới 4GB. [IMG] Với dung lượng bộ nhớ đồ họa lớn như vậy đối với các game thủ là một điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên đối với những game thủ bán chuyên, những game thủ chỉ đam mê với các dòng game MOBA thì nhiều khi dung lượng bộ nhớ đồ họa lớn cùng không có tác dụng quá nhiều. Nhưng nó lại có tác dụng lớn đối với các game nặng offline. Trong trường hợp bạn chỉ chơi các game MOBA nhẹ như Dota 2, LOL… và lại cần làm việc như thiết kế đồ họa thì năng lực xử lí của các dòng card Geforce chuyên trị cho chơi game và giải trí được cho là không đủ mạnh khi so với dòng card chuyên trị đồ họa là NVIDIA Quadro. Tuy nhiên giá thành của các card đồ họa NVIDIA Quadro là khá đắt đỏ khi so với các card đồ họa NVIDIA GeForce. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt của hai loại card này, sau đây mình sẽ nêu ra các điểm khác biệt chính trong phần cứng của hai loại card làm cho giá của hai loại này khác biệt nhau: 1. Tính năng khử răng cưa cho các đường thẳng và điểm. Card quadro hỗ trợ tính năng khử răng cưa ngay từ phần cứng. trong khi card chơi game thì không hỗ trợ tính năng này. Vì được xử lý từ phần cứng nên khi so sánh với card chơi game thông thường, tính năng này giúp tăng tốc đáng kể quá trình hiển thị các khung dây trong màn hình thao tác của các phần mềm thiết kế kĩ thuật và mỹ thuật. Phương pháp hiển thị dạng khung dây là cách để người thiết kế quan sát các cấu trúc bên trong vật thể và nó là một trong những thủ tục được sử dụng khá nhiều trong quá trình làm việc với các phần mềm đồ họa CG. 2. Thuật toán logic. GPU của card quadrohỗ trợ các thuật toán logic của openGL ngay từ phần cứng. Các thuật toán logic này nằm ngay cuối cùng các giai đoạn xử lý trước khi ghi vào bộ nhớ đệm Frame buffer và hiển thị ra màn hình, các thuật toán này giúp cho việc tính toán để quyết định vật nào không bị che lấp và sẽ hiển thị, vật nào bị che khuất và không hiển thị, tạo đường đứt nét thể hiện vật thể khuất, làm sáng lên các vật thể được chọn bằng con trỏ chuột v.v… Chính việc hỗ trợ từ phần cứng thuật toán logic open GL tạo ra ưu thế của card quadro so với card chơi game trong các phần mềm sử dụng engine openGL. 3. Clip region Đối với các card được thiết kế để chơi game, khi bạn chơi một game, thông thường game đó sẽ choán toàn bộ vùng hiển thị màn hình ở chế độ full screen. Tuy nhiên trong môi trường làm việc, thông thường bạn phải làm việc với nhiều cửa sổ chương trình, nhiều hộp thoại, các cửa sổ bung ra (pop up). Chính vì vậy lượng thông tin ghi vào bộ nhớ đệm khung hình frame buffer sẽ bị quá tải và ảnh hưởng đến hiệu năng. Card quadro hỗ trợ tính năng clip region từ phần cứng Tính năng Clip region là tính năng sẽ quyết định: nếu cửa số chương trình không bị che bởi cửa sổ khác thì toàn bộ thông tin vùng hiển thị của nó từ bộ nhớ mầu color buffer sẽ gửi tới bộ nhớ đệm khung hình Frame buffer. Còn nếu nó bị che bởi các cửa sổ khác thì phần không bị che sẽ bị chia nhỏ ra thành các vùng vuông nhỏ hơn và gửi tới bộ nhớ đệm khung hình Frame buffer. Việc này làm giảm lượng dữ liệu gửi tới bộ nhớ đệm. Các ô vuông nhỏ hơn đó gọi là clip region. Card chơi game chỉ cần quản lý một phần mềm đó là game đang chơi, vậy nên nó chỉ hỗ trợ một clip region. Trong khi card quadro có thể lên đến 8 clip region 4. Clip plane Card quadro hỗ trợ tăng tốc từ phần cứng đối với tính năng clip plane Tính năng clip plane là một tính năng được sử dụng rất nhiều trong các chương trình CAD chuyên nghiệp, nó cho phép người dùng định nghĩa một mặt cắt để cắt vật thể ra và nhìn vào bên trong cơ cấu của nó. Việc hỗ trợ từ phần cứng giúp tăng tốc đáng kể đối với card quadro trong các tính năng cụ thể này. 5. Quản lý và tối ưu hóa sử dụng bộ nhớ RAM. Card quadro cho phép quản lý bộ nhớ và chia sẻ bộ nhớ giữa phần mềm làm việc hiện hành và các ứng dụng khác một cách hiệu quả hơn. Trong khi card định hướng cho các game thường chỉ phải quản lý một phần mềm duy nhất, đó chính là game đang chơi ở chế độ full màn hình nên không cần phải tối ưu tính năng chia sẻ tài nguyên bộ nhớ. Trong các tình huống nhu cầu sự dụng bộ nhớ ở mức bình thường. Cấu trúc của GPU workstation NVDIA sử dụng một loại bộ nhớ chia sẻ chung có tốc độ cao chuyên dụng gọi là Unified Memory Architecture (UMA). UMA chứa rất nhiều loại bộ nhớ đệm đồ họa như bộ nhớ đệm khung hình, bộ nhớ đệm vân, và dữ liệu. So sánh với các GPU khác chúng sử dụng các bộ nhớ riêng rẽ cho các bộ đệm khung hình, vân và danh sách hiển thị. Cách tiếp cận của nvidia có ưu thế hơn ở chỗ nó sẽ tận dụng tối đa nguồn lực phần cứng. Khi một bộ đệm không sử dụng hết bộ nhớ thì rõ ràng phần bộ nhớ còn thừa sẽ dùng cho bộ đệm khác chứ không để lãng phí và không dùng đến (điều này thường gắp trong các tình huống sử dụng bộ nhớ ở mức thông thường). Trong cá tình huống yêu cầu bộ nhớ nhiều. Trong một số tình huống, khi phần mềm yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn, chẳng hạn như tình huống hiển thị 3D, phần mềm phải tạo ra thông tin hình ảnh ở hai góc nhìn khác nhau (quad – buffered stereo) thì bộ nhớ cho mỗi bộ đệm tăng lên gấp đôi, cũng có nghĩa là ở các GPU khác phần thừa cho bộ nhớ của mỗi bộ đệm cũng tăng lên gấp đôi, số tiền lãng phí cho bộ nhớ thừa không được sử dụng này cũng tăng lên gấp đôi. Nhờ sử dụng UMA nên quadro giúp hạn chế việc lãng phí này không bị nhân đôi lên. Một tính năng khác cũng làm tăng đáng kể yêu cầu bộ nhớ đó là khử răng cưa ở chế độ toàn màn hình. Tính năng này hay được dùng ở các phần mềm mô phỏng hình ảnh (mô phỏng dòng chảy, động đất, bão, v.v..). Ngoài ra việc mở nhiều cửa sổ chương trình chạy cùng lúc cũng làm tăng đáng kể nhu cầu sử dụng bộ nhớ đồ họa (điều này rất thường thấy ở các ứng dụng chuyên nghiệp. Cơ chế quản lý tối ưu hóa việc sử dụng bộ nhớ của Quadro rất quan trọng đối với các phần mềm, vì nó chẳng những xắp xếp hiệu quả việc sử dụng bộ nhớ ở mức yêu cầu cao mà còn tránh lãng phí tài nguyên phần cứng đắt đỏ ở mức nhu cầu thấp. Cơ chế quản lý bộ nhớ của quadro giúp sử dụng bộ nhớ hiệu quả hơn và giúp tránh hiện tượng sụt giảm nghiêm trọng hiệu năng sử dụng cũng như bị out chương trình do quá tải bộ nhớ đồ họa (có thể xảy đến với card consumer). Cơ chế này sẽ theo dõi số phần mềm sử dụng bộ nhớ đồ họa, độ phân giải màn hình đang sử dụng, v.v… ngay khi có sự tăng yêu cầu sử dụng bộ nhớ, nó sẽ giới hạn các yếu tố cần thiết như: vùng hiển thị openGL ở độ phân giải 600×600 bất kể độ phân giải màn hình hiện tại, hoặc giảm kích cỡ của tam giác ở mức 1 pixel(các hình khối 3D bị giới hạn bởi bề mặt nối bởi các tam giác cơ sở) để tránh làm ảnh hưởng đến tốc độ điền đầy khung hình. 6. Chiếu sáng hai chiều. Các GPU quadro hỗ trợ chiếu sáng hai chiều Vật thể 3D trong môi trường máy tính được đặc tả bới một loạt các tam giác trên bề mặt và các vector pháp tuyến của các tam giác đó. Sau đó sẽ gán vào một hệ tọa độ ba chiều và chiếu lên một mặt phẳng hiển thị 2D đưa ra màn hình. Các thành phần của ánh sáng Mầu sắc của một điểm hiển thị trên màn hình sẽ bị ảnh hưởng bởi các phép tín toán ánh sáng mô phỏng môi trường thực. Các phép toán về ánh sáng sử dụng ba thành phần để mô phỏng vật thể trông như thế nào trong môi trường thực tế: Ambient: có thể tạm hiểu là đặc tả hình dạng bao của vật thể, nó không bị ảnh hưởng bởi góc nhìn hay phương vị của nguồn sáng. Diffuse: diễn tả các vùng trên vật thể sẽ được chiếu sáng hoặc không bị chiếu sáng tùy theo góc độ và khoảng cách đến nguồn sáng mà không phụ thuộc vào góc độ của người quan sát. Specular: mô tả các vùng trên vật thể bị chiếu sáng nhưng bị ảnh hưởng cả bởi yếu tố phương vị so với nguồn sáng và phương vị so với người quan sát (hiểu nôm nà đây chính là các vệt phản chiếu, tùy vào tính chất bề mặt vật thể nó sẽ rõ hoặc mờ, rộng hoặc hẹp). Để tối đa hóa độ trung thực, sự phân phối giữa ba yếu tố trên sẽ được điều chỉnh. Chế độ mặc định của OpenGl phân phối 20 phần trăm cho ambient, 100 phần trăm cho cả Diffuse và specular. Do đó diffuse và specular luôn chiếm phần nhiều hơn so với ambient. Tuy nhiên thật không may là tỉ lệ này và giả định trong các phép tính chiếu sáng có thể gây ra vài vấn đề về hiển thị trực quan. 7. Tính năng xử lý sự chồng lấp các mặt phẳng đồ họa (overlay plane). Giao diện người dùng của đa phần các phần mềm yêu cầu tính năng này vẽ liên tục bên trên các mô hình 3D hoặc khung cảnh Vấn đề về con trỏ. Ví dụ rõ ràng nhất là con trỏ, nó phải được vẽ ra ở lớp bên trên các vật thể 3D và cửa sổ chương trình. Con trỏ có phần cứng riêng cho phép nó di chuyển và tương tác với vật thể 3D và hoạt động độc lập với các thành phần khác trên màn hình. Tuy nhiên đổi lại là kích thước của con trỏ bị giới hạn ở mức 32×32 pixel. Nếu kích cỡ lớn hơn nó sẽ gây sụt giảm hiệu năng. Vấn đề về các trình đơn. các menu trình đơn xổ ra ngay bên trên cửa sổ OpenGL nó có thể làm cho các nội dung mà nó che đi bị hỏng. Và có thể thấy rõ chúng ảnh hưởng đến hiệu năng. Đó là bởi vì nội dung các trình đơn xổ ra này bị gi đè lên một cách tạm thời vào vùng mà nó che đi. (bạn thấy rõ điều này khi đang chơi game 3D full màn hình với card consumer mà có ai đó buzz yahoo, cửa sổ chat của yahoo bung ra làm cho nội dung game dưới cửa sổ đó bị mất đi, chỉ còn lại vệt đen, hiệu năng game lúc đó cũng bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều hàng game thậm chí tháo cả nút window trên bàn phím để tránh bấm nhầm vào khi đang chơi game) Ba yếu tố cơ bản trên kết hợp lại tạo ra hình ảnh của vật thể tương tự như trong môi trường thật. 8. Hỗ trợ Quad-Buffered Stereo. Card quadro hỗ trợ quad-bufered stereo trong khi các card chơi game không hỗ trợ. Một số phần mềm hỗ trợ tạo ảnh nổi để người xem quan sát thông qua loại kính đặc biệt (màn trập). Việc tạo ảnh nổi này đòi hỏi phải tạo ra hình ảnh của vật thể từ hai góc nhìn khác nhau. Một trong những cách hay được sử dụng để tạo ảnh nổi là thông qua tính năng quad-buffered stereo GpenGL. Nó tạo bộ đệm cho các góc phía trước-bên trái, phía trước-bên phải, phía sau-bên trái, phía sau-bên phải. Khi phần mềm tạo hình ảnh nổi, nó kiểm tra xem thiết bị phần cứng có hỗ trợ quad-buffered stereo hay không đồng thời chọn bộ đệm thích hợp. Việc support từ phần cứng giúp tăng tốc đáng kể quá trình xử lý và giữ tỉ lệ làm tươi khung hình ở mức cao nhất, nếu tỉ lệ làm tươi khung hình bị suy giảm xuống dưới mức thời gian lưu ảnh trên võng mạc mắt người cho phép thì sẽ mất hiệu ứng độ sâu ba chiều. 9. Tối ưu hóa với bộ xử lý Intel Quadro tối ưu hóa để hỗ trợ tập lệnh SSEII và kiến trúc Netburst của vi xử lý Intel Các bộ xử lý intel đời mới hỗ trợ tập lệnh SSEII giúp các nhà phát triển ứng dụng tăng tính mềm dẻo và tăng khả năng để cải thiện hiệu năng của phần mềm. Đặc biệt điều này rất hữu dụng cho các ứng dụng đồ họa 3D cần truy xuất song song và liên tục bộ nhớ. Điều này cũng đúng cho các phần mềm chuyên nghiệp. Vi kiến trúc Netburst của intel giúp các tiến trình thực thi ở tần số cao và tăng khả năng cải thiện hiệu năng cho tần số cao hơn trong tương lai. Driver của NVIDA tối ưu hóa để CPU tham gia thực thi một phần nhỏ trong quá trình truyền dữ liệu cho danh sách hiển thị và xắp xếp các đỉnh. Vậy nên, bất kì cải thiện nào trong cấu trúc CPU cũng có một chút ảnh hưởng đến hiệu năng chung. Mặc dù CPU mạnh có thể hỗ trợ cả GPU chơi game và GPU quadro, ứng dụng chuyên nghiệp sử dụng chế độ đồ họa trực tiếp và cải thiện hiệu năng làm việc của người dùng chuyên nghiệp. 10. Kiến trúc driver thống nhất (UDA) Kiến trúc driver thống nhất cho phép một driver của NVIDA sử dụng được với một dải rộng các thiết bị phần cứng của NVIDIA. Điều này nghe có vẻ khó chấp nhận, vì như thế nó có nghĩa là card quadro và card chơi game của NVIDIA không có gì khác nhau cả. Điều này có nghĩa là về mặt kiến trúc giữa Quadro và Geforce là không mấy khác nhau. Và đây cũng là cơ sở để mình làm ra bài viết này. Vì thế trong bài viết ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách ti chỉnh để biến chiếc card đồ họa NVIDIA Geforce trên Asus GL552 thành NVIDIA Quadro. [IMG] Để biến card đồ họa NVIDIA Geforce thành NVIDIA Quadro có khá nhiều cách. Tuy nhiên để đơn giản và an toàn nhất thì ta sẽ sử dụng bộ driver của NVIDIA Quadro để cài lên NVIDIA Geforce bằng cách thêm một số thông số cần thiết vào trong driver. Việc đầu tiên để biến chiếc card đồ họa trên Asus GL552 thành NVIDIA Quadro là ta phải xác định được NVIDIA Geforce GTX950M tương đương dòng NVIDIA Quadro nào. Vì GTX 950M thuộc dòng card đồ họa mới nhất trên notebook nên căn cứ vào đó nên ta chọn dòng card đồ họa cho notebook mới nhất bên NVIDIA Quadro là KxxxxM để tải driver về. Theo nguyên tắc thì các dòng card đồ họa trong cùng một series sẽ dùng chung một driver. Nên ta chỉ cần lên trang chủ của NVIDIA và tải driver card đồ họa mới nhất của dòng card Quadro. Sau khi tải driver về máy, ta tạo một thư mục mới và copy driver mới tải vào đó rồi dùng phần mềm 7zip để giải nén driver ra. [IMG] Nếu trong máy chưa có phần mềm 7zip bạn có thể tải về theo link sau : http://www.7-zip.org/download.html Sau khi giải nén ta được các file như hình sau [IMG] Trong thư mục Display.Driver ta tìm file “nv_dispi.inf”. Nếu không thể tìm thấy file “nv_dispi.inf” ta có thể tìm file “nv_dispwi.inf” , “nvts.inf” hoặc “nv4_dispi.inf” để thay thế. [IMG] Sau đó ta dùng notepad để mở file vừa tìm thấy ra. Cần lưu ý đây là bước quan trọng nhất nếu làm không đúng thì driver sẽ không thể cài được lên card đồ họa. Bước đầu tiên là phải xác định được thông tin về ID của card đồ họa trong máy. Để xác định được ID của card đồ họa trong máy các bạn có thể tải file dưới đây về hoặc tìm kiếm trực tiếp trên trình duyệt bằng cách click vào link và dùng lệnh Ctrl+F để tìm kiếm ID card đồ họa của máy mình. (Lưu ý : Nếu dùng lệnh Ctrl+F để tìm kiếm trực tiếp thông tin ID của card đồ họa trên trình duyệt thì nên dùng Chrome để cho kết quả chính xác nhất ) https://drive.google.com/file/d/0B0Cr_ZCZJZuEcVVoZVVPN3FkYlk/view?usp=sharing Với Asus GL552 với card đồ họa GTX 950M nên ta sẽ dùng cụm từ “GTX 950M” để tìm kiếm. Kết quả trả về sẽ là : NVIDIA_DEV.139A = "NVIDIA GeForce GTX 950M" Ta copy lấy dòng này và mở file “nv_dispwi.inf” đã tìm thấy trong thư mục Display.Driver ra. Trong file “nv_dispwi.inf” ta dùng lệnh Ctrl + F để tìm kiếm dòng [Strings], sau khi tìm thấy dòng [Strings] là nơi ghi nhận ID của các phần cứng tương thích ta kéo xuống phía dưới và dán dòng NVIDIA_DEV.139A = "NVIDIA GeForce GTX 950M" là thông tin về ID của card GTX 950M đã sao chép ở trên vào. [IMG] Tiếp theo ta xác định thông số còn lại của card đồ họa. Với việc đã xác định được thông số đầu tiên là : NVIDIA_DEV.139A = "NVIDIA GeForce GTX 950M" để xác định thông số tiếp theo ta copy dòng “NVIDIA_DEV.139A” ở trên sau đó tải file ở dưới đây xuống hoặc tương tự có thể tìm kiếm trực tiếp trên trình duyệt như file ở trên https://drive.google.com/file/d/0B0Cr_ZCZJZuEM2h0VjNTdEVSQzQ/view?usp=sharing Tiếp tục dùng lệnh Ctrl+F và dán dòng “NVIDIA_DEV.139A” để tìm kiếm thông số còn lại. Với GTX 950M thì thông số cuối cùng sẽ là : %NVIDIA_DEV.139A% = Section017, PCI\VEN_10DE&DEV_139A Copy dòng này lại và tiếp tục mở file “nv_dispwi.inf” lên dùng lệnh Ctrl+F và tìm kiếm một trong các dòng sau tùy thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng NTx86.5.1 , NTamd64.6.0 , NTamd64.6.1 , NTamd6 4.6.2 , NTamd64.6.3 , NTamd64.10.0 Với NTx86.5.1 sẽ là Windows XP Với NTamd64.6.0 sẽ là Windows Vista Với NTamd64.6.1 sẽ là Windows 7 Với NTamd64.6.2 sẽ là Windows 8 Với NTamd64.6.3 sẽ là Windows 8.1 Với NTamd64.10.0 sẽ là Windows 10 Sau khi tìm thấy dòng tương ứng với hệ điều hành của máy mình ta kéo xuống dưới và dán dòng %NVIDIA_DEV.139A% = Section017, PCI\VEN_10DE&DEV_139A Đã copy ở trên vào. Ở đây mình sử dụng Windows 10 nên kết quả sẽ như hình dưới [IMG] Sau khi đã hoàn thành ta lưu lại file sau đó thoát ra thư mục gốc. Đến đây đối với những máy chạy Windows 7 ta có thể chạy file setup.exe và tiến hành cài đặt [IMG] Tuy nhiên đối với thế hệ Windows 8, 8.1 và 10 thì cần thêm một công đoạn nữa trước khi chạy file setup.exe. Trước khi tiến hành cài đặt lại driver mới ta phải tắt hết tất cả các chương trình đang hoạt động, sau đó tiến hành vào đường dẫn sau : Settings --- Change PC settings --- General --- Advanced Startup/Restart Now --- Troubleshoot --- Startup Settings --- Restart --- Ấn phím 7 trên bàn phím Máy sẽ tự động khởi động lại và lúc này ta mới tiến hành cài đặt driver Quadro vừa mod xong. Sau khi ấn setup.exe driver sẽ chạy và hiện ra thông báo như hình dưới [IMG] Chọn Install this driver software anyway để tiếp tục cài đặt. Sau khi cài đặt xong ta khởi động lại máy và giờ đây chiếc card đồ họa Geforce GTX950M trên chiếc laptop Asus GL552 của mình giờ đây đã biến thành một chiếc card đồ họa Quadro chuyên cho đồ họa. Nếu là một người chỉ chơi những game nhẹ như MOBA hay đã chán game và giờ đây muốn chuyển sang ngành thiết kế đồ họa nhưng lại sở hữu trong tay một chiếc máy với card Geforce. Vậy thì thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư một chiếc card Quadro thì với bạn hướng dẫn trên hy vong có thể giúp các bạn một phần nào đó. Dưới đây là link tải driver Quadro đã mod sẵn cho Geforce GTX 950M dành cho những bạn nào chưa làm được https://drive.google.com/file/d/0B0Cr_ZCZJZuEX3VHRF9OQ3N6dkk/view?usp=sharing .
    Chủ đề bởi: EYE FIRE, 17/11/15, 9 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  4. kenblat
    Ngày 26/4, ngày thứ 2 trong khuôn khổ họp báo khu vực ĐNÁ do NVIDIA tổ chức. NVIDIA đã kết hợp cùng HP ra mắt đa dạng giải pháp máy trạm hỗ trợ công nghệ NVIDIA Maximus. Đây là công nghệ kết hợp giữa sức mạnh của Quadro và GPU Tesla, giúp đồ họa viên (kiến trúc sư) tác nghiệp gần như là "thiết kế trong thời gian thực" http://www.amtech.vn/attachments/39051/Đại diện phía NVIDIA, Ông Sandeep Gupte, Giám đốc Quảng Bá Sản Phẩm, đã phân tích khả năng kết hợp tuyệt vời giữa Quadro và Tesla - giải pháp đồ họa chuyên nghiệp dành cho những tác vụ thiết kế phức tạp và yêu cầu khả năng tính toán dữ liệu khổng lồ. NVIDIA đã làm việc xuyên suốt với hầu hết những nhà phát triển phần mềm chuyên dụng nhằm đảm bảo rằng các phần mềm này được tối ưu bởi phần cứng của hãng. Hơn 200 ứng dụng chuyên nghiệp trải rộng nhiều nghành nghề như: sản xuất, thiết kế, giải trí, nghiên cứu khoa học và năng lượng... hoàn toàn tận dụng sức mạnh xử lý đồ họa của tất cả các dòng Quadro như: K5000, K4000, K2000 and K600. Bên cạnh đó, Ông Gupte cũng đề cập đến vai trò của dòng GPU Tesla, vốn cực kỳ hữu ích cho những tác vụ dựng hình mô phỏng, cũng như tính toán các trình giả lập, thay đổi thiết kế trong thời gian thật. Tesla có khả năng xử lý xuất sắc nhiều tác vụ giống nhau cùng lúc trong khi vẫn đảm bảo chỉ số về hiệu năng / năng lượng tiêu thụ. [ATTACH][ATTACH][ATTACH][ATTACH] Dòng sản phẩm điển hình cho công nghệ NVIDIA Maximus nếu trên chính là thế hệ máy trạm mới nhất của HP, đa đạng về cấu hình cũng như mục tiêu và đối tượng sử dụng. HP Z1 là máy trạm All-In-One 27'' (thiết kế tất cả trong 1) đầu tiên trên thế giới, HP Z820 mạnh mẽ với nền tảng socket VXL đôi cùng công nghệ Maximus Quadro + Tesla GPU (giải pháp cấu hình thấp hơn bao gồm HP Z220 SFF, HP Z420, HP Z620) và cuối cùng là giải pháp máy trạm di động HP EliteBook 8570w. [ATTACH][ATTACH] http://www.amtech.vn/attachments/39038/ http://www.amtech.vn/attachments/39039/ http://www.amtech.vn/attachments/39040/ http://www.amtech.vn/attachments/39041/ http://www.amtech.vn/attachments/39042/ http://www.amtech.vn/attachments/39043/ http://www.amtech.vn/attachments/39050/Đại diện cho HP, Ông Max Tan, Giám đốc mảng máy trạm khu vực Châu Á TBD và Nhật Bản cho biết đối tượng phục vụ của dãy sản phẩm nêu trên khá rộng bao gồm giới Nghệ sĩ, các nhà thiết kế, kỹ sư, kiến trúc sư... họ yêu cầu sự đa đạng về chủng loại, sự ổn định và quan trọng nhất chính là sức mạnh xử lý đồ họa, lĩnh vực mà giải pháp NVIDIA Maximus vốn đã chiếm trọn lòng tin trong thời gian qua. Tranh thủ thời gian phỏng vấn, Phóng viên AMTECH đã có cơ hội xin ý kiến của hai V.I.P về nhận định cũng như định hướng của NVIDIA và HP tại thị trường VN. Một thị trường khá tiềm năng, đặc biệt là giới đồ họa viên, kiến trúc sư trẻ và tài năng, hiện đa số vẫn còn sử dụng các dòng card đồ họa Geforce (GPU dành cho Game thủ) để phục vụ cho nhu cầu thiết kế. Ông Gupte bày tỏ sự quan tâm về VN, một đất nước cũng trong thời kỳ phát triển mạnh như Ấn Độ trước đây. Ông tư vấn các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế, sản xuất v.v... hãy mạnh dạn đầu tư các giải pháp máy trạm chuyên dụng thay vì dùng PC tự ráp, ông cũng nêu rõ các giải pháp từ website http://www.nvidia.com là rất đa dạng vì vậy có nhiều cấu hình phù hợp cho các doanh nghiệp nêu trên có giá thành đầu tư chỉ chênh lệch trên dưới 200$ so với máy PC cấu hình cao, với sự ổn định và hiệu suất làm việc cao hơn hẳn. Ông Max Tan, đồng thời khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng của HP trong khu vực. Dãy SP nêu trên sẽ sớm ra mắt và khách hàng có thể liên lạc hệ thống toàn quốc của HP để trang bị cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
    Chủ đề bởi: kenblat, 1/5/13, 10 lần trả lời, trong diễn đàn: Card Đồ họa - Video Cards

Chia sẻ trang này