Tìm hiểu cao răng và lấy cao răng là gì?

Thảo luận trong 'Thời trang & trang thiết bị làm đẹp' bắt đầu bởi doankhhuyen, 24/5/17.

  1. doankhhuyen

    doankhhuyen Member

    Bài viết:
    78
    Việc chữa trị bằng phương thức này giúp cho răng sạch sẽ hơn nhiều so với việc đánh răng thông thường. Ngoài ra nguyên lý làm sạch răng đó sẽ không có xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào lên bề mặt răng ngoài trừ việc đánh bóng răng nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng hay men răng. Những mảng bám sẽ được loại bỏ, làm cho răng miệng có một cảm giác êm ái, dễ chịu,…Tuy vậy phương pháp này đơn giản chỉ loại trừ các vết bám trên răng mà không thể làm răng trắng lên như là cách tẩy trắng.
    1. Tìm hiểu cao răng hình thành từ đâu và lấy cao răng là gì?
    [​IMG]

    Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ là canxi carbonat và phosphate và các cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng và do sự lắng đọng của huyết thanh gây nên. Bằng mắt thường bạn có thể nhìn thấy cao răng là những mảng bám màu vàng nâu hoặc nâu đỏ trên thân răng và xung quanh cổ răng nhưng bạn không thể quan sát được mà cần đến sự thăm khám của nha sỹ đối với cao răng hình thành dưới nướu

    Cao răng chứa vi khuẩn chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm răng, viêm nha chu, sâu răng…Khi vi khuẩn tác động đến nướu sẽ gây tụt nướu, lộ chân răng, lâu ngày có thể khiến răng lung lay, thậm chí tiêu xương. Có khá nhiều trường hợp cao răng là tác nhân gây nên các bệnh viêm niêm mạc miệng, bệnh về máu, tim mạch…Do đó, lấy cao răng định kỳ luôn được khuyến khích để chăm sóc sức khỏe răng miệng.

    Lấy cao răng thực chất là cách dùng dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa tác động làm tách mảng bám ra khỏi nướu và thân răng. Trước kia với các dụng cụ cầm tay thì việc lấy cao răng gây đau nhức khá nhiều do tác động trực tiếp đến nướu và chân răng, cảm giác ê nhức này đôi khi còn tiếp diễn một vài ngày sau khi lấy cao răng.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ hiện đại lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 thì cảm giác ê nhức hầu như không còn, giúp làm sạch hoàn toàn mảng bám cao răng. Bạn sẽ không cần lo lắng lấy cao răng như thế nào?Trên thực tế, nếu lấy cao răng bị chảy máu và ê buốt ngoài yếu tố kỹ thuật thì có thể nướu đã bị viêm khá nặng còn nếu nướu của bạn khỏe mạnh thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm lấy cao răng khá nhẹ nhàng, không đau nhức.

    2. Lấy cao răng bằng máy siêu âm an toàn hiệu quả
    [​IMG]

    Máy siêu âm với đầu nhỏ rung lên sẽ áp sát mảng bám cao răng khiến cho cao răng rã ra mà hoàn toàn không tác động đến đến nướu hay men răng. Đặc biệt, nếu thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm, làm sạch hoàn toàn ngay cả cao răng dưới nướu thì bạn có thể yên tâm giảm tới 90% các bệnh lý răng miệng.

    Thao tác đánh bóng răng sau đó sẽ giúp tăng cường độ trợ láng cho răng, hạn chế tình trạng tái bám cao răng, giúp cho răng luôn khỏe mạnh và sáng bóng. Quan trọng là bạn cần thăm khám nha sỹ định kỳ 3-6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng và làm sạch cao răng. Đây là cách chăm sóc răng miệng tốt nhất để loại bỏ các nguy cơ bệnh lý có thể phát sinh.

    Xem thêm : cao răng màu gì?

    Nguồn : http://chamsocrang.org/
     
    :

Chia sẻ trang này