Zenfone 2 đã có thể dualboot, cài đặt song song nhiều bản ROM Android

Thảo luận trong 'ASUS ZenFone 2' bắt đầu bởi Sal358, 20/1/16.

  1. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    Zenfone 2 là một trong những chiếc smartphone nhận được sự quan tâm lớn của giới công nghệ trên thế giới, không chỉ bởi cấu hình hiệu năng tốt trên mức giá bán mà còn được tạo ra bởi một hãng công nghệ chuyện về phần cứng. Mới đây một số modder trên diễn đàn XDA đã mang đến một tính năng đặc biệt cho chiếc điện thoại này, là khả năng dualboot hay hiểu đơn giản là có thể cài đặt và sử dụng song song nhiều bản ROM trên máy và có thể chuyển đổi sử dụng các bản ROM này dễ dàng theo ý thích. Đây là tin vui cho các bạn thích vọc vạch vì hiện nay Zenfone 2 đã có rất nhiều bản ROM hỗ trợ như Cyanogen, BlissPop hay Android M.

    Chạy song song nhiều bản rom trên Zenfone 2 là gì?

    Hiểu đơn giản tính năng này cho phép người dùng có thể cài đặt nhiều bản ROM song song cùng lúc trên một thiết bị duy nhất, trước đây nếu muốn trải nghiệm một bản ROM mới bạn cần phải xóa bỏ bản ROM có sẵn trong máy, điều này khá bất tiện khi bạn cần phải backup lại dữ liệu hay bạn chỉ muốn trải nghiệm ROM mới chốc lát thì phương pháp cũ khá tốn thời gian. Một điểm đáng giá của tính năng này đối với người dùng bình thường là trong trường hợp 1 hệ thống ROM hư hỏng bạn có thể sử dụng nay một ROM khác mà không phải chờ khắc phục, hữu ích trong trường hợp cần dùng máy khẩn cấp. Đến đây nếu bạn không cần tìm hiểu sâu hơn nữa thì hãy bỏ qua phần tiếp theo và đến ngay hướng dẫn cài đặt Cm13 song song với ZenUI.

    [​IMG]
    Nói sâu hơn:
    Thông thường một hệ thống phần mềm (firmware) trên thiết bị android sẽ gồm rất nhiều thành phần như bootloader, fastboot, recovery, system… Trong đó một số thành phần cực kì quan trọng và ít được tác động (vọc vạch) sẽ là bootloader, modem, fastboot… những thứ này chúng ta không cần quan tâm đến. Một bản ROM trong thế giới Android thông thường được biết đến chỉ cần có 2 thành phần là kernel (chức năng liên lạc với phần cứng) và system, cộng với các phân vùng chứa dữ liệu data,cache. File ROM zip bạn hay thấy thường chỉ có phần system và kernel, kèm theo một file chứa các đoạn mã quy định việc flash vào khu vực nào trong bộ nhớ thiết bị.
    Ý tưởng của việc chạy song song nhiều bản rom trên một thiết bị chính là tận dụng phần bộ nhớ dư liệu thừa trong máy để chứa các bản ROM này. Các modder sẽ thay đổi các đoạn mã quy định việc flash như đã nói ở bên trên hướng đến các khu vực khác trong bộ nhớ dữ liệu mong muốn. Tiếp theo họ cũng chỉnh sửa bảng phân vùng trong file kernel để hệ thống có thể hiểu được các phân vùng system, data, cache đang ở vị trí khác trong bộ nhớ.

    [​IMG]
    Dòng Zenfone 2 được hỗ trợ dualboot:
    Hiện nay chỉ có ZE551ML và ZE550ML là đang hỗ trợ dualboot, các máy khác không nên làm theo có thể gây ra các vấn đề hư hỏng hệ thống mình sẽ không chịu trách nhiệm (vì phân vùng các bản Zenfone này khác nhau.

    Lợi ích của việc cài song song nhiều bản ROM trên Zenfone 2:

    -Bạn có thể thoải mái vọc vạch thử ngay nhiều ROM mới mà không cần phải lo lắng đến việc backup dữ liệu trên hệ thống cũ đang hoạt động.
    -Thử nghiệm so sánh nhiều bản ROM với nhau dễ dàng hơn, Zenfone 2 có quá nhiều rom mod để bạn chọn lựa.
    -Dữ liệu trên các bản rom được tách biệt với nhau nên không sợ ảnh hưởng qua lại giữa hai hệ thống.
    -Hữu ích trong trường hợp khẩn cấp: Hư hỏng hệ thống một ROM bất kì bạn có thể dễ dàng chuyển qua ROM thứ hai để sử dụng ngay mà không cần phải chờ đợi nạp lại rom.

    Hướng dẫn nhanh unlock bootloader, cài TWRP recovery và root:

    Yêu cầu đầu tiên tất nhiên là bạn cần thực hiện một số thủ tục cơ bản để cho chiếc Zenfone 2 của mình “mất zin” trước khi muốn thực hiện bất cứ thao tác vọc vạch nào tiếp theo, bởi lẽ từ khi thiết bị của bạn được xuất xưởng nhà sản xuất đã cài vào một số lớp bảo mật ngăn chặn tác động từ người dùng hoặc ứng dụng cài vào máy có thể ảnh hưởng đến hệ thống.

    Đây không phải là những kỹ thuật đơn giản nhưng đều đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhiều người dùng Zenfone 2 đều đã quen thuộc và thực hiện trên thiết bị của mình tuy nhiên để bài viết đầy đủ và các bạn tiện theo dõi thì mình cũng xin sơ lược nhanh các bước thực hiện, để chi tiết hơn vui lòng tham khảo các bài viết trước của mình hoặc hướng dẫn trên mạng.

    Tải các công cụ cần thiết:

    Unlock bootloader:
    ZE551ML:http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE551ML/UnlockApp_ze551ml_20150723.apk
    ZE550ML:http://dlcdnet.asus.com/pub/ASUS/ZenFone/ZE550ML/UnlockApp_ze550ml_20150723.apk
    ADB Installer: https://drive.google.com/file/d/0B0MKgCbUM0itNVB1elljU2NPR0k/view
    Hoặc: http://forum.xda-developers.com/showthread.php?t=2588979
    TWRP recovery: http://theflamingskull.com/zenfone2.html
    Root: https://download.chainfire.eu/696/SuperSU/

    Tiến hành Unlock bootloader:

    Phương pháp unlock này do chính ASUS phát hành dành cho các bạn khoái vọc vạch nên yên tâm về khả năng thành công. Tất nhiên unlock bootloader tức là bạn chấp nhận mất bảo hành máy nhưng hiện nay đã có phương pháp relock (khóa lại) nên cứ thoải mái thực hiện.

    Copy file unlock bootloader dạng apk vào bộ nhớ máy hoặc thẻ nhớ và cài đặt.

    [​IMG]

    Cài đặt TWRP recovery
    TWRP recovery là một dạng recovery tùy chỉnh được phát triển thêm nhiều tính năng nâng cao tác động vào hệ thống. Bạn cần TWRP recovery để flash (nạp) ROM hoặc root.

    -Chạy file adb installer ở chế độ Admin. Nhấn y và Enter liên tiếp ở mỗi yêu cầu.
    -Copy file twrp tải bên trên vào đường dẫn thư mục C:\adb và đổi tên thành recovery.img
    -Tắt máy, nhấn đồng thời phím tăng âm lượng và nguồn để vào droidboot.
    -Cắm cable kết nối Zenfone 2 với máy tính, đợi vài phút để máy tính load driver thiết bị.
    -Tại thư mục C:\ADB, giữ phím shift và nhấn chuột phải vào phần màn hình trống chọn “open command window here”.

    -Nhập vào lệnh:
    -Nếu không thấy xuất hiện thiết bị hãy xem lại driver. Nhập tiếp lệnh:
    [​IMG]

    Root máy:
    Copy file SuperSU bên trên vào bộ nhớ trong.
    -Vào TWRP recovery bằng cách: tắt máy, nhấn đồng thời phím tăng âm lượng và nguồn. Khi máy rung 1 cái thì thả tay ra, màn hình hiện hình con Android xanh nằm ngửa là được. Tiếp tục nhấn nút giảm âm lượng đến khi thấy "recovery mode", nhấn nút nguồn.
    -Ở màn hình recovery chọn chức năng Install tìm đến file SuperSU trong đường dẫn /sdcard nếu bạn copy file này vào bộ nhớ trong, kéo thanh trượt để thực hiện.
    -Khởi động lại máy hoàn tất.

    Hướng dẫn cài đặt song song Android 6 (CM13) với rom ZenUI gốc trên Zenfone 2:

    Mình sẽ không đi sâu vào từng công cụ trong ứng dụng Dualboot Patcher vì dù sao khả năng hỗ trợ cho Zenfone 2 chỉ mới được thực hiện thành công cách đây mấy tiếng đồng hồ nên không phải tính năng nào cũng đã hoạt động hoàn toàn với thiết bị này cần nhiều thời gian hơn để tác giả hoàn thiện nhưng hiện tại chúng ta chỉ cần biết rằng có thể sử dụng để tạo dualboot cho Zenfone 2 là đủ rồi. Ở đây mình sẽ thực hành luôn các bước thực hiện để cài thêm các rom bất kì vào một chiếc Zenfone 2 đã có sẵn ROM ZenUI gốc trong máy. Các bạn hoàn toàn có thể làm tương tự với bất kì bản ROM nào tùy thích miễn là phù hợp với Zenfone 2. Và hiện tại máy bạn đang không sử dụng ROM ZenUI cũng không sao cả.

    Sơ lược cách cài đặt: Ta sẽ sử dụng một ứng dụng có tên DualbootPatcher để patch file ROM dạng zip, thay đổi đường dẫn cài đặt của ROM. Sau đó flash ROM đã được patch vào máy và sử dụng ứng dụng DualbootPatcher để chuyển đổi giữa các ROM.

    Đầu tiên cần thiết lập SuperSU để cấp quyền root mọi lúc:

    -Tìm biểu tượng SuperSU và nhấn để mở ứng dụng, cái này có sẵn khi bạn root máy.
    -Chuyển qua tab cài đặt tìm đến mục “ chọn truy cập mặc định”
    -Chọn tiếp “Cho phép”. Xong bước chuẩn bị.

    [​IMG]

    Tiếp theo, tải ứng dụng Dualboot Patcher (snapshot) mới nhất tại đây, nhân vật chính của ngày hôm nay:
    https://snapshots.noobdev.io/
    Lưu ý bắt buộc phải tải bản 8.0.0.r2132 trở về sau để hỗ trợ Zenfone 2, các bản trước chưa hoàn thiện có thể gây ra các vấn đề không mong muốn.

    Copy vào bộ nhớ trong hoặc thẻ và tiến hành cài đặt như một ứng dụng thông thường.

    Tải thêm 1,2 ROM bất kì mà bạn muốn chạy song song với ROM gốc, ở đây mình dùng ROM RremixM (cộng với Gapps, bộ ứng dụng Google) tại đây:
    ZE551ML: https://basketbuild.com/devs/resurrectionremix/Z00A
    ZE550ML: https://basketbuild.com/devs/resurrectionremix/Z008
    Thông tin ROM: http://forum.xda-developers.com/zenfone2/development/rom-resurrection-remix-mm-5-6-0-t3275854
    Gapps: http://opengapps.org/

    Lưu ý: Tạm thời không dùng ROM stock ZenUI để patch làm ROM thứ 2, bạn chỉ nên để ZenUI ở primary (ROM chính) . Vì file full firmware tải trên trang support asus bao gồm nhiều thành phần hơn là system và kernel, tác giả ứng dụng Dualboot Patcher chỉ chú trong vào 2 phần này thôi.

    Copy ROM vào bộ nhớ trong hoặc thẻ.

    -Mở ứng dụng Dualboot patcher.

    [​IMG]

    -Nhấn vào menu góc trái trên, chọn mục ROM, tại đây hiển thị tất cả bản ROM đã cài đặt trong máy.
    -Đợi ứng dụng chạy một chút bạn sẽ thấy hiện lên một mục ROM đầu tiên có tên là Primary, đây chính là bản ROM duy nhất bạn đang sử dụng trên thiết bị. Sau đó sẽ có thông báo như sau “The kernel has not yet been set for the current ROM. Would you like to set the kernel now?” Hãy chọn Set now.

    -Bây giờ hãy nhấn vào dấu 3 chấm ngay tại bản ROM có sẵn trong máy bạn để tham quan một chút. Ta có các thông tin như sau:

    Slot: primary – Đây là khu vực chứa bản ROM hiện tại, primary chính là khu vực chứa ROM mặc định của máy. Ta còn có các khu vực chứa ROM khác được “mod” thêm sẽ nói đến ở phần sau.

    Version/Build/Apps: là các thông tin thông thường.

    System/Data/Cache path: Cái này quan trọng đây, đường dẫn nơi chứa các thành phần trong ROM. Nhìn vào mục này bạn có thể hiểu phần nào nguyên tắc cài đặt một ROM bất kì, lát nữa sau khi cài song song thêm các ROM khác thì nhìn vào mục này bạn có thể biết nơi lưu trữ tương ứng.

    Update ramdisk Backup ROM bỏ qua vì chưa hoạt động trên Zenfone 2.

    Set kernel: Nhấn vào mục này để chọn lựa bản ROM này sẽ được boot ở lần kế tiếp.

    Add to home screen: Tạo một cái shortcut ngoài homescreen để chọn boot vào ROM này ở lần khởi động kế tiếp. Như bạn thấy ở video demo mình làm chỉ một thao tác đơn giản là có thể chuyển nhanh giữa 2 bản ROM.

    Cực kì quan trọng: Không được đụng đến tính năng update ramdisk, tính năng này chưa hoàn thiện với Zenfone 2.

    [​IMG]

    -Tiếp theo ta cần patch đường dẫn cài đặt cho file ROM RremixM (và Gapps).

    -Chọn menu góc trái trên và chọn tính năng Patch Zip file, nhấn vào biểu tượng dấu cộng góc phải dưới tìm đến file ROM RRemixM.

    [​IMG]


    -Lúc này bạn sẽ thấy một bảng tùy chọn bao gồm:

    Device: Tự động nhận ra máy Zenfone 2.

    Partition: Mục này quan trọng, bạn dự định sẽ cài đặt ROM thứ 2 này vào khu vực nào.

    Secondary: Nếu phân vùng system vẫn còn dung lượng trống thì có thể chọn mục này. Ứng dụng cho phép cài 2 Rom lên phân vùng system, một là primary như ở trên, 2 chính là mục secondary này.

    Multi Slot 1/2/3: Nằm trong phân vùng cache, bỏ qua vì bộ nhớ cache trên Zenfone 2 khá hạn chế.

    Data slot: Nằm trong phân vùng data. Bạn có thể cài đặt nhiều bản ROM lên phân vùng data miễn là vẫn còn trống bộ nhớ. Các bản ROM sẽ được tách biệt bởi ID, do chính bạn đặt tên.

    Extsd slot: Nằm trong thẻ nhớ, tương tự như data, có thể cài đặt nhiều bản ROM và cũng phân biệt bởi ID.

    Ở đây mình sẽ chọn Data slot, nhập “sal358” vào ID.

    -Nhấn Continue và chọn Lưu (save) .
    -Thực hiện hoàn toàn tương tự với file Gapps
    -Nhấn vào dấu tick ngay góc trên bên phải màn hình Patch Zip file, quá trình sẽ bắt đầu thực hiện, chờ đến khi hoàn tất cũng khá nhanh tùy vào dung lượng file ROM.

    [​IMG]

    - Cài đặt ROM thứ 2 vào máy: tại đây bạn sẽ có 2 cách thực hiện, nếu thất bại cách 1 có thể thử cách 2.

    Cách 1: Flash trực tiếp

    -Nhấn menu góc trái trên chọn ROMs.
    -Nhấn vào nút màu đỏ góc phải dưới.
    -Tiếp tục chọn dấu + góc phải dưới, tìm đến file ROM RRemixM đã patch đường dẫn.
    -Chọn Keep Location khi có thông báo yêu cầu.
    -Nhấn vào dấu + một lần nữa chọn tiếp file Gapps.

    -Bây giờ sẽ xuất hiện một màn hình command thực hiện tự động các lệnh nạp ROM vào máy.
    -Chờ đến khi quá trình hoàn tất bạn sẽ thấy thông báo thành công như hình bên dưới là xong. Nếu hiện bất kì lỗi nào chuyển qua dùng cách 2.

    -Sau khi flash xong , trở lại màn hình ROMs bạn sẽ thấy thêm một dòng sal358(data slot) ngay bên dưới Primary chính là ROM thứ 2.

    [​IMG]

    -Để ý dấu tick màu xanh lá cây, nghĩa là ROM này đã được chọn boot ở lần kế tiếp.

    Cách 2: Flash qua TWRP recovery:
    Cách này quen thuộc hơn với các bạn đã có kinh nghiệm vọc vạch.

    -Tắt máy, vào TWRP recovery.
    -Chọn tính năng Install tìm đến file ROM RremixM, kéo thanh trượt để flash.
    -Làm tương tự với file Gapps.
    -Sau khi flash ROM thành công lúc này mặc định máy sẽ được boot vào ROM thứ 2 RremixM.

    Quan trọng:
    Ngay khi boot vào ROM thứ 2 hãy cài đặt ứng dụng Dualboot Patcher để quản lý cũng như chuyển qua các ROM khác khi cần thiết. Thứ hai là bạn cũng thiết lập cấp quyền root mọi lúc như trên.

    Chọn boot vào các bản ROM trong máy như thế nào?
    Khi bạn đã có nhiều bản ROM trong máy thì bạn cũng cần biết cách quản lý các bản ROM này như thế nào để sử dụng. Như bên trên, sau khi mình đã chọn boot vào ROM 2 thì mọi lần khởi động máy sau này hệ thống sẽ tiếp tục boot vào ROM 2 cho đến thi nào bạn thay đổi.
    Để chọn boot vào một ROM khác, mở ứng dụng DualbootPatcher, nhấn vào menu bên góc trái trên, chọn mục ROMs.
    -Nhấn vào bản ROM muốn sử dụng, lập tức trên màn hình hiện thông báo switching ROM.
    -Khi bạn đãy thấy một dấu tick nhỏ màu xanh trên bản ROM đã lựa chọn thì thành công, reboot máy để sử dụng.

    [​IMG]

    Cách khác để chọn ROM sử dụng:
    -Các bên trên bạn thực hiện chuyển đổi các bản ROM thông qua ứng dụng dualboot Patcher nhưng vấn đề giả sử ROM hiện tại đang bị lỗi không thể boot vào thì làm sao để chuyển đổi. Có nhiều phương pháp nhưng đã nói, hỗ trợ Zenfone 2 vẫn chưa hoàn toàn nên mình sẽ chỉ hướng dẫn một phương pháp đơn giản sau đây.
    -tắt máy, vào TWRP recovery.
    -Chọn tính năng Install, vào đường dẫn /sdcard/Multiboot bạn sẽ thấy các thư mục tương ứng với những bản ROM được cài đặt vào máy.
    -Chọn vào thư mục tương ứng với bản ROM muốn sử dụng.
    -Lúc này bạn thấy thư mục trống không, tuy nhiên hãy nhấn vào nút "Image..." bên góc phải dưới.
    -Bạn sẽ thấy file boot.img, chọn file này, tiếp tục nhấn chọn phân vùng boot để flash.
    -Kéo thanh trượt để thực hiện, khởi động lại máy để vào ROM đã lựa chọn.

    [​IMG]

    Làm sao để xóa một bản ROM? Hãy quên đi cách wipe truyền thống
    Bây giờ có lẽ bạn đã hiểu rõ phương pháp cài đặt dualboot trên Zenfone 2 là chính thay đổi các đường dẫn mặc định của ROM thứ 2 đến các khu vực còn trống dung lượng trong máy. Vấn đề cuối cùng mình muốn nhắc đến trong bài viết là làm thế nào để thực hiện các thao tác wipe (xóa) cache, data, hay system cho một bản ROM bất kì đang có trong máy.
    Wipe theo cách sử dụng recovery như từ trước đến nay ta vẫn làm chỉ tác động được đến ROM đang nằm trong khu vực Primary, vậy còn các khu vực khác như nằm trong phân vùng data hay thẻ nhớ ngoài thì sao. Hãy quen với việc sử dụng DualbootPatcher để wipe.

    -Mở ứng dụng DualbootPatcher, nhấn vào menu bên góc trái trên, chọn mục ROMs.
    -Chọn vào dấu 3 chấm tại ROM muốn thực hiện wipe.
    -Kéo xuống dưới chọn vào chức năng wipe ROM.
    -Tiếp tục chọn các phân vùng muốn wipe, nếu bạn muốn xóa hoàn toàn ROM này thì chọn hết các ô chọn.
    -Cuối cũng nhấn vào OK để ứng dụng thực hiện.

    Hướng dẫn khắc phục tình trạng lỗi không nhận sim khi dùng dualboot:
    Một số bạn phản hồi với mình rằng có tình trạng không nhận sim 1 (hay cả 2), xác nhận là mình cũng gặp hiện tượng này. Có lẽ vẫn còn lỗi trong quá trình patch kernel dẫn đến điều này, chính tác giả app DualbootPatcher cũng khá vất vả khi làm cho ROM thứ 2 cài vào máy có thể boot được. Một số cách khắc phục như sau:
    -Đầu tiên hãy truy cập Settings - Dual SIM card settings.
    -Xem 2 ô sim có nhận hay không, ô sim hiện màu xanh như hình bên dưới là đã nhận biết được sim.
    Trường hợp 1: Nhận sim. Lúc này máy nhận biết được sim nhưng chưa có sóng. Ấn vào dấu tick ngay bên dưới để tắt, ấn một lần nữa để bật lại. Và sóng đã trở lại.
    Trường hợp 2: Không nhận sim. Thử tháo sim và gắn lại, nếu không được thì đổi khe sim. Nếu đã nhận sim mà không có sóng thì làm như trên.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/1/16
    minhngocnd99 thích bài này.
  2. whoami1984

    whoami1984 New Member

    Bài viết:
    1
    Ad vui lòng xem giúp em xem lúc em flash rom thứ 2 toàn bị báo như hình.
    Flash qua recovery cũng bị báo fail.
    Cám ơn ad!
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này