Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum

Thảo luận trong 'Thông tin tuyển dụng & tìm việc' bắt đầu bởi oanhoanh2211, 17/4/19.

  1. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum
    Đối với những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động, dám dấn thân thì hai chữ “nghề báo” chưa bao giờ là ngừng “hot”. Với Trịnh Tất Thành cũng vậy.
    [​IMG]
    Phóng viên Trịnh Tất Thành

    Với bản tính ham suy luận, thích việc điều tra khai thác thông tin với mong muốn mang đến những góc nhìn đa chiều về thực tế cuộc sống, Thành đã tìm đến học chuyên ngành văn báo chí tại Đại học (ĐH) Duy Tân và hiện đang là phóng viên của báo Kon Tum.

    - Từ Kon Tum tìm về ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) để học văn báo chí, chắc hẳn Thành có lý do đặc biệt?

    - Phóng viên (PV) Trịnh Tất Thành: Không thể phủ nhận nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm, bởi trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin, các phóng viên, nhà báo sẽ gặp và đối mặt với vô số tình huống bất ngờ khác nhau. Tuy nhiên, nghề báo mang đến niềm tự hào cũng như mang theo lý tưởng lớn vì một xã hội tốt đẹp hơn nên ai đã theo thì sẽ đam mê tới cùng.

    Lựa chọn học văn báo chí tại ĐH Duy Tân cũng vậy, bởi mình đã tìm thấy nơi đây một môi trường giáo dục phù hợp giúp mình theo đuổi đam mê làm báo. Mặt khác, Đà Nẵng là một thành phố trẻ, phát triển sôi động với nhiều thông tin đa chiều, tạo cơ hội để mình làm quen với môi trường báo chí.

    - Tốt nghiệp, Thành có gặp khó khăn trong quá trình tìm việc?

    - PV Trịnh Tất Thành: Trong quá trình tìm việc mình gặp khá nhiều khó khăn, các cơ quan báo chí đa phần đều muốn tìm một phóng viên, nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm. Việc các sinh viên mới tốt nghiệp khiến các cơ quan báo chí e ngại khi tiếp nhận là điều dễ hiểu. Đồng thời, mình còn đứng trước một thách thức không nhỏ là phải cạnh tranh với rất nhiều sinh viên ngành báo chí đến từ các trường đại học, học viện khác.

    Tuy nhiên, khó khăn đó không làm mình nản chí. Sau khi ra trường, với kiến thức và các kỹ năng, nghiệp vụ báo chí trau dồi suốt 4 năm đại học, cùng với chút may mắn, mình được nhận vào làm tại báo Kon Tum. Khi bạn đáp ứng được các yêu cầu do nhà tuyển dụng đặt ra cùng với sự nỗ lực, tâm huyết với nghề thì không gì là không thể.
    [​IMG]
    Phóng viên Trịnh Tất Thành (áo xanh, đứng giữa) tác nghiệp

    Ngày trước, bạn bè mình cũng hay hỏi vì sao không ở lại TP Đà Nẵng để phát triển sự nghiệp, ở đây có rất nhiều cơ hội mà, nhưng với mình không nơi đâu có thể sánh bằng mảnh đất "chôn nhau cắt rốn", nơi nuôi dưỡng mình từ những ngày thơ bé và cũng bởi thế mình đã rất hiểu về nó. Bên cạnh đó, dù ở môi trường nào thì việc quan trọng nhất vẫn là truyền tải và phản ánh thông tin đến mọi người. Càng ở vùng sâu, vùng xa thì lại càng cần nhiều các nhà báo tâm huyết để truyền tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí cho người dân.

    - Những kiến thức học được giúp Thành thế nào?

    - PV Trịnh Tất Thành: Không dám nhận mình là giỏi bởi ai đi làm cũng có điểm mạnh cũng như những thiếu sót cần phải khắc phục. Đặc biệt, những phóng viên mới vào nghề cần phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Tuy nhiên, tất cả những kiến thức chuyên môn mình được đào tạo tại ĐH Duy Tân đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc.

    Ở đó, mình có một môi trường học tập hết sức năng động và thú vị, được tiếp cận với các môn học chuyên ngành như: luật báo chí, báo điện tử, truyền hình, báo nói, tác phẩm báo chí, báo in cùng những kỹ năng cần thiết như: ghi nhanh, viết tin và tường thuật, phỏng vấn, chụp hình, quay phim,…

    Về cơ bản, ĐH Duy Tân đã trang bị hành trang cần thiết để mình bước vào chặng đường chinh phục sự nghiệp của bản thân. Còn kinh nghiệm va vấp với nghề thì có lẽ không có một trường đại học nào dạy bạn, thay vào đó, bạn chỉ có thể tự đi bằng đôi chân của chính mình và dùng thời gian của cuộc đời để trải nghiệm.


    [​IMG]
    Lội suối, trèo non mang thông tin đến độc giả

    - Chương trình đào tạo của các trường đại học cần phải có những thay đổi như thế nào để sinh viên bắt kịp xu hướng của thời đại?

    - PV Trịnh Tất Thành: Theo mình, sự phát triển mạnh mẽ của các trang quảng cáo online, mạng xã hội Facebook, Zalo,… đã tạo nên những "kênh" mới để truyền đạt và tiếp cận thông tin. Điều này đang là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội. Nếu tận dụng tốt các công cụ này, những người làm báo hoàn toàn có thể giới thiệu tác phẩm của mình đến độc giả một cách hiệu quả.

    Để bắt kịp và làm chủ trước sự phát triển đa dạng của các kênh thông tin, các chương trình đào tạo của nhà trường cần phải chú trọng xây dựng cho sinh viên kỹ năng nhận định, khai thác và xử lý thông tin từ mạng xã hội.

    Bên cạnh đó, khi báo chí đang ngày càng có nhiều hình thức truyền tải như vừa là báo viết, báo hình ngay trên các trang web online thì sinh viên tốt nghiệp báo chí cần cùng lúc thuần thục nhiều kỹ năng như: viết, chụp hình và cả quay, dựng đặc biệt trên smartphone (điện thoại thông minh).

    - Thành có thể chia sẻ triển vọng nghề nghiệp cho các bạn thí sinh đang mong muốn được theo học chuyên ngành này?

    - PV Trịnh Tất Thành: Theo mình, văn báo chí là ngành có cơ hội nghề nghiệp rất rộng, nghĩa là bạn có thể tiếp cận và làm tốt rất nhiều ngành nghề có liên quan, trong đó có những ngành nghề bạn đã đề cập ở trên. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của mình, khi đang còn là sinh viên, bạn nên tập trung nhiều hơn vào chuyên môn và nghiệp vụ báo chí.

    Khi nền tảng kiến thức và kỹ năng về nghề đã vững, việc "lấn sân" qua các lĩnh vực khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là khi bạn đã hiểu rõ năng lực bản thân cũng như thực tế công việc.

    - Thành có thể chia sẻ một chút về công việc của mình tại báo Kon Tum?

    - PV Trịnh Tất Thành: Nhiệm vụ của mình tại báo Kon Tum là phóng viên của Phòng Chính trị xã hội. Công việc chính của mình là tiếp cận thông tin, đưa tin, viết bài. Vì đặc thù của báo chí nên mình cũng thường xuyên đi đến các xã vùng sâu vùng xa để tiếp cận, nắm bắt và kiểm chứng thông tin, thường xuyên tiếp xúc với người dân để phản ánh tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề "nóng" của xã hội đang diễn ra trên địa bàn nhằm tìm cách xử lý, khắc phục.

    Giống như cầu nối giữa chính quyền và người dân, giữa con người với nhau nhằm một mục đích mang đến cho mọi người cuộc sống tốt đẹp hơn nên các phóng viên, nhà báo hiện nay thường được nhận định là đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp định hướng dư luận và cung cấp những góc nhìn đa chiều xoay quanh đời sống xã hội cho tất cả mọi độc giả.

    - Cám ơn anh.

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tuyển sinh chuyên ngành văn báo chí của ĐH Duy Tân tại đây: văn báo chí

    Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

    254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

    Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

    Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

    Email: [email protected]

    T.T
    https://tuoitre.vn/tro-chuyen-voi-n...AxRk6qV9MDRFj8JtjGMLgRhUCKuQ1bQB2_-KSjZffqUIg
     
    :
  2. oanhoanh2211

    oanhoanh2211 Member

    Bài viết:
    621
    Học sinh giỏi cấp quốc gia đăng ký xét tuyển thẳng vào ĐH Duy Tân
    Nhiều năm trở lại đây, Đại học Duy Tân đã trở thành “bến đỗ” của rất nhiều thí sinh, trong đó đặc biệt là thí sinh đạt điểm thi THPT rất cao, hay giành giải cao các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
    Mùa tuyển sinh năm 2019, Đại học (ĐH) Duy Tân đã bắt đầu nhận được đăng ký xin xét tuyển thẳng của một số thí sinh (TS) giành giải Học sinh giỏi quốc gia, trong đó có em Võ Thị Thùy Trang (THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam) nhận Học bổng toàn phần chương trình Tài năng chuyên ngành Quản trị Marketing và Chiến lược; và em Nguyễn Thị Lam Anh (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) nhận Học bổng toàn phần ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn thuộc chương trình Lấy bằng ĐH Mỹ tại Việt Nam qua hợp tác giữa ĐH Duy Tân và ĐH Troy, Mỹ.
    Nguyễn Thị Lam Anh: Học ĐH Duy Tân để góp sức quảng bá du lịch Đà Nẵng
    Không hổ danh là học sinh của một trường chuyên nức tiếng trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng như của cả nước, Nguyễn Thị Lam Anh đã gặt hái được những thành tích học tập đáng ngưỡng mộ như: Huy chương Bạc Kỳ thi Olympic Truyền thống 30.4 khu vực miền Nam năm lớp 10; Giải Khuyến khích Kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia môn địa lý năm lớp 11; Giải Ba Kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia môn địa lý năm lớp 12; Danh hiệu Học sinh giỏi 3 năm liền của lớp chuyên Sử-Địa.
    [​IMG]
    Lam Anh dịu dàng trong tà áo dài truyền thống của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng
    Với kết quả học tập “khủng” như vậy, Lam Anh sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho ngôi trường sắp tới em theo học ĐH. Nhưng cô học trò nhỏ nhanh chóng có quyết định “chắc nịch”, là sẽ chọn ĐH Duy Tân làm “bến đỗ” tiếp theo trong sự nghiệp học hành. “ĐH Duy Tân quen thuộc với em lắm, vì đó là ngôi trường nằm trên con đường em đi học hằng ngày. Có rất nhiều anh chị em họ, người quen của em hiện đang theo học ở ĐH Duy Tân. Ngay những ngày cuối năm lớp 12, em đã có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về trường thông qua phần giới thiệu của đại diện ĐH Duy Tân ngay ở trường phổ thông nên em rất vững tin khi lựa chọn ĐH Duy Tân sau 12 năm đèn sách,” Lam Anh thổ lộ.
    Có thể thấy rằng, quan niệm trường công - tư dường như vẫn còn khiến nhiều người dao động khi lựa chọn học ĐH. Tuy nhiên, với Lam Anh thì không như vậy: “Chính em lại là người gây dựng niềm tin khi một vài ý kiến khuyên em nên suy nghĩ lại việc chọn trường ĐH. Cá nhân em cho rằng, chính vì là trường tư nên các thầy cô sẽ biết cách làm thế nào để sinh viên mình được hưởng lợi nhiều nhất, được học tập với chương trình tiên tiến nhất để trở thành những người giỏi toàn diện. Bố mẹ em hoàn toàn ủng hộ và tôn trọng quyết định này của em. Em cảm thấy thực sự may mắn và có động lực”.
    Là một công dân VN, một người con của thành phố biển Đà Nẵng, Lam Anh thực sự yêu mảnh đất quê hương mình, luôn ấp ủ muốn được giới thiệu Đà Nẵng ra thế giới. Bởi thế, khi tìm hiểu về ĐH Duy Tân, Lam Anh khá tâm đắc với ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn của trường. “Đây là ngành học giúp em có tầm nhìn rộng lớn của một người lãnh đạo, am hiểu về du lịch cũng như biết làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của du khách một cách tốt nhất. Khi biết ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn thuộc chương trình Lấy bằng ĐH Mỹ tại VN, em đã rất bất ngờ. Có gì vui bằng khi ngay ở VN, em vẫn học chương trình quốc tế và được nhận bằng do ĐH Troy (Mỹ) cấp. Đây không chỉ là ước mơ của em mà còn là mơ ước của rất nhiều bạn bè em. Giờ đây, em chỉ cần làm một việc duy nhất, đó chính là nỗ lực học tập.”
    Võ Thị Thùy Trang: Tin tưởng vào chương trình đào tạo chất lượng của ĐH Duy Tân
    Suốt những năm tháng miệt mài học tập tại trường phổ thông, Thùy Trang đã nỗ lực hết sức mình và gặt hái được rất nhiều những “trái ngọt”. Đó là: Giải Ba Kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh môn địa lý (năm 11); Huy chương Đồng Kỳ thi Olympic đồng bằng Bắc bộ môn địa lý (năm lớp 11); Giải Nhất Kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý; Giải Ba Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn địa lý (năm lớp 12).
    Bảng thành tích này như món quà xứng đáng cho sự cố gắng và tình yêu của Thùy Trang với môn học địa lý.
    [​IMG]
    Võ Thị Thùy Trang vui tươi, nhí nhảnh tuổi học trò
    Chia sẻ về những “bí kíp” để học nhanh nhớ lâu và đạt được những giải thưởng về môn học mà mình yêu thích, Thùy Trang cho biết: “Để tránh việc ‘học trước quên sau’, em thường sơ đồ hóa những kiến thức cơ bản mà mình được học để nắm chắc những ý chính quan trọng nhất. Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô, em học cách tư duy, suy luận logic và triển khai các ý chính một cách mạch lạc, sử dụng những dẫn chứng chi tiết để có phần trả lời hoàn chỉnh trong các bài thi. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng Atlas (Aτλας) hiệu quả và vận dụng những kiến thức thực tế cũng giúp em “ghi điểm” bởi những hiểu biết của cá nhân sẽ giúp bài làm có chiều sâu hơn so với những kiến thức chung viết trong sách giáo khoa mà ai cũng có thể biết”.
    Không hề đăng ký theo học tại các lớp luyện thi, Thùy Trang dành phần lớn thời gian để tự học và khắc sâu bài giảng của thầy cô theo cách riêng phù hợp với năng lực của mình. Khả năng “tự học” tốt tại trường phổ thông chắc chắn sẽ là một bước đệm lợi thế khi em bước chân vào giảng đường ĐH - nơi mà mỗi người học sẽ chủ động lĩnh hội phần lớn kiến thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
    Nói về lý do lựa chọn theo học Chương trình Tài năng chuyên ngành Quản trị Marketing và Chiến lược của ĐH Duy Tân, Thùy Trang cho biết đây là quyết định của cá nhân em và nhận được sự ủng hộ của gia đình. Không chỉ tìm hiểu về các chương trình đào tạo của trường thông qua các phương tiện truyền thông trên mạng internet, Thùy Trang còn được biết thêm nhiều thông tin xác thực về ngôi trường đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy thông qua các anh chị đang là sinh viên của Duy Tân. “Em rất yêu thích học ngành Quản trị kinh doanh nên khi tìm hiểu về trường, em rất tin tưởng vào chương trình đào tạo của ĐH Duy Tân cũng như ấn tượng trước thành tích của các anh chị sinh viên, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Thanh đã đạt 28,25/30 điểm trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 và mới đây nhất là giành giải Women in Business Award, tại Cuộc thi Go Green in The City do Tập đoàn Schneider Electric tổ chức. Với thế mạnh về giao tiếp cùng những kiến thức và kỹ năng nền tảng tích lũy khi học phổ thông, em sẽ mạnh dạn thử sức và quyết tâm học thật tốt chương trình học ngành Quản trị Marketing và Chiến lược tại Trường ĐH Duy Tân”, Thùy Trang cho biết.
    Các bạn có thể xem thêm về đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh và Quản trị Du lịch và Khách sạn của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Du lịch và Khoa Quản trị Kinh doanh
    https://thanhnien.vn/giao-duc/hoc-s...ZD1-XYBqd_LIg1ldORyp-kbdTD96Pi0Snd88yul5MvrtI
     

Chia sẻ trang này