HOT [Review] Galax GTX 1060 OC 6GB - Thiết kế đẹp, chắc chắn, ép xung tầm khá tốt

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 8/2/17.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Tại thời điểm này, card đồ họa GTX 1060 của NVIDIA có lẽ không còn xa lạ gì đối với người dùng hiện nay, đặc biệt là phiên bản 6GB bộ nhớ VRAM chuyên trị các game AAA ở mức độ phân giải 2560x1440 và một phần nào đó là độ phân giải 4K 3840x2160 mà các game thủ PC khó có thể bỏ qua trong tầm giá 7 triệu đồng.

    Đến thời điểm viết bài, hầu hết tất cả các hãng sản xuất card đồ họa danh tiếng đã cập nhật rất nhiều mã hàng liên quan đến GTX 1060 6GB với giá cả luôn dao động ở mức 7 triệu cho đến 8, 9 triệu đồng tùy theo mức độ biến thể cũng như các tính năng đi kèm của từng hãng. Galax, hay còn được biết đến trước đây là Galaxy, dự kiến sẽ tung ra phiên bản HOF cao cấp nhất của mẫu card GTX 1060 6GB của hãng tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến mẫu GTX 1060 6GB khác của hãng này với giá thành chắc chắn rẻ hơn phiên bản HOF nhưng lại đầy tiềm năng. Đó là chiếc card Galax GTX 1060 OC 6GB.

    galax_gtx1060_oc_box_card.png
    Giá bán của chiếc card này là 6.990.000 đồng, một cái giá khá mềm cho mẫu GTX 1060 6GB và tương đối cạnh tranh với các đối thủ khác trong phân khúc này như ASUS GTX 1060 Dual OC 6GB, Gigabyte GTX 1060 G1 Gaming 6GB, MSI GTX 1060 Tiger OC 6GB, Palit GTX 1060 Dual Fan 6GB và ZOTAC GTX 1060 AMP 6GB... Tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ không so sánh mẫu card của Galax với những cái tên trên mà thay vào đó là chiếc card tham khảo GTX 1060 6GB của NVIDIA để đảm bảo tính khách quan hơn.

    Dưới đây là đặc tả cấu hình của Galax GTX 1060 OC 6GB khi so sánh với các mẫu card đồ họa khác:

    specs_details.png

    I - Unbox và thiết kế

    1.JPG 2.JPG 3.JPG 4.JPG 5.JPG 6.JPG 7.JPG 8.JPG 9.JPG
    Phần phụ kiện của card không nhiều chỉ mang tính đủ dùng với 1 sách hướng dẫn, 1 catalogue thiết lập nhanh, 1 dĩa driver kèm phần mềm điều chỉnh xung nhịp chính chủ Extreme Tuner Plus (Tuy nhiên trong bài test tôi vẫn ưu tiên dùng Afterburner hơn) và dây cáp nguồn đổi từ 2 đầu molex sang 1 đầu nguồn 6 pin. Thiết kế tổng thể của Galax GTX 1060 OC khá chắc chắn với bộ giáp tản nhiệt kim loại mạ màu bạc pha lẫn vài họa tiết xanh nhìn rất hiện đại và bắt mắt. Hai quạt làm mát 9cm của chiếc card này tiếc thay là không được sở hữu công nghệ chống ồn chủ động (Quạt ngừng quay khi nhiệt độ card trong ngưỡng an toàn dưới 60*C hoặc 65*C) như những đối thủ khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, tôi nhận thấy quạt của mẫu card ít khi nào gây ồn khiến tôi phải chú ý. Bạn có thể xem phần thử nghiệm độ ồn ở dưới bài viết để biết được vì sao tôi lại nói vậy.

    Về cổng kết nối, so với bản tham khảo từ NVIDIA, chiếc card của Galax bị cắt giảm đi 2 cổng Display Port 1.4 do đó bạn sẽ không thể thiết lập được chế độ 3 màn hình G-Sync. Vì vậy, nếu bạn sở hữu hệ thống màn hình chơi game như thế thì có lẽ chiếc card GTX 1060 OC 6GB của Galax sẽ khó làm bạn hài lòng. Tuy nhiên với đại đa số game thủ vẫn còn dùng hệ thống 1 màn hình như hiện nay thì với 1 cổng DVI, HDMI 2.0 cùng Display Port 1.4 của chiếc card này cũng dư sức đáp ứng được nhu cầu của họ rồi. Ở mặt sau của GTX 1060 OC 6GB không có backplate do đó nó sẽ gặp một số hạn chế nếu như tản nhiệt CPU của bạn quá to cũng như khe PCIe Gen 3 trên bo mạch chủ đặt quá sát với khu vực CPU. Cụ thể, trong hệ thống test của tôi có sử dụng bo mạch chủ mATX ASUS Maximus VII Gene cùng tản nhiệt CPU Noctua NH-D14, vì tản nhiệt CPU này rất to cũng như khe PCIe Gen 3 đầu tiên của bo mạch chủ này đặt khá sát với khu vực CPU khiến tôi lắp đặt chiếc card của Galax phải rất nắn nót và cẩn thận, nếu không muốn bo mạch phía sau của chiếc card này va chạm với lá tản nhiệt từ bộ tản D14. Có lẽ để cắt giảm giá thành nên Galax đã không thêm miếng backplate cho GTX 1060 OC 6GB. Vì vậy, nếu đang sử dụng bo mạch chủ size nhỏ như mATX hay mini ITX và sử dụng tản nhiệt CPU lớn thì bạn cần cân nhắc kỹ trước khi rước về chiếc card đồ họa GTX 1060 OC 6GB của Galax nói riêng cũng như những chiếc card đồ họa không có backplate nói chung trên thị trường.​

    II - Hệ thống thử nghiệm

    Cấu hình giản lược

    specs_df.png
    Cấu hình chi tiết

    specs_details.png
    Chân thành cám ơn các đối tác Intel, Galax, Kingston, ASUS, SanDisk và AcBel đã hỗ trợ thiết bị để chúng tôi hoàn thành bài viết này

    III - Kết quả benchmark

    Do tôi đã kiểm chứng thực tế hiệu năng của mẫu card đồ họa GTX 1060 bản tham khảo từ NVIDIA tốt nhất khi thiết lập độ phân giải QHD 2560x1440 (1440p) trong bài viết đánh giá về chiếc card này, vì thế toàn bộ các bài thử nghiệm đồ họa của Galax GTX 1060 OC 6GB sẽ được tôi thực hiện trên độ phân giải 1440p dù màn hình tôi sử dụng có thể đẩy lên độ phân giải cao nhất là 4K/UHD 3840x2160.

    Trình benchmark:
    • 3DMark 2013 FireStrike Extreme/Time Spy DX12
    • Unigine Valley Extreme HD 1440p

    Game:
    • Batman Arkham Knight
    • Dirt Rally 2015
    • Grand Theft Auto V
    • Metro Last Light Redux
    • Rise of Tomb Raider DX12

    Các bài test trên đều được thực hiện trên 2 card đồ họa Galax GTX 1060 OC 6GB và NVIDIA GTX 1060 6GB với cùng chung các thiết lập tùy chỉnh đồ họa. Bạn có thể xem thêm ở dưới đây:

    Sau đây là kết quả thực nghiệm của hai chiếc card trên:

    bench_df.png
    avg_df.png
    Có thể thấy rõ là dù có xung nhịp nhân cao hơn nhưng thực tế thì hiệu năng của Galax GTX 1060 6GB không hơn quá nhiều so với mẫu card gốc từ NVIDIA. Nhưng so với tiêu chuẩn số khung hình trên giây (FPS) mức khá (Trên 30) và tốt (Trên 60) để trải nghiệm thì hiệu năng của chiếc card này cũng tương đối chấp nhận được khi không có tựa game có số FPS trung bình thấp hơn 30. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một chút ở tựa game Metro Last Light Redux, để đạt hiệu năng tốt nhất bạn nên bỏ tùy chọn SSAA, vì đây là công nghệ được xem là nguyên nhân chính khiến cho FPS game hạ xuống rất nhiều. Khi tôi bỏ tuỳ chọn này thì ngay lập tức FPS trung bình cao hơn hẳn với gần 60FPS, tuy vậy, vì đây là bài đánh giá nên tôi phải giữ nguyên tùy chọn SSAA của Metro Last Light Redux để dễ so sánh với mẫu card gốc của NVIDIA hơn.

    Tiếp theo đương nhiên sẽ là phần ép xung chiếc card GTX 1060 OC 6GB của Galax, kết quả sẽ được so sánh trực tiếp với kết quả trước ép xung để xem hiệu năng cải thiện bao nhiêu? Dưới đây là xung nhịp nhân và bộ nhớ của chiếc card này sau khi tốn của tôi khoảng 1 giờ để tìm ra được:

    specs_oc.png
    specs_oc_1.png
    Xung nhịp card sau khi ép xung hiển thị trên phần mềm GPU-Z (trên) và in-game (Batman Arkham Knight).
    Xung nhịp nhân và bộ nhớ tăng lần lượt 14% và 20%, mức chênh lệch so với xung gốc tương đối cao nhưng hiệu năng sẽ tăng lên bao nhiêu chúng ta hãy cùng xem biểu đồ kết quả ở dưới:

    bench_oc.png
    avg_oc.png
    Ngoại trừ tựa game Rise of Tomb Raider nền tảng DX12, hầu hết các tựa game còn lại đều cho thấy hiệu năng của Galax GTX 1060 OC 6GB tốt hơn hẳn trước khi ép xung. Còn về phép thử Rise of Tomb Raider, có lẽ hiệu năng của card chưa đạt kỳ vọng lắm sau khi ép xung là do lỗi bên phía NVIDIA nhiều hơn khi mà các mẫu card dòng GTX 10-series vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho các game nền tảng DX12 như bên phía đối thủ AMD. Có lẽ chúng ta sẽ phải cần đợi dòng 20-series của gã khổng lồ xanh để xem hiệu năng của những chiếc card đồ họa GTX có cải thiện hơn khi mà tập lệnh đồ họa DX12 sắp phổ biến trong ngành công nghiệp game hiện nay.​

    IV - Nhiệt độ hoạt động

    Điều kiện test

    Mặc định

    Mã:
    http://www.mediafire.com/file/2jetjzrfdn6dxeh/df%2831%29.txt
    Min: 36*C, Max: 70*C
    Ép xung

    Mã:
    http://www.mediafire.com/file/ypo78pigkbagh9k/oc%2831%29.txt
    Min: 39*C, Max: 63*C
    Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Với tiêu chuẩn này, chiếc card của Galax đã hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng. Tất nhiên cũng cần phải nói đến chip GP106 vốn cũng đã rất mát mẻ đã đóng vai trò không nhỏ cho việc Galax GTX 1060 OC 6GB có mức nhiệt độ đẹp như vậy.​

    V - Độ ồn

    Điều kiện test

    Tự động

    12.jpg
    Tốc độ 100%

    34.jpg
    Theo bảng dải độ ồn dưới đây, độ ồn tối đa mà Galax GTX 1060 OC trong cả hai trường hợp đo được nằm ở mức "Trò chuyện bình thường". Mức này được xem là độ ồn khá lý tưởng cho phép bạn có thể trải nghiệm chơi game mà không bị ảnh hưởng quá nhiều.

    noise-range.jpg

    VI - Công suất tiêu thụ

    Điều kiện test

    Mặc định

    df12.jpg
    Ép xung

    oc12.jpg
    Với nền tảng Pascal siêu tiết kiệm điện cùng GPU GP106, Galax GTX 1060 OC 6GB tiêu tốn không quá 300W điện năng. Lưu ý đây là điện năng đo trên toàn hệ thống và cấu hình máy của tôi cũng không phải dạng trung bình khá nếu như bạn đọc đã xem qua phần khai báo cấu hình phía trên của tôi. Do đó, chỉ với bộ nguồn công suất thực tầm 350W thôi là bạn có thể dư sức kéo được chiếc card tầm trung GTX 1060 này kể cả ép xung.​

    VII - Lời kết

    [​IMG]
    • Galax GTX 1060 OC 6GB được bán ra với giá 6.990.000 đồng.
    [​IMG]
    • Thiết kế đẹp và hiện đại.
    • Hiệu năng tốt ở độ phân giải QHD 1440p.
    • Khả năng ép xung cao.
    • Độ ồn trong cả hai trường hợp xung nhịp mặc định lẫn ép xung cực êm.
    • Trang bị 6GB bộ nhớ VRAM.
    • Hỗ trợ những công nghệ phục vụ cho nhu cầu thực tế ảo và trải nghiệm game như SMP, Ansel, Fast Sync.
    • Hiệu năng sau khi ép xung khá tốt trừ các game dùng tập lệnh DX12.
    • Độ tiêu thụ điện thấp.
    • Nhiệt độ trong hai trường hợp mát mẻ.
    • Giá cạnh tranh.
    [​IMG]
    • Mất 2 cổng Display Port 1.4.
    • Không có backplate.
    bestbuy.jpg
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 11/2/17
  2. cohay

    cohay Well-Known Member

    Bài viết:
    2,243
    tiếc là mình đã lỡ ngắm mấy con 980 rồi vì mình làm bên media, bộ adobe nó mới support tới 980 và TitanX ah, 10 series vẫn còn xa xa haizzzz
     
    Dũng Quách thích bài này.

Chia sẻ trang này