HOT [Review] Corsair H100i Platinum RGB - Hiệu năng đỉnh cao, LED RGB điều chỉnh tùy ý, mỗi tội hơi ồn

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 26/12/18.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Corsair, một cái tên được xem là nhà sản xuất đi đầu về giải pháp tản nhiệt nước tất cả trong một (All in One - AiO) đã tung ra nhiều sản phẩm không chỉ dành các hệ thống máy tính nhỏ gọn, mà còn hỗ trợ cho người dùng theo đuổi mục tiêu nâng cao hiệu năng khi ép xung với những mẫu tản nhiệt nước sử dụng bộ két nước (radiator) kích thước lớn như 280mm và 360mm trong những năm vừa qua.

    Đã có nhiều nhà sản xuất tản nhiệt nước trang bị cho sản phẩm của mình dàn đèn LED RGB để bắt lấy xu thế trang trí máy tính của người dùng đang nở rộ vào thời gian gần đây. Tất nhiên, Corsair đã không đứng ngoài cuộc chơi trên và dòng tản nhiệt nước H100i Platinum RGB ra đời như một điều tất yếu. Dòng sản phẩm này có hai phiên bản két nước 240mm lấy tên mã H100i và H115i với két nước 280mm. Và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu mẫu H100i Platinum RGB sẽ thể hiện như thế nào khi được thử nghiệm cùng hệ thống Ryzen 5 1600 mới được tôi xây dựng cách đây không lâu. Hiện tại khi bài viết này được lên sóng, Corsair H100i Platinum RGB đã có nhà bán Tân Doanh định giá tầm 3.6 triệu đồng. Một số tiền khá chát với một chiếc tản nước AiO 240mm.

    1-1_r.jpg

    Đặc tả chi tiết của tản nhiệt nước Corsair H100i Platinum RGB:

    I - Unbox và lắp đặt






    Phong cách đóng gói H100i Platinum RGB của Corsair vẫn tương tự như các sản phẩm tản nhiệt nước trước đây của hãng, với hai tông màu vàng đen quen thuộc cùng hình ảnh tản H100i dùng dàn đèn LED màu RGB rất sống động. Phía sau hộp giới thiệu rất nhiều tính năng chủ đạo của H100i như khả năng trình diễn màu sắc RGB trên 16 đèn LED riêng biệt trên bơm CPU (CPU block), và kèm theo 2 chiếc quạt làm mát RGB ML Pro. Các thông số liên quan đến cấu hình và kích thước của bộ két nước cũng được đưa ra để giúp bạn xem lại khả năng tương thích của H100i với hệ thống của mình.









    Trong hộp đựng ngoài bộ tản nước H100i, chúng ta còn có các phụ kiện khác như vài bộ clip lắp tản dành cho socket AMD và backplate dành cho Intel, một bịch ốc vặn và dây kết nối ICUE micro USB đến đầu header USB 2.0 trên bo mạch chủ cho phép bạn điều khiển cơ chế hoạt động của H100i thông qua phần mềm quản lý ICUE. Ngoài ra, bạn còn có thêm 2 quạt làm mát ML-Series 120mm cùng sách hướng dẫn, bảo hành từ Corsair.




    Cũng như sản phẩm đàn anh H100i Pro RGB trước đây, H100i Platinum RGB vẫn giữ ngôn ngữ thiết kế cao cấp và cứng cáp khó có thể chê về lượng và chất. Đường ống bơm nước dù được bọc dù nhưng rất dễ uốn cong và có độ dài lên đến 350mm, qua đó cho phép bạn có thể lắp đặt H100i lên đỉnh hoặc phía trước thùng máy dễ dàng không chút khó khăn. Nếu phải chỉ ra điểm khác biệt về bơm CPU giữa H100i Platinum RGB và H100i Pro RGB thì đó nằm ở dàn đèn LED màu, mà cụ thể là số lượng đèn LED màu của H100i Platinum RGB nhiều hơn.

    Như thường lệ, H100i Platinum RGB được Corsair lắp đặt sẵn clip dành cho hệ thống Intel ngay trên bơm CPU. Nếu như bạn đang sở hữu bộ máy nền tảng Intel thì thời gian lắp đặt H100i sẽ giảm đi kha khá. Bơm CPU của H100i có nhiều kết nối dành quạt làm mát 4 chân và đèn LED RGB, cũng như nguồn cấp điện máy bơm SATA và đầu cắm quạt 3 chân. Ngoài ra, bơm CPU còn có cổng kết nối micro USB để bạn cắm dây micro USB vào đầu header USB 2.0 trên bo mạch chủ để quản lý H100i thông qua phần mềm ICUE.





    Như đã nói ở phần đầu bài viết, tôi sẽ lắp tản nhiệt nước H100i Platinum RGB vào hệ thống AMD Ryzen 5 1600 và phải công nhận quá trình lắp ráp cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, tôi chỉ cần tháo clip Intel mặc định đang gắn trên bơm CPU ra, thay vào đó là cặp clip dành cho AMD socket AM4 cùng 2 con ốc cố định bơm CPU vào ngàm gắn tản trên bo mạch chủ là xong.

    Kế tiếp sẽ là việc lắp bộ két nước vào thùng máy. Tùy theo thùng máy của bạn có hỗ trợ lắp ở phía trước hay trên đỉnh cũng như độ rộng rãi của thùng mà độ khó khi lắp két nước là khác nhau. Trong trường hợp của tôi thì với thùng máy Aerocool Aero 1000 White thì độ khó sẽ giảm xuống mức thấp nhất, vì nội thất bên trong của thùng máy này rất rộng rãi và thoáng đãng. Thậm chí tôi còn có thể lắp được phiên bản H115i với két nước khủng 280mm dễ dàng nữa là đằng khác. Như các bạn đã thấy, bộ tản nhiệt nước H100i Platinum RGB đã được tôi lắp ở trên đỉnh thùng máy Aerocool Aero 1000 White.

    Cuối cùng là phần đi dây cho H100i. Đây sẽ là phần khá chua chát nếu như bạn đang lắp bộ tản nước này vào một thùng máy không có ron cao su giấu dây. Tuy nhiên đây lại là điểm mạnh của thùng máy Aerocool Aero 1000 khi nó có sẵn các ron cao su giấu dây cho phép tôi có thể đi dây khá đẹp cho H100i, dù cho bộ tản nước của Corsair có đến 4 dây dành cho quạt làm mát, 1 dây cho kết nối SATA, 1 dây cắm quạt 3 chân và 1 dây microUSB.

    II - Phần mềm quản lý ICUE

    Trước đây, Corsair đã từng có phần mềm quản lý các sản phẩm của mình trên máy tính có tên gọi là LINK. Ứng dụng này cho phép bạn có thể cài đặt driver, cập nhật firmware, theo dõi và điều chỉnh chế độ hoạt động của các thiết bị và tản nhiệt nước đang hiện hành trên hệ thống. Tuy nhiên với dòng chảy phát triển của công nghệ cũng như trào lưu người dùng có xu hướng thay đổi so với trước đây, Corsair đã dần loại bỏ LINK để nhường chỗ cho ICUE có tính năng tương tự nhưng được nâng cấp về giao diện cũng như thêm thắt nhiều tính năng mới so với người tiền nhiệm.

    Đây là giao diện người dùng chính của ICUE sau khi tôi cài đặt lên hệ thống để quản lý tản nhiệt nước Corsair H100i Platinum RGB mới lắp:



    Ở đây chúng ta sẽ có 5 thẻ chính bao gồm Home, Dashboard, Instant Lighting, Settings và Community. Ở thẻ Home, mục bên trái sẽ là nơi lưu giữ các Profile hoạt động cho thiết bị của bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng Profile Default mặc định để tùy chỉnh. Giao diện bên phải sẽ cho bạn biết các thiết bị và tản nhiệt nước đang được kết nối trong hệ thống, trong trường hợp này là bộ tản nước H100i Platinum RGB. Lưu ý là bạn có thể tải về và cài đặt Profile do người dùng khác đã thiết lập sẵn để sử dụng hoặc cũng có thể tự tạo Profile hoạt động tùy ý.



    Trong Profile Default của H100i Platinum RGB có tổng cộng 5 thẻ con bao gồm Lighting Effects, Performance, Graphing, Notifications, Lighting Setup. Bên phải là giao diện thống kê các thông số liên quan đến H100i như tốc độ quạt, công suất máy bơm và nhiệt độ CPU.




    Nếu là người có sở thích chơi đèn LED đủ màu, bạn sẽ rất thích các tùy chọn thể hiện màu đèn LED trên bơm CPU và 2 quạt làm mát của H100i Platinum RGB. Như ở đây tôi đang chọn chế độ Spiral Rainbow cho toàn bộ 3 linh kiện trên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự do điều chỉnh màu đèn LED từng linh kiện một trong mục Custom hoặc có thể đồng bộ hiệu ứng đèn LED của H100i với thiết bị khác như bàn phím RGB của Corsair trong mục Lighting Link. Hoặc bạn là người chỉ thích LED 1 màu như tôi thì có thể chọn Static Color trong mục Custom, như ở đây tôi đã chọn màu đỏ bã trầu và lưu nó trong thư viện đèn LED Lighting Library để có thể dùng lại về sau.



    Phải nói là Corsair rất chu đáo với người dùng. Trong mục con Hardware Lighting của thẻ Lighting Effects, bạn có thể thiết lập hiệu ứng màu đèn LED theo phần cứng. Nói cách khác, một khi đã cài đặt xong hiệu ứng và màu sắc đèn LED trong mục này, dù ICUE đã bị xóa khỏi hệ thống thì bạn vẫn thấy được hiệu ứng đèn LED đã lập trình trước đó. Điều này cũng đúng khi hệ thống bạn đang ở trạng thái POST trước khi vào được màn hình Windows.



    Tiếp đến là thẻ Performance, ở đây bạn sẽ được toàn quyền thiết lập hiệu suất hoạt động của máy bơm Pump và tốc độ 2 quạt làm mát của H100i Platinum RGB theo ý muốn. Với các profile Quiet, Balanced, Extreme và Zero RPM, bạn có thể phối hợp nhiều profile để thiết lập cho từng linh kiện một. Ví dụ như bạn muốn quạt số 1 chạy êm, quạt số 2 không quay và máy bơm hiệu suất cao thì profile thiết lập lần lượt sẽ là Quiet, Zero RPM và Extreme. Cần lưu ý là bạn không thể cài đặt profile Zero RPM cho máy bơm. Và trong bài viết này, để tối ưu tốt nhất hiệu năng của H100i Platinum RGB và độ ồn không quá chói tay khi hoạt động thì tôi thiết lập các linh kiện trên theo profile lần lượt là Balanced, Balanced, Extreme.



    Ở thẻ Graphing, bạn có thể theo dõi biểu đồ hoạt động của các linh kiện trên bộ tản nước H100i Platinum RGB. Như ở đây tôi đang xem quá trình chạy của quạt làm mát số 1.



    Bạn cũng có thể tạo mẫu tin thông báo về tình trạng nhiệt độ của CPU với các chức năng như kéo quạt chạy tốc độ tối đa, chuyển màu đèn LED sang màu đỏ hoặc màu tùy chọn, chạy bất kỳ chương trình nào khi chạm ngưỡng mức nhiệt độ nào đó và thậm chí là tắt máy hoàn toàn để bảo vệ hệ thống.



    Cuối cùng là thẻ Lighting Setup, bạn sẽ lựa chọn đúng loại quạt làm mát đang kết nối vào bộ tản nước để các thông số thiết lập bên trên có hiệu lực. Thông thường, ICUE sẽ tự động nhận diện đúng loại quạt làm mát nếu như đó là sản phẩm Corsair, còn nếu đó là quạt của hãng khác thì các thông số quạt bạn đã cài đặt có thể không hoạt động đúng như ý muốn.



    Chuyển qua thẻ lớn Dashboard, nơi đây quy tụ các biểu đồ theo dõi hoạt động của các thiết bị đang hiện diện trên hệ thống của bạn từ CPU, tản nước, card đồ họa cho đến SSD/HDD, bo mạch chủ, RAM. Bạn vẫn có thể thêm vào một số thiết bị khác để theo dõi thông qua nút + kế bên thẻ Dashboard. Nếu bạn thắc mắc vì sao giao diện của Dashboard lại có hình nền chú cú mèo dễ thương kia thì tôi sẽ giải thích thêm ở các mục tiếp theo của ứng dụng ICUE.



    Thẻ Instant Lighting sẽ là giải pháp cấu hình đèn LED tuyệt vời dành cho người dùng theo kiểu "mì ăn liền". Qua đó, bạn có thể chọn các màu sắc cơ bản cho dàn đèn LED trên toàn bộ linh kiện của tản nước H100i Platinum RGB nhanh chóng và không cần thông qua cấu hình trong thẻ Profile như đã nói ở trên.



    Trong thẻ Settings, bạn có thể điều chỉnh độ sáng tổng thể của đèn LED, nâng cấp firmware cho H100i trong thẻ con Device Settings. Ở thẻ con ICUE Settings, mục General cho phép bạn chọn những thông số được xem là cơ bản nhất của phần mềm ICUE như ngôn ngữ, nhiệt độ C hay K, kiểm tra cập nhật phần mềm...



    Nếu đã từng sử dụng qua phần mềm MSI Afterburner cùng RivaTuner Statistic Server thì bạn sẽ không xa lạ gì với chức năng hiển thị thông số linh kiện khi chơi game (hay còn gọi là OSD). Và ICUE cũng giúp bạn có được khả năng đó khi nó có thể hiển thị các thông số như nhiệt độ CPU, tốc độ máy bơm và quạt làm mát trên các phần mềm nằm trong danh sách do người dùng thiết lập. Cần lưu ý là không phải phần mềm nào khi được đưa vào danh sách ICUE cũng hiển thị được.



    Nếu vẫn còn thắc mắc vì sao tôi đổi hình nền được cho thẻ Dashboard thì đây là câu trả lời cho bạn. Trong mục Dashboard của thẻ con ICUE Settings, bạn có thể tự do chọn hình nền bất kỳ để trang trí cho Dashboard của mình, như ở đây tôi chọn chú cú mèo dễ thương này đây. Cần lưu ý là tùy theo độ phân giải màn hình mà bạn hãy chọn ảnh nền cho phù hợp. Trong trường hợp này tôi đang dùng màn hình ASUS PB279Q có độ phân giải 4K 3840x2160, do đó hình nền chú cú này của tôi cũng phải ở độ phân giải nói trên. Nếu không thì ảnh nền hiển thị trong Dashboard sẽ bị mờ thậm chí là hiển thị lỗi rất khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hiệu ứng tan biến Fade, mờ Blur tùy theo sở thích của mình. Cuối cùng là tùy chọn "Enable Hard Drive Widget" cho phép bạn có thể hiển thị biểu đồ theo dõi của những ổ cứng HDD hay SSD của hãng thứ ba ngoài Corsair trên Dashboard. Và có thể bạn sẽ phải khởi động lại ICUE để thiết lập này có hiệu lực.



    Ở mục cuối cùng Sensor Logging của thẻ con ICUE Settings, bạn có thể tùy chọn lưu lại file theo dõi tình trạng nhiệt độ CPU, tốc độ quạt và hiệu suất máy bơm của H100i vào thư mục do bạn thiết lập, cũng như thay đổi tần suất thời gian lưu file theo dõi mặc định là 5 giây hoặc giới hạn số file theo dõi lưu trên hệ thống.



    Với thẻ lớn Community, bạn có thể truy cập nhanh vào các đường dẫn đến trang hỗ trợ của Corsair qua nút Support, diễn đàn Corsair Forum, mạng xã hội Twitter, Facebook và trang chủ của Corsair.

    Sau đây là 2 video trình diễn các profile đèn LED RGB của H100i Platinum RGB, trong đó tôi đã sử dụng một profile LED có tên "Christmas 2018" do tác giả Lewis Gerschwitz thiết kế dành cho các thành viên fanpage Facebook Corsair. Bạn có thể tải về profile này tại đây.



    III - Thử nghiệm nhiệt độ và độ ồn

    Để thực hiện bài test nhiệt độ, tôi sẽ sử dụng tản gió Wraith Spire với keo tản nhiệt mặc định theo CPU AMD Ryzen 5 1600 làm đối tượng so sánh với Corsair H100i Platinum RGB về nhiệt độ. Về cấu hình quạt làm mát, với Wraith Spire tôi sẽ chỉnh tốc độ tối đa là 2000RPM trong khi đó H100i với các thông số lần lượt cho 2 quạt làm mát và máy bơm là Balanced/Balanced/Extreme. Lý do tôi chỉnh tốc độ quạt tối đa cho Wraith Spire để Ryzen 5 1600 để đạt mức nhiệt độ tốt nhất cho Ryzen 5 1600, coi như tản gió có một chút lợi thế so với tản nước H100i và cũng để xem thử khả năng của H100i cao đến đâu. Lưu ý tốc độ quạt làm mát của H100i ở chế độ Balanced dao động trong khoảng 1800-2200RPM còn hiệu suất của máy bơm ở chế độ Extreme dao động từ 2800 đến 3000RPM.

    Về CPU AMD Ryzen 5 1600, tôi sẽ test hai bộ tản trên khi chạy ở mức xung mặc định và ép xung lên 3.9GHz điện thế 1.3875V, bộ nhớ đã ép xung lên 3400MHz điện thế 1.39V. Dưới đây là danh sách các bài test nhiệt độ:

    Điều kiện test

    Kết quả test




    Ở mức xung Auto của Ryzen 5 1600, Corsair H100i Platinum RGB hoàn toàn vượt xa AMD Wraith Spire trong hầu hết các bài test. Ở những phép thử mang tính thực tế như dựng hình Blender cảnh Classroom và 3 tựa game trong đó có 2 tựa game khá sát CPU là Assassin's Creed Odyssey và Ashes of the Singularity, còn Final Fantasy XV chỉ có vài cảnh dùng trên 80% tài nguyên CPU thì AMD Wraith Spire không phải là đối thủ xứng tầm với H100i, nếu không muốn nói đây là điều tất nhiên mà một chiếc tản nước cao cấp như H100i thể hiện trước Wraith Spire, một bộ tản khí hạng trung bình trên thị trường.

    Với bộ vi xử lý máy tính nói chung và AMD Ryzen 5 1600 nói riêng, nhiệt độ tải nặng được xem là lý tưởng nhất là dưới 90*C. Cả hai bộ tản nhiệt AMD Wraith Spire và Corsair H100i Platinum RGB đã hoàn thành tốt các bài test ở mức xung 3.9GHz mà nhiệt độ không chạm mốc 90*C. Tương tự như ở mức xung Auto, Corsair H100i Platinum RGB tiếp tục là người chiến thắng tuyệt đối khi nhiệt độ mà nó đạt được cao nhất trong các bài test còn chưa chạm mốc 70*C, trong khi đó bên phía AMD Wraith Spire thì phép thử Intel Burn Test đã đẩy nhiệt độ lên 84*C tức là gần 90*C. Còn các bài test thực tế như Blender và 3 game thì AMD Wraith Spire vẫn làm tốt công việc của mình nhưng Corsair H100i Platinum RGB còn ấn tượng hơn rất nhiều.

    Hiệu năng tản nhiệt của Corsair H100i Platinum RGB rõ ràng là quá tốt nhưng về độ ồn phát ra từ quạt làm mát của nó sẽ ra sao? Với tổng cộng 4 profile Quiet/Balanced/Extreme/Zero RPM, tôi sẽ thiết lập tốc độ cả 2 quạt làm mát theo đúng thứ tự các profile kể trên và đo độ ồn phát ra từ chúng. Chỉ có duy nhất máy bơm là tôi thiết lập profile Extreme để đảm bảo khả năng bơm nước tản nhiệt cho H100i cũng như độ ồn phát ra từ máy bơm là không đáng kể so với quạt. Lưu ý, thùng máy Aerocool Aero 1000 White của tôi đang lắp 1 quạt đẩy gió nóng ra sau có tốc độ 2000rpm được thiết lập chạy chế độ nâng tốc độ theo dòng điện DC. Chỉ khi nào hệ thống sử dụng quá nhiều điện thế thì quạt này mới chạy nhanh. Và sau đây là kết quả:


    [​IMG]

    Nếu chiếu theo dải độ ồn tiêu chuẩn thì H100i Platinum RGB có độ ồn nằm trong mức Trò chuyện bình thường, nghĩa là cũng tương đối khá ồn so với thực tế sử dụng ngoài đời. Để đánh đổi hiệu năng tản nhiệt tốt cũng đồng nghĩa với độ ồn không được tối ưu, H100i rất tiếc đã không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng tai nghe khi chơi game hoặc loa rời khi làm việc giải trí để át tiếng ồn phát ra từ quạt của H100i. Vẫn còn một cách khác bạn có thể sử dụng chức năng Zero RPM trên 2 quạt làm mát của H100i khi nhiệt độ CPU vẫn nằm trong mức nhiệt độ an toàn 40-70*C. Là người không thực sự quan tâm lắm đến độ ồn cũng như tập trung phần lớn về hiệu năng tản nhiệt, tôi luôn sử dụng profile Balanced/Balanced/Extreme của H100i Platinum RGB trong đời sống máy tính hàng ngày, và cá nhân tôi cho rằng đây là cách dùng tối ưu nhất của bộ tản nhiệt này.

    IV - Lời kết

    [​IMG]

    Corsair H100i Platinum RGB được bán với giá 3.6 triệu đồng từ nhà bán Tân Doanh.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

    • IMG_9414.JPG
      IMG_9414.JPG
      Kích thước:
      823.7 KB
      Đọc:
      493
    • IMG_9415.JPG
      IMG_9415.JPG
      Kích thước:
      827.5 KB
      Đọc:
      483
    • IMG_9420.JPG
      IMG_9420.JPG
      Kích thước:
      935 KB
      Đọc:
      499
    • IMG_9422.JPG
      IMG_9422.JPG
      Kích thước:
      871.7 KB
      Đọc:
      484
    • IMG_9424.JPG
      IMG_9424.JPG
      Kích thước:
      516 KB
      Đọc:
      498
    • IMG_9429.JPG
      IMG_9429.JPG
      Kích thước:
      567.9 KB
      Đọc:
      477
    • IMG_9431.JPG
      IMG_9431.JPG
      Kích thước:
      545.1 KB
      Đọc:
      467
    • IMG_9432.JPG
      IMG_9432.JPG
      Kích thước:
      437.8 KB
      Đọc:
      482
    • IMG_9434.JPG
      IMG_9434.JPG
      Kích thước:
      483.2 KB
      Đọc:
      467
    • IMG_9439.JPG
      IMG_9439.JPG
      Kích thước:
      341.9 KB
      Đọc:
      507
    • IMG_9427r.JPG
      IMG_9427r.JPG
      Kích thước:
      509.5 KB
      Đọc:
      472
    • IMG_9441.JPG
      IMG_9441.JPG
      Kích thước:
      632 KB
      Đọc:
      470
    • IMG_9443.JPG
      IMG_9443.JPG
      Kích thước:
      734.9 KB
      Đọc:
      461
    • IMG_9477r.JPG
      IMG_9477r.JPG
      Kích thước:
      106 KB
      Đọc:
      523
    • IMG_9470.JPG
      IMG_9470.JPG
      Kích thước:
      526.5 KB
      Đọc:
      476
    • IMG_9471.JPG
      IMG_9471.JPG
      Kích thước:
      876.5 KB
      Đọc:
      463
    • 1.jpg
      1.jpg
      Kích thước:
      348.9 KB
      Đọc:
      449
    • 2.jpg
      2.jpg
      Kích thước:
      497.3 KB
      Đọc:
      451
    • 4.jpg
      4.jpg
      Kích thước:
      325.2 KB
      Đọc:
      451
    • 6.jpg
      6.jpg
      Kích thước:
      477.3 KB
      Đọc:
      455
    • 7.jpg
      7.jpg
      Kích thước:
      389.5 KB
      Đọc:
      442
    • 8.jpg
      8.jpg
      Kích thước:
      356 KB
      Đọc:
      459
    • 9.jpg
      9.jpg
      Kích thước:
      360 KB
      Đọc:
      466
    • 10.jpg
      10.jpg
      Kích thước:
      274.5 KB
      Đọc:
      433
    • 11.jpg
      11.jpg
      Kích thước:
      353.2 KB
      Đọc:
      466
    • 12.jpg
      12.jpg
      Kích thước:
      184.5 KB
      Đọc:
      446
    • 13.jpg
      13.jpg
      Kích thước:
      161.4 KB
      Đọc:
      452
    • 14.jpg
      14.jpg
      Kích thước:
      177 KB
      Đọc:
      442
    • 15.jpg
      15.jpg
      Kích thước:
      178 KB
      Đọc:
      450
    • 16.jpg
      16.jpg
      Kích thước:
      188.5 KB
      Đọc:
      513
    • temp_3.9.png
      temp_3.9.png
      Kích thước:
      352.2 KB
      Đọc:
      472
    • temp_auto.png
      temp_auto.png
      Kích thước:
      356.9 KB
      Đọc:
      471
    • 5.jpg
      5.jpg
      Kích thước:
      331.9 KB
      Đọc:
      474
    • 3.jpg
      3.jpg
      Kích thước:
      377.7 KB
      Đọc:
      466
    • noise.png
      noise.png
      Kích thước:
      230.9 KB
      Đọc:
      503
    :
    Chỉnh sửa cuối: 27/12/18
    dzinhdzuan thích bài này.
  2. dzinhdzuan

    dzinhdzuan Member

    Bài viết:
    330
    Quạt két nước Corsair nếu nói thứ 2 thì k ai dám nhận Số 1. Giờ con quạt RGB cũng bá như vậy, quá mê dòng ML RGB của Corsair. Chỉ một nỗi phải để dành thật nhiều tiền cho e nó. Dùng đồ chính hãng vẫn ngon. Thanks thớt!
     
  3. cà phê sữa

    cà phê sữa Member

    Bài viết:
    871
    hức hức ... đã AIO của Corsair rồi còn RGB nữa thì thận nào nhói cho nổi đây Bác thớt?!?

    E thì e chịu ồn nha Bác, vì nếu cần e chỉnh trong CUE là OK về Quiet là xong ngay và luôn!
     

Chia sẻ trang này