PC Dòng card GeForce RTX 20-series của NVIDIA có thể bị chia nửa vì tính năng RayTracing

Thảo luận trong 'Tin tức Công Nghệ - IT News' bắt đầu bởi umbrella_corp, 10/9/18.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Như chúng ta đã biết, NVIDIA sẽ lên kệ các sản phẩm card đồ họa dòng GeForce RTX 20-series của mình vào ngày 20/9 sắp tới. Và tính năng được xem là chủ đạo của dòng card này là RayTracing (Tạm dịch: theo dấu tia sáng) được xử lý thông qua các nhân RT nằm kiến trúc đồ họa Turing của NVIDIA. Trong sự kiện công nghệ toàn cầu Citi 2018, phó Chủ tịch của NVIDIA, bà Colette Kress đã có vài lời chia sẻ về sức mạnh xử lý của kiến trúc đồ họa mới nhất của NVIDIA, và đồng thời cũng có những nhận định về việc dòng card GeForce RTX có thể sẽ bị chia nửa vì tính năng RayTracing.

    Bà Kress cho biết khả năng làm mát của dòng card RTX nền tảng Turing sẽ cao hơn 2 lần, và khi xét đến tính năng RayTracing, dòng RTX sẽ có hiệu năng mạnh gấp 6 lần so với đời card Pascal. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như Kress không thòng thêm một câu: "Khởi điểm chúng tôi sẽ bán những chiếc card đồ họa hỗ trợ RayTracing, và khi đó cũng là lúc các mẫu RTX 2080 Ti, 2080 và 2070 bắt đầu xuất hiện trên thị trường." Nhận định này có thể được ngầm hiểu là những card đồ họa kiến trúc Turing ở phân khúc thấp hơn sẽ không có tính năng RayTracing (Khả năng sẽ là RTX 2060 trở xuống với nhân GPU Turing mã TU106 cùng các biến thể thấp hơn).

    1r.jpg

    Tất nhiên đây chỉ là sự phỏng đoán từ trang công nghệ TechPowerUp nhưng nếu đó là sự thật thì đây sẽ là một bước lùi lớn của NVIDIA nói riêng cũng như công nghệ RayTracing nói chung. Nên nhớ rằng thị trường card đồ họa chơi game luôn ưa chuộng các mẫu card NVIDIA có mã đuôi từ **07 trở xuống (RTX 2070 hiện đang có giá bán lên tới 499 USD), và việc RayTracing không hỗ trợ nhóm card đồ họa này sẽ vô tình làm giảm số lượng lớn khách hàng tiềm năng cần đến công nghệ này. Qua đó, các nhà phát triển game đã trang bị công nghệ RayTracing của NVIDIA cũng như ứng dụng công nghệ tương tự là DXR của Microsoft trên những tựa game của mình, có thể kể ra vài cái tên như EA/DICE (Battlefield V), Square Enix/Crystal Dynamics (Shadow of the Tomb Raider), Deep Silver/4A Games (Metro Exodus), chỉ phục vụ được nhóm nhỏ người dùng sử dụng card đồ họa phân khúc cao cấp. Và NVIDIA sẽ ra sao nếu các nhà phát triển game quay lưng với công nghệ RayTracing khi điều này xảy ra?



    Ngoài ra, nếu thực sự xảy ra việc dòng card RTX bị chia rẽ vì tính năng RTX, NVIDIA sẽ làm gì? Ra mắt dòng card GTX 20-series mới với mẫu card khởi động là GTX 2060 (hoặc là GTX 2060 Ti), hay tiếp tục với các mẫu dòng RTX kế cận? Để thương hiệu GTX và RTX bị hòa lẫn với nhau chưa bao giờ là sự lựa chọn tốt về mặt tiếp thị của NVIDIA, nhưng nếu điều đó có thật thì tốt nhất NVIDIA chỉ nên tiếp tục sử dụng thương hiệu RTX.

    Thực ra thì việc trang bị các nhân RT trên những chiếc card cấp thấp hơn cũng chưa hẳn là giải pháp tốt. Như chúng ta đã từng thấy ở các bài báo cáo gần đây về hiệu năng của card đồ họa đầu bảng RTX 2080 Ti trên những tựa game bom tấn sắp ra mắt như Shadow of the Tomb Raider và Battlefield V. Theo đó, ngay cả chiếc card này đã không thể duy trì mức khung hình trên giây (FPS) tiêu chuẩn là 60 dù độ phân giải chỉ là Full HD 1080p (1920x1080). Thậm chí ở game Battlefield V, nhà phát triển DICE còn phải hạ mức thiết lập dựng hình dùng công nghệ RayTracing xuống để đạt số FPS tiêu chuẩn để chơi game. Có thể hiệu năng của RTX 2080 Ti ở phiên bản game phát hành sẽ tốt hơn bản thử nghiệm nhưng điều đó chỉ cho thấy rằng, những chiếc card dòng RTX 20-series của NVIDIA đang thực sự gặp khó khi phải dựng hình tích hợp công nghệ RayTracing ở mức thiết lập chi tiết cao.



    Dường như việc chia rẽ dòng card RTX vì RayTracing là sự nhầm lẫn trong nhận định của phóng viên viết bài từ TechPowerUp, không chỉ vì nếu điều đó xảy ra sẽ gây tổn hại đến nhóm người dùng trung thành của NVIDIA, mà còn vì số lượng lớn các game thủ đang sử dụng card đồ họa của hãng với mẫu có số đuôi **60 và thấp hơn. Các nhà phát triển game tất nhiên sẽ không hứng thú gì với một công nghệ mà chỉ hỗ trợ cho một nhóm nhỏ người dùng card đồ họa cao cấp, và NVIDIA sẽ không dại gì mà hòa lẫn các thương hiệu GTX và RTX - hay đơn giản hơn là làm khách hàng khó xử bằng việc tung ra các mẫu card không hỗ trợ RayTracing nhưng lại thuộc thương hiệu RTX. Kịch bản nào sẽ xảy ra? Chúng ta, những người dùng, chỉ còn biết chờ đợi thời gian dần trôi qua mà thôi.

    Nguồn: TechPowerUp
     

Chia sẻ trang này