ĐÁNH GIÁ ASUS GEFORCE GTX 980 TI STRIX OC – SỨC MẠNH ĐẾN TỪ KẺ HỦY DIỆT

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi EYE FIRE, 7/7/15.

By EYE FIRE on 7/7/15 lúc 10:42
  1. EYE FIRE

    EYE FIRE Administrator Administrator

    Bài viết:
    187
    Thị trường card đồ họa dành cho game thủ luôn là mảnh đất màu mỡ tuy nhiên cũng là nơi cạnh tranh gay gắt nhất giữa hai ông lớn trong làng sản xuất card đồ họa là AMD và NVIDIA. Khi AMD đang ngày càng tỏ ra hụt hơi thì NVIDIA đã nhanh chóng chiếm lĩnh mở rộng thị phần của mình khi gần như không thiếu vắng bất kì một đại diện nào trong mọi tầm giá. Và khi nhận ra khoảng trống khá lớn giữa GTX 980 và GTX Titan X, thì rất nhanh chóng một sản phẩm mới đã được ra đời chen chân vào giữa GTX 980 và GTX Titan X ,với cái tên nghe là đủ hiểu GTX 980 Ti hứa hẹn sẽ tạo thành cơn sốt mới trên thị trường.

    Và rất nhanh chóng sau khi GTX 980 Ti ra đời, Asus cũng đã cho ra sản phẩm của riêng mình là Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC. Là sự kết hợp giữa NVIDIA và ASUS, hứa hẹn đem lại cho Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC những khả năng mà không phải sản phẩm nào cũng có được

    Thiết kế bên ngoài :

    Là một sản phẩm ngắm vào phân khúc cao cấp, đồng thời ẩn chứa bên trong là một siêu sức mạnh. Vì thế Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC được trang bị một bộ áo giáp bên ngoài hết sức hầm hố mạnh mẽ đầy uy lực.

    Mặt trước nổi bật lên là ba chiếc quạt tản nhiệt kích thước lớn nằm sát nhau, trên hai chiếc quạt bên ngoài ở giữa mỗi chiếc quạt được in hình đôi mắt cú, chiếc quạt ở giữa được in logo ASUS. Phía đầu card viền trên và dưới của bộ áo giáp toàn nhựa là hai chi tiết kim loại vô cùng đắt giá nối tiếp đó là hai sọc đỏ chạy dọc thân card được vuốt nhọn dần về cuối.


    [​IMG]

    Mặt dưới là một hệ thống ống đồng tản nhiệt được mạ nike sáng bao gồm bốn ống tản nhiệt hai to, hai nhỏ chạy dọc khắp thân card đồng thời cắm sâu vào bên trong giúp hấp thu nhiệt lượng từ GPU và truyền chúng đến các lá nhôm tản nhiệt một cách nhanh chóng giúp tăng hiệu xuất tản nhiệt cũng như giúp tăng vẻ hầm hố cho Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC .


    [​IMG]

    Mặt trên với đôi mắt cú và logo Strix được in màu trắng trên nền đỏ, và nó sẽ sáng lên nhấp nháy khi sử dụng trông rất đẹp mắt nhất là vào buổi tối.


    [​IMG]

    Mặt sau là bo mạch chủ được bảo vệ khá kĩ bằng tấm bảo vệ bằng kim loại giúp cho các chi tiết hàn, chân nối được bảo vệ một cách tốt nhất tránh bị hư hỏng khi bị va chạm cũng như trong quá trình lắp đặt. Tuy nhiên khu vực ở giữa nơi đặt GPU vẫn được để hở ra giúp làm tăng khả năng tản nhiệt của card.



    [​IMG]

    Mặt bên là vị trí của các cổng kết nối, Asus đã khi trang bị cho GTX 980 Ti Strix OC khá đầy đủ cổng kết nối bao gồm một cổng HDMI, ba cổng Display Port và một cổng DVI hỗ trợ khả năng xuất cả chuẩn kĩ thuật số lẫn chuẩn analog.

    Số lượng cổng này cho phép Asus GTX 980 Ti Strix OC có thể xuất tối đa lên tới 4 màn hình trên 1 card khi dùng chế độ NVIDIA Surround trong đó có 3 màn hình chính và 1 màn hình phụ. Và đặc biệt hơn với 3 cổng Display Port, nếu có 3 màn hình G-Sync thì hoàn toàn có thể tạo được hệ thống 3 màn hình vòm.



    [​IMG]


    Cũng như các sản phẩm khác thuộc binh đoàn xanh, ngoài các cổng kết nối Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC còn được trang bị thêm hai cổng SLI mang đến khả năng kết nối song song với các card màn hình GeForce khác.

    Nếu nhu cầu của bạn vượt xa khả năng đáp ứng của chiếc card GeForce hay chỉ đơn giản là bạn đã có một card GeForce rồi và giờ khi nhu cầu tăng bạn muốn mua sắm một em GeForce mới mà không muốn bỏ em GeForce cũ kia đi. Thì khi đó khe cắm SLI là một sự hỗ trợ hết sức tuyệt vời.

    Tất nhiên một điều cần phải lưu ý là để có thể sử dụng được khe cắm SLI này thì mainboard của bạn phải có hỗ trợ ít nhất hai khe cắm PCIe trở lên. Và bạn cũng phải có một chiếc nguồn có công suất phù hợp để có thể chạy đa card được

    Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC với hai khe cắm SLI có thể hỗ trợ kết nối song song tối đa tới bốn card GeForce cùng lúc, thật khó tưởng tượng nếu bốn chiếc Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC cùng kết hợp với nhau thì sẽ tạo ra sức mạnh như thế nào


    [​IMG]


    Phần đuôi để lộ ra là các thanh tản nhiệt nhôm xếp song song nhau, giúp nhanh chóng tản nhiệt cho ống tản nhiệt ở giữa


    [​IMG]

    Về mặt kĩ thuật :

    Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC sử dụng GPU GM200 với vi kiến trúc Maxwell 2 giống với GPU của Titan X, vốn có khả năng ép xung cực tốt. Được xem là phiên bản cắt giảm nhẹ của ông anh cả trong đại gia đình của binh đoàn xanh. Chiếc card này được trang bị 2816 nhân CUDA ít hơn không đáng kể so với 3072 nhân CUDA trên Titan X. Và nhiều hơn đáng kể khi so với GTX 980 chỉ với 2048 nhân, Vì thế chắc chắn không phải bàn cãi khi hiệu năng của Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC sẽ có bước nhảy vọt so với GTX 980

    Với việc được trang bị bề rộng nhớ tới 384 bit, gần bằng với GTX Titan X và hơn gấp rưỡi GTX 980. Điều này sẽ chắc chắn giúp hiệu năng khi ép xung của Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC tăng mạnh hơn so với GTX 980 vốn bị hạn chế do bị nghẽn tại băng thông nhớ.

    Về dung lượng, Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC được trang bị bộ nhớ 6 GB GDDR5 đây là một trong những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm trong việc chơi game 4K do không bị gặp nhiều khó khăn bởi giới hạn bộ nhớ đệm. Có thể dễ dàng so sánh thì GTX 980 chỉ có 4GB vRAM mà thôi.


    Đồng thời công suất tiêu thụ điện năng của Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC cũng cực kì khiêm tốn khi chỉ tiêu tốn khoảng 250W. Tuy nhiên để toàn bộ hệ thống vận hành một cách trơn tru thì vẫn cần bộ nguồn có công suất khoảng 600W.

    Và để Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC vận hành một cách trơn tru nó cần tới hai nguồn cấp 8 pin. Ở trên mỗi nguồn 8 pin sẽ có một đèn báo cần lưu ý khi bạn cắm nguồn vào nếu đèn báo đỏ tức là chưa đủ nguồn chỉ khi hai đèn cùng báo sáng trắng thì khi đó mới đủ nguồn cho Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC hoạt động.



    [​IMG]



    Thiết kế quạt tản nhiệt cũng là một điểm mới, thay vì giữ nguyên thiết kế quản tản nhiệt đơn dạng lồng sóc nằm ở cuối như trên phiên bản NVIDIA GeForce GTX 980 Ti. Thì ở Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC lại thiết kế quạt tản nhiệt lại hoàn toàn ngược lại khi ba quạt tản nhiệt được bố trí kéo dài trên toàn bộ thân card. Theo như hãng quảng cáo thì với thiết kế ba quạt này sẽ giúp nâng cao hơn khả năng tản nhiệt, làm mát hơn 30% và độ ồn 0 dB. Đặc biệt với việc tối ưu hóa phần cứng và việc phân bố tản nhiệt hợp lí thì khi sử dụng các tác vụ thông thường hẹ thống quạt tản nhiệt hoàn toàn không cần phải hoạt động. Đây là một ưu điểm lớn chứng tỏ khả năng làm mát, thiết kế tản nhiệt cũng như chất lượng phần cứng của Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC là cực kì tốt khi giúp tiết kiêm điện năng cũng như tối ưu hóa hiệu xuất sử dụng.

    Là sản phẩm nhắm vào phân khúc cao cấp nên không lạ gì khi Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC được trang bị những công nghệ đình đám nhất của NVIDIA cũng như của ASUS nổi bật như NVIDIA GameWorks, GameStream, G-Sync, Directx 12, Open GL 4.5 cũng như công nghệ độc quyền của Asus là GPU Tweak II with Xsplit

    Dưới đây là bảng so sánh thông số kĩ thuật cơ bản của sáu ứng cử viên xuất sắc nhất thuộc hai binh đoàn xanh NVIDIA và đỏ AMD


    [​IMG]

    Hệ thống thử nghiệm :

    Hệ thống được đặt trên bàn bench sử dụng :

    CPU intel Pentium G3258

    Mainboard Asus Z97-Pro

    Cặp ram KingSton 8Gb (2*4Gb).


    [​IMG]

    CPU thử nghiệm hiển nhiên là kẻ hủy diệt Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC


    [​IMG]

    Đánh giá hiệu năng bằng các phần mềm chuyên dụng :

    Đánh giá hiệu năng với 3DMark Vantage : Là hậu duệ của 3DMark06 nhằm đánh giá sức mạnh đồ họa trên nền game có hỗ trợ DirectX 10.

    Khi đánh giá hiệu năng ở chế độ Performance điểm số đạt được là P28157 và khi chuyển sang chế độ Extreme điểm số đạt được là 33724 một con số thật sự xuất sắc.

    Thật là kì lạ dù đã đo lại tới ba lần nhưng điểm số khi đánh giá ở chế độ Performance lại thấp hơn điểm số đánh giá ở chế độ Extreme. Phải chăng Asus GeForce GTX 980 Ti Strix OC chỉ chuyên phân khúc cao cấp

    Khi nhìn qua điểm số mà CPU và GPU đạt được có thể thấy điểm số bị hạn chế một phần là do CPU, còn điểm số mà GPU đạt được cũng khá ấn tượng.



    [​IMG]

    [​IMG]



    Đánh giá hiệu năng với 3DMark 11 Advance Edition chuyên đánh giá sức mạnh đồ họa trên nền game có hỗ trợ DirectX 11

    Khi đánh giá hiệu năng ở chế độ Performance điểm số đạt được là 11157 và khi đánh giá hiệu năng ở chế độ Extreme điểm số đạt được là 6905 hai con số này là khá ấn tượng thậm chí nếu không muốn nói là mức tốt.


    [​IMG]

    [​IMG]


    Khi đánh giá hiệu năng với trình benchmark CinBench Release 11.5 tốc độ khung hình trung bình mà Asus GTX 980 Ti Strix OC đạt được trung bình là gần 72 FPS


    [​IMG]

    Đánh giá hiệu năng với trình benchmark 3Dmark 2013 điểm số qua các bài đánh giá càng ngày càng tăng và thể hiện cực kì ấn tượng


    [​IMG]


    Đánh giá hiệu năng trên một số game nặng

    Với việc đươc trang bị một cấu hình khủng có thể dễ dàng đoán được khi Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC càn lướt các tựa game này một cách dễ dàng mà chẳng gặp chút khó khăn nào.

    Đánh giá hiệu năng với game Grand Theft Auto V một game hành động phiêu lưu được phát triển bởi Rockstar North và phát hành bởi Rockstar Games. Ở game này bài test đầu tiên tathiết lập với chất lượng cao nhất ở mức 4K 16xAF, 2xMSAA và kích hoạt FXAA, sau đó giảm dần về 2K và Full HD.


    [​IMG]

    Tiếp theo là game Battlefield4 một trong những game bắn súng nhượng quyền thương mại trực tuyến của EA được rất nhiều game thủ đánh giá là một trong những game gối đầu giường. Ở bài test 4K ta sẽ đẩy chất lượng lên cao nhất đồng thời bật 4x MSAA, 16x AF, HBAO rồi lại giảm dần về 2K rồi full hd.


    [​IMG]

    Game thứ ba : Tomb Raider một trong những game hành động nhập vai cũng đã quá nổi tiếng. Đánh giá ở bài test 4K lại đẩy chất lượng lên mức cao nhất đồng thời bật FX AA, 16X AF, Hair Quality Normal, Tessellation, đưa SSAO lên Ultra, sau đó lại giảm từ từ về 2K và full hd.


    [​IMG]

    Game thứ tư : The Witcher 3: Wild Hunt là một trong những điểm nổi bật trong năm nay.Bạn sẽ khám phá rất lớn trên thế giới trong trò chơi trong quá trình làm các nhiệm vụ. Cũng như ba game trên đầu tiên test ở chế độ 4K sau đó giảm 2K rồi ful hd, và cũng bật AA, 16x AF, SSAO, Nvidia Hairwork, và một số cài đặt khác.


    [​IMG]



    Cả bốn game trên đều được liệt vào hàng những game có nền tảng đồ họa đẹp, nặng cần một cấu hình khủng để chạy một cách trơn tru và Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC được tạo ra để thách thức những tựa game này và hơn thế nữa.

    Và sau đây là bảng đánh giá hiệu năng xử lí của Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC sau quá trình bị tra tấn bởi bốn game yêu cầu cấu hình khủng trên. Và không có gì phải chê trách khi Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC thể hiện quá xuất sắc, khi đánh giá hiệu năng bốn game ở chế độ 4K, FPS mà bốn game đạt được đều trên 45 FPS, thậm chí với GTA V FPS đạt được còn vượt 50 lến đến 63 FPS con số cực kì ấn tượng.



    [​IMG]


    Đánh giá nhiệt độ với phần mềm FurMark

    Nhiệt độ cao nhất khi đánh giá với bài test nặng nhất là 84 độ C


    [​IMG]

    Nhiệt độ khi sử dụng ở chế độ bình thường không tải là 45 độ C


    [​IMG]


    Về độ ồn trong quá trình khi đánh giá những game nặng trong điều kiện phòng bình thường độ ồn mà Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC phát ra khá bé gần như không nghe thấy vào điều kiện bình thường. Vào ban đêm hoặc khi yên lặng tiếng ồn phát ra hoàn toàn chấp nhận được. Không có hiện tượng gào thét như như các tiền bối đời trước.


    Tổng kết :

    Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC được bán ra với giá giao động trong khoảng 750$ và khi về Việt Nam con số này có thể vượt quá 20 triệu. Một con số nhìn vào có thể khẳng định ngay là không phải game thủ nào cũng có thể mua được.

    Tuy nhiên nếu là người đam mê game 4K mê cái đồ họa đẹp đến không thể nói nên lời của cảnh vật, của ánh sáng, mê cái sống động của những pha hành động chớp nhoáng nhưng vẫn tinh tế đến từng đường nét của nhân vật hay chỉ đơn giản là bạn đang muốn tìm một làn gió mới cho hệ thống của mình và một lưu ý là kinh tế đối với bạn không phải là vấn đề. Thì Asus GeForce GTX 980 Ti StrixOC chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho hệ thống của bạn

    Ưu điểm :

    Thiết kế hầm hố, mạnh mẽ.

    Cấu hình cực mạnh, càn quét được mọi tựa game 4K.

    Vi kiến trúc Maxwell tiết kiệm điện năng.

    Dễ dàng ép xung .

    Nhiệt độ, độ ồn thấp.

    Hỗ trợ các công nghệ mới nhất của NVIDIA.

    Nhược điểm:

    Phụ kiện ít.

    Giá bán còn khá cao.

    editor.jpg
     
    Last edited by a moderator: 22/7/15
    thoitrangcaocaphcm2020 thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi EYE FIRE, 7/7/15.

Chia sẻ trang này