sự tỏa nhiệt diễn ra càng nhanh. 4. Kết luận: việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của 2 môi trường và … that’s all! 5. Xét 2 khối đồng và nhôm có cùng diện tích tiếp xúc không khí, làm vai trò chuyển nhiệt từ 1 vật nóng (CPU) vào môi trường không khí, qua trình truyền nhiệt diễn ra qua 3 giai đoạn sau: a- truyền nhiệt từ CPU vào khối đồng/nhôm tại nơi khối đồng/nhôm tiếp xúc với CPU: đây là việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác nên diện tích tiếp xúc giữa nguồn nhiệt và khối đồng / nhôm sẽ quyết định tốc độ, trong trường hợp này diện tích đó là như nhau nên tốc độ truyền nhiệt cũng là như nhau. b- truyền nhiệt từ nơi tiếp xúc CPU ra nơi tiếp xúc không khí trong khối đồng / nhôm: Do đồng có độ dẫn nhiệt cao hơn nhôm: Cu = 401 W/(m•K), Al = 237 W/(m•K) -> gần gấp đôi nên đương nhiên nhiệt trong khối đồng sẽ được truyền tốt hơn trong khối nhôm c- truyền nhiệt tại nơi khối đồng / nhôm tiếp xúc không khí: do diện tích tiếp xúc như nhau nên quá trình cho tốc độ như nhau (giống phần a) --> như vậy, hiệu quả của quá trính tản nhiệt của CPU nằm ở giai đoạn b 6. Xét các thể loại heatsink: - Với heatsink đồng toàn bộ -> giai đoạn b cho kết quả khả quan nhất, tuy nhiên trọng lượng heatsink sẽ lớn và giá thành cao nhất - Với heatsink đồng nhôm kết hợp -> giai đoạn b trải qua 2 giai đoạn con: truyền nhiệt trong đồng và truyền nhiệt trong nhôm -> kết quả thấp hơn trường hợp trên, trọng lượng heatsink vừa phải, giá thành rẻ hơn - Với heatsink toàn nhôm -> hiệu quả tại quá trình b là thấp nhất, nhưng giá thi rẻ hơn nhiều." /> sự tỏa nhiệt diễn ra càng nhanh. 4. Kết luận: việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của 2 môi trường và … that’s all! 5. Xét 2 khối đồng và nhôm có cùng diện tích tiếp xúc không khí, làm vai trò chuyển nhiệt từ 1 vật nóng (CPU) vào môi trường không khí, qua trình truyền nhiệt diễn ra qua 3 giai đoạn sau: a- truyền nhiệt từ CPU vào khối đồng/nhôm tại nơi khối đồng/nhôm tiếp xúc với CPU: đây là việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác nên diện tích tiếp xúc giữa nguồn nhiệt và khối đồng / nhôm sẽ quyết định tốc độ, trong trường hợp này diện tích đó là như nhau nên tốc độ truyền nhiệt cũng là như nhau. b- truyền nhiệt từ nơi tiếp xúc CPU ra nơi tiếp xúc không khí trong khối đồng / nhôm: Do đồng có độ dẫn nhiệt cao hơn nhôm: Cu = 401 W/(m•K), Al = 237 W/(m•K) -> gần gấp đôi nên đương nhiên nhiệt trong khối đồng sẽ được truyền tốt hơn trong khối nhôm c- truyền nhiệt tại nơi khối đồng / nhôm tiếp xúc không khí: do diện tích tiếp xúc như nhau nên quá trình cho tốc độ như nhau (giống phần a) --> như vậy, hiệu quả của quá trính tản nhiệt của CPU nằm ở giai đoạn b 6. Xét các thể loại heatsink: - Với heatsink đồng toàn bộ -> giai đoạn b cho kết quả khả quan nhất, tuy nhiên trọng lượng heatsink sẽ lớn và giá thành cao nhất - Với heatsink đồng nhôm kết hợp -> giai đoạn b trải qua 2 giai đoạn con: truyền nhiệt trong đồng và truyền nhiệt trong nhôm -> kết quả thấp hơn trường hợp trên, trọng lượng heatsink vừa phải, giá thành rẻ hơn - Với heatsink toàn nhôm -> hiệu quả tại quá trình b là thấp nhất, nhưng giá thi rẻ hơn nhiều." />

Chứng minh: đồng hút nhiệt và tỏa nhiệt tốt hơn nhôm:

Thảo luận trong 'Extreme cooling' bắt đầu bởi Chip, 25/8/06.

  1. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    [t_hoanganh] : thread trước có liên quan trực tiếp đến thread này nhưng ít chứng minh hơn :
    http://forum.amtech.com.vn/showthread.php?t=23198



    Rất nhiều ý kiến cho rằng: đồng tuy hút nhiệt tốt, nhưng lại tỏa nhiệt vào không khí kém hơn nhôm. Trong khi đó những ý kiến nói trên lại thường được đi kèm với câu: "ai cũng biết:...", "mọi người cũng đã nói nhiều...", "nhận thấy..."... rất thiếu thuyết phục nên Chip đã thử đi tìm tài liệu nhằm tìm cho ra một cơ sở có giá trị khoa học và chứng mình được vấn đề trên 1 cách logic.

    Nếu xét miếng đồng và nhôm là có cùng thể tích, diện tích tiếp xúc và ở trong cùng điều kiện môi trường. Sau đây là chứng minh:

    1. Nhiệt độ là sự dao động tại chỗ của các phân tử chất rắn, dao động càng mạnh thì nhiệt càng cao và ngược lại.

    2. Sự truyền nhiệt (chất rắn) là sự truyền dao động đã nói trên, giả sử nhiệt độ tại điểm A cao hơi điểm B tức là các phân tử tại điểm A dao động mạnh hơn tại B, nó sẽ truyền dao động này sang các phân tử bên cạnh và cứ thế dao động được truyền đến B như làn sóng vậy. Tốc độ lan truyền này chính là tốc độ truyền nhiệt của vật, được biểu thị bằng đơn vị W/(m•K)

    [​IMG]

    3. Xét 1 khối chất rắn rất nhỏ như hình trên, trong đó mỗi vòng tròn màu chỉ là 1 lớp phân tử, trung tâm màu vàng là nguồn nhiệt. Ta thấy lớp màu đen ngoài cùng chính là khu vực tiếp xúc không khí và tỏa nhiệt vào môi trường, còn các lớp màu xanh, màu đỏ bên trong chỉ có vai trò dẫn nhiệt từ nguồn màu vàng sang cho màu đen, không hơn không kém.

    Tại lớp phân tử ngoài cùng (màu đen), sự dao động của nó được hấp thụ bởi các phân tử không khí bao quanh và như thế là sự tỏa nhiệt diễn ra. Nếu diện tích tiếp xúc với không khí càng lớn thì càng có nhiều dao động được truyền trong 1 đơn vị thời gian --> sự tỏa nhiệt diễn ra càng nhanh.

    4. Kết luận: việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của 2 môi trường và … that’s all!

    5. Xét 2 khối đồng và nhôm có cùng diện tích tiếp xúc không khí, làm vai trò chuyển nhiệt từ 1 vật nóng (CPU) vào môi trường không khí, qua trình truyền nhiệt diễn ra qua 3 giai đoạn sau:
    a- truyền nhiệt từ CPU vào khối đồng/nhôm tại nơi khối đồng/nhôm tiếp xúc với CPU:
    đây là việc truyền nhiệt từ môi trường này sang môi trường khác nên diện tích tiếp xúc giữa nguồn nhiệt và khối đồng / nhôm sẽ quyết định tốc độ, trong trường hợp này diện tích đó là như nhau nên tốc độ truyền nhiệt cũng là như nhau.
    b- truyền nhiệt từ nơi tiếp xúc CPU ra nơi tiếp xúc không khí trong khối đồng / nhôm:
    Do đồng có độ dẫn nhiệt cao hơn nhôm: Cu = 401 W/(m•K), Al = 237 W/(m•K) -> gần gấp đôi nên đương nhiên nhiệt trong khối đồng sẽ được truyền tốt hơn trong khối nhôm
    c- truyền nhiệt tại nơi khối đồng / nhôm tiếp xúc không khí: do diện tích tiếp xúc như nhau nên quá trình cho tốc độ như nhau (giống phần a)

    --> như vậy, hiệu quả của quá trính tản nhiệt của CPU nằm ở giai đoạn b

    6. Xét các thể loại heatsink:
    - Với heatsink đồng toàn bộ -> giai đoạn b cho kết quả khả quan nhất, tuy nhiên trọng lượng heatsink sẽ lớn và giá thành cao nhất
    - Với heatsink đồng nhôm kết hợp -> giai đoạn b trải qua 2 giai đoạn con: truyền nhiệt trong đồng và truyền nhiệt trong nhôm -> kết quả thấp hơn trường hợp trên, trọng lượng heatsink vừa phải, giá thành rẻ hơn
    - Với heatsink toàn nhôm -> hiệu quả tại quá trình b là thấp nhất, nhưng giá thi rẻ hơn nhiều.
     
    :
  2. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    Vấn đề nó nằm ở chỗ này đó bro. Cái này sai hoàn toàn, nó phụ thuộc vào bản chất vật lý của vật chất. Nói như vậy thì bất cứ nguyên tố kim loại nào có cùng thể tích và có diện tích bề mặt tiếp xúc không khí như nhau đều tỏa vào không khí một nhiệt lượng như nhau trong một đơn vị thời gian??? Tức là cả mấy trăm khối kim loại khác nhau hoàn toàn về bản chất, giống nhau như đúc về thể tích, hình dạng, bề mặt tiếp xúc được nung nóng ở 200 độ C để ngoài không khí sẽ cùng trở về 32 độ C là nhiệt độ môi trường sau một khoảng thời gian t nào đó :kinhdi:
     
  3. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Không đúng nếu nó là "khối", vì nhiệt độ tại tâm khối cần phải dẫn truyền ra bề mặt khối, mà cái tốc độ dẫn truyền này là không giống nhau nên sự toả nhiệt là khác nhau.
    Nếu các kim loại này được dát mỏng đến mức chỉ dày bằng 2 lớp phân tử thì khi đó chúng toả nhiệt và trở về cùng nhiệt độ sau cùng đơn vị thời gian, bất kể bản chất.
     
  4. tien113

    tien113 php+mysql+apache

    Bài viết:
    6,477
    Nơi ở:
    Vaasa, Finland
    câu này là ko đúng...

    ví dụ như 2 miếng gỗ típ xúc với bề mặt cực rộng thì chúng cũng chả truyền nhiệt được gì cả...

    nhưng với 2 miếng sắt típ xúc với bề mặt nhỏ hơn thì chúng lại truyền nhiệt tốt...

    câu kết luận của bạn hình như đã có vấn đề...:leuleu:
     
  5. I.link

    I.link New Member

    Bài viết:
    17
    Mấy pa này, có mấy vấn đề vật lý cấp hai mà cứ lôi ra cãi hoài!!
    //---------------------------------------------------------------
    Nếu chỉ xét sự truyền nhiệt giữa vật thể rắn thì công suất truyền nhiệt được xác định bằng Diện tích tiếp xúc và Hệ số truyền nhiệt: λ(kcal/mhđộ ) (cái này thì đồng ngon hơn nhôm :D) và điều quan trọng nữa là độ chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt tiếp xúc.
    Ở đây ngoài khía cạnh đó ra còn phần lớn phụ thuộc vào hình dạng, tốc độ gió, độ ẩm không khí...etc...
    Tóm lại cùng 1 diện tích tỏa nhiệt , tốc độ gió, độ ẩm.... thì đồng tỏa nhiệt ra ngoài môi trường nhanh hơn nhôm, ở đây lại dính đến vấn đề kinh tế: đồng đắt hơn nhôm.
    Nhôm nhẹ và rẻ tiền hơn, tuy nhiên vì hệ số truyền nhiệt của nhôm kém hơn đồng nên nhiệt độ vùng tâm CPU (nơi nóng nhất) và vùng ngoại biên sẽ chênh lệch khá nhiều, để khắc phục tình trạng đó người ta mới làm hsf nhôm lõi đồng, mục đích là giảm biên độ nhiệt giữa vùng tâm và vùng ngoại vi mà vẫn giữ được hiệu quả kinh tế.
    Tóm lại, bỏ qua các đại lượng khác thì yếu tố quyết định tốc độ truyền nhiệt phụ thuộc 2 đại lượng chính là: Diện tích tiếp xúc và hệ số dẫn nhiệt hay còn gọi là hệ số truyền nhiệt ( λ).
     
  6. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    Coi chừng bạn bị lẫn lộn nhé, câu trên là đúng, nhưng chú ý là "hệ số truyền nhiệt" đó là hệ số nội tại của vật chất đó, tức là nó áp dụng để tính toán sự truyền dẫn nhiệt bên trong của vật chất, không phải dùng để tính sự truyền nhiệt giữa 2 môi trường khác nhau.
    Lấy 1 ví dụ đơn giản: nếu lấy 1 miếng đồng áp vào 1 miếng nhôm thì biết dùng lamda nào để tính đây? λ của đồng hay của nhôm?
     
  7. Chip

    Chip New Member

    Bài viết:
    268
    em nên đọc kỹ 3 giai đoạn đã nêu trên, sở dĩ gỗ nó truyền nhiệt kém vì sự truyền nhiệt bên trong gỗ rất kém, cái này là nhân tố cản trở.
    Lấy 1 ví dụ về việc truyền nhiệt bề mặt nhá:
    1. Lấy quẹt gaz (bật lửa) đốt nóng miếng gỗ trong 2 giây (để nhiệt chỉ kịp lưu trên bề mặt miếng gỗ)
    2. Gí miếng gỗ đó xuống nước, nhấc lên sờ thử xem, nguội ngắt.

    Nếu cùng miếng gỗ đó, đốt 1 mặt, nhúng nước mặt kia thì còn lâu nó mới nguội, đúng không?
     
  8. Venice

    Venice New Member

    Bài viết:
    483
    bác lại đánh trống lảng rồi. Vậy bác có thể dát mỏng đến mức chỉ dày bằng 2 lớp phân tử được sao. Dát bằng niềm tin chắc :sun: Chưa kể cái mà bác nói chẳng ai kiểm chứng được, vì không ai là nhà vật lý trong cái 4rum này okie? Mà đây là đang nói ứng dụng thực tế đến cái hsf nhé.

    Được rồi bây giờ nói thế này, đỡ phải là khối nhé. hàng trăm lát kim loại các nguyên tố khác nhau ví dụ: vàng, bạc, đồng, chì, thép, nhôm v.v.. với số đo 60*30*1 (mm cho nó giống cái lát heatsink), đem nung tất cả những lát kim loại này đến nhiệt độ không đổi 200 độ C. Có ý kiến cho rằng sau khoảng thời gian t tất cả nhưng lát kim loại này sẽ trở về nhiệt độ phòng ~30 độ C. Theo các bạn ý kiến trên đúng hay sai???
     
  9. nvtcom

    nvtcom New Member

    Bài viết:
    463
    cái nay của bác phải xem lại nhiều
    còn cái này nữa
    ?????????
     
  10. metavana

    metavana New Member

    Bài viết:
    92
    thôi mấy ba cãi nhau nhiều quá, cho cái ví dụ thấy liền nè
    - thấy bộ van tiết lưu ngưng tụ của giàn nóng ở sau lưng tủ lạnh ko, làm bằng gì, bằng đồng chứ bằng gì. ba nào thử ra chợ mua cái bằng nhôm thế vô xem thằng bán hàng có chửi ko. Ko dưng mà ng ta lại làm nó bằng đồng
     

Chia sẻ trang này