trung quốc

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged trung quốc.

  1. umbrella_corp
  2. umbrella_corp
  3. brokenland
    Nhắc đến OPPO bây giờ, người Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến “cái điện thoại to to, có cái đầu xoay được”, dân công nghệ thì thậm chí còn nhiều khi nhầm lẫn tên đầy đủ của hãng là OPPO Find. Nhưng OPPO từ đâu mà có? OPPO ở Việt Nam rốt cục là gì? Là điện thoại thông minh, đương nhiên rồi. Chiếm trọn thời lượng quảng cáo trong "Táo Quân", siêu thị điện máy nào chả treo banner to đùng màu xanh. Hoành tráng thế cơ mà! Phải nói rằng về độ chịu “chơi” cho truyền thông thì các công ty làm về quảng cáo và tiếp thị ở Việt Nam đều nâng OPPO như nâng trứng. Thậm chí còn Samsung, HTC, LG cũng bị đứng sau về mặt ưu tiên chứ chưa nói đến Apple vốn nổi tiếng không “quan tâm đúng mực” tới thị trường Việt. [IMG] Nhắc đến OPPO bây giờ, người Việt Nam sẽ nghĩ ngay đến “cái điện thoại to to, có cái đầu xoay được”. Dân công nghệ thì thậm chí còn nhầm lẫn tên đầy đủ của hãng là OPPO Find. Rồi gần đây, có ai là không biết đến vụ bảo hành mà báo điện tử nào cũng tự nhận là “đơn tố cáo/khiếu nại được gửi đến tòa soạn của CHÚNG TÔI”. Tuy không mang hình ảnh tích cực lắm, nhưng dù sao trong thời điểm mà S5, M8, Z2 ra mắt thì cũng phải học theo showbiz về cách nhìn nhận các scandal. Đến đây, có thể thấy về mặt truyền thông, thì có thể khẳng định OPPO đã thành công rực rỡ cho đến thời điểm hiện tại. Tiếng tăm càng nổi, mọi người càng ít để tâm hơn đến những vấn đề “hạ tầng”. Dường như chúng ta vẫn chưa có thói quen tìm hiểu những thứ ngoài tính năng và giá cả của một sản phẩm công nghệ khi mua sắm. Bài viết của tôi hôm nay sẽ đưa ra một số thắc mắc, nghi vấn về thương hiệu OPPO tại Việt Nam.Trước khi đi vào bài viết, tôi xin khẳng định bài viết của tôi không KHẲNG ĐỊNH bất cứ một luận điểm nào. Bài viết của tôi nhằm mục đích đưa ra các NGHI VẤN , từ đó chúng tôi mong muốn sẽ đưa đến cho độc giả thêm một số góc nhìn khác ... Trong tương lai, bài viết này của tôi sẽ trở thành một “mớ chữ” nếu OPPO Việt Nam cung cấp nhiều thông tin hơn để xác minh. [IMG] OPPO Toàn Cầu Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về thương hiệu OPPO trên toàn thế giới. Không làm mất thời gian các bạn phải Google, tôi xin tóm lược như sau. Khi ta tìm từ khóa OPPO, sẽ chủ yếu ra các sản phẩm đầu Blu-Rays mang thương hiệu OPPO (các bạn hãy search theo kết quả tiếng Anh). Khi tìm kiếm ưu tiên tiếng Việt, dễ thấy OPPO lại có nhiều thiết bị smartphone hơn. Chắc tại ở Việt Nam khác thế giới. Và chúng ta đang quân tâm về smartphone OPPO nên tôi sẽ lần thông tin theo cách tìm khác. Theo Wikipedia , OPPO là thương hiệu của tập đoàn điện tử OPPO (OPPO Electronics Corp) - một tập đoàn của Trung Quốc. [IMG] Nhưng khá ngạc nhiên là OPPO Electronics Corp không hề có một trang web nào chính thức!? Tất cả chỉ là các web liên kết với nội dung khá sơ sài (Kết quả tìm kiếm). Không lẽ một tập đoàn tầm cỡ như thế lại để thông tin về công ty của mình trên Wikipedia? OPPO là một tập đoàn điện tử chứ đâu phải một tổ chứ hoạt động trong lĩnh vực tình báo hay Special Sercutity, mà thậm chí đến cả CIA còn có địa chỉ website ở www.cia.gov. Bỏ qua điểm bất thường trên, ta tiếp tục tìm hiểu về OPPO Electronics Corp. Theo Wikipedia, OPPO Electronics Corp có 2 mảng chuyên biệt là OPPO Digital cùng OPPO Electrics, và một liên doanh với thương hiệu BBK ở Liên bang Nga. Về OPPO Digital , đây là thương hiệu khá nổi tiếng ở các nước phát triển về các thiết bị kĩ thuật số, đặc biệt là các mẫu đầu Blu-Rays BDP series. Có thể nói làm lên thương hiệu OPPO ở các nước phát triển chính là do các sản phẩm này chứ không phải các sản phẩm smartphone mang thương hiệu OPPO. Các bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm của thương hiệu này thông qua trang web: www.OPPOdigital.com . [IMG] Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin trong trang web này, ta lại thấy tên đầy đủ của công ty lại là OPPO Digital USA , có trụ sở tại 2629 Terminal Blvd., Ste B .Mountain View, CA 94043. Tại sao lại không thấy có nhắc gì đến tập đoàn mẹ ở Trung Quốc như thông tin trên Wikipedia? Có thể đặt ra hai giả thiết: Thông tin trên Wikipedia là chính xác, và OPPO Electronics Corp đang có những toan tính riêng về việc “ẩn mình”. Hoặc đi đến một giả thiết thứ hai, thông tin trên Wikipedia là không chính xác . Điều này dẫn đến một kết luận là OPPO Electronics Corp đã NHÁI lại thương hiệu OPPO của OPPO Digital USA. Và ai cũng biết là “hàng xóm” của chúng ta có chuyên môn về làm hàng nhái đã đạt tới trình độ Post-doctorate. Từng nổ ra rất nhiều tranh cãi và lí luận, trong đó đáng chú ý là lí luận: Đây là một tập đoàn của Trung Quốc, có trụ sở tại Mỹ chuyên sản xuất các sản phẩm cho thị trường phát triển. Vì thế nên OPPO đã “dấu lịm” gốc tích Trung Quốc vốn nhiều tai tiếng và được đưa vào từ điển thay cho từ “chất lượng kém” của mình . Điều này lí giải tại sao OPPO Digital USA và OPPO Electronics Corp có logo giống hệt nhau nhưng lại không có hề có tranh chấp pháp lí xảy ra. Và có động cơ CHÍNH TRỊ đằng sau việc ẩn mình của OPPO Electronics Corp. [IMG] Tuy nhiên, ta lại phải nhìn nhận lại, OPPO Electronics Corp không sử dụng thượng hiệu OPPO tại Mỹ, mà chỉ sử dụng ở các nước Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan một cách chính thức. Và đương nhiên, trong số các nước trên không có nước nào là thị trường chính thức của OPPO Digital USA. Đương nhiên là thương hiệu này không được bảo hộ, thế nên nếu có tranh chấp xảy ra. OPPO Electronics Corp thậm chí còn có lợi thế hơn vì đã đi vào thị trường này từ trước so với OPPO Digital USA. Xét về mặt kinh doanh, đây không phải là thị trường của OPPO Digital USA, nên họ chẳng việc gì phải mất công kiện tụng thời điểm hiện tại. Thực sự mà nói, tôi thấy giả thuyết này thuyết phục hơn: Wikipedia có sự nhầm lẫn về thông tin. Và có một điều vô cùng thú vị mà tôi tìm thấy trên trang chủ của OPPO Digital USA như sau: [IMG] Các bạn có để ý vùng khoanh đỏ mà tôi đánh dấu không, có thể dịch đơn giản như sau: OPPO Digital USA không có bất cứ sản phẩn điện thoại di động nào. Chúng tôi cũng không hỗ trợ bất cứ sản phẩm điện thoại di động nào. Nếu là “gà cùng một mẹ” thì tại sao lại “phũ” như thế? Về mảng OPPO Electronics . Đây chính là mảng sản xuất các thiết bị smartphone OPPO được biết đến rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Theo Wikipedia, hay còn gọi với một cái tên chuẩn hơn là OPPO Mobile. Theo cách tìm hiểu thông thường bằng Google, chúng ta có kết quả tìm kiếm tại đây . Thông qua kết quả tìm kiếm, ta thấy O PPO mobile hoàn toàn rất mờ nhạt, là thương hiệu quốc tế, mà khi tìm tên lại không có một website sản phẩm mang tính toàn cầu. Toàn là các trang liên kết nghèo nàn, sơ sài. Điểm qua một vài web “Tây” nhất là www.en.OPPO.com . Nhìn qua trang web, giao diện y hệt OPPOmobile của Việt Nam, nhưng thông tin thì lại có phần NGHÈO NÀN hơn rất nhiều. Vào trang web của Việt Nam thấy hoành tráng hơn rất nhiều. Có một điều thú vị là khi chúng ta vào mục Contac us, chúng ta nhận được kết quả như sau: [IMG] Một thương hiệu lớn mà lại có cách liên hệ “chung chung” thế sao? Thậm chí còn không có thông tin trụ sở chính nữa. Tiếp tục khám phá website “hoành tráng” mang tính quốc tế này bằng cách truy cập vào mục Where to buy. Chúng ta hãy gõ tên UK hoặc USA, sẽ có rất nhiều cửa hàng hiện ra nơi bạn có thể mua smartphone OPPO. Nhưng khi click vào kiểm tra, bạn sẽ thấy có rất nhiều cửa hàng thông báo “We regret...”. Điển hình là ở Mỹ, có ba nơi bán, một là Amazon (ở đây thì tôi thấy hầu như bán mọi thứ hàng ko thuộc danh mục cấm như chất kích thích), một nơi nữa là NEGRI Electronics (Công ty bán “mọi thiết bị” di động có thể), và còn nơi còn lại thì ... [IMG] Và rất nhiều nơi bán khác của OPPO ở Anh hay các nước khác cùng gặp tình trạng như trên. Thậm chí một vài chi nhánh còn không có cả thông tin liên hệ. Còn rất nhiều điều không hợp với "quy mô toàn cầu của OPPO Mobile” nếu các bạn chịu dành một chút thời gian tìm hiểu. Khác hẳn với ở Việt Nam, chúng ta còn có cả bản đồ, địa chỉ ghi rõ ràng trụ sở của đại bản doanh. Đúng là OPPO ở Việt Nam chúng ta là chuyên nghiệp và rõ ràng nhất. Đến đây, nhiều luồng ý kiến phản bác là do marketting lên OPPO có thể thổi phồng quy mô công ty của mình một chút so với thực tế là hoàn toàn bình thường. Và do mới lớn nên hệ thống phân phối cũng như website chưa được hoàn thiện là đúng. Tuy nhiên điều tôi muốn nói ở đây, OPPO Mobile là một thương hiệu quốc tế, chứ không phải của riêng Việt Nam, tại sao lại không có một trang thông tin thực sự chính xác và đầy đủ cho các sản phẩm của mình, mà lại ưu ái thị trường Việt Nam đến thế? Liệu đây có phải là cách làm hợp logic của một tập đoàn tạo ra các sản phẩm Blu-Rays nổi tiếng như OPPO Digital USA hay sự đồng nhất lại chỉ nằm ở logo OPPO? [IMG] Liệu có thực sự tồn tại một OPPO Mobile đúng nghĩa là một hãng di động, hay cũng chỉ là một sản phẩm gia công ở Trung Quốc, được trau chuốt hơn về chất lượng và đóng cái tên thật hay đem đi tiêu thụ? Câu hỏi đặt ra là nếu như cùng đặt tên là OPPO, tại sao lại không vi phạm bản quyền thương hiệu? Câu trả lời đơn giản là trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, chưa có công ty nào đăng kí kinh doanh mang thương hiệu OPPO, thì các công ty được phép đăng kí các thương hiệu đó với quốc gia đó. Ví dụ điển hình là vụ thương hiệu Apple bị kiện tại Trung Quốc cách đây không lâu. Nhìn lại lần nữa, ta thấy có chi tiết thú vị mà tôi đã nhắc ở trên: Cho đến khi xuất hiện OPPO Mobile thì ở Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia (những nơi OPPO Mobile hoạt động chính thức) chưa hề có thương hiệu OPPO được đăng kí trước đó. Có thể đây chính là lời giải thích hợp lí cho sự tồn tại của OPPO Mobile. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về OPPO Mobile Việt Nam. Chúng ta có thể tìm hiểu các thông tin chính thức về OPPO Mobile tại Việt Nam thông qua trang web: www.OPPOmobile.vn. Nhìn chung mà nói, thông tin về sản phẩm khá đầy đủ. Tuy nhiên, để ý lại một chút nhé, tên công ty này là gì thế??? OPPO. Đương nhiên rồi. Nhưng tên đầy đủ của công ty là gì? Là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT VÀ KHOA HỌC OPPO . Các bạn có thấy điều gì bất ổn không? Nếu vẫn chưa thấy, các bạn hãy đọc tiếp cái tên mang tính ví dụ sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kỹ thuật và khoa học Apple. Vấn đề là ở đấy. Đây là một công ty của Việt Nam, chứ không phải là chi nhánh của OPPO toàn cầu, vì đây là công ty một thành viên. Và đây là toàn bộ thông tin của công ty OPPO Việt Nam: [IMG] Điểm qua một chút, chúng ta thấy rõ ràng trong lĩnh vực hoạt động của công ty không hề có nghành: Nhập khẩu các thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông. Có sự khác biệt cơ bản về khái niện buôn bán và xuất nhập khẩu. Và nếu là chi nhánh hay đại diện của thương hiệu OPPO thì công ty này phải nhập khẩu các thiết bị của mình vì OPPO không lắp ráp ở Việt Nam. Hoặc có một giả định nữa đó là OPPO đang vi phạm luật, cố tình hoạt động ở các ngành không đăng kí kinh doanh. Vậy nếu như cùng đặt tên là OPPO, tại sao lại không vi phạm bản quyền thương hiệu? Câu trả lời đơn giản: trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chưa có công ty nào đăng kí kinh doanh mang thương hiệu OPPO cho đến khi công ty OPPO (của Việt Nam) đăng kí. [IMG] Thêm vào đó, có một điểm khá đáng chú ý là công ty này chưa một lần lên tiếng chính thức xác nhận mình có phải là chi nhánh hay đại diện của OPPO Mobile nào đó. Tiếp theo, tôi chưa thấy công ty này công bố bất cứ một giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền hay xuất xứ của các sản phẩm của mình. Tôi không lên tiếng khẳng định bất cứ điều gì về công ty OPPO Việt Nam. Song có một điều cần phải thừa nhận đó là công ty OPPO Việt Nam còn khá nhiều điều “mập mờ”. Liệu công ty TNHH MTV kỹ thuật và công nghệ OPPO có liên quan gì đến “các” thương hiệu OPPO đang tồn tại trên toàn cầu hay ko? OPPO Mobile, từ đâu tới? Như trong một lần đã trình bày về các sản phẩm của HKPhone, tôi thấy các sản phẩm của OPPO Mobile có khá nhiều nghi vấn tương đồng với các sản phẩm của HKPhone . Tôi chưa thấy có nguồn thông tin nào xác định về xuất xứ của máy. Đây là một điều hết sức không bình thường. Chúng ta chấp nhận là Made in China , nhưng chung chung một kiểu ấy thì thực sự làm tôi cảm thấy lo lắng. Cho dù sản phẩm có hình thức đẹp đến đâu và mượt mà như thế nào đi nữa, thì việc nó không chứng minh được xuất xứ cũng đã gợi lên nhiều nghi vấn. Thứ hai, một sự trùng hợp nữa: [IMG] Và đâu rồi các biểu tượng khó hiểu như trên iPhone hay một số hãng khác? Thậm chí những mẫu OPPO N1 ở Việt Nam còn “trắng không tì vết”. Để ý chúng ta sẽ thấy tất cả các sản phẩm của các hãng như HTC, Samsung,... đều có các kí hiệu này. Thậm chí một hãng đề cao thẩm mỹ như Apple cũng phải thêm những thông tin “không được đẹp mắt” này vào. Và đây cũng là điều kiện bắt buộc cho bất kì một sản phẩm nào đã qua kiểm định và muốn được lưu hành trên các vùng lãnh thổ như châu Âu, Mỹ,... Việc OPPO Mobile trống trơn như thế chỉ có thể giải thích một cách duy nhất là sản phẩm này chưa hề qua kiểm định của các cơ quan có thẩm quyền một cách chính thức, hoặc cũng có thể là không vượt qua được. Vấn đề nhạy cảm khác... Tại sao lại để cho những sản phẩm lưu hành rộng rãi và có tiếng tăm như OPPO lưu hành trên thị trường trong khi còn quá nhiều nghi vấn như trên? Các cơ quan thẩm định chất lượng, cục quản lí thị trường,... đang hoạt động như thế nào? Là do có vấn đề về nghiệp vụ chuyên môn hay yếu kém về quản lí dẫn đến sự lỏng lẻo và thậm chí là không đủ năng lực thẩm định? Hay là do các cơ quan này cố tình “lơ” đi? [IMG] Có thể thấy đa phần các công ty phân phối OPPO Mobile ở Việt Nam đều có các ông lớn chống lưng. Điển hình như Viettel Store. Các công ty này tôi tin tưởng là có đủ thông tin và điều kiện để tìm hiểu về bất cứ sản phẩm nào, giống như các “công ty lớn” khác. Đáng nhẽ các công ty này phải đi đầu trong việc đảm bảo tiêu chí chất lượng, nhưng đằng này tất cả lại đặt tiêu chí kinh doanh lên hàng đầu. Đây là điều khó chấp nhận nếu muốn tiến bộ. Và đương nhiên, chúng ta còn có thể liệt kê ra được hàng tá lí do liên quan nhưng những thông tin đó. Vẫn là bổn cũ soạn lại, vẫn là các sản phẩm gây tranh cãi nhưng lại gây được tiếng vang trong nước. Vẫn là những sự mập mờ và phi logic đến đáng ngạc nhiên? Theo TechZ
    Chủ đề bởi: brokenland, 22/4/16, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  4. umbrella_corp
    Hôm qua, Samsung chính thức ra mắt bộ đôi smartphone mới của hãng: Galaxy J7 (2016) và Galaxy J5 (2016) kế thừa hai phiên bản tiền nhiệm 2015. Cả hai máy đều hướng đến đối tượng người dùng thích chụp hình selfie với cụm camera trước độ phân giải 5MP kèm đèn flash LED. Mặt sau của chúng sở hữu cụm camera 13MP kèm đèn flash LED trợ sáng. Ngoài ra, những thông tin trước đây cho rằng Galaxy J7 và J5 phiên bản 2016 có tích hợp đèn lấy nét laser bên cạnh cụm camera sau là sai, khi ở phiên bản chính thức, đó chỉ là loa sau mà thôi. Galaxy J7 (2016) có màn hình 5.5" công nghệ Super AMOLED độ phân giải Full HD 1080p, chip xử lý lõi tám xung nhịp 1.6GHz (có thể là Exynos 7870 nhưng Samsung chưa xác nhận thông tin này). J7 (2016) hỗ trợ kết nối không dây LTE, NFC, 3GB RAM, 16GB bộ nhớ trong cùng viên pin 3300mAh. [img] Samsung Galaxy J7 (2016). Galaxy J5 (2016) có cấu hình thấp hơn J7 (2016) với màn hình 5.2" công nghệ Super AMOLED độ phân giải HD 720p, chip xử lý lõi tứ xung nhịp 1.2GHz kèm 2GB RAM cùng viên pin 3100mAh. Toàn bộ cấu hình còn lại của máy tương tự người đàn anh J7 (2016). [img] Samsung Galaxy J5 (2016). Samsung sẽ sớm tung ra bộ đôi Galaxy J7 (2016) và J5 (2016) tại Trung Quốc nhưng chưa tiết lộ về giá bán của chúng. Nguồn: PhoneArena
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 29/3/16, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  5. umbrella_corp
  6. umbrella_corp
    Lumia 640 XL được Microsoft ra mắt mới đây tại MWC 2015 và là phiên bản cao cấp hơn của smartphone Lumia 640. Cho dù sở hữu màn hình to hơn và khả năng chụp ảnh tốt hơn nhưng 640 XL chỉ sử dụng chip xử lý Snapdragon 400 1.2GHz như 640 và có cùng 1GB RAM. Tuy nhiên, có vẻ như Lumia 640 XL phát hành cho thị trường Trung Quốc sẽ có những điểm nâng cấp đáng giá hơn. [IMG] Theo như Trung tâm chứng nhận thiết bị truyền thông Trung Quốc cho biết gần đây họ mới cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng điện thoại thông minh Lumia 640 XL mã model TD-LTE, chiếc điện thoại này sẽ có 2GB RAM, vi xử lý lõi tứ có xung nhịp 2.2GHz (đây chắc chắn không phải là chip Snapdragon 400 nhưng vẫn chưa rõ đây là chip gì). Những thay đổi này sẽ biến Lumia 640 XL phiên bản Trung Quốc trở thành smartphone cao cấp. Các thành phần cấu hình còn lại của smartphone này vẫn giữ nguyên như màn hình 5.7 inch độ phân giải HD 720p, camera trước 5MP, camera sau 13MP và 8GB bộ nhớ trong. [IMG] Cấu hình của chiếc Lumia 640 XL "lạ" đến từ Trung Quốc. Cũng như Lumia 640, 640 XL cũng sẽ chạy phiên bản hệ điều hành Windows 8.1 có khả năng cập nhật lên Windows 10 trong năm nay (có thể vào mùa hè). Microsoft sẽ bán Lumia 640 XL vào tháng 4 với giá vào khoảng $220. Nguồn: PhoneArena
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 17/3/15, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  7. umbrella_corp
    Hôm qua ASUS đã chính thức lên tiếng việc phân phối card đồ họa GTX 970 phiên bản đặc biệt Dragon Knight (DK) hay còn gọi là Kỵ sĩ rồng. Theo đó, hãng điện tử Đài Loan sẽ không bán sản phẩm này ở thị trường nào khác ngoài Trung Quốc. Dù GTX 970 DK nhiều khả năng sẽ là sản phẩm bán chạy tiềm năng khi nó sở hữu mẫu thiết kế tuyệt vời cùng khả năng ép xung tốt, ASUS vẫn chỉ bán sản phẩm này tại thị trường Trung Quốc. "GTX 970 DK là sản phẩm giới hạn sản xuất dành cho thị trường Trung Quốc, nó sẽ không được bán đại trà tại những thị trường khác và sẽ không được bán tại thị trường Anh quốc," - Gareth Ogden, người phát ngôn của ASUS cho biết. ASUS GTX 970 DK có mức xung nhịp GPU rất cao tiềm tàng khả năng ép xung khủng nhờ vào dàn pha nguồn 10 con, 2 đầu cấp nguồn PCIe 6 và 8 pin cũng như bộ tản nhiệt DirectCU II đã độ lại với 2 quạt làm mát 10cm trong đó có 1 quạt dùng công nghệ CoolTech. Chiếc card đồ họa sử dụng bo mạch được ASUS tùy biến lại theo form của Strix GTX 980 vốn dành rất nhiều giải thưởng phần cứng trong năm 2014 bao gồm cả giải thưởng danh giá "Must Have" của KitGuru. [img] Có vẻ như ASUS GTX 970 DK được phát triển dành để làm quà tặng nhân dịp ngày lễ Tết truyền thống đầu năm ở Trung Quốc diễn ra vào ngày 19/2 năm nay. Đối với các fan cuồng PC thì chiếc card này chắc chắn là một món quà tuyệt vời nhất dành cho họ. ASUS định vị GTX 970 DK nằm dưới dòng sản phẩm cao cấp ROG của hãng nhưng lại trên dòng phổ thông một chút. Tiếc rằng vào thời điểm hiện tại ASUS vẫn chưa có kế hoạch ra mắt card đồ họa GTX 970 nào dành cho các tay ép xung nhưng lại muốn họ đầu tư vào các card đồ họa nền tảng GTX 980 như Strix GTX 980 hay ROG Matrix Platinum GTX 980 với số pha nguồn lần lượt là 10 và 14 con. Nhưng thực ra vẫn có nhiều card đồ họa khác nền tảng GTX 970 tiềm tàng khả năng ép xung tốt mà điển hình trong số đó là bản GTX 970 sử dụng bo mạch và tản nhiệt của NVIDIA dành cho GTX 980 do trang Overclockers UK thử nghiệm và đánh giá. Nguồn: KitGuru
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 16/1/15, 12 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  8. umbrella_corp
    [amtech.vn] Apple chỉ chính thức bán phiên bản iPhone mới nhất của mình tại Trung Quốc vào ngày 10/10 và từ thời điểm này các khách hàng tại quốc gia đông dân nhất thế giới có thể đặt hàng trước thông qua 3 nhà mạng lớn là China Mobile, China Unicom và China Telekom. Theo trang web Trung Quốc Feng thì cả 3 nhà mạng đã nhận được 2 triệu đơn đặt hàng chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ. Không cần phải nói, đây là một con số khủng khiếp. Cũng cần phải nhớ là Táo khuyết đã nhận được 4 triệu đơn đặt hàng iPhone 6 chỉ trong vòng 24 giờ từ 9 quốc gia nơi iPhone 6 được bán ra đầu tiên. Tất nhiên, Trung Quốc là quốc gia với hơn 1.2 tỉ người thì số lượng đơn đặt hàng như vậy chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể nói là thành công của Táo khuyết tại quốc gia Đông Á này. [IMG] Apple có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn tại Trung Quốc bao gồm các nhà sản xuất nội địa như Xiaomi, Lenovo và Huawei, và tất nhiên không thể đề phòng đối thủ không đội trời chung Samsung. Tuy nhiên điều này cũng chẳng ngăn hàng triệu khách hàng muốn mua sản phẩm của Táo khuyết. Các smartphone cỡ lớn đang rất thịnh hành tại Trung Quốc nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung vì thế Apple rất tự tin với 2 smartphone cỡ lớn của mình là iPhone 6 4.7 inch và 6 Plus 5.5 inch về mặt doanh thu. Nguồn: PhoneArena
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 2/10/14, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  9. umbrella_corp
  10. William
  11. William
    Băng đảng tội phạm công nghệ DNScalc Trung Quốc đã bổ sung vào danh sách gồm hai công cụ Dropbox, Wordpress để phát tán phần mềm độc. Nhóm này nhắm vào các mục tiêu cá nhân và tổ chức chính phủ liên quan đến ASEAN Băng đảng này đã thâm nhập vào các dịch vụ và lợi dụng trong vòng 12 tháng, theo giám đốc tình báo Rich Barger đến từ Cyber Squared. Các nhóm còn lại của Trung Quốc đã bị bảo mật Mandiant vạch mặt đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng nhằm vào các mục tiêu cụ thể để đánh cắp thông tin. [IMG] Chúng tìm các lỗ hổng bảo mật nào của Dropbox,với thông tin giả mạo về "Hội đồng kinh doanh Mỹ" DNSCalc -ASEAN". Các tin nhắn sẽ được gửi các cá nhân và tổ chức quan tâm chính sách của hiệp hội này. Khi nạn nhân mở giải nén file .zip kia, sẽ có một file khác có tên đầy đủ là "2013 US-ASEAN Business Council Statement of Priorities in the US-ASEAN Commercial Relationship Policy Paper.scr". Bấm mở file này sẽ khởi động một file *.pdf khác, trong khi đó phần mềm độc hại sẽ ngầm mở backdoor đến máy chủ của tội phạm. Phần mềm đôc hại sẽ kết nối tới blog WordPress tạo bởi các hacker. Blog này chứa địa chỉ IP và số cổng của server mà phần mềm độc hại sẽ tiếp tục kết nối tới nhằm tải thêm các chương trình cần thiết. Dropbox là một nền tảng lí tưởng cho các cuộc tấn công bởi nhân viên của rất nhiều công ty sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây này. "Mọi người tin tưởng vào Dropbox", Barger cho biết. Nguồn ttcn
    Chủ đề bởi: William, 17/7/13, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  12. William
    Phát hiện một cửa hàng ứng dụng của Trung Quốc với tên gọi 7659 đang cho phép người dùng tải về các ựng trả phí mà không phải mất tiền cũng như jailbreak. Có khoảng 5 triệu người ở quốc gia đông dân nhất thế giới đang sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là hoạt động này diễn ra khá công khai và do một công ty đứng tên là Kuaiyong. [IMG] Nền tảng phân phối ứng dụng doanh nghiệp của Apple cho phép một công ty lớn có thể triển khai các chương trình trên tất cả các thiết bị của công ty, miễn là họ có hồ sơ của các nhà phát triển được cung cấp cho Apple. Điều này giúp các công ty nhanh chóng tải về và cài đặt ứng dụng lên nhiều thiết bị mà không cần phải tải riêng cho từng sản phẩm cũng như thông qua Apple nhiều lần. Lợi dụng chính sách này, 7659 cho phép người dùng tải về các ứng dụng trả phí theo phương thức giống như được cung cấp cho doanh nghiệp. Chúng hầu hết miễn phí dù trên thực tế người dùng phải trả tiền theo phương thức chính thống. Dịch vụ này hiện chỉ truy cập được tại Trung Quốc. Công ty Kuaiyong cũng cảnh báo người dùng "không sử dụng Apple ID hoặc Apple Store" để hạn chế khả năng Apple phát hiện và có thể dừng dịch vụ. Nguồn ttcn
    Chủ đề bởi: William, 22/4/13, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  13. William
    Loạt ảnh thực tế về chiếc smartphone mang tên mã GT-I9502 vừa được tung lên. Nhiều người đã cho rằng, đây chính là hình ảnh của chiếc Galaxy S IV mà Samsung sắp giới thiệu ngày 14/3 tới đây. [IMG] Chiếc Galaxy S IV mang tên mã GT-I9502 cũng được cho là phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc, không phải bản quốc tế nên hỗ trợ 2 SIM. Tuy nhiên, kiểu dáng và cấu hình sẽ không khác bản quốc tế sẽ được Samsung giới thiệu vào ngày kia tại Mỹ. [IMG] Điểm gây chú ý nhất trong những bức hình mới là việc Galaxy S IV có kiểu dáng không khác nhiều so với S III tiền nhiệm, dù kích thước to hơn, viền màn hình trông mỏng hơn. Máy vẫn có thiết kế dạng vỏ nhựa ở mặt trước và mặt sau, viền là kim loại. Các chi tiết như cụm camera, nút Home dạng cứng bên dưới màn hình không khác nhiều so với S III và Note II, nắp lưng vẫn có thể tháo rời. [IMG] Trong khi đó, bức hình thử hiệu năng của chiếc máy được cho là S IV thông qua Antutu Benchmark cho thấy, sản phẩm sở hữu màn hình Full HD, RAM 2 GB và dùng chip 4 nhân tốc độ 1,8 GHz Universal 5410, có thể lã mã dòng chip Exynos lõi tứ của Samsung. Biểu tượng trên thanh công cụ cho thấy, phiên bản này hỗ trợ 2 SIM. Dù hình ảnh thực tế xuất hiện khá chi tiết và rõ nét, tuy nhiên, không ít trang công nghệ vẫn cho rằng hình ảnh vừa xuất hiện tại Trung Quốc không phải là của S IV chính thức, thay vào đó là một phiên bản thử nghiệm từng được Samsung nghiên cứu Nguồn sohoa
    Chủ đề bởi: William, 12/3/13, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  14. William
  15. am_kingsp
    Chuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc hai ca sĩ trẻ Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì quảng cáo cho phần mềm, mà còn nhiều điều nguy hiểm đằng sau công cụ chat của Trung Quốc này. Người dùng Việt Nam có lẽ không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền "đường lưỡi bò" trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này. [IMG] Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị WeChat cố tình "lờ tịt"! [IMG] Trong khi tại phiên bản tiếng Trung, "đường lưỡi bò" phi pháp lại được WeChat cho hiện rất rõ. Theo tờ China Daily, với sự phát triển nhanh chóng về lượng người dùng trên thế giới, đạt con số 300 triệu trong tháng 1/2013, chính phủ Trung Quốc nhận thấy, WeChat sẽ là sản phẩm thứ 3 của họ đạt tầm thế giới sau Lenovo và Huawei. Tạp chí Forbes tiết lộ, ngày 14/12/2012, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Tencent ngay sau khi được bầu làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu dài 40 phút, nhấn mạnh vai trò quan trọng của internet và khẳng định đảng, nhà nước Trung Quốc sẽ đầu tư và ủng hộ cho những công ty CNTT, internet như Tencent phát triển. Đồng thời, ông Tập còn yêu cầu các đơn vị này phải nỗ lực tuyên truyền về chủ quyền, chính sách của Trung Quốc thông qua các sản phẩm đã đạt ngưỡng toàn cầu hóa như WeChat. [IMG] Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Tencent. Khi tung sản phẩm vào Việt Nam, Tencent đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật! Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat vẫn sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Wixin, tấm bản đồ với "đường lưỡi bò" hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại Việt Nam đều xác nhận tấm bản đồ sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế này. Nếu như Tencent công bố danh sách hơn 1 triệu người dùng WeChat tại Việt Nam, cũng như hàng chục triệu người dùng khác trên khắp thế giới đã chấp nhận "bản đồ lưỡi bò", Trung Quốc sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại Biển Đông. Câu chuyện bản đồ WeChat tương tự vấn đề hộ chiếu lưỡi bò của chính phủ Trung Quốc. Khi hộ chiếu này xuất hiện, Việt Nam và nhiều quốc gia đã phản đối, Hải quan Việt Nam đã kiên quyết không đóng dấu vào hộ chiếu, thay vào đó cấp hộ chiếu rời cho công dân Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam. Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Ấn Độ, Philippines cũng ra tuyên bố phản đối. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố không công nhận hộ chiếu lưỡi bò. Theo trang mạng Webio, đầu năm 2011 chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thực hiện nghiêm túc việc thể hiện chủ quyền nước này trong bản đồ của sản phẩm. Ngay sau đó, rất nhiều trò chơi trực tuyến, các trang mạng xã hội, trang tìm kiếm Baidu đã tuân thủ chủ trương này. Khi các sản phẩm công nghệ của Baidu, Tencent… tiến ra toàn cầu, họ cũng phải thực hiện đúng chỉ đạo trên. Tại Việt Nam, công ty VNG đã đóng cửa ngay lập tức game Chinh Đồ của đối tác Giant Interactive, Trung Quốc, sau khi trò chơi này ngấm ngầm đưa "bản đồ lưỡi bò" vào. WeChat ứng dụng thuộc loại hình OTT (Over the Top content) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí do công ty Tencent có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc phát triển. Hiện WeChat bị Mỹ và các quốc gia châu Âu nhìn vơi con mắt nghi ngờ. Ngay sát Trung Quốc, chính quyền Đài Loan cũng đang rất cẩn trọng theo sát hoạt động của WeChat. Theo tờ Guardian của Anh, WeChat giúp chính phủ Trung Quốc theo dõi người dùng và kiểm duỵệt thông tin trên phạm vi toàn cầu bằng cách lọc các từ khóa cấm. Ở Việt Nam, nhiều cơ quan báo đài cũng đã cảnh báo sự nguy hiểm của WeChat về nguy cơ theo dõi thông tin người dùng. Hôm 24/12/2012, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Vietel khẳng định trong Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT, rằng các dịch vụ OTT kiểu như WeChat nếu không kiểm soát sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Theo GDVN, Pháp Luật Xã Hội
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 31/1/13, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Tán dóc
  16. am_kingsp
    Khi LG công bố Optimus 4X HD là smartphone đầu tiên trên thế giới trang bị VXL lõi tứ tại MWC 2012 ở Barcelona vào tháng 2/2012, đến nay đã có rất nhiều smartphone tích hợp VXL này. [IMG] Cụ thể, những tên tuổi như HTC One X, Samsung Galaxy S III hay Galaxy Note II... đều đã sở hữu những VXL lõi tứ mạnh mẽ trên thị trường. Tuy nhiên, tất cả những thiết bị này đều nằm trong phân khúc sản phẩm cao cấp có giá bán cao hơn 13,5 triệu đồng khi ra mắt. Theo một báo cáo trên DigiTimes thì vào tháng tới, chúng ta sẽ chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều điện thoại lõi tứ có giá bán thấp hơn 5,2 triệu đồng được tung ra thị trường từ các hãng sản xuất Trung Quốc. Không chỉ có vậy, một số nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc lại đang có ý định ra mắt smartphone dùng VXL lõi tứ có giá thậm chí dưới 2 triệu đồng ra mắt vào cuối năm nay. Những loại VXL này sẽ được phát triển với mức giá thấp, trong đó phần lớn sẽ là loại VXL MT6589 đến từ MediaTek. Đây là một VXL lõi tứ có thiết kế đặc biệt, bao gồm 4 lõi ARM Cortex A7 mà theo các đánh giá tiêu chuẩn từ Engadget mới đây cho thấy, có vẻ như giải pháp VXL lõi tứ của MediaTek chỉ nhanh hơn so với VXL lõi kép Snapdragon S4 của Qualcomm mà thôi. Điều này có nghĩa, khi người dùng cảm nhận được sử dụng một điện thoại lõi tứ và nghĩ rằng nó có thể làm tốt nhiều điều gì đó cao cấp hơn thì họ hoàn toàn sai lầm, bởi lẽ điều này có nghĩa bạn đang sử dụng một thiết bị chỉ nhanh hơn so với một số điện thoại lõi kép tốt nhất trong 12 tháng gần đây, chẳng hạn như HTC One X với VXL lõi kép Snapdragon S4. Những điện thoại dùng VXL lõi tứ có thể cập bến tại các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc hay cả Việt Nam, thậm chí cả châu Âu, bởi nếu so sánh với các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Mỹ khi mà chính sách bán sản phẩm ở đây chủ yếu theo phong cách hỗ trợ giá (châu Âu chủ yếu là chính sách mua trực tiếp không kèm hợp đồng). Chẳng hạn như iPhone được bán với giá 199 USD, thấp hơn khoảng 3 lần so với mức giá gốc của máy. Những vấn đề này khiến việc cạnh tranh của các smartphone lõi tứ giá rẻ từ các hãng Trung Quốc là rất khó khăn. Theo Android Authority TTCN
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 28/1/13, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Thông tin Tổng hợp
  17. am_kingsp
    Mỗi chiếc máy tính bảng Trung Quốc được bán tại Việt Nam có giá đắt gấp đôi so với giá gốc. Chưa kể, nhà sản xuất còn có những chiêu "biến hóa" thông số sản phẩm để "móc túi" những người ham của rẻ. Một chủ buôn có số điện thoại 091xxxxx82 cho hay, mỗi máy tính bảng nhập từ Trung Quốc có giá 1,3 đến 1,8 triệu đồng, mức chiết khấu cho khách mua buôn là 200 nghìn đồng một sản phẩm, với các máy có giá trị cao hơn, mức chiết khấu có thể tới 400 đến 500 nghìn đồng. Theo ghi nhận của Số Hóa, máy tính bảng loại này đắt nhất cũng chỉ có giá trên 5 triệu đồng, như vậy, trung bình mỗi máy có tỷ lệ chiết khấu từ 10 đến 15% giá bán. Thực tế, tỷ lệ này, vẫn còn chênh rất xa so với giá nhập vào của các chủ buôn. Đơn cử chiếc Hipad Mid A13, chủ buôn nói trên niêm yết giá là 1,550 triệu đồng, nhưng thực tế, sản phẩm được rao bán trên trang mua bán trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc, Alibaba.com, chỉ 30 đến 45 USD (tức khoảng 600 – 900 nghìn đồng, giá dao động tùy thuộc số lượng đơn hàng). Hay như máy Onda V971 được rao trên Alibaba là 150 đến 190 USD trong khi các cửa hàng trong nước giá là 4,8 triệu đồng. Tương tự, một model có mã hiệu Ampe A85 chỉ 100 – 110 USD nếu mua 10 chiếc; nếu đơn hàng 500 chiếc giá chỉ còn 71 đến 82 USD, trong khi đó, giá bán lẻ tại Việt Nam khoảng 3,3 triệu đồng. Như vậy, khi về tới thị trường trong nước, giá mỗi chiếc máy tính bảng từ Trung Quốc bị đội lên 200%. Trừ các chi phí vận chuyển, bán hàng, tính sơ với mỗi sản phẩm này, dân buôn có thể bỏ túi vài trăm ngàn đến cả triệu đồng (với những máy giá trị lớn). [IMG] Máy tính bảng Hipad Mid A13 rao trên Alibaba.com chỉ 30 - 45 USD. Số lượng tên tuổi máy tính bảng Trung Quốc được bán tại Việt Nam ngày càng nhiều, có những tên riêng như Teclast, Onda, Ampe (loại này thường có website riêng). Cũng có loại sử dụng tên nhái hoặc mượn những thương hiệu nổi tiếng, như Window hay uPad…, thậm chí, có loại "copy" 100% từ tên tuổi đến mẫu mã, chủ yếu tập trung vào hai thương hiệu máy tính bảng được chuộng nhất hiện nay là iPad và Samsung. Với những sản phẩm loại này, dĩ nhiên không thể tìm được thông tin về nhà sản xuất. Lão Bền, một tay buôn hàng điện tử Trung Quốc, chuyên "đổ" hàng cho các cửa hàng tại Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, nói với phóng viên: “Đã định buôn hàng Trung Quốc thì không phải băn khoăn về máy vì cần loại gì cũng có, ít tiền nhiều tiền, kích cỡ… Nếu muốn lấy máy thì cứ đưa ra yêu cầu, mẫu chỉ để tham khảo thôi, kể cả muốn dập tên gì cũng được". Người này tiết lộ, thậm chí nếu lấy nhiều và muốn làm thương hiệu mới, ông ta có thể "đàm phán" với nhà sản xuất để bán "phá giá" thị trường với mục đích gây dựng tên tuổi. Ông ví dụ, một mẫu máy tính bảng Trung Quốc màn hình 8 inch đang bán ở các tỉnh miền Bắc, chip Cortex A13 1,2 GHz, RAM DDR3 512 MB, 2 camera, pin 5.000 mAh, chạy Android 4.0.4 giá thị trường khoảng 4 triệu đồng, nhưng nhờ ông "can thiệp" mà sản phẩm gắn thương hiệu Việt rồi bán với giá 2,29 triệu đồng. Theo lão Bền, giá thấp như vậy là để “làm thương hiệu”. [IMG] Điều này lý giải một phần vì sao ngày càng có nhiều người tham gia kinh doanh máy tính bảng Trung Quốc. Nhiều công ty mới cũng được thành lập với mục đích phân phối máy tính bảng theo thương hiệu riêng nhưng thực chất chỉ thay mỗi tên. Đơn cử dòng máy MD 803 của một thương hiệu máy tính bảng Việt giống hệt dòng máy cùng tên của KNC cả về mẫu mã, cấu hình (8 inch, chip Allwinner A13, RAM 512 MB, bộ nhớ 8 GB). Máy này có giá trên Alibaba là 83 USD, được bán tại Việt Nam 4,6 triệu đồng và còn đang có chương trình giảm giá tới 50%. Hay máy tính bảng Momo của một thương hiệu trong nước khác cũng có nhiều điểm giống mới dòng Momo 9 cỡ 7 inch đã được người buôn đồ Trung Quốc giới thiệu chi tiết trên một diễn đàn công nghệ lớn tại Việt Nam, chỉ khác một chút về thông số camera trước là 1 megapixel trong khi Momo 9 là 1,3 megapixel, hỗ trợ thẻ nhớ tới 32 GB trong khi Momo 9 chỉ 16 GB. Chiếc Momo 9 có giá 91 đến 100 USD trên Alibaba, còn Momo “nội” được bán 2.480.000 đồng. Nhân viên một công ty bán máy tính bảng Trung Quốc trả lời thắc mắc của khách hàng rằng “nhà máy của công ty đặt tại Trung Quốc, mọi hoạt động từ thiết kế, lên cấu hình, xây dựng thương hiệu, bán hàng do công ty ở đây phụ trách”. [IMG] Các thông số kỹ thuật của máy như dung lượng lưu trữ, pin… nhà sản xuất hoàn toàn có thể chỉnh được trước khi đưa máy vào hoạt động. Anh Nguyễn Việt Anh, nhân viên kinh doanh máy tính bảng lâu năm cho biết, có bốn yếu tố chi phối đến giá thành một chiếc máy tính bảng. Ba yếu tố đầu là màn hình (tùy thuộc độ phân giải, chủng loại LCD, IPS hay Retina và nhà sản xuất); chip và tính năng 3G (đắt nhất là loại hỗ trợ sim 3G). Những yếu tố này người mua có thể nhận thấy ngay. Nhưng với yếu tố thứ tư là bo mạch thì chỉ có “giải phẫu” mới biết được. Ở các máy rẻ tiền, nhà sản xuất thường tiết kiệm bằng cách thiết kế các bo mạch đơn giản, mối hàn cũng thô kệch, trong khi với các máy cao cấp hơn, các bo mạch đi kèm các tấm thép bảo vệ để giảm các sự cố khi máy bị va đập. Theo anh Việt Anh, nhìn chung chip và RAM là hai yếu tố nhà sản xuất ít “ăn gian” vì ảnh hưởng đến việc tiếp thị sản phẩm, còn các chi tiết như màn hình (độ phân giải, số điểm cảm ứng), giắc cắm, khe kết nối thường bị "làm rối" vì những chi tiết này nếu chỉ xem qua lúc mua thì không thể biết được. Chỉ có thực tế sử dụng mới thấy rõ các chân cắm lỏng lẻo, dễ gẫy, bẹp hay chẳng may máy bị va đập, sóc sẽ gây lỏng các mối hàn, ảnh hưởng đến các tính năng của máy... Hải Vũ
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 15/11/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  18. am_kingsp
    Sự kiện ra mắt Xiaomi Phone 2 thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Nó không chỉ là một smartphone mạnh mẽ (theo thông số chính thức của nhà sản xuất), giá cả phải chăng mà còn được xem là iPhone của Trung Quốc. [IMG] Smartphone Xiaomi Phone 2 ra mắt hôm nay tại Bắc Kinh (Trung Quốc) có màn hình IPS 4.3-inch 720p do Sharp sản xuất, chip Qualcomm lõi tứ Snapdragon S4 Pro APQ8064 tốc độ 1,5GHz, RAM 2GB và bộ nhớ 16GB. Để cung cấp năng lượng cho "con quái thú" này, theo Engadget, máy sử dụng pin dung lượng 2000mAh (nhưng bạn có thể mua phiên bản 3000mAh nếu như bạn không quan tâm đến việc nó làm cho điện thoại dày thêm 2mm). Về hình ảnh, máy có 1 camera chính 8 MP và 1 camera 2MP mặt trước dành cho chat có hình. [IMG] Chưa hết, Xiaomi Phone 2 sử dụng luôn hệ điều hành Android Jelly Bean (giao diện MIUI V4 do hãng thiết kế) chứ không như nhiều smartphone khác là vẫn sử dụng Android Ice Cream Sandwich rồi sau đó cập nhật lên Jelly Bean. Máy cũng có tính năng trợ lý bằng giọng nói (với độ chính xác 85%), có nhiều theme và 5GB lưu trữ đám mây. Nhà sản xuất tuyên bố Xiaomi 2 đánh bại Samsung Galaxy S III về các thử nghiệm benchmark. [IMG] Máy có 5 màu, bắt đầu bán tại Trung Quốc với giá 1.999 nhân dân tệ (khoảng 6,5 triệu đồng), tương đương như phiên bản Xiaomi Phone đầu tiên công bố tháng 10 năm ngoái. Điều thú vị là đồng sáng lập của nhà sản xuất Xiaomi, ông Lei Jun thừa nhận là chi phí phần cứng của máy đã là 2.350 nhân dân tệ (hơn 7 triệu đồng). Xiaomi có giá trị thị trường khoảng 4 tỷ USD và được coi là Apple Trung Quốc. So với Apple, Xiaomi tuy không ngang hàng về quy mô nhưng hãng được so với nhà sản xuất iPhone bởi sự nhấn mạnh đến thiết kế, tích hợp phần cứng và phần mềm cũng như những điểm tương đồng về văn hóa công ty. Nhưng nếu như giá 1.999 nhân dân tệ vẫn là quá đắt, thì bạn sẽ có lựa chọn Xiaomi Phone 1S giá 1.499 nhân dân tệ (khoảng 4,8 triệu đồng) với thông số cao hơn so với Xiaomi đời đầu và thêm một camera mặt trước. H.Ninh
    Chủ đề bởi: am_kingsp, 18/8/12, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Thông tin Tổng hợp

Chia sẻ trang này