gigabyte rtx 2080 windforce oc

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged gigabyte rtx 2080 windforce oc.

  1. umbrella_corp
    NVIDIA cùng các đối tác sản xuất của hãng đã lên kệ hai chiếc card đồ hoạ đầu bảng RTX 2080 và 2080 Ti với kiến trúc đồ hoạ mới Turing vào ngày 20/9 vừa qua. Có một chi tiết khá thú vị ở kiến trúc này nằm ở cái tên của nó, trước khi được lấy tên chính thức là Turing, nhiều người cho rằng kiến trúc đồ hoạ mới của NVIDIA tiếp nối Pascal sẽ là Volta. Điều này lại càng được củng cố khi NVIDIA ra mắt chiếc card đồ hoạ Titan Volta, và Turing được dự tính sẽ là tên cho kiến trúc đồ hoạ thiên về khả năng đào tiền kỹ thuật số crypto currency. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, Turing đã là tên cho kiến trúc đồ hoạ mới của NVIDIA kế thừa cho người tiền nhiệm Pascal. Có thể xem đây là niềm tri ân đặc biệt của NVIDIA dành cho nhà khoa học Alan Turing, người đã có công lớn trong việc giải mã các mật thư của Đức Quốc Xã trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như được giới khoa học quốc tế tôn vinh là cha đẻ của trí thông minh nhân tạo và khoa học máy tính hiện đại. Turing xuất hiện trong thời điểm mà tốc độ phát triển công nghệ xử lý đồ hoạ đang có dấu hiệu chững lại so với 4 năm trước, qua đó đã phá vỡ lộ trình kiến trúc của nhiều ông lớn trong ngành sản xuất bán dẫn, bao gồm Intel, NVIDIA, AMD và Qualcomm; buộc những công ty này phải nghiên cứu và phát triển những kiến trúc mới với hiệu suất tốt hơn đời trước. Việc tăng cường số lượng transistors trong nhân xử lý đồ hoạ như đã từng làm với kiến trúc Volta đã không còn là sự lựa chọn khả thi, và NVIDIA cần một tính năng mang tính bước ngoặc để mang lại doanh số card đồ hoạ mới khả quan hơn. Và tính năng "sát thủ" này là công nghệ RTX hay còn gọi là Ray Tracing (Tạm dịch là theo dấu tia sáng). Tính năng này quan trọng đến mức NVIDIA đã phải thay đổi tên thương hiệu card đồ hoạ cho người dùng cuối từ GTX sang RTX với tên đầy đủ là GeForce RTX 20-series. NVIDIA RTX cho phép các nhà phát triển game có thể ứng dụng khả năng theo dấu tia sáng thời gian thực (Real-time ray-traced) trên các đối tượng xuất hiện trong khung cảnh 3D đã được dựng hình raster sẵn. Ray Tracing trên cả một khung cảnh game vào thời điểm này là điều gần như không thể nhưng kết quả đạt được từ RTX vẫn tốt hơn nhiều công nghệ tương tự khác. Tuy nhiên để thể hiện Ray Tracing chính xác cần phải có phần cứng với khả năng tính toán và xử lý tuyệt vời. Và với những chiếc card RTX mới của mình, NVIDIA đã tích hợp các nhân chuyên dụng để xử lý Ray Tracing và gọi chúng là nhân RT bên cạnh nhân CUDA quen thuộc. [ATTACH] Bên cạnh Ray Tracing, NVIDIA còn hướng đến nghiên cứu công nghệ trí thông minh nhân tạo (Artifical Intelligence - AI), và trong nhiều năm qua, họ đã phát triển nhân Tensor, thành phần linh kiện đặc biệt có nhiệm vụ nhân bản ma trận giúp tăng cường tốc độ xây dựng và tự huấn luyện hệ thống mạng lưới thần kinh học sâu (Deep-learning neural-net) của AI thông qua nhân Tensor. Mặc dù kiến trúc Turing được thiết kế hướng đến phân khúc card đồ hoạ chơi game cũng như đối tượng sử dụng là người dùng cuối, nhưng NVIDIA cho rằng công nghệ AI từ nhân đồ hoạ GPU có thể đóng vai trò lớn trong bộ công cụ hiệu ứng GameWorks cây nhà lá vườn của mình, dẫn đến sự ra đời của công nghệ cải tiến chất lượng hình ảnh mới có tên gọi là Deep-Learning Super-Sampling (DLSS). Cũng sở hữu nhân Tensor như Turing, đó là kiến trúc đồ hoạ Volta trên card đồ hoạ Titan Volta. Tuy nhiên, điều mà card đồ hoạ nền tảng Turing không có so với chiếc card Titan trị giá 3000 USD xuất hiện vào năm ngoái là nhân xử lý CUDA FP64. Giá khởi điểm của những chiếc card đồ hoạ GeForce RTX 20-series cao hơn một cách bất thường so với thế hệ tiền nhiệm của chúng, có lẽ là vì ngay từ đầu NVIDIA đã không xem GTX 10-series là dòng card đàn anh của RTX 20-series. Nhân đồ hoạ của chúng không chỉ sở hữu nhân CUDA mà còn có nhân RT và Tensor, cũng như số lượng transistors trong nhân cũng tăng theo, qua đó cũng dẫn đến giá khởi điểm của những chiếc card này tăng lên 15%-70% so với dòng GTX 10-series. GeForce RTX 2080 là chiếc card đồ hoạ đầu bảng mạnh thứ hai của dòng RTX 20-series và được định giá 700 USD cho phiên bản nền tảng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về chiếc card RTX 2080 WindForce OC của Gigabyte. Đây là mẫu card đồ hoạ RTX 2080 được Gigabyte trang bị bộ tản nhiệt độc quyền WindForce 3X với 3 quạt làm mát 9cm tích hợp công nghệ quay bán thụ động 3D Active Fan, theo đó quạt làm mát chỉ quay khi card tải nặng giúp giảm bớt độ ồn khi sử dụng. Hơn nữa, chiếc card này còn được Gigabyte thiết kế bo mạch PCB tuỳ biến cùng dàn pha cấp điện VRM mạnh mẽ giúp xung nhân tăng tốc của nó lên đến 1785MHz dù xung nhân gốc chỉ là 1515MHz, tương tự phiên bản nền tảng của NVIDIA. Ngoài ra, Gigabyte còn tích hợp các công nghệ độc quyền như RGB Fusion cho phép người dùng có thể điều khiển màu đèn LED, và phần mềm điều chỉnh xung nhịp AORUS Engine dành cho dân ép xung overclocker. Dưới đây là bảng so sánh cấu hình của Gigabyte RTX 2080 WindForce OC 8GB với những card đồ hoạ khác cùng phân khúc: https://amtech.vn/attachments/specs_tech-png.72613/?temp_hash=9da0c0adad9b6d90e6007d97861e6742 Cám ơn Công ty TNHH Dịch vụ Tin học Siêu tốc với thương hiệu Xgear đã hỗ trợ sản phẩm card đồ hoạ Gigabyte RTX 2080 WindForce OC cho Amtech để thực hiện bài viết này. https://amtech.vn/attachments/xgear-png.72612/?temp_hash=94718119c51fd8837917d8e003bc8f25 Gigabyte RTX 2080 WindForce OC được bán với giá 26 triệu đồng kèm nhiều khuyến mãi khác tại Xgear. Nếu không lấy khuyến mãi, giá card sẽ giảm xuống còn 24 triệu đồng.
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 26/9/18, 8 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone

Chia sẻ trang này