bo mạch chủ

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged bo mạch chủ. Page 3.

  1. umbrella_corp
    MSI, nhà sản xuất dẫn đầu về công nghệ bo mạch chủ, rất tự hào được giới thiệu về các bo mạch chủ mới trang bị cổng USB 3.1, với tốc độ truyền tải lên đến 10Gb/s thông qua 2 chuẩn kết nối USB. MSI ra mắt 10 model Z97 và X99 mới được trang bị cổng USB 3.1. Các thành viên mới được bổ sung thêm vào dòng sản phẩm bo mạch chủ GAMING là: Z97A GAMING 9 ACK, Z97A GAMING 7, X99A GAMING 9 ACK và the X99A GAMING 7, tất cả đều được trang bị cổng USB 3.1 Type-A. [ATTACH][ATTACH] Z97A GAMING 6 được thêm vào dòng sản phẩm GAMING hỗ trợ cổng kết nối hoàn toàn mới USB Type-C. Series OC với tông màu đen & vàng cũng được bổ sung thêm 2 bo mạch chủ mới là X99A XPOWER AC và X99A MPOWER. Dòng bo mạch chủ Krait với tông màu đen & trắng cũng được nâng cấp lên USB 3.1 với model mới X99A SLI Krait Edition. Đối với series Classic, MSI giới thiệu các bo mạch chủ được trang bị cổng USB 3.1 là X99A SLI PLUS và X99A RAIDER. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, MSI xin giới thiệu bo mạch chủ AMD đầu tiên trên thế giới hỗ trợ cổng USB 3.1, 990FXA GAMING và 970A SLI Krait Edition. Bo mạch chủ đầu tiên trên thế giới được trang bị cổng USB 3.1 Type-C Đem đến hiệu năng cực nhanh cho cổng USB, lên đến gấp 2 lần so với cổng USB 3.0. Tất cả các bo mạch chủ MSI Z97A và X99A đều được trang bị 2 cổng USB 3.1 Type A, hoàn toàn tương thích ngược với các thiết bị dùng chuẩn USB 3.0 và USB 2.0. Bộ điều khiển ASMedia ASM1352R kết nối Z97/X99 PCH qua băng thông PCI-Express 2.0 x2 để đem đến tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp 2 lần USB 3.0, với tốc độ lên đến 10 Gb/s, nhanh hơn kết nối SATA 6 Gb/s thông thường. Việc sao chép các tập tin từ ổ cứng gắn ngoài hoặc ổ đĩa USB sẽ nhanh hơn bao giờ hết! [ATTACH][ATTACH] Z97A GAMING 6, bo mạch chủ đầu tiên trên thế giới được trang bị cổng USB 3.1 Type-C [ATTACH] Bo mạch chủ mới MSI Z97A GAMING 6 là bo mạch chủ đầu tiên trên thế giới có cổng USB 3.1 Type-C được tích hợp sẵn trên bo mạch. Với tất cả ưu điểm của USB 3.1 và sự tiện lợi của chuẩn kết nối Type C (đây là chuẩn kết nối cho phép gắn ngược chiều, giúp kết nối các thiết bị dễ dàng hơn, từ đó hạn chế được các phiền toái từ việc gắn thiết bị sai chiều). Bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng gắn các thiết bị vào cổng USB Type-C ở phía sau máy mà không cần nhìn. X99A GAMING 9 ACK [ATTACH] Bo mạch chủ này đã vinh dự nhận được giải thưởng quốc tế CES Innovations 2015 Design & Engineering. MSI X99A GAMING 9 ACK là bo mạch chủ đầu tiên trên thế giới có cổng USB 3.1 tích hợp trên bo mạch. Với khả năng xử lý các hoạt động chơi game qua mạng LAN và chuyển các ứng dụng khác qua Wi-Fi, ACK được trang bị công nghệ Killer DoubleShot Pro, đây thật sự là giải pháp tốt nhất cho việc chơi game trực tuyến. Ngoài ra, bo mạch chủ X99A GAMING 9 ACK được trang bị hàng loạt tính năng cao cấp như: Turbo M.2, Audio Boost 2, hỗ trợ 4-way SLI và nhiều tính năng khác. Tính năng vượt trội nhất của của X99A GAMING 9 ACK là Streaming Engine, một giải pháp phần cứng chuyên dụng cho việc streaming được tích hợp sẵn trên bo mạch để phục vụ cho nhu cầu truyền hình trực tiếp các phiên chơi game ở độ phân giải 1080p/60Mbps mà không làm ảnh hưởng đến FPS trong trò chơi! Chắc chắn bạn không thể bỏ qua các dòng bo mạch chủ được trang bị cổng USB 3.1 của MSI. [ATTACH]
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 14/3/15, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  2. umbrella_corp
  3. umbrella_corp
  4. umbrella_corp
    ASUS sắp ra mắt các bo mạch chủ hỗ trợ chuẩn USB 3.1 mới nhất của hãng theo đó, mỗi bo mạch chủ sẽ được tích hợp hai cổng USB 3.1 trên bo mạch và một card adapter USB 3.1 chuẩn PCIe có sẵn trong phụ kiện bo mạch chủ. Các bo mạch chủ này được phân biệt rõ với tiếp đuôi ngữ /USB3.1 trên tên mã sản phẩm. Với các bo mạch chủ hiện tại chưa hỗ trợ chuẩn USB 3.1 thì ASUS cũng có giải pháp cho các trường hợp này là chiếc card adapter USB 3.1 chuẩn PCIe sẽ được bán rời dành cho các bo mạch chủ tương thích. Lưu ý: các bo mạch chủ này phải được cập nhật BIOS mới nhất để có thể sử dụng adapter này, xem danh sách các bo mạch chủ và BIOS hỗ trợ ở dưới. [img][spoiler] Một điểm cần lưu ý về card adapter USB 3.1 PCIe là thiết bị này sẽ có hai phiên bản: phiên bản 2 cổng USB Type-A để tương thích ngược với các thiết bị chuẩn USB đời trước và phiên bản còn lại sử dụng cổng USB Type-C cho phép cắm hai chiều. [img][img][img] Và đây là hiệu năng của USB 3.1 được các tester từ các trang công nghệ Anandtech, PC Perspective, bit-tech và Kit Guru. [img] Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 26/2/15, 12 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  5. umbrella_corp
    Bo mạch chủ đầu tiên của ASUS hỗ trợ chuẩn USB 3.0 đầu tiên là P7P55/USB3 đã ra mắt giới công nghệ cách đây 6 năm vào năm 2009, và hậu bối của USB 3.0 sắp xuất hiện vào năm nay với cái tên USB 3.1 hay "SuperSpeed Plus USB". Tốc độ truyền tải của chuẩn USB mới này sẽ là 10Gb/s, gấp đôi tốc độ của USB 3.0. Ngoài USB 3.1 còn có chuẩn USB mới nữa có dạng đầu cắm dẹt và khả năng cắm thuận hai đầu jack được gọi là Type C khá giống với chuẩn Lightning của Apple qua đó giúp người dùng có thể dễ dàng cắm thiết bị mà không phải quan tâm mình cắm xuôi hay ngược đầu, đặc biệt chuẩn này có thể tương thích ngược với các chuẩn USB trước đây, nhất là Type A (hay USB 2.0, 3.0) vì thế bạn không cần phải thay đổi dây cáp nối mà vẫn sử dụng bình thường. [IMG] USB 3.1 đương nhiên vẫn không là ngoại lệ và nó vẫn hỗ trợ tương thích ngược như Type C. Và đây là một số nâng cấp của USB 3.1 so với hai chuẩn đời trước là USB 2.0 và 3.0: [IMG] Trong phạm vi bài viết này, ASUS ROG chỉ tập trung vào những lợi ích mà USB 3.1 mang lại cho người dùng còn thông tin chi tiết của USB 3.1 xin mời bạn đọc vào đường link này. Thông thường dữ liệu được truyền tải quá nhanh thì sẽ rất dễ sinh lỗi. Vì thế, công nghệ giảm lỗi sẽ là chìa khóa quyết định cho độ thành công của chuẩn USB 3.1 khi nó có tốc độ truyền tải rất nhanh 10Gb/s. Trong khi truyền tải dữ liệu, các byte điều khiển sẽ được mã hóa dưới dạng đóng gói 132bit chứa 128bit dữ liệu và 4bit nhận dạng, thường được biết đến dưới tên mã hóa 128b/132b. So với cách mã hóa trước đây là 8b/10b thì 128b/132b giảm lượng băng thông mất đi là 17% (20% của 8b/10b xuống còn 3% của 128b/132b). Ngoài tính hiệu quả như trên, đoạn mã 4 bit nhận dạng trên còn giúp USB 3.1 có khả năng chống lỗi khi nó sử dụng hai loại mã nhận dạng so với mã đơn như chuẩn trước đó. Điều này cho phép USB 3.1 có thể sửa lỗi trên từng bit mà không cần phải vào chế độ cứu hộ recovery mode, qua đó duy trì tốc độ truyền tải. Hãy làm một phép so sánh, nếu USB 3.1 sử dụng mã hóa 128b/130b (với 2 bit nhận dạng và loại mã đơn) như chuẩn PCIe 3.0, ở tốc độ 10Gb/s thì tỷ lệ lỗi sẽ cao hơn 2.6 lần so với USB 3.0. Là một giao thức dữ liệu nội vi gắn liền với thiết kế đường mạch nguồn PCB, tỷ lệ lỗi của chuẩn PCIe là cực kỳ thấp. Nói chung thì với các thiết bị USB thì ngược lại khi mà độ phổ biến của chúng cũng rất phong phú trên phạm vi ứng dụng, độ dài cáp hay chất lượng thiết bị vì thế khả năng giảm lỗi sẽ là yếu tố cực quan trọng. USB 3.1 không được xem như là một bước tiến trong việc nâng cao băng thông hỗ trợ cho một thiết bị mà thay vào đó là hỗ trợ nhiều thiết bị cùng nhau để phát huy hết tiềm năng băng thông tổng. Ví dụ như, tầng liên kết của USB 3.1 cho phép khả năng truyền tải dữ liệu bất đối xứng vì nó có kèm theo hai lớp lưu thông dữ liệu (traffic) có tính ưu tiên, trong khi thế hệ trước chỉ có một. Các chức năng như hỗ trợ UASP gốc có thể chuyển nhiều luồng dữ liệu yêu cầu (request) xuống bus dữ liệu, cho phép sử dụng băng thông hiện hành tốt hơn. ASUS USB 3.1 Boost Vì được thiết kế để tương thích với các chuẩn USB trước nên USB 3.1 không cần phải có driver mới để chạy. Những nâng cấp trên là ở mức độ phần cứng.Tuy nhiên, như trình USB 3.0 Boost cũng như ứng dụng UASP của mình, ASUS vẫn đang tìm kiếm giải pháp tốt hơn để tối ưu công nghệ USB. Các bo mạch chủ ASUS hỗ trợ USB 3.1 sẽ được kèm theo driver tối ưu và trình điều khiển hệ thống Ai Suite III được cải tiến để có thể phát huy hết tiềm năng của USB 3.1. [IMG] USB 3.1 Boost trong trình điều khiển Ai Suite III. Có tổng cộng 3 chế độ hỗ trợ tăng tốc cho USB 3.1 trên bo mạch chủ ASUS bao gồm: [IMG] Mọi thông tin cập nhật về USB 3.1 trên bo mạch chủ ASUS sẽ sớm được giới thiệu trong thời gian tới. Cập nhật: Đã có kết quả test hiệu năng của USB 3.1 trên 2 chiếc SSD chạy RAID 0. [img] Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 10/2/15, 7 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  6. umbrella_corp
    Hôm nay ASUS quyết định ra mắt chính thức bo mạch chủ chơi game tầm thấp B85M-Gamer sử dụng nền tảng chipset B85 của Intel và B85M-Gamer là bo mạch chủ mATX đầu tiên thuộc dòng Gamer của ASUS. B85M-Gamer hỗ trợ đầy đủ cho các vi xử lý Intel thế hệ thứ tư và được tích hợp rất nhiều công nghệ độc quyền dành cho gaming nhằm mang đến trải nghiệm sản phẩm tốt nhất dành cho game thủ. [img] B85M-Gamer được trang bị card mạng Intel Gigabit Ethernet nhằm mang đến trải nghiệm chơi game online không giật lag, công nghệ ASUS SupremeFX cho chất lượng âm thanh tốt dành cho gaming và đặc biệt là các linh kiện đạt chuẩn Gamer's Guardian có độ bền và độ tin cậy cao. Chiếc bo mạch chủ này có kèm theo phần mềm quản lý hệ thống AiSuite 3 độc quyền của ASUS cho phép game thủ có thể tùy chỉnh hệ thống phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Tích hợp sẵn các công nghệ dành cho trải nghiệm chơi game online Trang bị card mạng Intel Gigabit Ethernet mang đến trải nghiệm game online siêu mượt. Nhằm đảm bảo chất lượng mạng khi chơi game online, ASUS tích hợp công nghệ LANGuard độc quyền lên card mạng Intel để bảo vệ card mạng không bị nhiễu từ và sét đánh hay sốc tĩnh điện. [img] Chất lượng âm thanh dành cho game thủ Tích hợp công nghệ âm thanh SupremeFX cho phép trải nghiệm âm thanh gần lossless với tỷ lệ tín hiệu trên độ nhiễu (SNR) 115dB. Chip âm thanh được bảo vệ bởi lớp vỏ chống nhiễu từ EMI, các linh kiện âm thanh được cách ly hoàn toàn với các thành phần còn lại của bo mạch chủ để đảm bảo chất lượng âm thanh. Sử dụng tụ âm thanh cao cấp ELNA. Độ khuếch đại âm thanh lên đến 300Ohm khi sử dụng tai nghe cao cấp. [img] Các linh kiện đạt chuẩn Gamer's Guardian Trang bị cầu chì tự động reset cho khe RAM chống quá nguồn và đoản mạch. Tích hợp chức năng bảo vệ ESD Guards cho cổng USB, jack âm thanh và cổng card mạng LAN chống sốc điện, tăng độ bền cho linh kiện. Tích hợp hệ thống cấp nguồn điện tử VRM dành cho vi xử lý cải thiện hiệu năng và tăng độ tin cậy. [img][img] Hỗ trợ các công nghệ độc quyền dành cho game thủ Ứng dụng quản lý hệ thống AiSuite 3 cho phép game thủ có thể tùy chỉnh hệ thống của mình phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau. [img] Thời điểm bán hàng và giá cả Hãy liên hệ đại diện ASUS tại địa phương để biết thêm chi tiết. Đặc tả chi tiết bo mạch chủ ASUS B85M-Gamer [img]
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 30/1/15, 10 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  7. umbrella_corp
    Là một phần trong sự kiện đón chào ASUS đạt doanh số 500 triệu bo mạch chủ bán ra, chúng tôi quyết định lấy 4 bo mạch chủ mang tính biểu tượng của ASUS trong những năm 90 để giới thiệu cùng bạn đọc! 1994: ASUS PCI/I-486SV2 Socket 3 Hỗ trợ CPU 486DX Chipset Intel 420ZX Trở lại thời điểm trước khi Intel cho ra đời dòng vi xử lý cực kỳ nổi tiếng Pentium, các bo mạch chủ Socket 3 thời đó đã hỗ trợ thế hệ CPU x86 cụ thể là dòng SX và DX. Chipset "Saturn II" (ZX) của Intel hỗ trợ các vi xử lý 486, thêm vào tính năng hỗ trợ chuẩn giao tiếp mở rộng PCI 2.1. Do sử dụng chuẩn bộ nhớ SIMM 72 chân (thay vì 30 chân) nên bạn phải lắp các cây RAM theo cặp (tới năm 2006, với cơ chế chạy Dual Channel DDR thì việc này đã bị đào thải theo thời gian) và bo mạch này còn có các thiết bị chuẩn SCSI 50 chân trên bo mạch bên cạnh là 3 chip Intel 420ZX chipset, qua đó PCI/I-486SV2 trở thành bo mạch chủ cao cấp nhất ở thời điểm đó. Cổng kết nối nguồn dạng AT shape trên bo mạch cũng gợi nhớ cho chúng ta sự tương đồng giữa nó là cổng nguồn ATX hiện tại trên các bo mạch chủ thời nay. [img][img] 1996 - ASUS P55T2P4D Chuẩn socket đôi Dual Socket 5 Hỗ trợ 2 vi xử lý Pentium Chipset Intel 430HX Tiếp tục là một bo mạch chủ cao cấp thuộc hàng máy trạm, P55T2P4D hỗ trợ đến 2 CPU trên bo mạch mặc dù khả năng hỗ trợ đa nhân trên hệ điều hành Windows NT thời điểm đó vẫn đang trong tình trạng thử nghiệm giới hạn. Như bạn thấy ở dưới, bo mạch chủ thiết kế theo kích cỡ Full AT rất to! Khe cắm màu nâu dưới socket CPU dùng để chia sẻ bộ nhớ đệm cache L2 dù trước đó khá lâu nó vẫn còn tích hợp bên trong CPU. Trên bo mạch có vài khe PCI 2.1 cùng với một phát minh mới của ASUS là bộ mở rộng media bus kết hợp card đồ họa chuẩn PCI và âm thanh ISA trên cùng một card đơn, bên cạnh đó là các khe ISA (đen) và E-ISA (nâu). [img][img] 1997 - ASUS XP5NP5 Socket 8 Hỗ trợ CPU Pentium Pro Chipset Intel 440FX Một năm sau khi Intel ra mắt CPU đầu tiên hướng đến thị trường máy chủ và máy trạm, họ phân chia dòng vi xử lý hỗ trợ cho khách hàng phổ thông và chuyên nghiệp có tên gọi là Pentium và Xeon. Dòng Pentium Pro có socket 8 khá độc đáo khi nó có khoảng trống đủ rộng cho nhân CPU và chip bộ nhớ đệm cache nằm kế bên nhau. Chi phí cho thiết kế này vào thời ấy rất lớn đó là lý do vì sao nó vẫn được xem là nền tảng đắt tiền và hiệu năng tốt nhất; điều tương tự xảy ra với bên Xeon. Trên XP5NP5 chúng ta có thể thấy đầu cấp nguồn 20 chân ATX và một cơ số các cổng kết nối I/O tích hợp trên bo mạch. Trước đó những thứ này đều nằm trên card ISA. Hình dạng bo mạch chủ với CPU nằm trên đỉnh đầu giống như thứ gì đó mà chúng ta đã từng thấy dù nó không hoàn toàn là chuẩn ATX. Và một lần nữa, khe media bus là phần mở rộng nằm kế bên khe PCI cuối cùng. [img][img] 1999 - ASUS P3B Series Slot 1 Hỗ trợ CPU Pentium II Chipset Intel 440BX Kế thừa dòng P2B rất thành công, P3B series đã làm kinh động giới công nghệ thời đó với card đồ họa chuẩn AGP cùng bộ nhớ SDR DIMM. Với cổng parallel màu hồng cùng bộ heatsink xanh lá ở chip cầu bắc 440BX, mọi thứ đang trở nên khá giống với các thiết kế truyền thống thời này trên nền ATX. Ngoài ra còn có một số các phát minh khác được ASUS đưa vào như bộ chuyển mạch DIP cho phép tùy chỉnh và ép xung dễ dàng và đèn LED báo hệ thống stand by. [img][img] Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 19/1/15, 11 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  8. umbrella_corp
    ASUS đã có kết quả báo cáo doanh số bán ra trong Quý 4/2014, theo đó, hãng điện tử Đài Loan vẫn giữ ngôi vị số 1 thế giới về số lượng bo mạch chủ bán ra. Tuy nhiên trong năm 2015, ASUS sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức mới. ASUS đã bán được 22 triệu mẫu bo mạch chủ trên kênh bán sỉ/lẻ trong năm 2014, tăng 6.3% so với năm ngoái theo như dữ liệu của trang web DigiTimes. Công ty Đài Loan cũng đã bán được 20.1 triệu máy tính laptop, tăng 6.9% so với năm 2013. Ngoài ra, ASUS cũng bán được 2 triệu máy tính bàn, khoảng 9.4 triệu máy tính bảng và hơn 8 triệu điện thoại thông minh. [img] Dù ASUS đã thành công trong việc đạt được doanh số đề ra trong năm 2014, nhưng công ty này cần phải có nhiều giải pháp hợp túi tiền hơn so với các phương pháp truyền thống trước đó. Nên nhớ là kẻ thù hàng đầu của ASUS là Gigabyte cũng dùng chính sách hạ giá thành thậm chí sẵn sàng mở chiến dịch khuyến mãi dạng "mua một tặng một" của hãng có tên gọi là "Take One Get Two" hay tạm dịch là mua một tặng hai, qua đó cải thiện doanh số bán ra ở phân khúc bo mạch chủ cao cấp. Cuối tháng 11/2014, đã có báo cáo cho thấy các nhà sản xuất bo mạch chủ hàng đầu thế giới đang xem xét lại chiến lược kinh doanh của họ trong năm 2015 và khả năng sẽ là hạ giá thành phẩm để đẩy mạnh doanh số. Kể từ khi ASUS bán ra hàng loạt các mẫu laptop cao cấp, card đồ họa, máy tính bảng cũng như sự gia tăng doanh số ở mảng máy tính bàn đắt tiền, nhiều khả năng công ty này sẽ tập trung vào thị trường bo mạch chủ cao cấp thậm chí là hy sinh luôn thị phần của họ nhằm mục đích sinh lời. Có thể nói là mảng điện thoại thông minh của ASUS vẫn bị xem là mảng có khả năng sinh lời thấp nhưng công ty Đài Loan hiện tại vẫn chưa có bất cứ một thông báo nào về kế hoạch đẩy mạnh doanh thu ở mảng này. Do sự chậm trễ trong việc ra mắt vi xử lý Broadwell cũng như người anh em cùng thời Skylake của Intel, năm nay sẽ có khoảng 5 loại nền tảng dành cho mảng CPU máy bàn của Intel. Đối với các nhà sản xuất bo mạch chủ mà nói, điều này sẽ khiến họ phải tăng chi phí thành phẩm cũng như dẫn đến sự cạnh tranh nội bộ ngầm giữa các dòng sản phẩm bo mạch chủ. Hậu quả là việc tập trung giữ vững khả năng sinh lời là một yếu tố sống còn cực kì quan trọng đối với các hãng sản xuất bo mạch chủ. [img] Trong những Quý gần đây, ASUS đã giới thiệu khá nhiều các sản phẩm mới có thể giúp hãng điện tử Đài Loan nâng cao lợi nhuận. Những sản phẩm thuộc dòng cao cấp Strix như card đồ họa và gaming gear cho thấy chúng mang đến cho người dùng rất nhiều tiện ích mà các sản phẩm cạnh tranh khác không có được và thương hiệu Strix sẽ càng ngày càng phổ biến hơn trên thị trường công nghệ vốn rất nhiều chông gai và thử thách. Ngoài ra, có vẻ như ASUS tỏ ra rất nghiêm túc trong việc bán ra các sản phẩm màn hình dành cho game thủ vốn là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận rất cao ở thời điểm hiện tại. Nguồn: KitGuru
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 15/1/15, 14 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  9. umbrella_corp
  10. umbrella_corp
    Hôm nay ASUS chính thức ra mắt Z97-Pro Gamer, là bo mạch chủ ATX hiệu năng cao hỗ trợ 2 giao tiếp ổ cứng mới M.2 và SATA Express, card mạng Intel Gigabit Ethernet, hệ thống âm thanh SupremeFX cùng các công nghệ Sonic Radar II và GameFirst II và công nghệ về mạng LANGuard để mang đến trải nghiệm gaming tuyệt vời nhất cho người dùng. [img] Bo mạch chủ Z97-Pro Gamer được thừa hưởng rất nhiều tiện ích từ ASUS Gamer's Guardian, tập hợp các thành phần linh kiện được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm mang đến độ an toàn cao, độ bền cũng như hiệu suất làm việc tốt nhất cho game thủ và đó cũng là tiêu chuẩn chung cho các bo mạch thuộc Gamer series của ASUS. Chơi game online nhanh hơn, mượt hơn và tin cậy hơn Z97-Pro Gamer được trang bị card mạng Intel Gigabit Ethernet tích hợp công nghệ LANGuard nhằm mang đến hiệu năng truyền tải dữ liệu mạng hiệu quả cùng khả năng chống nhiễu tín hiệu và bảo vệ các thành phần linh kiện của card mạng không bị sét đánh hay sốc tĩnh điện. [img] Z97-Pro Gamer có ứng dụng ưu tiên gói tin game GameFirst II nhằm tối ưu hóa đường truyền khi chơi game online tránh tình trạng lag hoặc mất tín hiệu. Hệ thống âm thanh đỉnh dành cho gaming [img] Được trang bị hệ thống âm thanh SupremeFX, Z97-Pro Gamer cho chất lượng âm thanh gần lossless với tỉ lệ tín hiệu trên độ nhiễu (SNR) là 115dB. Chip xử lý âm thanh được bảo vệ bởi lớp vỏ chống nhiễu EMI, các thành phần linh kiện âm thanh được tách rời với phần còn lại của bo mạch chủ nhằm bảo toàn chất lượng âm thanh ở mức tốt nhất. Tụ âm thanh cao cấp ELNA cũng xuất hiện trên bo mạch chủ này nhằm mang lại chất lượng âm thanh ấm áp, trung thực nhất cho trải nghiệm âm nhạc đỉnh. Công nghệ SupremeFX còn tích hợp bộ khuếch đại dành cho các tai nghe cao cấp mang đến độ trở kháng lên đến 300 Ohm gần đạt với khả năng của một chiếc card rời. Ngoài ra, với Sonic Radar II, game thủ có thể xác định vị trí đồng đội cũng như kẻ thù dễ dàng nhằm có lợi thế hơn trong chiến trường game online, đặc biệt là thể loại FPS. Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh [img] Với 2 giao tiếp ổ cứng mới là M.2 và SATA Express mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 10Gb/s, Z97-Pro Gamer hứa hẹn sẽ đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cải thiện tốc độ nạp game cho các game thủ. Các linh kiện phần cứng độ bền cao [img][img][img] Z97-Pro Gamer sử dụng các thành phần linh kiện chất lượng và độ bền cao đạt chuẩn Gamer's Guardian như tụ đen Nhật Bản độ bền 10000 giờ, các cầu chì tích hợp trên bo mạch cho phép các khe RAM cũng như các cổng kết nối không bị quá dòng hay đoản mạch, bộ linh kiện chống sốc điện ESD Guards được tích hợp trên các cổng USB, jack âm thanh và card mạng LAN. Chưa hết, Z97-Pro Gamer có bộ điều khiển dòng kỹ thuật số Digi+ VRM nhằm tăng cường hiệu suất làm việc, tăng tính hiệu quả và đảm bảo độ bền, và miếng chắn I/O bằng chromium chống rỉ gấp 3 lần so với miếng chắn truyền thống. Đặc tả chi tiết [img] Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 30/10/14, 12 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  11. umbrella_corp
    [amtech.vn] Ngày trước, chúng tôi đã có review chiếc bo mạch chủ ASUS H97-Pro, một giải pháp khá tốt dành cho đối tượng người dùng không phải là overclocker hay power user. Và bây giờ trong tay chúng tôi là chiếc bo mạch chủ ASUS H97-Pro Gamer, một sản phẩm mới được ASUS định hướng là mẫu bo mạch chủ đầu bảng cho series H97 của mình thay thế cho H97-Pro. Hiện tại đang là thời điểm các hãng sản xuất bo mạch chủ đang có xu hướng tạo ra hoặc nâng cấp các mẫu bo mạch chủ H97 của mình với nhiều tính năng hỗ trợ game thủ tốt hơn. Chúng ta đã thấy các hãng cạnh tranh trực tiếp với ASUS tại thị trường Việt Nam như MSI và Gigabyte đã làm với mẫu H97 Gaming 3. Và ASUS quyết định đáp trả bằng mẫu H97-Pro Gamer là sự giao thoa giữa H97-Pro dòng phổ thông và một chút thiết kế gaming đặc biệt là các tính năng dành cho game thủ vốn là đặc sản của dòng cao cấp ROG. [IMG] Cũng như H97-Pro, H97-Pro Gamer cho phép người dùng có thể ép xung thông qua thao tác cập nhật BIOS mới nhất từ ASUS và để thử nghiệm khả năng ép xung chúng tôi sẽ sử dụng vi xử lý lõi tứ i7-4770K Haswell (lẽ ra là i7-4790K Haswell Refresh nhưng rất tiếc mẫu vi xử lý này tạm thời đang được dùng cho project khác của Amtech và tôi không thể mượn được mẫu này để test). Giá cả của H97-Pro Gamer đã giảm khá mạnh kể từ lúc được debut lần đầu hồi tháng 7 từ 3.600.000 đồng xuống còn 2.960.000 đồng. Có thể nói đây là thời điểm rất tốt để có thể sở hữu một chiếc bo mạch chủ H97 đầu bảng thuộc dòng phổ thông của ASUS với giá rẻ. Sau đây sẽ là phần đặc tả chi tiết của H97-Pro Gamer: [IMG]
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 13/10/14, 27 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  12. umbrella_corp
    Lời nói đầu [IMG] Nhiều tháng đã trôi qua kể từ khi nền tảng Z97 của Intel ra mắt, BIOS trên các bo mạch chủ Z97 của ASUS đã được tinh chỉnh gần đạt tới mức hoàn hảo nhất. Rất tiếc là không phải ai trong chúng ta cũng có túi tiền dư dả để là một trong những người đầu tiên tiếp nhận những tinh hoa của Z97. Tôi đã lần lượt thử nghiệm rất nhiều sản phẩm của ASUS rồi nhưng lựa chọn nào là phù hợp nhất với túi tiền eo hẹp? ASUS Z97-A gần như đáp ứng những gì người dùng mong muốn ở nền tảng chipset Z97. Hãy tìm hiểu tại sao tôi lại chọn Z97-A nhé. Sở hữu khá nhiều các tính năng vốn có của bo mạch chủ ASUS, bao gồm gói phần mềm dễ dùng cùng bộ BIOS rất nhiều option để tùy chỉnh, ASUS Z97-A có thể nói là một trong những sản phẩm rất phù hợp với đa số khách hàng có số tiền đầu tư ít nhưng vẫn hưởng các công nghệ mới nhất của Z97 mà một trong số đó có thể nói đến đó là khả năng hỗ trợ các ổ cứng chuẩn SATA Express mà tôi đang nắm giữ trong tay một trong rất ít những ổ cứng hỗ trợ chuẩn này. [IMG] Đặc tả chi tiết của sản phẩm [ATTACH]
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 2/10/14, 18 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  13. umbrella_corp
    Đối với các tín đồ công nghệ, không có gì vui hơn khi được chứng kiến sự xuất hiện của các công nghệ mới đặc biệt là trên hệ thống máy bàn trong khoảng thời gian gần đây vốn được cho là thời kỳ ảm đạm của hệ thống này. Intel luôn là kẻ đi đầu trong công nghệ vi xử lý máy tính và một loạt sản phẩm thuộc dòng vi xử lý thế hệ Haswell Refresh dành cho chipset Z97 đã được ra mắt. Tuy nhiên, đấy chỉ là những vi xử lý thuộc thị trường phổ thông, vậy còn thị trường cao cấp thì sao? Ở thị trường cao cấp, chỉ mới đây thôi, Intel đã tung ra 3 vi xử lý Core i7 Haswell-E dành cho chipset X99 gồm: i7-5960X i7-5930K i7-5820K Điều đặc biệt ở các CPU này là chúng có nhiều nhân, nhiều cache hơn so với các thế hệ CPU dành cho chipset X79 đời cũ, và quan trọng nhất, chúng hỗ trợ RAM DDR4. No more DDR3 for you guys! Rất đáng mừng khi diễn đàn AMTECH là một trong số rất ít những diễn đàn công nghệ đầu tiên tại Việt Nam đang nắm giữ vi xử lý đầu bảng i7-5960X của Intel. Tất nhiên để cho con quái vật mới của thế hệ vi xử lý cao cấp này có được bạn diễn xứng tầm thì bo mạch chủ được chọn sẽ là ASUS X99-Deluxe, một bo mạch chủ đầu bảng thuộc dòng phổ thông của hãng điện tử Đài Loan. [IMG] Ngoài việc hỗ trợ tốt cho nền tảng X99 cũng như vi xử lý i7-5960X mà chúng tôi đang nắm giữ ở đây, ASUS X99-Deluxe được tích hợp rất nhiều công nghệ trên bo mạch hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm cũng như hiệu năng tốt nhất cho hệ thống máy tính của người dùng. Liệu bo mạch chủ Deluxe phiên bản X99 có kế thừa được những tinh hoa cũng như chiếm được cảm tình của tín đồ công nghệ vốn được những Deluxe trước đó là Z97 và Z87 hay người tiền nhiệm trực tiếp X79 đã làm được trong quá khứ? Chúng ta hãy cũng chờ xem...
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 17/9/14, 26 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  14. umbrella_corp
    Hôm nay ASUS chính thức ra mắt bo mạch chủ máy trạm X99-E WS nền tảng chipset Intel X99 với khả năng hỗ trợ các hệ thống đa card đồ họa 4 GPU PCIe 3.0 x16 cho khả năng xử lý đồ họa cao cấp. X99-E WS được trang bị các thành phần linh kiện cao cấp bao gồm hệ thống MOSFET tích hợp driver Dr. MOS, cuộn cảm nhiêt Beat Thermal Chokes II, tụ rắn siêu bền 12K và jack cắm nguồn chuẩn ProCool. X99-E WS mang đến các giải pháp lưu trữ hàng đầu như cổng giao tiếp M.2 x4 và hỗ trợ card mở rộng I/O ASUS PIKE II và card mở rộng ThunderboltEX II. Ngoài ra để tiện cho việc bảo trì thì X99-E WS có đính kèm module Q-Code Logger ghi nhận lỗi và đèn LED báo trạng thái nguồn Dr. Power. [IMG] Giao tiếp PCIe 3.0 đỉnh cao cho hệ thống đa card đồ họa X99-E WS được trang bị 7 khe PCIe 3.0 và có khả năng hỗ trợ chế độ đa card đồ họa 4-way SLI hoặc 4-way CF với 4 card có tốc độ băng thông x16. Vì vậy bo mạch chủ này là sự lựa chọn rất tốt cho dân đồ họa chuyên nghiệp khi họ đòi hỏi nguồn tài nguyên đồ họa hệ thống khủng như thiết kế và nghiên cứu y khoa, cũng như xử lý mô phỏng cấp tốc và các ứng dụng dựng khung hình. X99-E WS cung cấp đầy đủ các khe cắm cho các card RAID, SSD chuẩn PCIe, card thu video và các linh kiện tốc độ cao khác. Thành phần linh kiện cao cấp cho độ hiệu suất hoạt động khủng X99-E WS được xây dựng trên các thành phần linh kiện cao cấp được lựa chọn kỹ càng bởi các kỹ sư ASUS nhằm cung cấp độ hiệu suất cao nhất bao gồm hệ thống MOSFET tích hợp driver Dr. MOS nhằm tiết kiệm không gian và giảm nhiệt độ hoạt động trong thời gian vận hành, và cuộn cảm nhiệt độc quyền Thermak Chokes II của ASUS. Thiết kế mới của cuộn cảm nhiệt này cho phép nó có hiệu suất lên đến 94% và hạ nhiệt độ hoạt động trong các tác vụ bình thường. [IMG] ASUS là nhà sản xuất bo mạch chủ server đầu tiên trên thế giới trang bị tụ rắn 12K và X99-E WS được tích hợp tụ rắn này trên bo mạch của mình. Các tụ rắn Nhật Bản này có độ bền lên đến 12000 giờ và nhiệt độ tối đa là 105*C, vượt xa nhu cầu chạy máy hàng ngày. Với tụ rắn thông thường có nhiệt độ hoạt động là 65*C thì các tụ rắn 12K có thể có tuổi thọ dự tính lên đến 1.2 triệu giờ (hơn 1 thế kỷ). X99-E WS được trang bị các jack cắm nguồn chuẩn ProCool cho phép nó loại trừ các trường hợp bị lỏng dây cắm so với các jack cắm nguồn truyền thống và chống cháy chân cắm. Các giao tiếp lưu trữ phong phú và khả năng bảo trì nhanh gọn Bo mạch chủ này có cổng giao tiếp onboard M.2 chuẩn PCIe 3.0 x4 hỗ trợ các SSD M.2 có chiều dài 60mm và 80mm, hỗ trợ card mở rộng ASUS PIKE II dành cho các thiết bị SCSI (SAS) có tốc độ lên đến 12Gb/s và card mở rộng ThunderBoltEX II dành cho các thiết bị dùng chuẩn giao tiếp này. X99-E WS có 2 cổng SATA Express cho phép các thiết bị lưu trữ có tốc độ truyền tải lên đến 10Gb/s. [IMG] X99-E WS còn hỗ trợ module Q-Code Logger cho phép ghi nhận lại các mã số báo lỗi vào USB chỉ bằng 1 nút bấm, qua đó người quản trị có thể phân tích lỗi nhanh chóng và dễ dàng. Tương tự, đèn LED Dr. Power cũng sẽ hiện thị thông báo cho người quản trị biết về tình trạng nguồn cấp. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ website sản phẩm. [IMG] Nguồn: TechPowerUp
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 15/9/14, 17 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  15. umbrella_corp
    Hôm nay ASUS chính thức ra mắt bo mạch chủ Z10PE-D8 WS thuộc nền tảng Intel C612 chipset với socket đôi dành cho dòng vi xử lý Intel Xeon E5-2600 v3. Bo mạch chủ mới dành cho máy chủ này hỗ trợ rất tốt các giao thức lưu trữ bao gồm card mở rộng I/O ASUS PIKE II và hỗ trợ các chuẩn giao tiếp PCIe 3.0 x4 M.2. Bo mạch chủ này còn có bộ Q-Code Logger để dễ dàng bảo trì và đèn LED Dr. Power để theo dõi tình trạng nguồn cấp. [IMG] Giao tiếp PCIe 3.0 đỉnh cao cho hệ thống đa card đồ họa Z10PE-D8 WS được trang bị hệ thống cấp nguồn cao cấp dành cho máy trạm có khả năng hỗ trợ tới 4 card đồ họa khe đôi qua đó chế độ đa card 4-way SLI hay CF đều được hỗ trợ. Vì vậy bo mạch chủ này là sự lựa chọn rất tốt cho dân đồ họa chuyên nghiệp khi họ đòi hỏi nguồn tài nguyên đồ họa hệ thống khủng như thiết kế và nghiên cứu y khoa, cũng như xử lý mô phỏng cấp tốc và các ứng dụng dựng khung hình. Với tổng cộng 7 khe PCIe 3.0, Z10PE-D8 WS cung cấp đầy đủ các khe cắm cho các card RAID, SSD chuẩn PCIe, card thu video và các linh kiện tốc độ cao khác. Thành phần linh kiện cao cấp cho độ hiệu suất hoạt động khủng Z10PE-D8 WS được xây dựng trên các thành phần linh kiện cao cấp được lựa chọn kỹ càng bởi các kỹ sư ASUS nhằm cung cấp độ hiệu suất cao nhất bao gồm hệ thống MOSFET tích hợp driver Dr. MOS nhằm tiết kiệm không gian và giảm nhiệt độ hoạt động trong thời gian vận hành, và cuộn cảm nhiệt độc quyền Thermak Chokes II của ASUS. Thiết kế mới của cuộn cảm nhiệt này cho phép nó có hiệu suất lên đến 94% và hạ nhiệt độ hoạt động trong các tác vụ bình thường. ASUS là nhà sản xuất bo mạch chủ server đầu tiên trên thế giới trang bị tụ rắn 12K và Z10PE-D8 WS được tích hợp tụ rắn này trên bo mạch của mình. Các tụ rắn Nhật Bản này có độ bền lên đến 12000 giờ và nhiệt độ tối đa là 105*C, vượt xa nhu cầu chạy máy hàng ngày. Với tụ rắn thông thường có nhiệt độ hoạt động là 65*C thì các tụ rắn 12K có thể có tuổi thọ dự tính lên đến 1.2 triệu giờ (hơn 1 thế kỷ). Z10PE-D8 WS được trang bị các jack cắm nguồn chuẩn ProCool cho phép nó loại trừ các trường hợp bị lỏng dây cắm so với các jack cắm nguồn truyền thống và chống cháy chân cắm. [IMG] Điều khiển tốc quạt, giao tiếp lưu trữ dễ dàng và khả năng bảo trì đơn giản Z10PE-D8 WS cho phép người dùng có thể điều khiển tốc quạt dễ dàng theo 2 cách chỉnh tay hoặc tự động. Ở chế độ tự động, tốc độ quạt sẽ được tùy chỉnh theo nhiệt độ vi xử lý. Trong chế độ chỉnh tay, người quản trị có thể thiết lập tốc quạt tùy ý. Bo mạch chủ này có cổng giao tiếp M.2 chuẩn PCIe 3.0 x4 hỗ trợ các SSD M.2 có chiều dài 60mm, 80mm và 110mm, và hỗ trợ card mở rộng ASUS PIKE II dành cho các thiết bị SCSI (SAS) có tốc độ lên đến 12Gb/s. Z10PE-D8 WS còn hỗ trợ module Q-Code Logger cho phép ghi nhận lại các mã số báo lỗi vào USB chỉ bằng 1 nút bấm, qua đó người quản trị có thể phân tích lỗi nhanh chóng và dễ dàng. Tương tự, đèn LED Dr. Power cũng sẽ hiện thị thông báo cho người quản trị biết về tình trạng nguồn cấp. [IMG] Thời điểm bán hàng và giá cả Z10PE-D8 WS sẽ được bán với giá $599 tại các cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối được ASUS ủy quyền. Nguồn: TechPowerUp
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 15/9/14, 12 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  16. umbrella_corp
    Tới thời điểm này có lẽ các bạn cũng đã nắm hầu hết các thông tin về Rampage V Extreme và tôi sẽ đi luôn vào phần trên tay và unbox siêu phẩm này được gửi đến từ ASUS. [IMG][IMG] ASUS cho phép bạn có thể xem preview trước về Rampage V Extreme (R5E) trước khi quyết định mua bằng cách mở miếng cover ở phía trước ra và ngắm nghía. Nhưng có lẽ trước khi đi mua, bạn cũng phải tìm hiểu kỹ lắm về bo mạch chủ này rồi mới quyết định đi mua đúng không? Và R5E đang hiện là bo mạch chủ khủng nhất hiện tại khi nó đã phá khá nhiều kỷ lục ép xung thế giới mà bạn có thể search thêm Google để biết thêm chi tiết. [IMG] Và đây là nhân vật chính của chúng ta - ASUS ROG Rampage V Extreme. Bo mạch chủ này có vẻ như nó nặng hơn tôi tưởng và dường như nó nặng nề vì những thành phần linh kiện cũng như bộ tản nhiệt heatsink VRM khủng nằm bên trên theo phong cách ROG. Không chỉ có bộ heatsink mà ở dưới bo mạch chủ khu vực VRM và chip cầu nam được trang bị backplate để tăng cường sức ép lên bộ tản ở phía trên cho khả năng tản nhiệt tốt hơn. [IMG][IMG][IMG][IMG] Vi xử lý Haswell-E mới của Intel đã xuất hiện và tất nhiên kèm theo nó là socket mới LGA2011-3 cùng chipset X99. R5E sử dụng các công nghệ tiên tiến và mới nhất để tối ưu hóa hiệu năng cho các vi xử lý Haswell-E thông qua việc tune lại socket LGA2011-3 gốc của Intel bằng cách thêm vào một số chân socket phụ vào và ASUS gọi đó là OC Socket đặc biệt nhắm đến các khách hàng là ép xung thủ. Việc có thêm các chân phụ cho phép socket tiếp xúc với phần mạch vốn không được tiếp xúc khi dùng socket LGA2011-3 gốc của Intel nhằm giúp tối ưu hơn dòng điện cấp cho CPU. Với bộ điều khiển điện thế kỹ thuận số VRM Extreme Engine Digi+ IV cho phép các tay ép xung có thể an tâm hơn khi ép xung với độ chính xác và ổn định cao. Trong khi đó, bộ tản nhiệt dùng cho khu vực VRM được làm theo công nghệ DirectCU thường thấy ở các card đồ họa ASUS cho phép khu vực này được giảm tới 7*C so với các thiết kế cũ. Để làm mát tốt hơn nữa, R5E có đính kèm module X-Socket II cho phép các ép xung thủ dễ dàng trong việc lắp ráp các loại tản nhiệt từ khí, nước cho đến ni tơ lỏng (LN2). [IMG][IMG] Có tất cả 8 chân cắm quạt 3/4 pin, 4 bộ cảm biến thông minh onboard, 3 đầu cắm 2 pin phụ và 3 cáp cảm biến nhiệt (thermal cables). Bạn có thể dùng ứng dụng Fan Xpert 3 để điều khiển và giám sát nhiệt độ của 7 khu vực trên bo mạch chủ và các thành phần linh kiện quan trọng theo thời gian thực. Cũng như những bo mạch chủ đầu bảng trong quá khứ, R5E cũng có các nút bấm và gạc chế độ trên bo mạch chủ dành cho các tay ép xung chuyên nghiệp. Và lần này R5E sẽ có các nút và gạc như ReTry, Safe Boot, MemOK, ProbeIt, Slow Mode, LN2 Mode, gạc PCI Express, đèn LED báo lỗi Q-Code, KeyBot, gạc chuyển BIOS, các nút Power và Reset. LƯU Ý: Cho dù có muốn hay không thì sẽ là không phải là ý hay khi bạn tùy tiện bấm hay gạc các nút này khi hệ thống đang chạy. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi hành sự nhé! [IMG][IMG] R5E hỗ trợ 8 khe cắm RAM kênh 4 DDR4, và khu vực USB hub có tất cả 10 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0 ở mặt sau và 2 jack nối USB 3.0 và 2 jack USB 2.0 nối ra front panel. [IMG][IMG] Với số lượng khe PCI Express 3.0 lên đến 4 thì R5E cho phép các game thủ có thể setup hệ thống đa card đồ họa 4-way SLI hoặc CF và họ có thể trải nghiệm chơi game đỉnh cao nhất có thể với hệ thống này. Ngoài ra, chất lượng âm thanh của R5E cũng không cần phải bàn nhiều khi hệ thống âm thanh onboard SupremeFX 2014 được thực sự vượt mức của một card âm thanh onboard và chạm tới mốc của card âm thanh rời rồi. Chưa hết, SupremeFX 2014 còn hỗ trợ thêm Sonic SenseAmp có nhiệm vụ nhận biết loại tai nghe cắm vào jack âm thanh để tự động tùy chỉnh chất lượng cho phù hợp. Nếu là một audiophile thì bạn nên thử cái này! [IMG][IMG] Các giao tiếp lưu trữ hỗ trợ trên R5E khá đa dạng gồm 2 cổng SATA Express (tương thích ngược với 4 cổng SATA III) với tốc độ truyền tải 10Gb/s (nhanh 1.7 lần so với SATA III). Có tổng cộng 12 cổng SATA III cho bạn tùy ý sử dụng hoặc bạn có thể dùng 2 cổng SATA Express và 8 cổng SATA III cũng được. Cấu hình cho tất cả chạy RAID 0 hết? Hãy thử đi nào bạn ơi! Có 1 khe M.2 nằm bên cạnh khu vực cổng SATA hỗ trợ các SSD M.2 có kích cỡ 60, 80 và 110mm và có tốc độ lên đến 32Gb/s nhanh gấp 5 lần SATA III. Ở khu vực các cổng kết nối I/O làm bằng thép chống rỉ gồm có module WiFi 802.11ac AC1300 3T3R (3 thu 3 phát) nhanh gấp 1.5 lần so với 2T2R 802.11ac. Socket cổng LAN được bảo vệ bởi công nghệ LANGuard, nút BIOS Flashback và ROG Connect. Nói đến card mạng LAN thì R5E sử dụng chip điều khiển Intel cùng ứng dụng ưu tiên gói tin GameFirst III nhằm nâng cao khả năng chống lag cho game online. Nút KeyBot trên bo mạch chủ hay ứng dụng điều khiển KeyBot trên Windows cho phép các game thủ có thể tùy chỉnh bàn phím của mình để biến nó thành bàn phím chơi game đúng nghĩa. [IMG][IMG] Bo mạch chủ mới này cũng có đính kèm theo bộ OC Panel độc quyền của ROG nhằm giúp các ép xung thủ có thể giám sát hệ thống theo thời gian thực và tùy chỉnh các tùy chọn trong BIOS. Bạn có thể lắp bộ OC Panel này vào khay 5.25 inch trên thùng máy của mình cho an toàn. [IMG][IMG][IMG][IMG] Các phụ kiện của R5E gồm: Sách hướng dẫn và dĩa driver Miếng bảo vệ mặt sau Q-Shield mạ nickel đen Module X-Socket II Cáp SATA III Cầu SLI Cầu CrossFire Đầu jack nối cho front panel Q-connector 2 trong 1 Cáp cảm biến nhiệt thermal sensor Bộ tem label cho các thành phần phần cứng Miếng treo phòng ROG Cáp OC Panel và đai ốc Module WiFi 3T3R 802.11ac [IMG][IMG] Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể vào đây để xem. Nguồn: rog.asus.com
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 8/9/14, 16 lần trả lời, trong diễn đàn: CPUs/RAMs/Motherboards
  17. fanta1ty
    [amtech.vn]Hãng MSI hôm nay thông báo sự ra mắt dòng bo mạch chủ MSI-X99 với 5 phiên bản: MSI X99S Gaming 9 AC, X99S Gaming 7, X99S XPower AC, X99S MPower và X99S SLI PLUS phục vụ nhu cầu của tất cả khách hàng. Với lịch sử lâu đời sản xuất các bo mạch chủ độc đáo và cao cấp trong bất kỳ điều kiện sử dụng nào, dòng bo mạch chủ MSI X99 được thiết kế dựa trên các thành phần tiêu chuẩn Military Class 4 và được trang bị rất nhiều tính năng. Tất cả các bo mạch chủ MSI X99 đều có tính năng Turbo M.2 giúp tăng tốc ổ cứng SSD lên đến 32 Gb/s cùng công nghệ mới nhất SATA Express trong lưu trữ dữ liệu. MSI cũng hỗ trợ đầy đủ các thiết lập Quad SLI và CrossFire đáp ứng nhu cầu FPS cao nhất khi chơi game, ép xung hay xử lý đồ họa. [IMG] MSI X99 Gaming cho trải nghiệm chơi game tốt nhất [IMG] Thừa hưởng những kinh nghiệm thiết kế bo mạch chủ tốt nhất cùng với kinh nghiệm thu được từ những game thủ giỏi nhất, giành được hơn 300 danh hiệu từ các phương tiện truyền thông trên thế giới, hãng MSI tự hào giới thiệu thế hệ tiếp theo của dòng bo mạch chủ Gaming, được trang bị giải pháp âm thanh Audio Boost 2, công nghệ mạng Killer, hỗ trợ tính năng M.2 32 Gb/s với các thiết bị SATA Express cùng với những tính năng chơi game quan trọng khác. Công nghệ Streaming Engine dành riêng cho giải pháp phần cứng cho việc streaming các hoạt động trên game ở độ phân giải 1080p 60 Mbps mà không làm ảnh hưởng đến FPS, đây chính là dòng bo mạch chủ chơi game cao cấp nhất của MSI. Phá vỡ các kỷ lục thế giới [IMG] Sau các thế hệ hiệu năng ép xung đẳng cấp thế giới đã được minh chứng, hãng MSI tự hào giới thiệu dòng bo mạch chủ X99S XPower AC đạt chứng nhận Military Class 4 với các thành phần được thiết kế đặc biệt dành cho việc ép xung, chứng nhận OC Certified của MSI đảm bảo tính bền vững và hiệu năng ép xung hàng đầu với tất cả các CPU HEDT mới nhất của Intel. Các giải pháp thông minh này một lần nữa được sử dụng để giúp những tín đồ ép xung phá vỡ các kỷ lục thế giới. Phiên bản này bao gồm một tấm OC Backplate, giải pháp thông minh cho các tín đồ ép xung sử dụng với chất LN2 pot, và công nghệ Delid Die Guard giúp cho làm mát dễ dàng hơn, an toàn hơn để ép mỗi MHz trên CPU, tính năng OC Engine cung cấp các thiết lập các mức BCLK linh hoạt hơn từ 100/125/167 MHz giúp mở ra cánh cửa đạt được hiệu năng ép xung tuyệt đối. Chip xử lý thế hệ mới cung cấp jitter và mức tiêu thụ điện năng thấp hơn dẫn đến tính ổn định cao hơn trong các điều kiện khắc nghiệt nhất. Ổn định, hiệu quả cao và nhiều tính năng [IMG] Phiên bản MSI X99S SLI Plus là một kho vũ khí các tính năng mới và được cải tiến về mặt kỹ thuật. Tốc độ Gigabit LAN nhanh và đáng tin cậy, hỗ trợ tính năng NVIDIA SLI dành cho các tín đồ đam mê tìm kiếm giải pháp kết nối nhiều card đồ họa. Turbo M.2 cung cấp tốc độ lên đến 32 Gb/s nhanh hơn 5 lần kết nối SATA III truyền thống. Turbo M.2 kế thừa từ tính năng M.2 10 Gb/s cải thiện hiệu suất lên đến 3 lần bằng cách sử dụng PCI Express Gen 3 x4. Chứng nhận Guard-Pro và Military Class 4 đảm bảo sự ổn định cần thiết thông qua các thành phần nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng. [IMG] Theo TechPowerUp
    Chủ đề bởi: fanta1ty, 29/8/14, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  18. fanta1ty
  19. quoctran91
    [IMG] ASUS luôn đi đầu trong các thiết kế lạ thường nhưng với việc sử dụng các bo mạch con hay còn gọi là daughterboards để tăng kích thước của bo mạch chủ mini-ITX, để tăng số lượng tính năng hỗ trợ hơn như thêm 8 đến 10 phase CPU VRM thì có thể nói các kỹ sư ASUS rất dị trong khoản thiết kế. Các sản phẩm sau này của họ cũng dựa trên ý tưởng này. Maximus VII Impact, bo mạch chủ dùng chipset Z97 Express của Intel, hỗ trợ CPU socket LGA1150. Các công nghệ mới của Maximus VII Impact bao gồm hệ thống phase nguồn CPU VRM lên tới 8 phase; một bảng mạch nhỏ được gọi là Impact Control II gồm các nút nguồn, reset, clear CMOS và các nút bấm ROG kèm theo đèn LED báo lỗi, bên phía đối diện của card Impact Control II là Impact CoolHub có 2 cổng cắm quạt 4 pin kèm theo jumper mở khóa chế độ LN2; bộ mPCIe Combo IV kèm theo khe cắm mPCIe x1 ở một mặt (thường đi kèm với bộ Wi-Fi 802.11 ac) và mặt còn lại là 1 khe cắm M.2 với băng thông PCIe 2.0 x4; card âm thanh rời SupremeFX Impact II với miếng bảo vệ chống nhiễu EMI Shield cho chip âm thanh có tỷ lệ độ nhiễu trên tín hiệu là 110 dBA SNR, các tụ âm thanh chất lượng cao, 1 amp dành cho tai nghe và các thành phần âm thanh được cách ly. [IMG] Bo mạch chủ sử dụng nguồn điện kết hợp từ jack cắm nguồn 24-pin ATX và 8-pin EPS. Ngoài ra nó hỗ trợ hai khe cắm RAM DDR3, và một khe mở rộng PCI-Express 3.0 x16. Về kết nối ổ cứng, ngoài cổng M.2 có băng thông PCIe 2.0 x4 còn có 4 cổng SATA III. Kết nối mạng ngoài mạng WiFi 802.11 ac, còn có cổng LAN Gigabit Ethernet dùng chip điều khiển của Intel. Các cổng xuất hình bao gồm HDMI và DisplayPort. 6 cổng USB 3.0, và một số cổng USB 2.0/1.1. [IMG][IMG] Nguồn: TechPowerUp
    Chủ đề bởi: quoctran91, 11/8/14, 12 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  20. umbrella_corp
    Lời nói đầu Đã xuất hiện từ thời điểm chipset Z87 còn thịnh hành, dòng bo mạch chủ Gaming Series của MSI đã gặt hái không ít thành công với thiết kế cũng như những công nghệ tiên tiến dành cho giới game thủ được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Và lên nền tảng mới Z97, Gaming Series được MSI hứa hẹn sẽ mang đến những nét mới cũng như cải thiện nhiều những tính năng sẵn có từ phiên bản trước để phục vụ cho nhu cầu của các game thủ ngày càng đa dạng và phong phú. Trong tay tôi đang là chiếc bo mạch chủ Gaming Series sử dụng chipset Z97 làm nền tảng có tên model là Z97 Gaming 7. Theo sắp xếp sản phẩm của MSI thì Gaming 7 thuộc nhóm bo mạch chủ đầu bảng của Gaming Series chỉ nằm dưới hàng khủng Gaming 9 AC. Điều đó cho thấy ít nhiều về khả năng của Gaming 7 ít nhất là theo cảm nhận cá nhân tôi. [IMG] Mang theo những tính năng mới mẻ từ chipset Z97 trong đó nổi bật là cổng kết nối SSD mới M.2 (SATA Express không được hỗ trợ từ MSI, vì lý do gì thì tôi sẽ đề cập bên dưới) cùng những tính năng đặc trưng mà MSI đính kèm cho sản phẩm của mình, Z97 Gaming 7 liệu có làm hài lòng các game thủ dễ tính cũng như khó tính không? Hãy cùng tôi khám phá nó nhé! Trước hết hãy xem qua đặc tả chỉ tiết của Gaming 7: [ATTACH] Clip overview về MSI Z97 Gaming 7 [media]
    Chủ đề bởi: umbrella_corp, 7/8/14, 17 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone

Chia sẻ trang này