►VGA◄ So sánh toàn tập MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi MaiHoangSp, 9/12/10.

  1. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​



    ►VGA◄ So sánh toàn tập
    MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack


    1. Giới thiệu

    Nhìn xuống phía dưới đang diễn ra cuộc chiến giữa HD5670 và 240GT trong tầm giá 2tr, lên một chút nữa là cuộc đọ sức của 450GTS và HD5770 cũng khá gay cấn trong tầm 3-4tr. Ngửa cổ lên thật cao là sự xuất hiện của vua đơn nhân 580GTX thay thế 480GTX và được mang ra so sánh HD5970 hay trông chờ hiệu năng HD6970, HD6990 nào đó vẫn chưa xuất hiện.
    Tập hợp trong diễn đàn thời gian gần đây, trong tầm giá 5-7tr có rất nhiều người phân vân giữa việc chọn lựa các phiên bản 460GTX custom hay là chọn HD6870 mới xuất hiện với nhiều hứa hẹn hay là 470GTX mới giảm giá kinh khủng?
    Để trả lời câu hỏi này bài viết sẽ tập hợp phân tích từng card đồ họa đưa ra cái lợi cái hại để các bạn thấy mình hợp với tiêu chí nào và có thể tự đưa ra quyết định của mình.

    [​IMG]


    Mục lục


    1. Giới thiệu, mục lục
    2. Cấu hình hệ thống, phần mềm
    3. Thông số đầy đủ VGA
    4. Hình ảnh VGA MSI N460GTX Hawk/ Talon Attack/ N470GTX-M2D12
    5. Hình ảnh MSI R6870-2PM2D1GD5
    6. Điểm số 3DMark06
    7. Điểm số 3DMark Vantage
    8. Game Crysis Warhead 9
    9. Game Alien vs Predator 8
    10. Game FarCry2 8
    11. Game JustCause2 9
    12. Game Stalker 9
    13. Game Metro2033 3
    14. Game Dirt 2 16
    15. Game Lost Planet 2 16
    16. Game Mafia 2 14
    17. Game BatMan 14
    18. Nhiệt độ, độ ồn
    19. Điện năng tiêu thụ.
    20. Kết luận


    Link tải về bài viết dạng PDF: Free File Hosting Made Simple - MediaFire....​





    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​



    2. Cấu hình hệ thống, phần mềm


    Cấu hình hệ thống sử dụng:
    1. Main: MSI X58 BigBang X-Power
    2. CPU: Intel Core i7 950 @ 4GHz
    3. RAM: G.Skill Trident 3x2GB
    4. VGA:
    o MSI N460GTX Hawk
    o MSI N460GTX Hawk Talon Attack
    o MSI R6870-2PM2D1GD5
    o MSI N470GTX-M2D12
    o MSI R6870-2PM2D1GD5 OC
    o MSI N460GTX Hawk Talon Attack OC
    o MSI N460GTX Hawk Talon Attack SLI
    5. HDD: Samsung sata 320GB
    6. PSU: Corsair HX1000
    7. LCD: Acer H223HQ 1920x1080 Full HD​



    Các phần mềm dùng để so sánh kiểm nghiệm:
    • 3DMark06
    • 3DMark Vantage
    • Crysis Warhead
    • Alien vs Predator
    • FARCRY 2
    • Just Cause 2
    • Metro 2033
    • Stalker: Call of Pripyat
    • DIRT 2
    • Lost Planet 2
    • Mafia2
    • BATMAN
    • Các kết quả benchmark thực hiện trên Win7 Untimate 64Bit Trial
    • Driver AMD: Catalys 10.10
    • Driver Nvida: ForceWave 260.99
    • Các phần mềm theo dõi và test hệ thống: Aida64, CPU-Z, GPU-Z, Linx, Furmark, MSI Afterburner.​


    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​



    3. Thông số đầy đủ VGA



    Thông số 4 VGA trong bài viết lần lượt xem bằng GPU-Z:

    • MSI N460GTX Hawk => MSI N460GTX Hawk Talon Attack
    • MSI R6870-2PM2D1GD5 OC => MSI N470GTX-M2D12

    [​IMG]


    Ngoài ra còn thiết lập ép xung cho R6870 lên 1000/1150, N460GTX Talon ép xung lên 900/1150 và thiết lập chế độ SLI cho 460GTX Talon.

    [​IMG]


    Riêng với 470GTX, nó có khả năng ép xung nhưng trong bài viết chúng tôi không test mà cũng khuyên không nên bởi vì với phiên bản reference tản nhiệt chưa đủ hiệu quả, chạy bình thường nhiệt độ card cũng khá cao, bạn có thể thấy ở gần cuối review này.

    [​IMG]


    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    4. Hình ảnh VGA 460GTX Hawk, Talon, 470GTX



    [​IMG]

    Hình ảnh về 460GTX Hawk bạn có thể xem trong post này vozForums - View Single Post - ►VGA◄ MSI N460GTX HAWK: Bắn hạ HD5850 – Thế mới là VGA!

    Hình ảnh 460GTX Hawk Talon gần tương tự Hawk, có khác chút về hộp và bộ nhớ ram có đề cập sự khác nhau trong post này: ►VGA Report◄ MSI N460GTX HAWK Talon Attack: hình như có lẽ... ngon hơn cả 470GTX - vozForums

    [​IMG]


    Hình ảnh của 470GTX bạn xem chi tiết trong post này: vozForums - View Single Post - ►VGA◄►MSI N460GTX Cyclone 768D5/OC - HD5850 Twin Frozr II - N470GTX-M2D12◄ So sánh sức mạnh đồ họa

    [​IMG]



    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    5. Hình ảnh MSI R6870-2PM2D1GD5


    470GTX và HD6870 hiện nay chủ yếu vẫn là bản reference từ Nvidia / AMD, toàn bộ tản nhiệt và bo mạch bạn có thể thấy trong hình. Bo mạch của MSI R6870 vẫn còn in chữ AMD, điểm khác biệt giữa các hãng chỉ là miếng decal dán trên card và hình thức hộp đóng gói.
    MSI R6870 sử dụng hộp tông mầu trắng xanh, với hình minh họa là một động cơ tên lửa có tên Afterburner, chắc hẳn nếu từng ép xung VGA thì bạn không còn lạ lẫm gì với phần mềm MSI Afterburner này.
    Phụ kiện: Sách hướng dẫn sử dụng, đĩa driver và phần mềm ăn chơi, 2 đầu chuyển đổi 6pin cho loại nguồn thiếu, đầu DVD-Dsub, cầu Crossfire được làm ngắn vừa đủ 2 VGA cạnh nhau, cuối cùng là một sợi cab MiniHDMI- HDMI.

    [​IMG]


    Decal dán trên card cũng là hình đại điện của Afterburner, nếu bạn muốn thử ép xung VGA có thể tìm thấy phần mềm trong đĩa driver đi kèm hoặc tải trên trang web của MSI. Card thiết kế hình hộp dùng tản nhiệt theo dạng gọi là lồng sóc, dạng tản nhiệt như thế này nvidia với AMD đều duy trì nhiều năm nay cho các vga cao cấp của mình. Trông rất chắc chắn to mà gọn đảm bảo tiêu chuẩn 2 khe pci.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Lần này AMD trang điểm thêm vào cạnh của tản nhiệt với các đường kẻ sọc đỏ đen nhìn khá chất. Nhưng dù sao với cảm nhận cá nhân tôi không thích dạng tản nhiệt lồng sóc này vì tính chất ồn ào của nó lúc hoạt động.
    Card sử dụng 2 đầu cấp nguồn 6pin đặt hướng lên trên, dạng này sẽ giúp cắm dây nguồn không bị chạm vào khay ổ cứng. Cá nhân tôi thì lại thích dạng chân nguồn hướng thẳng ra trước, di dây trong thùng máy đẹp hơn tất nhiên thùng máy phải đủ rộng.
    Có tất cả 5 đầu xuất tín hiệu trên card bao gồm 2 cổng Mini, 1 cổng DVI-I, 1 cổng DVI-D và 1 cổng HDMI, card hỗ trợ cộng nghệ AMD Eyefinity xuất được 4 màn hình.

    [​IMG]


    Bo mạch và tản nhiệt sau khi được tách rời: không có gì khác biệt so với bản AMD reference. Mặc dù rất muốn tháo bung tản nhiệt ra để mọi người có cái nhìn rõ hơn nhưng sao một lúc loay hoay cố gắng cạy mấy cái chốt thì đành chịu vì không muốn làm gẫy nó.

    [​IMG]


    Hình ảnh bo mạch: tất cả có 8 chip nhớ ram GDDR5 của Hynix có mã H5GQ1H24AFR-T2C chạy ở xung 1050MHz, các pha cấp điện cho GPU không như trước đây mà được nằm về phía cuối card gần khu vực các cổng tín hiệu. Nếu chỉ có vậy thì cũng không có gì đáng quan tâm lắm, chỉ là thay đổi vị trí đặt thông thường để khu vực này có thêm gió thổi từ chiếc quạt lồng sóc.
    Nhưng bạn có thấy hơi ít mosfet không? 4 pha nguồn mà vỏn vẹn có đúng 4 con mosfet. Với một pha nguồn bình thường sẽ cần 3 con mosfet hoặc 2 nếu nó không quan trọng lắm nhưng ở đây chỉ có 1 mà lại là pha cấp nguồn cho GPU hoạt động.

    [​IMG]
    (Do có ít ánh sáng “lạ” trong phòng nên ảnh chụp có chỗ bị ám mầu tím, mong quý vị thông cảm)


    Quan sát nhiều loại Mosfet thường thấy thì cái này hình dạng hơi lại, thông số in trên đó rất rất mờ. Tôi phải dùng một kính lup phóng to ra, rồi gồng cơ mắt, thắt cơ tai, vai gồng, cổ lắc, óc tưởng tượng mới đọc được hết dãy chữ số in trên đó CSD59901M.
    Với sự trợ giúp thêm từ google đã may mắn tìm được một trang web từ CN nói về loại mosfet này, họ gọi nó là Dpak Mosfet, nó gần giống với cơ chế hoạt động của mosfet DrMOS mà main board MSI vẫn áp dụng, như vậy là yên tâm rồi.

    [​IMG]


    Bạn có thể thấy HD6870 chỉ có 1 đầu liên kết CrossFire, cũng như 460GTX chỉ có 1 đầu SLI, tiếc thật chúng ta không thể kết hợp 3-4 GPU được.

    [​IMG]


    Cuối cùng là hình ảnh GPU Barts 40nm, các GPU cao cấp của AMD không có nắp bảo vệ như Nvidia, thay vào đó là một khung nhôm bao quanh để tránh mẻ khi lắp tản nhiệt, như vậy cũng đủ an toàn nhưng bạn vẫn nên cẩn thật khi thao tác tháo tản nhiệt thay keo.
      
    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    6. Điểm số 3DMark06

    Trận chiến lần này có 4 VGA và thêm OC với SLI nên chia làm 7 lượt bench. Sẽ có rất nhiều hình ảnh kết quả, nếu tôi đưa hết lên đây dưới dạng hình lớn thì bài viết quá dài quá nặng vì thế sẽ chỉ trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ, còn lại kết quả benchmark từng trường hợp sẽ để dạng thumb nhỏ ai cần xem chi tiết thì click nhé.

    Tổng điểm 3Dmark của 4 VGA trong 7 trường hợp bám khá sát nhau hơn nhau chút một báo hiệu một cuộc chiến rất gay cấn. 470GTX thể hiện ngay sức mạnh ghi dẫn đầu mà chưa cần ép xung. Điểm SLI của 2 con Talon hơn khá ít so với đơn card, có lẽ có vấn đề ở bản driver này.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]




    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    7. Điểm số 3DMark Vantage

    3Dmark Vantage trình diễn hiệu năng đò họa trên nền DX10, lúc này 470GTX chỉ còn hơn chút ~ 200 điểm so với 460GTX Hawk, và 460GTX Talon vượt lên trên 2 đồng đội này. Nếu để ý thì trên hộp của 460GTX Talon cũng được MSI hinh hình độ thị mô ta việc vượt điểm số khoảng 400 điểm trên trình benchmark 3Dmark Vantage.
    MSI R6870 với mức xung mặc định lại vượt mặt cả 3 đối thủ một đoạn và cả khi ép xung nó cũng cao hơn 460GTX talon ép xung, điểm bench của card AMD theo tôi thấy thường khá cao, nhưng mới chỉ là lý thuyết hãy chờ vào game thực tế rồi kết luận.
    Điểm SLI 2 con 460GTX Talon thì lại rất rất cao, tính ra phải tăng hơn 84% so với đơn card. Với điểm số mà tôi đạt được và tham khảo thêm các điểm số Crossfire của HD6870 thì SLI 460GTX Talon sẽ cao hơn, ngược lại so với khi chạy đơn card. Tôi có cảm giác điểm Vantage của 460GTX SLI chưa đủ vì GPU score đã vượt trên cả P Score và CPU Score.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI


    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

     
    :
  2. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    8. Game Crysis WarHead

    CrysisWarhead khá nặng nên để test được ở độ phân giải 1920x1080 mà khung hình “đẹp” thì chỉ có thể chọn mức Gamer mà không thể “đú” lên Enthusiast, mỗi mức setting của Crysis chênh lệch đồ họa rất lớn.
    Tôi benchmark ở 2 chế độ bật khử răng cưa 4x và tắt 0x. R6870 và 470GTX cho khung hình xấp xỉ bằng nhau, 2 card Hawk thâp hơn một chút 2 đến 4 khung hình.
    Khi ép xung lên thì 460GTX Talon và R6870 tăng thêm khoảng 4 khung hình nữa trong các trường hợp. HD6870 thể hiện sức mạnh rất tốt đấy chứ!

    [​IMG]


    Với SLI hiệu năng khi chưa bật AA được 84FPS, bật AA được hơn 75fps rất cao tăng khoảng hơn 76% sức mạnh so với card đơn. Tôi đã thử chạy chế độ Enthusiast và khung hình đạt được thật hoàn hảo để thưởng thức những hình ảnh đẹp nhất của game :x

    [​IMG]



    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    9. Game Alien vs Predator


    Do mức khử răng cưa bị giới hạn nên chỉ benchmark được với mức 0xAA và 4xAA, các thiết lập cao nhất High và Very High.
    Khi chưa bật khử răng cưa thì HD6870 cho khung hình cao hơn cả 3 card còn lại, hơn 470GTX một chút. Nhưng khi bật khử răng cưa 4xAA khung hình nó đạt được chỉ còn hơn chút so với 460GTX Hawk.
    Nhưng các VGA còn lại cũng không khá khẩm hơn là mấy, khung hình đều tụt thê thảm khi bật khử răng cưa và các VGA chỉ chênh lệch nhau chút xíu từ 28-33fps kể cả 470GTX hay 2 card kia trong trường hợp ép xung. Và lúc này chỉ có SLI phát huy hiệu quả với khung hình trung bình 55.8fps khi bật AA.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]




    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    10. Game Far Cry 2


    FarCry2 nhẹ hơn nên chỉ chọn benchmark ở setting cao nhất Ultra all và bật khử răng cưa 8xAA. Game này có lẽ ko ưu ái cho AMD khi khung hình của HD6870 thấp hơn cả khi OC vẫn kém chút so với 460GTX HAWK. 470GTX và 460GTX Talon OC cũng nằm rất sát trên đó, có vẻ sức mạnh thể hiện trong Farcry2 ngược lại so với trong Crysis.
    Hiệu năng SLI 460GTX Talon lên 123fps khá thừa thãi, tính phần trăm thì nó tăng khoảng hơn 68%.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]




    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    11. Game Just Cause 2

    Do có một số hiệu ứng trong setting khi dùng card ATI không có, Nvidia có nên chúng tôi tắt các hiệu ứng này để đảm bảo công bằng hơn cho HD6870. CÁc thiết lập High và Very High cũng là cao nhất của game, chúng tôi bật AA 8x và 16xAF luôn.

    [​IMG]


    Điểm SLI đâu rồi…? Kia đỏ đỏ kia kìa, điểm không khác gì chạy đơn card và vấn đề có thể do game không tận dụng được đa card này hoặc do driver này chưa tối ưu.
    Khung hình tịnh tiến đều từ 51 lên 60fps với sức mạnh tốt nhất thuộc về 470GTX nếu chưa tính ép xung.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    12. Game Stalker Call of Pripyat

    [​IMG]


    Giống như ở Far Cry2, lần này MSI R6870 cũng bị tụt lại với 44fps khi chưa ép xung và ~ 48fps khi đã ép xung. Tuy nhiên vẫn nằm thấp hơn 460GTX Hawk.
    470GTX cho khung hình khá cao với hơn 58fps chỉ kém chút so với con Talon ép xung. Hiệu quả SLI 460GTX Talon tăng thật kinh khủng trong game Stakler này, 105fps so với 54fps gần như là gấp đôi.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]




    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    13. Game Metro 2033

    Dùng Fraps để đo khung hình game khi chơi trong màn đầu tiên, game rất nặng nên chọn độ phân giải thấp hơn các game còn lại 1600x900 tương đương với màn hình 20” Wide, tất nhiên vẫn bật đầy đủ các hiệu ứng trong game để hướng tới hình ảnh đẹp.

    [​IMG]


    Sau mấy lần thua kém thì lần này HD6870 thực sự lấy lại vị thế khi cho khung hình cao hơn khoảng 5-6fps so vói 470GTX, 460GTX Hawk và ở mức default nó đã bằng con 460GTX Talon OC khá cao. LSI như thường lệ khung hình vẫn trên trăm và nó có thể chơi tốt với độ phân giải màn hình 1920x1080.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark bằng fraps:

    [​IMG]
     
  3. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255

    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    14. Game Dirt2

    Những lần trước tôi đã bench Dirt2 bằng màn monaco, lần này sẽ nặng hơn với màn đua London có nhiều khán giả xung quanh, tiện thể thử sự khác biệt khi tắt và bật hiệu ứng Ambient Occlusion trong game. Độ phân giải dùng trong bài vẫn là 1920x1080, mức setting game tất cả đều cao nhất Ultra và High 8xAA.

    [​IMG]


    MSI R6870 mặc dù cho khung hình thấp hơn chút nhưng nhìn chung bám cực sát nhau chênh lệch chỉ 1-2 khung hình. Khi OC thì R6870 cải thiện thêm được 4fps, 460GTX Talon cao hơn 9fps cách biệt.
    Với tầm card này thì bạn hoàn toàn chơi max setting độ phân giải 1920x1080 rồi nên SLI đúng là hơi dư thừa, rất tiếc tôi không có chiếc màn hình nào có đồ phân giải lớn hơn, tự nhiên thèm một con LCD 30” thế. Khung hình SLI đạt được rất cao 127-142fps, lúc chơi thì không vấn đề gì nhưng trong quá trình chọn menu hình ảnh đôi khi bị chớp chớp không rõ nguyên nhân, có lẽ là một phần rắc rối khi chạy đa card.


    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]




    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    15. Game Lost Planet 2

    Lost Planet 2 với setting High cũng là cao nhất, test với thiết lập DirectX 11 Features High và None (có thể là DX9)

    [​IMG]


    Trước và sau khi bật DX11 Feature thì khung hình khác nhau khá xa trên 20fps, tuy nhiên với khung hình trên 40fps thì bạn yên tâm chơi game này rất mượt luôn. MSI R6870 giữ vị trí cuối và oc lên thì khung hình tăng chút bằng 460gTX Hawk lúc bật DX11. MSI N470GTX cho khung hình cao hơn một khoảng cũng gọi là đáng kể và sàn sàn với 460GTX Talon OC. Như vậy R6870 lại bị mất điểm trong phần test này.
    Hiệu năng SLI lần này vẫn thể hiệu hiệu quả rất tốt, khung hình đạt được là 85.7fps cho DX11 High tính ra khoảng 85% so với đơn card.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]
     
  4. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    16. Game Batman Arkham Asylum

    Game hỗ trợ hiệu ứng vật lý cho card Nvidia, lựa chọn setting cao nhất với 2 chế độ test là tắt PhysX và bật PhysX High, không test chế độ bật PhysX đối với HD6870.

    [​IMG]


    Batman khi chưa bật hiệu ứng vật lý thì game khá nhẹ và các VGA đều đạt khung hình khá cao tới trên trăm, SLI đạt trung bình trên 200 quá ư dư thừa và kể cả khi bật physx high thì nó cũng đc 103fps. Các VGA 460GTX, 470GTX bám sát nhau không nhiều.


    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG][​IMG] [​IMG] [​IMG]


    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    17. Game Mafia II

    Kết thúc test game với Mafia II, Game hỗ trợ DX 11, PhysX cũng test ở chế độ tắt và bật mức High.

    [​IMG]


    Tắt PhysX: Lúc này MSI R6870 đạt mức khung hình khá cao hơn cả 3 đối thủ tới từ Ndivia, hơn cả 460GTX Talon OC.
    Bật PhysX High: chúng tôi không test bật PhysX đối với HD6870. 460GTX Hawk và Talon được 33.5 và 35.3fps đủ, 460GTX Talon OC và N470GTX khá hơn chút khi gần được 40fps. Theo phản ảnh thì khung hình mà chúng tôi bench hơi thấp so với thực tế, có thể do Driver physx đi kèm bản driver này không chuẩn nhưng không sao vì dùng so sánh nên thấp sẽ cùng thấp mà cao sẽ cùng cao. Các phiên bản driver sau chúng tôi sẽ thử nghiệm lại.

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Hawk DF / 460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG][​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
     
  5. MaiHoangSp

    MaiHoangSp Member

    Bài viết:
    255
    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    18. Nhiệt độ, độ ồn

    Thời tiết Hà Nội rục rịch nhảy vào đông
    Ngoài trời lạnh trong phòng hai ba độ xê…

    Đại loại là phòng test nhiệt độ khoảng 23*C, 460GTX Hawk chúng tôi lấy lại kết quả nhiệt độ từ lần test trước do môi trường test giống nhau. Các VGA còn lại đều được Fix tốc độ quạt ở mức độ ồn chấp nhận được khi ngồi cạnh, khi ép xung chấp nhận tăng thêm khoảng 10% nữa.

    Nhiệt độ IDLE.
    • Nhiệt độ IDLE của 460GTX Hawk, 460GTX Talon trong các trường hợp đều rất rất thấp chỉ hơn chút so với nhiệt độ phòng test.
    • Trong khi đó R6870 cao hơn idle trên dưới 40*C, mặc dù đã thử cài lại driver, reset máy rồi chờ idle nhưng nhiệt độ không giảm thêm. Nhiệt độ IDLE lúc ép xung thấp hơn do đã tăng tốc độ quạt lên, quá mức 50% quả thực khá ồn.
    • 470GTX quả thực hừng hực ngay cả khi idle, nhiệt độ lúc này vào khoảng 50*C có lẽ cũng bằng một số card đồ họa tầm thấp hơn lúc full-load.
    Thực hiện Full load 100% GPU bằng Furmark mà mọi người quen dùng.

    • N460GTX Talon Attack do tăng xung core/mem nên đã được tăng thêm chút điện và nhiệt độ của nó cao hơn so với đàn em Hawk.
    • Riêng với SLI hai con 460GTX Talon có chút đặc biệt khi nhiệt độ 2 card chênh nhau khá xa lúc full-load, thâm chi GPU 1 lẽ ra hoạt động nhiều lại cho nhiệt độ thấp ơi là thấp.
    • MSI R6870 dùng tản nhiệt Ref tất nhiên nhiệt không thể ngon bằng bản các bản custom, nhìn chung đây là mức nhiệt độ vừa phải như các bản Ref của loại card khác tầm tiền này, full với furmark đều trên 70*C
    • 470GTX thể hiện tiềm năng sưởi ấm mùa đông khi idle đã cao, full load càng cao nữa và mặc dù quạt đã được fix ở 75% ồn hơn các mức fix của những VGA khá nhiều nhưng Full load vẫn lên tới 95*C. Đây là lý do chúng tôi không ép xung nó để test, chỉ nên oc nếu bạn sở hữu một con 470GTX có tản nhiệt khí cực tốt hoặc tản nhiệt nước. ​

    [​IMG]


    Hình ảnh kết quả benhmark:
    460GTX Talon DF / 460GTX Talon OC / 460GTX Talon SLI

    [​IMG][​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]


    470GTX / HD6870 DF / HD6870 OC

    [​IMG] [​IMG] [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]



    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    19. Điện năng tiệu thụ hệ thống


    Nhiệt độ IDLE của HD6870 cao hơn chút so với 460GTX và điện năng tiêu thụ cũng tương tự vậy, cao hơn 460GTX Hawk 16W và Talon 9W, tất nhiên vẫn thấp hơn 470GTX 17W.
    IDLE cao hơn nhưng Full-Load với Furmark lại thấp thất trong số những card trong bài viết, cấu hình tiêu thụ 328W mức xung DF cho VGA và lên 371W khi ép xung HD6870 ngang ngang với 460GTX Talon DF
    460GTX Talon được bơm thêm GPU Vol nên tốn điện hơn HAWK và khi tiếp tục ép xung mức cao khả năng tiêu thụ điện của nó đã gần ngang bằng với 470GTX
    Nhìn lượng điện tiêu thụ cho 2 con 460GTX Talon trên dàn core i7 có lẽ bạn cũng hiểu nên đầu tư một bộ nguồn thật tốt trên 700W cho phù hợp chế độ SLI.

    [​IMG]

    Review MSI HD6870 - 470GTX - 460GTX SLI - 460GTX Hawk, Talon Attack | ISTC-LAB, Decamber - 2010
    ===========================​


    20. Kết luận



    Có lẽ đây là phần mà nhiều người mong đợi khi đọc review nhất, cá nhân tôi cũng vậy gặp sản phẩm gì quan tâm là lướt lướt xem hình rồi kéo chuột cái roẹt xuống kết luận tìm tổng kết rồi mới quay lại đọc từng phần nếu có thời gian.

    Và đây là bảng tổng hợp 7 trường hợp card đồ họa với điểm số các phần mềm và số khung hình đạt được game test trong bài viết:

    [​IMG]


    Điểm số hay khung hình đạt được rất là bám sát nhau, riêng hiệu năng SLI tăng rất cao tuy nhiên vẫn gặp một vài trục trặc như ở Just Cause không tận dụng được 2 nhân đồ họa. Với việc nâng xung core và thay đổi loại bộ nhớ tốt hơn so với Hawk cũ thì Talon Attack tăng thêm tầm hai ba trong game có thể coi như là sự thay thế.

    N470GTX-M2D12 vẫn thể hiện tiềm lực khi chỉ chịu thua 460GTX ở mức ép xung khá cao, nếu 460GTX muốn ăn được 470 thì cần oc lên tầm 850/1000 cũng là mức dễ nhưng không phải ai cũng dám hay muốn làm.

    Người mới R6870-2PM2D1GD5 (cái tên MSI đặt mã thật loằng ngoằng) cùng với người em HD6850 xuất hiện mong lật lại tình thế, đối chọi trực tiếp với 460GTX bản 768MB và 1GB. Trên thế giới thế nào chưa rõ, còn những gì xảy ra ở Viêt Nam thì hiệu quả của HD6870 và HD6850 hoàn toàn ngược lại những gì AMD mong muốn. Bị động do chính sách giá vẫn cao, hàng tồn tại chỉ dưới dạng Reference trong khi đó 460GTX có rất nhiều bản Custom hiệu quả, giá tốt hơn.
    Và ở trên chút 470GTX cũng lăm le giảm giá mạnh chỉ = HD6870, 570GTX chỉ còn vài ngày nữa là ra với tầm giá 470GTX trước kia, và sức mạnh dự đoán thay thế 480GTX. Mặc dù vậy phải thừa nhận HD6870 mạnh hơn 460GTX một khoảng, và ngay với bản MSI 460GTX Hawk nó vẫn hơn một chút, chỉ kém một chút so với con Talon Attack vốn được oc sẵn cao.


    Để dễ dàng theo dõi hơn tôi có một bảng tổng kết phần rút ra từ bảng trên, lấy MSI N460GTX Talon Attack DF 810/975 là cột mốc so sánh ta sẽ có:


    [​IMG]

    Trung bình
    • N460GTX Hawk mặc định kém 460GTX Talon Attack khoảng 3.73%
    • N460GTX Talon Attack ép xung lên 900/1150 hiệu năng của nó tăng thêm 10.14%
    • Chế độ SLI tuy vẫn còn một số rắc rối (do game, do driver hay gì khác), nếu bỏ quả điểm 3Dmark06, điểm trong Just Cause thì hiệu năng tăng thêm 75.36% so với card đơn.
    • N470GTX-M2D12 mặc định hơn N460GTX Talon Attack 4.04%, nghĩa là sẽ hơn N460GTX Hawk khoảng 7-8%
    • R6870-PM2D1GD5 mặc định kém chút so với N460GTX Talon Attack trung bình là 2.11%, nghĩa là nó nằm giữa Hawk và Hawk Talon hơn kém nhau chút ít, kém N470GTX hơn 6%. (điểm trung bình bỏ kết quả bật PhysX)
    • R6870-PM2D1GD5 khi ép xung GPU của HD6870 lên 1GHz, Mem 1150MHz hiệu năng tăng khoảng 8%, mạnh hơn 460GTX Talon Attack 6.04%.​

    Loằng ngoằng quá có lẽ các bạn thấy hơi rối rồi, để dễ hình dung hơn theo dõi hình ảnh cuối cùng:

    [​IMG]

    Đánh giá:
    Sức mạnh: 460GTX Hawk < HD6870 < 460GTX Hawk Talon < 470GTX
    Giá (tham khảo): 460GTX Hawk < 460GTX Hawk Talon < 470GTX < HD6870
    Điện năng tiêu thụ: HD6870 < 460GTX Hawk < 460GTX Hawk Talon < 470GTX
    Nhiệt độ: 460GTX Hawk < 460GTX Hawk Talon < 470GTX < HD6870
    Độ ồn: 460GTX Hawk < 460GTX Hawk Talon < HD6870 < 470GTX
    Hình thức (đánh giá cá nhân): 470GTX < HD6870 < 460GTX Hawk Talon = 460GTX Hawk​


    Dựa vào những phần tính số liệu trong bài viết và đánh giá trên bạn hoàn toàn có thể tự quyết định những tiêu chí nào quan trọng nhất, những tiêu chí nào không đáng quan tâm đối với mình để tự chọn VGA thích hợp.

    [​IMG]



    Sản phẩm được kiểm nghiệm tại:

    [​IMG]

    Mọi ý kiến phản hồi xin để ngay bên dưới. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.

     

Chia sẻ trang này