Tổng hợp và tìm hiểu về cảm biến của Zenfone 3

Thảo luận trong 'Thông tin Tổng hợp' bắt đầu bởi dongquangdo, 4/8/16.

  1. dongquangdo

    dongquangdo Member

    Bài viết:
    626
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Zenfone 3 được mệnh danh là "đứa con cưng" của Asus, bởi nó chính là nấc thang khởi đầu cho sự tiến bước của hãng vào phân khúc đa người dùng. Trở thành phân khúc smartphone trung và cao chứ không còn gói gọn trong phân khúc tầm thấp nữa.
    Tuy nhiên, những việc trên hãy để lại cho Asus. Ngay bây giờ trong bài viết này chúng ta quan tâm đến một vấn đề khác, đó chính là các cảm biến Asus sử dụng trong Zenfone 3, nhất là về cảm biến vân tay được Asus "quảng cáo" là lần đầu tiên được ứng dụng trên Zenfone 3 đi kèm với nhiều tính năng hữu ích.
    Mình sẽ hệ thống hóa lại hầu hết các cảm biến trực quan nhất trong máy cũng như ý nghĩa thực tế của nó cho những bạn quan tâm.


    1. Cảm biến vân tay.

    ** Cách hoạt động: Mình đề cập đến nó đầu tiên bởi đây là cảm biến rất đặt biệt được tích hợp trên zenfone 3, có thể nói hơn 40% tính năng mới của Zenfone 3 đều có sự góp mặt của cảm biến này. Thực chất đây vẫn là một cảm biến điện dung thế hệ 2, sử dụng siêu dòng điện qui mô để nhận diện ra phần lồi lõm của vân tay từ đó đối chiếu với CSDL được lưu sẵn và thực hiện những lệnh cần thiết.

    [​IMG]
    Cảm biến vân tay Asus Zenfone 3 (ảnh minh họa)

    - Điểm tốt nhất của cảm biến này trên Zenfone 3 là khả năng bảo mật máy cjực kì cao, nhờ việc sử dụng hệ thống dòng điện nhận dạng riêng và tạo hình ảnh ảo của vân tay theo hệ số bit 0-1 chứ không sử dụng ảnh sáng tối khiến việc giả mạo vân tay hầu như không thể. Trên Zenfone 3 có 2 lớp khóa cấp phần mềm và phần cứng nên việc can thiệp vào máy đang bị khóa theo cả 2 hình thức đều không thể được. Zenfone 3 cũng cho phép bạn gọi nhanh ứng dụng, xác định vị trí, tùy biến và thao tác online thông qua cảm biến vân tay này, hơn nữa một tính năng cực kì thú vị là bạn có thể mã hóa tài khoản đăng nhập của mình bằng vân tay và từ đó đăng nhập nhanh giúp tiết kiệm thời gian và nhất là khả năng bảo mật tuyệt đối.

    [​IMG]
    Cảm biến vân tay ở mặt sau Asus Zenfone 3


    2. Cảm biến tiệm cận

    ** Cách hoạt động: Đơn giản là cảm biến sẽ phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một loại ánh sáng (hồng ngoại, ánh sáng ngắn,...) rồi từ đó nhận lại các trường tín hiệu bị ngắt và xác định vị trí (thông thường cảm biến sẽ nhận trong khoảng cách 2-5cm).

    [​IMG]
    Cảm biến tiệm cận (ảnh minh họa)

    - Đây là cảm biến hầu như tất cả các smartphone nào cũng được trang bị, tính năng nó chủ yếu là dùng để tính toán khoảng cách giữa thiết bị (tính từ cảm biến) đến người dùng (thường là dái tai). Chức năng này chủ yếu dùng để tính toán và tự động kích hoạt một số tính năng như tự tắt màn hình khi người dùng nghe điện thoại hoặc ngưng một số tác vụ hành động khi người dùng nhận cuộc gọi.

    [​IMG]
    Cảm biến tiệm cận đặt ở mặt trước Asus Zenfone 3

    - Trên Asus Zenfone 3 thì cảm biến được nâng cấp mạnh hơn về công nghệ Beam Forming Technique (Kỹ thuật tạo luồng) mục đích chính là giúp tăng khả năng tính toán độ mạnh yếu của tín hiệu, các nguồn gây nhiễu và tăng cường tín hiệu hoặc lọc các nguồn gây nhiễu. Điểm này rất quan trọng trên Zenfone 3 vì nó bổ trợ trực tiếp với Power Saver của ZenUI nhằm tiết kiệm năng lượng ngay lập tức khi người dùng chuyển trạng thái sử dụng hay cách xa smartphone tới một khoảng cách cho phép. Và công nghệ này cũng giúp ngắt trực tiếp luôn các sóng gây hại cho não từ cảm biến khi ta nghe điện thoại.


    3. Cảm biến điện dung đa điểm

    ** Cách hoạt động: Đây cũng là một cảm biến không thể thiếu trong một smartphone, được ngay phía dưới màn hình kèm với một hệ thống lưới phủ trên màn hình theo hệ thống điện riêng, khi ngón tay người dùng chạm vào lưới điện thì điện từ cơ thể tạo nên một cổng đầu vào giúp hệ thống xác định được vị trí ngón tay, các điện cực này hoạt động độc lập với nhau nên có thể cùng lúc tác động vào nhiều lệnh (nhiều ngón tay).

    [​IMG]
    Cảm biến đa điểm trên màn hình

    - Trên Asus Zenfone 3 cảm biến điện dung hỗ trợ cảm ứng chạm lên tới 10 điểm. Một điểm cực kì thú vị trên Zenfone 3 là dòng máy này Asus sử dụng kính 1 lớp tích hợp, nghĩa là tất cả các lớp cảm biến đều đạt sát lại và ép thành một thể giúp tốc độ cảm ứng nhanh và chính xác hơn, điều này giúp giảm việc hao tổn năng lượng và nhất là giảm rất lớn ánh sáng xanh gây hại mắt phát ra, nhưng hệ lụy là màn hình rất dễ bị bẩn gây ảnh hưởng tới cảm ứng, nhưng may thay với dòng kính gorilla glass Asus đã loại bỏ được hoàn toàn vấn đề này.

    [​IMG]
    Hỗ trợ đa điểm khi chơi game

    Hiện có rất nhiều clip so sánh tốc độ cảm ứng của Zenfone 3 so với các sản phẩm khác trên mạng, các bạn có thể tham khảo thêm để biết rõ hơn.


    4. Cảm biến ánh sáng

    ** Cách hoạt động: Zenfone 3 sử dụng cảm biến sáng đa photodiode (điểm nhận sáng), mỗi photodiode sẽ chịu trách nhiệm nhận một phân vùng sáng trong dải ánh sáng trắng ngoài môi trường rồi từ đó tính toán so sánh với dữ liệu có sẵn để đưa ra độ sáng chính xác ngoài môi trường.

    [​IMG]
    Ảnh vật lý của cảm biến ánh sáng

    - Cảm biến này rất quan trọng bởi nó cho phép Zenfone 3 điều chỉnh được độ sáng màn hình tùy thuộc vào môi trường xung quanh, giúp người dùng nhìn rõ chữ trong môi trường ánh sáng mạnh và tránh mỏi mắt khi sử dụng trong môi trường ánh sáng yếu. Tuy nhiên điểm nổi bậc nhất của cảm biến ánh sáng hiện hữu ở Zenfone 3 là Asus sử dụng nó như một chổi quét nhận dạng lưu lượng sáng trên vật thể từ đó tính toán và cân bằng sáng cho ảnh hiển thị. Tính năng này nhằm giúp máy lấy được màu sắc chân thật nhất của vậy nhất là màu da người.

    [​IMG]
    Cảm biến ánh sáng bổ trợ trực tiếp cho khả năng tiết kiệm năng lượng trên Zenfone 3


    5. Cảm biến ảnh

    ** Cách hoạt động: Có thể gộp chung nó vào cảm biến ánh sáng, nhưng chức năng của nó là chuyên sâu vào hiển thị hình ảnh. Nó là một tập hợp rất nhiều photodiode có chức năng nhận biết ánh sáng đi từ môi trường vào. Sau đó, cảm biến ảnh sẽ chuyển thông tin ghi nhận được thành tín hiệu số, áp dụng thêm một số thuật toán xử lý màu sắc rồi kết xuất thành một tấm ảnh hoàn chỉnh cho chúng ta xem.

    [​IMG]
    Cảm biến ảnh tích hợp bên trái camera Zenfone 3

    - Bất kì hình ảnh nào từ môi trường nếu cần hiển thị lên màn ảnh của Zenfone 3 thì thông qua cảm biến này, Zenfone 3 sử dụng cảm biến 1/1,7" lớn nhất. Nó còn được tích hợp thêm hệ lấy nét quang học 8 chiều để phân luồng xử lý ảnh riêng biệt chống nhiễu và làm rõ nét ảnh. Chính điểm này mà trong các môi trường tối hay chói, kể cả trong lúc lấy nét gần thì hình ảnh cũng không bị vỡ hạt hay nhòe.

    [​IMG]
    Một ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng của Zenfone 3


    6. Cảm biến gia tốc (Gia tốc kế)

    ** Cách hoạt động: dùng để ghi nhận chuyển động của thiết bị cũng như góc nghiêng so với phương ngang. Khi có sự thay đổi về phương hướng, cảm biến sẽ chuyển thông tin đến smartphone của bạn để bảo nó đưa ra những phản hồi tương ứng. Thực thực ra cảm biến này được tích hợp ở tất cả thế hệ smartphone hiện nay nên không có gì đặc biệt.

    [​IMG]
    Mô phỏng cách thức hoạt động của gia tốc kế

    - Tuy nhiên nếu bạn là một game mobile chuyên nghiệp thì khi sử dụng bạn sẽ có cảm nhận khác biệt khi chơi game, nhất là các tựa game đòi hỏi chuyển động smartphone để tạo chuyển động cho nhân vật ảo (ví dụ, teample, asphalt 8,...) thì sẽ cảm nhận được độ mượt mà hơn kể cả những góc chuyển khó như góc nghiên nhanh, sâu, liên tục của Zenfone 3 so với các điện thoại thông minh khác. Điều này có được là nhờ việc gia tốc kế của Zenfone 3 được đặt riêng biệt với tất các thành phần còn lại để tránh nhiễu và làm chậm tốc độ.

    [​IMG]
    Gia tốc kế hỗ trợ điều hướng khi chơi game


    7. Con quay hồi chuyển

    ** Cách hoạt động: theo nghĩa chính thức con quay hồi chuyển khá phức tạp có thể định nghĩa như này "Theo định nghĩa vật lí, con quay hồi chuyển là một thiết bị dùng để đo đạc hoặc duy trì phương hướng, dựa trên các nguyên tắc bảo toàn mô men động lượng. Thực chất, con quay cơ học là một bánh xe hay đĩa quay với các trục quay tự do theo mọi hướng. Phương hướng này thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào mô men xoắn bên ngoài hơn là liên quan đến con quay có vận tốc cao mà không cần mô men động lượng lớn. Vì mô men xoắn được tối thiểu hóa bởi việc gắn kết thiết bị trong các khớp vạn năng (gimbal), hướng của nó duy trì gần như cố định bất kể so với bất kỳ chuyển động nào của vật thể mà nó tựa lên." nhưng nhìn chung con quay hồi chuyển là một trục chống lại trọng lực hoạt động theo phương riêng.

    [​IMG]
    Con quay hồi chuyển mô phỏng trong thực tế

    [​IMG]
    Con quay hồi chuyển trong mạch

    - Vậy tác dụng của con quay hồi chuyển là gì trong khi nó có cách thức giống như gia tốc kế. Thực ra gia tốc kế không thể nhận biết chuyển động theo chiều dọc được, nhưng con quay hồi chuyển làm được điều này và nó giúp hỗ trợ chính xác chuyển động theo hệ qui chiếu. Trên Zenfone 3 con quay hồi chuyển có nhiệm vụ liên quan mật thiết với gia tốc kế để tạo ra không gian tương tác ảo theo mọi hướng chuyển động và giúp Zenfone 3 luôn nhận được đúng hướng theo mọi chiều trong không gian ảo và thật. Nhờ có nó mà ta xoay Zenfone theo bất kì chiều nào thì máy cũng nhận được đúng hướng hiển thị. Lúc chơi game nhất là các game mô phỏng nó sẽ giúp ta luôn có được trọng tâm của nhân vật và không bị lệch dù bất kì lý do nào.


    8. La bàn

    ** Cách hoạt động: La bàn hoạt động khác hoàn toàn với các cảm biến khác vì nó hoạt động giống vật lý hơn, bằng cách sử dụng một chip MEMS cảm nhận từ trường để xác định đầu cực của trái đất giúp la bàn hoạt động, hơn nữa cảm biến này còn kết hợp với GPS để thể hiện thông tin chính xác nhất nên bạn đừng ngạc nhiên là trong khu vực không có GPS và nhiều từ trường thì la bàn ảo trên máy không thể hiển thị chính xác được.

    [​IMG]
    Ứng dụng la bàn điều hướng

    - Asus không chú trọng lắm đến la bàn nên không thấy nhiều nâng cấp ở phương diện này. Có chăng chỉ là việc và tiến kích thước của chíp để tối ưu hóa không gian thôi.


    9. Cảm biến chiếu sáng sau (BSI hoặc BI)

    ** Cách hoạt động: Tương tự như cảm biến ánh sáng và cảm biến ảnh nhưng nó có khả năng tăng độ sáng cho ảnh chụp.

    [​IMG]
    Cảm biến sáng sau

    - Đây là cảm biến làm nên tên tuổi "cú đêm" của dòng Zenfone kết hợp với việc tăng điểm ảnh và nhạy sáng thì khả năng chụp tối của họ hàng Zenfone mới tốt được đến như thế. Hơn thế nữa ở tại phiên bản Asus Zenfone 3 cảm biến này được tăng thêm khả năng lọc ảnh và tăng độ phân giải thông qua một lưới lọc ảo tích hợp nữa, nên ảnh bị vỡ hay hạt nhiều do quá tối sẽ ít xảy ra hơn, phần mềm làm mờ ảnh cũng được hỗ trợ nên với những chi tiết quá hỏng sẽ được tô mờ hay làm ẩn đi để không ảnh hưởng đến chất lượng toàn ảnh.


    *****
    Các cảm biến hỗ trợ là một phần không thể thiếu trên một smartphone nói riêng và zenfone 3 nói chung, chính nhờ hệ thống này mà các tính năng của zenfone 3 sẽ được mở rộng đến mức tối đa cũng như các đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của người dùng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/16
  2. thatra

    thatra Member

    Bài viết:
    274
    nhiều cảm biến thế cơ á
     
  3. vancho

    vancho Member

    Bài viết:
    246
    nhiêu đó còn thiếu đấy còn mấy cái nữa quá trời ấy mà
     
  4. tudongdn

    tudongdn Member

    Bài viết:
    14
    zenphone 3 thiết kế đẹp mà sang hơn hẳn so với các dòng trước. cấu hình thì chưa thử nhìn đẹp là thích rồi
     

Chia sẻ trang này