Thiết lập hệ thống giải trí số giữa Zenfone và các thiết bị media qua kết nối DLNA

Thảo luận trong 'ASUS ZenFone' bắt đầu bởi Sal358, 22/6/16.

  1. Sal358

    Sal358 Super Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    338
    Ta đang song trong một thời đại mà sự "kết nối" chỉ diễn ra trong tích tắc và dường như không thể bị ngăn cản bởi các giới hạn địa lý. Các thiết bị công nghệ cao ngày nay đều có khả năng kết nối đa dạng, nhất là từ khi có internet thì hàng loạt các phương thức chuẩn, kết nối đã được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dung. Có một chuẩn kết nối cực kì phổ biến có mặt trên rất nhiều thiết bị công nghệ xung quanh bạn, có thể ứng dung được trong khá nhiều trường hợp, cực kì tiện lợi nhưng lại không được nhiều người dùng để ý đến đó làm DLNA. Bài viết hôm này mình sẽ nói về phương thức kết nối này đồng thời ứng dung thực hiện trên chiếc Zenfone của mình. Tất cả các dòng điện thoại Zenfone hay máy tính bảng Zenpad đều có thể thực hiện theo những hướng dẫn trong bài viết nhé.

    [​IMG]

    Kết nối DLNA là gì?

    DLNA là một loại chuẩn kết nối thông qua hệ thống mạng nội bộ hỗ trợ chia sẻ các nội dung kỹ thuật số như hình ảnh, nhạc, video cho tất cả các thiết bị giải trí có kết nối mạng, bao gồm cả wifi và mạng dây LAN. Không chỉ là một chuẩn kết nối đa nền tảng, đa thiết bị, hiện nay DLNA đã cũng đạt được tính phổ biến khi tích hợp trên hầu hết smartphone, laptop, camera, smartTV cũng như nhiều thiết bị giải trí công nghệ cao khác. Có rất nhiều chuẩn kết nối mạnh mẽ hơn, tiện dung, nhiều chức năng hơn như Airplay, Miracast, WIDI nhưng DLNA vẫn có những ưu điểm cố hữu mà hiện nay DLNA chưa hề bị khai tử và tiếp tục được sử dung, tích hợp rộng rãi lên các thiết bị giải trí trên thị trường.

    Đơn giản mà nói thì 2 thiết bị đều có DLNA có thể truy cập sử dụng các nội dung đa phương tiện của nhau mà không cần tải về tương tự như việc bạn xem trực tuyến video trên youtube thay vì tải hẳn về máy để xem.
    Để thiết lập được một kết nối DLNA thì ta phải có ít nhất một thiết bị nguồn được lưu trữ nội dung số và một thiết bị truy cập cùng sử dung chung mạng với thiết bị nguồn, không giới hạn là kết nối LAN hay wifi. Ngoài ra thì một số thiết bị như smartphone chẳng hạn vừa có khả năng làm thiết bị nguồn, vừa có thể truy cập cùng lúc vào thiết bị khác.

    Một số smartphone không có chuẩn kết nối này thì bạn phải cài thêm các ứng dụng bên ngoài khá lằng nhằng tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng những chiếc Zenfone/ Zenpad đến từ ASUS thì việc kích hoạt sử dụng DLNA vào các thiết bị khác cũng như thiết lập một máy chủ đa phương tiện để các thiết bị khác cũng có thể truy cập một cách cực kì dễ dàng.

    [​IMG]

    Vì sao nên sử dụng kết nối DLNA.

    Một chuẩn kết nối chỉ có thể phổ biến trên nhiều thiết bị chỉ khi nó thực sự mang lại sự hữu dụng cho người sử dụng. Tuy DLNA có nhiều hạn chế cố hữu về phạn vi kết nối chung mạng hay loại nội dung có thể chia sẻ tuy nhiên một vài ví dụ sau đây bạn sẽ ngạc nhiên tại sao mình lại bỏ lỡ một tính năng thú vị như vậy.

    -Thông thường, khi đang giao lưu bạn bè, bạn có một bài hát hoặc một album nhạc đã được tải về trong chiếc Zenfone của mình và muốn chia sẻ cho những người khác thì bạn sẽ nghĩ ngay đến phương thức truyền tải nào? Sử dụng kết nối đơn giản nhất bluetooth hay dùng tính năng ASUS Share Link. Việc này sẽ khá tốn thời gian và không hề linh hoạt nếu có nhiều người cũng muốn xem album của bạn. Lúc này DLNA sẽ phát huy tính hữu dụng, mọi người có thế truy cập cùng lúc vào danh sách nhạc của bạn nhanh chóng như đang lưu trữ trên chính thiết bị của họ vậy.

    -Một ví dụ khác, mình thường xuyên sử dụng điện thoại và laptop, chỉ cần khoảng vài ba thao tác nhanh trên chiếc Zenfone mình có thể quản lý ngay tất cả hình ảnh video bằng laptop thay vì chạy đi chạy lại tìm cọng cable USB hoặc sử dụng Sharelink với tốc độ nhận diện thiết bị khá chậm và cũng như phải thực hiện nhiều thao tác mỗi lần muốn tải vào máy.

    Dùng Zenfone kết nối đến các thiết bị có DLNA khác

    Trước khi muốn kết nối đến thiết bị nguồn mong muốn bạn cần bật tính năng DLNA ở thiết bị đó trước (mặc định hầu như không có kích hoạt sẵn). Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn chia sẻ các nội dung nhạc, video, ảnh từ laptop hoặc PC đang sử dụng Windows có kết nối mạng qua wifi hoặc cáp LAN để Zenfone có thể truy cập vào được.

    Các thiết bị khác như ổ đĩa NAS, đầu đọc DVD hay SmartTV.. có cách thiết lập tương tự nhưng mỗi hang lại thiết kế nột menu thiết lập riêng tuy khá đơn giản nhưng không hề có quy chuẩn đồng bộ nên ở đây mình chỉ lấy ví dụ với PC để các bạn hiểu phương thức kết nối này mà thôi.

    Kích hoạt chia sẻ từ thiết bị nguồn như thế nào?

    Mở ứng dụng Window Media Player trên máy tính. Đây là ứng dụng hệ thống quen thuộc tuy nhiên ai không biết tìm ứng dụng này ở đây thì có thể làm như sau: Nhấn tổ hợp phím Windows + R trên bàn phím, nhập vào wmplayer và nhấn Enter.

    -Nhấn vào nút Stream, bật Allow remote control of my player, chọn tiếp Allow remote control on this network.

    -Tương tự với Automatically allow devices to play my media. Vậy là xong.

    [​IMG]
    Lưu ý khi tùy chọn bên trên được kích hoạt tất cả thiết bị có kết nối DLNA đều có thể kết nối vào các mục bạn chia sẻ. Do vậy bạn có thể hạn chế truy cập như sau: Stream - More streaming options...

    -Ở đây hiển thị tất cả thiết bị đang có trong mạng nội bộ và có thể truy cập vào máy tính của bạn bỏ tick Allowed để chặn truy cập. Hoặc nhấn vào nút Customize để thêm nhiều tùy chọn chia sẻ hơn nữa như hạn chế một số nội dung nhất định.

    -Bạn cũng có thể đổi tên của thiết bị nguồn này để dễ phân biệt.

    -Nhấn vào OK để xác nhận và tất cả các bước làm từ nãy đến giờ bạn chỉ cần làm một lần duy nhất. Ở những lần kết nối sau bạn không cần phải thực hiện lại, vì dịch vụ chia sẻ qua DLNA sẽ liên tục được sử dung trên PC của bạn ở trạng thái chờ truy cập

    [​IMG]

    Quản lý các nội dung muốn chia sẻ:

    Sau khi đã kích hoạt tính năng chia sẻ DLNA việc tiếp theo là bạn cần di chuyển các tập tin muốn chia sẻ vào các thư mục Music, Pictures và Videos. Nhiều bạn có thói quen để các thư mục lung tung trong máy thì cũng nhân dịp này để quản lý một cách khoa học hơn. Tất nhiên là bạn vẫn có thể mở thêm các thư mục con để phân chia dữ liệu.

    -Đây đồng thời là một hạn chế cực lớn vì thông thường các bạn đều hạn chế lưu trữ dữ liệu trong ổ đĩa C (chứa các thư mục trên) để tránh gây tốn dung lượng bộ nhớ cho hệ điều hành hay cài đặt phần mềm cũng như sẽ an toàn hơn trong những trường hợp hư hỏng máy thì ổ đĩa C có xác suất mất dữ liệu lớn nhất.

    -Mỗi khi thêm một nội dung bất kì vào 3 thư mục này, bạn không cần bật lại phần mềm Windows Media Player nữa vì chức năng chia sẻ của nó sẽ được hoạt động liên tục, chỉ chờ ết nối từ các thiết bị phát mà thôi.

    [​IMG]

    Sử dụng Zenfone để truy cập các nội dung trên thiết bị nguồn:

    Nhạc:
    Trên Zenfone, bạn có thể dùng trình nghe nhạc mặc định để truy cập.

    -Mở ứng dụng chơi nhạc, nhấn vào nút 3 chấm góc phải trên, chọn settings.

    -Kéo xuống dưới cùng và bật “Search media server”, nếu bạn không thấy tính năng này thì hãy nâng cấp ứng dụng lên phiên bản mới nhất. Việc này chỉ cần thực hiện một lần.
    -Trở về màn hình chính ứng dụng chơi nhạc, nhấn nút menu góc trái trên, bạn sẽ thấy thêm một nguồn phát mới là Nearby source, nhấn vào Search media server đợi vài giây và chọn tên laptop hay PC của bạn đã thiết lập bên trên.

    -Danh sách nhạc sẽ được cập nhật khá nhanh và bạn có thể chơi nhạc ngay lập tức.Tốc độ stream nhạc khá nhanh, mình đã thử với các file MP3 và cả file nhạc lossless dung lượng lớn FLAC tuy nhiên không găp tình trạng lap giật hay buffering…

    -Bên cạnh việc chơi nhạc được lưu trữ trong một thiết bị khác, bạn cũng có thể thêm file nhạc vào playlist phát hoặc tải về máy.

    [​IMG]

    Phim và hình ảnh:
    -Mở ứng dụng thư viện.

    -Tương tự bạn cũng phải kích hoạt tính năng tìm kiếm các thiết bị phát qua kết nôi DLNA một lần bằng cách:
    -Nhấn vào nút 3 chấm góc phải trên, chọn settings, vuốt qua bên trái đến tab “Nearby Source”, bật “Search media server”.

    -Trở về màn hình chính ứng dụng thư viện, nhấn nút menu góc trái trên bạn cũng sẽ thấy mục “Search media server” tương tự như phần nhạc.

    -Sau khi kết nối bạn sẽ thấy 2 mục là All Photos và All videos tương ứng với hình ảnh và video.

    -Về hình ảnh thì không có vấn đề gì tuy nhiên video sẽ phụ thuộc khá nhiều vào định dạng file bạn sử dụng, ở đây mình thử với MP4 và MKV đều có thể xem bình thường.

    Tuy nhiên có thể một số định dạng khác hay dùng mã encode khác có thể sẽ không hoạt động. Nói chung với bất kì video nào có thể chơi trong chiếc Zenfone của bạn thì cũng hoạt động tốt thông qua kết nối DLNA.

    [​IMG]

    Biến Zenfone thành một máy chủ đa phương tiện:

    Ngược lại khi bạn muốn sử dụng Zenfone như một thiết bị nguồn đa phương tiện để những thiết bị khác như laptop, TV có thể truy cập vào được thì có thể thực hiện cực kì đơn giản theo các bước sau đây, nếu bạn đang sử dụng máy tính bảng Zenpad thì cách thực hiện cũng sẽ hoàn toàn tương tự.

    -Đầu tiên hãy chắc chắn rằng chiếc Zenfone của bạn đã kết nối cùng mạng với thiết bị nguồn lưu trữ đa phương tiện.

    -Vào Settings, chọn mục More - tiếp tục vào Digital Media Server như hình dưới.

    -Kích hoạt tính năng và chọn các mục muốn chia sẻ như Music, Photo và Video và chỉ có thể sử dụng 1 trong 2 loại bộ nhớ trong hoặc thẻ, bạn không thể chia sẻ cùng lúc.

    -Cuối cùng là đổi tên thiết bị nguồn để dễ phân biệt.

    Lưu ý: Chỉ khi bạn muốn chia sẻ các file đa phương tiện trong máy mới kích hoạt . Trong trường hợp không sử dụng hãy tắt đi tính năng này đi, bởi thiết bị sẽ hoạt động liên tục để có thể nhận yêu cầu truy cập từ các máy khác bất kì lúc nào, cũng như giữ kết nối wifi liên tục. Do đó có thể gây hao tốn pin không mong muốn.


    [​IMG]
    Để truy cập vào các tập tin đa phương tiện trên điện thoại từ máy tính, bạn cũng sử dụng ứng dụng Windows Media Player để quản lý.
    -Phần mềm sẽ liên tục quét các thiết bị nguồn, một khi bạn đã bật thành công Digital Media Server trên Zenfone thì sẽ lập tức hiển thị ở khung bên trái ứng dụng này.Ở đây của mình là ASUS_Z00ED.

    -Hình ảnh, nhạc và video trong thiết bị được load khá nhanh và không bị giới hạn trong 3 thư mục như trên laptop/PC. Bất cứ nội dung số nào bạn có thể thấy được trong trình nghe nhạc hoặc thư viện ảnh, video trên chiếc Zenfone của mình thì đều có thể chia sẻ qua kết nối DLNA.

    T-uy nhiên tốc độ stream có vẻ chậm hơn như khi sử dung PC làm thiết bị nguồn, có lẽ đây là giới hạn của các thiết bị nhỏ gọn như điện thoại.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Tối ưu kết nối DLNA, khắc phục tối đa các hạn chế cố hữu
    Khi chia sẻ tập tin từ các thiết bị khác nhau để sử dụng có thể bạn sẽ không chơi được số loại nội dung đặc biệt là video, tất nhiên rồi, vì những thiết bị mạnh mẽ như máy tính có thể đọc được những định dạng video độ phân giải cao, hay mã nén đặc biệt mà có thể điện thoại của bạn không hỗ trợ sẵn. Vậy thì đâu là giải pháp cho bạn.

    -Sử dụng một trình chơi video, nhạc tốt hơn trên điện thoại: Thay vì sử dụng trình phát video mặc định trên Zenfone thì bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng có chức năng tương tự nhưng mạnh mẽ hơn. Điển hình là MXplayer, ứng dung chơi video này có nhiều tối ưu về xử lý video cũng như những bộ codec mà hệ thống trong điện thoại bạn không hỗ trợ sẵn, sẽ có khá khá video có thể xem được khi bạn sử dung ứng dung này. Vẫn quản lý truy cập vào thiết bị nguồn bằng các ứng dung hệ thống nhưng khi chọn chơi một video bất kì bạn có thêm chọn lựa MXplayer.
    Tương tự với âm nhạc bạn cũng có thể chọn lựa nhiều ứng dung chơi nhạc mạnh mẽ hơn có sẵn trên CHplay để sử dung.

    Tuy nhiên ở đây mình lại muốn nhắc đến một giải pháp khác toàn diện hơn nữa. Nếu thiết bị nguồn của bạn là một chiếc PC hay laptop, hay sử dung một trình quản lý DLNA bên thứ 3 thay cho WMP. Một điển hình cho bạn là phần mềm Mezzmo Media Server. Đây là ứng dung bản quyền và có thể crack nhưng mình không tiện đưa ra ở đây.


    Các giới hạn Mezzmo có thể "phá bỏ":
    -Không cần quan tâm bạn đang lưu trữ các tập tin media ở đâu. Bạn có thể thêm các thư mục lưu trữ nhạc , phim, hình ảnh của mình từ bất kì đâu trong máy tính thay vì chỉ 3 thư mục quản lý như đã nhắc đến ở trên.

    -Loại bỏ hạn chế định dạng file, Mezzmo hỗ trợ tính năng transcode (chuyển mã) mạnh mẽ từ những định dạng không phổ biến, không được DLNA hỗ trợ sang những định dạng thông thường được chấp nhận và tất nhiên chiếc Zenfone của bạn có thể chơi, xem được.

    -Trích xuất tất cả thông tin được lưu trữ bên trong tập tin nhạc, video để trình diễn. Bạn có thể thấy sự khác biệt khi mình sử dụng Zenfone kết nối nguồn được tạo bằng Mezzmo so với WMP. Ngoài ra ứng dung này cũng tự tìm các thông tin từ nhiều nguồn trên mạng để bổ sung thông tin cho tập tin nhạc, video của bạn như poster phim, album chẳng hạn.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Mình đang thiết lập transcode cho các tập tin khi sử dung Zenfone 2 Laser (Z00ED) truy cập.

    [​IMG]
    Lưu trữ tập tin media ở mọi nơi trong máy tính của bạn, chỉ cần scan file thế này là được.

    [​IMG]
    Khác biệt khi truy cập vào nhạc trong máy tính khi tạo media server bằng WMP và Mezzmo.

    Ưu và nhược điểm của kết nối DLNA:
    Ưu điểm:
    -Hỗ trợ phổ biến trên rất nhiều thiết bị, đa nền tảng.
    -Thao tác thiết lập đơn giản, kết nối nhanh chóng.
    -Sử dung được nhiều nội dung số mà không cần lưu trữ bên trong thiết bị, tối ưu chia sẻ tài nguyên.
    -Không cần mua thêm thiết bị bên ngoài phục vụ cho việc kết nối.

    Nhược điểm:
    -Giới hạn phạm vi các thiết bị muốn kết nối phải dùng chung mạng.
    -Hạn chế định dạng nội dung có thể sử dung, phụ thuộc nhiều vào thiết bị phát (có thể khắc phục được)
     
    : zenfone, dlna
    Chỉnh sửa cuối: 23/6/16
  2. Ryans

    Ryans Active Member

    Bài viết:
    1,786
    kết nối hay đấy
     

Chia sẻ trang này