HOT [Review] MSI Z270 Tomahawk + i3-7350K - cuộc chơi mới cho Core i3?

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 18/4/17.

  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    I - Intel Core i3-7350K, nước cờ lạ lùng của Intel

    Trước đây, chúng ta đã từng biết đến một sản phẩm nền tảng Haswell thuộc dòng Pentium là G3258, vốn rất rẻ tiền nhưng lại có khả năng ép xung. Qua đó, vi xử lý này là một cú hit cực mạnh nhắm vào thị trường vi xử lý giá rẻ mà trong đó, đối tượng khách hàng đam mê ép xung là những người đánh giá rất cao bước đi này của Intel khi đây chỉ mới là sản phẩm đầu tiên của họ ngoài dòng Core i5 và i7 được mở khóa ép xung.

    Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, dù sao thì G3258 cũng chỉ là mẫu vi xử lý thuộc dòng Pentium vốn không được đánh giá cao về hiệu năng nếu phải so kè với những người anh em Core i3 thuộc dòng Core chứ đừng nói đến Core i5 hay i7. Vì thế, sự xuất hiện của nó cũng không thực sự có ý nghĩa lớn lao buộc các game thủ phải suy nghĩ cân nhắc khi rước về để trang bị cho hệ thống máy tính chơi game của họ.


    Đây là thời điểm mà Kaby Lake có thể sẽ trở thành nền tảng vi xử lý cuối cùng còn ứng dụng tiến trình 14nm trước khi chuyển sang tiến trình mới theo đúng lộ trình sản phẩm của Intel, thì bất ngờ họ lại tung ra mẫu chip Core i3 mở khóa ép xung mà cụ thể là i3-7350K. Chip xử lý này có thể được xem như phiên bản i7-7700K bị cắt đi một nửa cấu hình khi nó chỉ có 2 nhân, dung lượng bộ nhớ đệm L3 4MB và chỉ có thành phần card đồ họa tích hợp HD630 là nguyên vẹn. Xung nhịp nhân của i3-7350K có cùng mức xung so với i7-7700K với 4.2GHz nhưng Intel không tích hợp công nghệ tăng tốc xung nhịp Turbo Boost 2.0 cho chip xử lý i3 này. Ngoài ra, độ tiêu thụ điện năng (TDP) của i3-7350K là 61W.

    i3-7350K được xem là mẫu chip Core i3 đầu bảng của Intel. Cái tầm của nó trong dòng sản phẩm Core i3 cũng tương đương với mẫu 7600K và 7700K của hai dòng chip lần lượt là Core i5 và i7 hệ Kaby Lake. Tính năng chủ đạo và nổi bật nhất của i3-7350K chính là khả năng ép xung mà qua bài đánh giá bo mạch chủ MSI Z270 Tomahawk này, tôi sẽ cho bạn đọc thấy được tiềm năng ép xung của mẫu i3 này ra sao.

    Trước khi đi tiếp bài viết, tôi sẽ lưu ý lại cho bạn đọc về hai điều rất cơ bản khi nói đến hiệu năng vi xử lý (CPU). Số nhân mà bản thân CPU đó sở hữu và xung nhịp từng nhân là những yếu tố quang trọng khi phán xét hiệu năng CPU trên giấy tờ. Các phần mềm tối ưu khả năng hoạt động đa nhân, như phần mềm dựng hình, sẽ có hiệu năng càng cao khi số nhân CPU càng nhiều, và nhân thực bao giờ cũng tốt nhân ảo. Đó là lý do tại sao mà dòng Core i5 vẫn tồn tại, dù cho rất nhiều mẫu i3 hiện tại đã có tính năng siêu phân luồng (HyperThreading hay HT) trên 2 nhân và khả năng dựng hình 4 luồng, các vi xử lý Core i5 với 4 nhân thực dù không tích hợp HT vẫn có hiệu năng cao hơn các mẫu i3 kể trên. Những phần mềm tối ưu khả năng xử lý đa nhân trung bình, như hầu hết các ứng dụng game hiện nay, có thể tận dụng lợi thế từ sự gia tăng xung nhịp và số lượng dòng lệnh xử lý theo chu kỳ (IPC - Instructions per cycle), và đó sẽ là nơi rực sáng của i3-7350K về lý thuyết. Tiếc rằng tôi đã trả lại Intel Việt Nam mẫu i7-7700K hàng ES, nếu không thì tôi đã có thể so sánh hiệu năng ép xung của i3-7350K với mức xung mặc định của i7-7700K rồi.

    i3-7350K là vi xử lý có khả năng ép xung do đó nó cho phép bạn có thể ép xung nhịp CPU, iGPU, bộ nhớ đệm và bộ nhớ RAM. Tuy nhiên, bạn cần phải có một bo mạch chủ đủ tốt để vận hành i3-7350K, do đó bạn có 2 lựa chọn nền tảng: Z170 và Z270. Tôi khuyên bạn nên dùng bo mạch chủ chipset Z270 vì các bo mạch chủ này được tối ưu khả năng ép xung cho các vi xử lý hệ Kaby Lake như i3-7350K tôi đang có trên tay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm hơn thì có thể dùng các bo mạch chủ Z170 cũng được. 7530K có các tính năng IO tương tực như 7700K như băng thông PCIe 3.0 x16, hỗ trợ dung lượng RAM DDR4 64GB, card đồ họa tích hợp iGPU HD630 và các tính năng lưu trữ khác.

    Hiện tại, vi xử lý Intel Core i3-7350K đang được mở bán tại thị trường Việt Nam với giá tầm 4.3 triệu đồng, một cái giá khá cao gần bằng với đại diện thấp nhất của dòng Core i5 là i5-7400 có giá khoảng 4.5 triệu đồng. Vì vậy, bạn đọc sẽ có sự đắn đo không hề nhẹ khi phải lựa chọn một trong hai vi xử lý này. Dù tôi không còn sở hữu i7-7700K nhưng bù lại vẫn còn i5-7400 trong tay, và trong bài viết về bo mạch chủ Z270 Tomahawk của Intel tôi sẽ tiện so sánh luôn hiệu năng bộ đôi vi xử lý này để bạn có cái nhìn trực quan hơn về chúng cũng như cân nhắc mang về cho hệ thống máy tính của mình.​

    II - MSI Z270 Tomahawk - Đầy đủ tính năng game thủ

    Có rất nhiều lý do để bạn bỏ tiền đi đầu tư bo mạch chủ, đặc biệt là các bo Z270 hỗ trợ nền tảng vi xử lý Kaby Lake dòng K mở khóa ép xung như các mẫu i5 7600K, i7-7700K hay i3-7350K trong bài viết này. Điểm chung của các bo mạch chủ này là thường chúng rất đắt tiền. Tuy nhiên, vẫn có những sự lựa chọn giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được một phần nào đó là cái chất của bo mạch chủ Z270 mà MSI Z270 Tomahawk là một trong những bo mạch chủ như vậy.

    Với giá thị trường tại Việt Nam tầm khoảng 4 triệu đồng, quả thực bo mạch chủ Z270 Tomahawk của MSI rất đáng để chúng ta cân nhắc lựa chọn dù nó thiếu đi một số tính năng phụ trợ thường thấy ở các bo mạch chủ Z270 khác, nhưng có điều chắc chắn là khả năng ép xung CPU của Z270 Tomahawk sẽ không thua kém quá nhiều so với các bo mạch chủ Z270 đầu bảng. Vì sao tôi nói vậy? Đơn giản là ngoài chuyện chất lượng nguồn cung cấp điện CPU (Bao gồm hệ thống pha nguồn và MOSFET), chính bản thân CPU cũng là nhân tố quyết định đến khả năng ép xung lên cao nữa. Do đó nếu bạn xác định được mức xung ép cao nhất của CPU trên Z270 Tomahawk, và khi dùng CPU này trên bo mạch chủ Z270 đắt tiền hơn thì bạn cũng khó kéo được mức xung cao hơn mà chỉ có thể giữ nguyên mức xung đó nhưng với mức điện thế thấp hơn. Chính vì thế, Z270 Tomahawk sẽ là lựa chọn thích hợp đối với người dùng không có hầu bao dư dả nhưng vẫn muốn ép xung để cải thiện hiệu năng. Đặc tả cấu hình của MSI Z270 Tomahawk ở đây.


    Hộp sản phẩm của MSI Z270 Tomahawk hoàn toàn khác hẳn so với thời Z170 và X99 khi nó không còn màu xanh lá cũng như các vết rằn ri quân đội nữa, mà thay vào đó là cặp đôi màu đen đỏ quen thuộc thường thấy ở các sản phẩm gaming. Mặt sau như thường lệ là nơi liệt kê các tính năng công nghệ đi kèm bo mạch chủ cũng như ảnh 3D minh họa hình dáng Z270 Tomahawk thực tế.

    Phần phụ kiện của Z270 Tomahawk cực kỳ tối giản khi chỉ có 2 cáp SATA III, 1 miếng chắn I/O, dĩa driver và 2 cuốn hướng dẫn kèm theo thư cảm ơn từ nhà sản xuất MSI. Điều này không lạ vì các sản phẩm dòng Tomahawk trước đây của MSI luôn sở hữu lượng phụ kiện ít ỏi và qua đó giúp nhà sản xuất này có thể hạ giá thành sản phẩm xuống hợp lý hơn cho khách hàng.


    Z270 Tomahawk có kích cỡ chuẩn ATX được MSI phủ lớp sơn đen kèm thêm vài họa tiết rằn ri xám theo chuẩn quân đội. Dàn VRM và tản nhiệt MOSFET hòa vào bảng mạch PCB khá tinh tế với lớp sơn đen platinum họa tiết đỏ nhìn khá bắt mắt và tản nhiệt chip cầu nam bên dưới cũng tương tự. Mặt sau của bo mạch chủ nhìn chung không có gì đặc biệt đáng để chú ý cả.

    Để đảm bảo hệ thống hoạt động lâu dài ổn định đặc biệt là lúc chơi game, MSI sử dụng hệ thống 10 pha nguồn điện tử VRM với tụ đen cùng cuộn cảm Titanium đạt chuẩn quân đội Military Class 5. Ngoài ra, khu vực RAM của Z270 Tomahawk có đến 4 khe RAM DDR4 hỗ trợ dung lượng lên đến 64GB và xung nhịp ép xung lên đến 3800MHz chạy kênh đôi. Cũng như nhiều sản phẩm dòng Tomahawk trước đó, Z270 Tomahawk không hỗ trợ các phím bật tắt nóng hay đèn LED báo lỗi trên bo mạch khiến người dùng benchtable khó thao tác và nhận biết lỗi bo mạch chủ. Dù vậy, bạn vẫn có thể kiểm tra lỗi CPU, RAM, VGA và Boot thông 4 đèn LED nhỏ ở sát rìa phải khu vực khe RAM.

    Phía dưới rìa phải bo mạch chủ là sự hiện diện của chip cầu nam Z270 được bảo vệ và tản nhiệt bởi miếng heatsink nhìn khá chắc chắn và hầm hố.


    Khu vực khe cắm PCIe bao gồm 3 khe PCIe 3.0 x16 từ trên xuống hỗ trợ các băng thông lần lượt x16, x4 và x1 và 3 khe PCIe 3.0 x1. Khi sử dụng các thiết bị có hỗ trợ chuẩn giao tiếp trên như card đồ họa, card âm thanh hay card mở rộng, v.v... bạn cần phải lưu ý đến cách phân bổ băng thông của các khe PCIe 3.0 trên Z270 Tomahawk để tránh tình trạng thiết bị không hoạt động do bị chiếm băng thông. Lưu ý này được ghi rõ trong sách hướng dẫn và trên website đặc tả cấu hình của bo mạch chủ mà tôi có để ở phía trên bài viết. Cần phải nói thêm là khe cắm PCIe 3.0 x16 đầu tiên được MSI trang bị lớp giáp kim loại để chống cong gãy khi chúng ta gắn card đồ họa to nạc. Đây là xu hướng thiết kế thường thấy ở các bo mạch chủ hiện nay.


    Z270 Tomahawk hỗ trợ 2 cổng M.2 SSD PCIe 3.0 x4 hỗ trợ chạy các SSD M.2 kích cỡ từ 42mm tới 110mm. Ngoài ra, bạn có thể khởi động chế độ ghép RAID tăng cường tốc độ khi sở hữu 2 SSD M.2 cùng dung lượng. Hơn nữa, nếu sở hữu thêm adapter U.2 chuẩn giao tiếp M.2, bạn có thể sử dụng SSD NVMe tốc độ cao. Lưu ý, adapter này không đi kèm với bo mạch chủ Z270 Tomahawk. Nên nhớ, 2 cổng M.2 này đều được hỗ trợ công nghệ bộ nhớ Intel® Optane™.


    Z270 Tomahawk có tổng cộng 6 cổng SATA III và nên lưu ý một số cổng SATA này có thể bị khóa nếu như bạn có gắn SSD M.2 chuẩn SATA vào bo mạch chủ. Bạn nên xem kỹ sách hướng dẫn về vấn đề này. Ngoài ra, chip âm thanh sử dụng cho bo mạch chủ này là Realtek® ALC892 và các thành phần liên quan đến âm thanh như tụ hóa hay cuộn cảm đều được tách rời khỏi phần còn lại của Z270 Tomahawk bằng một đường mạch riêng biệt. Do đó chất lượng âm thanh về lý thuyết sẽ được giữ nguyên vì nó không bị tác động bởi nhiễu điện từ.

    Các cổng kết nối I/O của Z270 Tomahawk bao gồm:

    • 1 cổng PS/2 hỗ trợ chuột phím
    • 2 cổng USB 2.0
    • 1 cổng DVI
    • 2 cổng USB 3.1 Type A và C
    • 4 cổng USB 3.1 Type A
    • 1 cổng HDMI
    • 1 cổng LAN 1Gbps
    • 5 jack âm thanh hỗ trợ âm thanh 7.1 và 1 cổng quang âm thanh S/PDIF

    III - Hệ thống thử nghiệm và BIOS

    A – Hệ thống thử nghiệm


    Chân thành cảm ơn đến các đối tác Intel, MSI, Crucial, FSP và ASUS đã cho Amtech mượn sản phẩm để thực hiện bài viết này.
    B – Hình ảnh BIOS

    MSI_SnapShot.jpg MSI_SnapShot_00.jpg MSI_SnapShot_01.jpg MSI_SnapShot_02.jpg MSI_SnapShot_03.jpg MSI_SnapShot_04.jpg MSI_SnapShot_05.jpg MSI_SnapShot_06.jpg MSI_SnapShot_07.jpg MSI_SnapShot_08.jpg

    IV – Các phần mềm kèm theo

    A – MSI Command Center

    MSI Command Center sẽ là nơi dành cho người dùng vọc vạch về thông số điện thế, xung nhịp của các thành phần trọng yếu của hệ thống như CPU, RAM, VGA onboard. Ngoài ra, chương trình này còn cung cấp cho người dùng khả năng xem xét nhiệt độ hoạt động của các thành phần này dưới dạng hình ảnh 2D của bo mạch chủ vô cùng trực quan và dễ theo dõi.

    B - DPC Latency Tuner

    Đây có thể xem là phiên bản cao cấp hơn của Command Center khi nó cũng có chức năng tương tự là cho phép bạn tùy chỉnh các thông số CPU, RAM, VGA onboard nhưng với mức độ điều chỉnh sâu hơn gần tương đương với cấp BIOS của bo mạch chủ. Vì thế, mỗi lần tùy chỉnh thường chương trình sẽ yêu cầu bạn khởi động lại máy để bo mạch chủ nạp các thông số điều chỉnh của bạn, thay vì vẫn cho phép bạn dùng Windows như Command Center.

    C - Fast Boot

    Ứng dụng này cho phép người dùng có thể bật tắt chế độ boot nhanh vào hệ điều hành mà không cần phải vào BIOS để tùy chỉnh và cũng có thể từ Windows restart lại vào thẳng BIOS mà không cần phải nhấn nút Del trên bàn phím.

    D - MSI Gaming App

    Gaming App là ứng dụng cho phép game thủ có thể tùy chỉnh bàn phím của mình thành một bàn phím chơi game hoặc multimedia đúng nghĩa với trình con Gaming Hotkey, tương tự với chuột là Mouse Master. Nếu sử dụng card đồ họa do MSI sản xuất thì khi dùng Gaming App, game thủ có thể thiết lập nhanh các chế độ sử dụng khác nhau cho card đồ họa như OC Mode (ép xung), Gaming Mode (chơi game) và Silent Mode (yên lặng). Hơn nữa, nó còn cho phép người dùng tự do điều chỉnh màu và cách thể hiện của đèn LED trên bo mạch chủ.

    E - MSI Gaming LAN Manager

    Phần mềm này cho phép bạn tối ưu hóa lưu lượng mạng sử dụng của bo mạch chủ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, như cái tên của nó, bạn nên sử dụng Gaming LAN Manager cho nhu cầu chơi game sẽ tốt hơn.

    F - Live Update

    Live Update giúp bạn cập nhật tự động các phần mềm và driver của bo mạch chủ Z270 Tomahawk lên phiên bản mới nhất mà không cần phải trực tiếp lên website chính hãng tải về.

    G - RAMDisk

    RAMDisk cho phép người dùng sử dụng một phần dung lượng RAM trống để làm ổ đĩa vật lý lưu trữ dữ liệu hoặc lưu cache đệm cho các trình duyệt Firefox, IE hay Chrome.

    H - X-boost

    Ứng dụng này cho phép bạn lựa chọn profile hệ thống phục vụ nhu cầu sử dụng máy của bạn. Về hình thức nó tương đối giống với thiết lập Power Options của Windows nhưng với nhiều tùy chọn hơn thay vì chỉ có 3 lựa chọn mặc định của hệ điều hành.

    I - XSplit Gamecaster

    XSplit Gamecaster giúp game thủ có thể stream gameplay của mình lên các kênh chia sẻ video trực tuyến chuyên về game như Twitch kèm theo bản quyền phần mềm 1 năm.

    IV - Hiệu năng CPU và 3D

    Ở phần này thay vì tách ra làm 2 phần mặc định và ép xung riêng, tôi sẽ để chung luôn vì có sự xuất hiện của i5-7400 trong bài viết này. Qua đó, tôi sẽ so sánh hiệu năng của i3-7350K ở mức mặc định và ép xung với i5-7400 chạy mức Turbo Boost 3.5GHz. Nói đến ép xung, mẫu i3-7350K mà tôi dùng trong bài này được ép xung ổn định lên mức 4.7GHz, một con số cũng không đến nỗi tồi đối với chip i3 đầu tiên được mở khóa ép xung.

    Các bài test được tôi thử nghiệm như sau:

    • AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark
    • Cinebench R15 64 bit
    • Frybench 64 bit
    • SuperPi 32M
    • 3DSMax 2016 + Vray 3.4
    • Ashes of Singularity (CPU & GPU)
    • 3DMark FireStrike/TimeSpy
    • PCMark 8 Creative/Microsoft Office/Adobe Apps
    • Unigine Valley Extreme HD
    • Grand Theft Auto V
    • Metro Last Light Redux
    • Rise of the Tomb Raider

    A - AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark


    B - Cinebench R15 64 bit

    C - Frybench 64 bit

    D - SuperPi 32M

    E - 3DSMax 2016 + Vray 3.4

    F- Ashes of Singularity (CPU & GPU)

    Trong bài test này cũng như các bài test game phía dưới, tôi sẽ đính kèm chung với hình ảnh thiết lập cấu hình ingame để bạn đọc có cái nhìn trực quan hơn về hiệu năng của i3-7350K và i5-7400.

    G - 3DMark FireStrike/TimeSpy

    H - PCMark 8 Creative/Microsoft Office/Adobe Apps

    I - Unigine Valley Extreme HD

    J - Grand Theft Auto V

    K - Metro Last Light Redux

    L - Rise of the Tomb Raider

    Nếu không nói đến các bài test game chủ yếu sử dụng card đồ họa thì chúng ta mới nhận thấy sự khác biệt hiệu năng giữa i3-7350K và i5-7400. Cụ thể, ở xung mặc định i3-7350K hoàn toàn không có cửa so sánh với i5-7400 tuy nhiên khi ép xung chip i3 lên 4.7GHz thì lại là một câu chuyện khác. Hiệu năng tổng thể các bài test CPU của i3-7350K không thua kém quá nhiều con chip i5 kia. Tuy vậy, tới đây một bài toán kinh tế được đặt ra, liệu bạn có nên đầu tư vào một con chip i3 mở khóa ép xung với cái giá gần bằng mẫu i5-7400 nhưng chỉ đạt được hiệu năng xấp xỉ khi phải ép xung lên đến con số 4.7GHz hoặc hơn?

    Tôi cho rằng đây là nước đi thất bại của Intel khi họ định giá sản phẩm i3-7350K quá cao so với hiệu năng thực tế và nhất là không phải lúc nào, bạn cũng lựa được mẫu 7350K có thể ép xung bằng hoặc hơn mức 4.7GHz. Chưa kể, nếu định ép xung 7350K lên cao buộc bạn phải đầu tư tản nhiệt CPU chất lượng qua đó chi phí đầu tư tổng thể cho CPU và tản nhiệt chắc chắn lớn hơn con số 4.5 triệu đồng của i5-7400 rồi. Nên nhớ, khi mua i3-7350K Intel cũng không cho bạn tản nhiệt mặc định như các vi xử lý i5 hay i7 mở khóa ép xung khác trong họ Kaby Lake, trong khi i5-7400 đã có sẵn tản nhiệt mặc định.

    Trừ khi, 7350K được hạ giá xuống tầm 3.8 đến 4 triệu đồng thì lúc đó Intel sẽ thuyết phục được người tiêu dùng khi đầu tư vào con chip i3 mở khóa ép xung đầu tiên này. Nhưng, là người theo dõi những bước đi của Intel trong nhiều năm trở lại đây, tôi không nghĩ là Intel sẽ hạ giá mẫu i3 này ít nhất là trong thời gian gần, hơn nữa thay vì đầu tư vào 7350K, bạn có thể chọn mẫu CPU Ryzen 5 1400 của AMD với giá đắt hơn mẫu i3-7350K khoảng 100 nghìn đồng và rẻ hơn 100 nghìn đồng so với i5-7400 nhưng có hiệu năng gần xấp xỉ so với mẫu i5. Ở thời điểm này, nếu bạn là người tiêu dùng bán chuyên hay đơn giản là không thích ép xung thì bạn nên chọn chip xử lý i5-7400 hay Ryzen 5 1400 thay vì i3-7350K dựa trên những gì mà tôi phân tích ở trên.​

    V - Hiệu năng thiết bị lưu trữ và âm thanh

    A - SanDisk Plus SATA III 480GB

    B - RightMark Audio Analyzer (Realtek® ALC892)


    VI - Lời kết


    [​IMG]

    MSI Z270 Tomahawk và Intel Core i3-7350K đang được bán lần lượt với giá 4.000.000 đồng và 4.300.000 đồng tùy nơi bán.

    [​IMG]

    [​IMG]

     

    Các file đính kèm:

    :
    Chỉnh sửa cuối: 24/4/17
    cà phê sữa thích bài này.
  2. cà phê sữa

    cà phê sữa Member

    Bài viết:
    871
    Thanks thớt bài chi tiết quá, nói chung 7350K dành cho vọc vạch là chính! mà OC vui mà bác, amtechers mà k OC thì k là amtechers cmnr!
     
  3. dzinhdzuan

    dzinhdzuan Member

    Bài viết:
    330
    Thánh ăn gì con cúng!!!

    Hehehe GIGABYTE đang có cuộc thi ép xung con 7350K này, mà giải bèo quá hổng hứng thú kakaka!
     

Chia sẻ trang này