HOT [Review] ASUS X99-Deluxe: Đón chào kỉ nguyên X99

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 17/9/14.

By umbrella_corp on 17/9/14 lúc 16:25
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Đối với các tín đồ công nghệ, không có gì vui hơn khi được chứng kiến sự xuất hiện của các công nghệ mới đặc biệt là trên hệ thống máy bàn trong khoảng thời gian gần đây vốn được cho là thời kỳ ảm đạm của hệ thống này. Intel luôn là kẻ đi đầu trong công nghệ vi xử lý máy tính và một loạt sản phẩm thuộc dòng vi xử lý thế hệ Haswell Refresh dành cho chipset Z97 đã được ra mắt. Tuy nhiên, đấy chỉ là những vi xử lý thuộc thị trường phổ thông, vậy còn thị trường cao cấp thì sao?

    Ở thị trường cao cấp, chỉ mới đây thôi, Intel đã tung ra 3 vi xử lý Core i7 Haswell-E dành cho chipset X99 gồm:
    • i7-5960X
    • i7-5930K
    • i7-5820K
    Điều đặc biệt ở các CPU này là chúng có nhiều nhân, nhiều cache hơn so với các thế hệ CPU dành cho chipset X79 đời cũ, và quan trọng nhất, chúng hỗ trợ RAM DDR4. No more DDR3 for you guys!

    Rất đáng mừng khi diễn đàn AMTECH là một trong số rất ít những diễn đàn công nghệ đầu tiên tại Việt Nam đang nắm giữ vi xử lý đầu bảng i7-5960X của Intel. Tất nhiên để cho con quái vật mới của thế hệ vi xử lý cao cấp này có được bạn diễn xứng tầm thì bo mạch chủ được chọn sẽ là ASUS X99-Deluxe, một bo mạch chủ đầu bảng thuộc dòng phổ thông của hãng điện tử Đài Loan.

    [​IMG]

    Ngoài việc hỗ trợ tốt cho nền tảng X99 cũng như vi xử lý i7-5960X mà chúng tôi đang nắm giữ ở đây, ASUS X99-Deluxe được tích hợp rất nhiều công nghệ trên bo mạch hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm cũng như hiệu năng tốt nhất cho hệ thống máy tính của người dùng. Liệu bo mạch chủ Deluxe phiên bản X99 có kế thừa được những tinh hoa cũng như chiếm được cảm tình của tín đồ công nghệ vốn được những Deluxe trước đó là Z97 và Z87 hay người tiền nhiệm trực tiếp X79 đã làm được trong quá khứ? Chúng ta hãy cũng chờ xem...
     
    Last edited by a moderator: 29/9/14
    kenblat thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 17/9/14.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Trước khi đi sâu vào phần đánh giá bo mạch chủ X99-Deluxe, chúng tôi - các tester của AMTECH - sẽ có phần briefing về vi xử lý i7-5960X để các bạn thấy rõ những điểm mới cũng như những khả năng của CPU này trước khi lắp vào bộ máy X99.

      1 - Tiếp đuôi ngữ E dành cho các hệ thống Extreme (đỉnh của đỉnh)

      Khi so với thế hệ vi xử lý tiền nhiệm Ivy Bridge-E, Haswell-E hoàn toàn là một bản nâng cấp cho vi xử lý cũ ngoại trừ việc cả 2 thế hệ vi xử lý này được xử lý theo tiến trình 22nm của Intel. Intel sắp ra mắt thế hệ vi xử lý mới tiến trình 14nm là Broadwell dùng cho các thiết bị tablet và laptop, và những vi xử lý đầu bảng sẽ không được sản xuất theo tiến trình mới này ít nhất là thêm 1 năm nữa.

      Điểm khác biệt lớn nhất ở Haswell-E chính là số lượng nhân CPU trên nền vi kiến trúc Haswell. So sánh với Ivy Bridge, nhân Haswell có thể xử lý số lệnh instruction hơn 5-10% mỗi chu kì xung nhịp (clock cycle) - và có thể còn hơn nữa nếu chương trình thực thi được lập trình bằng tập lệnh AVX2 cho khả năng xử lý song song nhanh chóng (fast parallel processing). Haswell còn mang bộ cấp nguồn (voltage regulator) vào trong CPU die qua đó mang đến khả năng điều chỉnh điện thế chính xác và ổn định cấp cho vi xử lý.

      [​IMG]
      Bên trong vi xử lý Haswell-E. Nguồn: Intel.

      Những cải tiến này rất đáng khích lệ, nhưng với Intel thì chưa phải là hết. Vi xử lý đầu bảng của dòng Haswell-E, Core i7-5960X được trang bị 8 nhân, và dung lượng cache L3 rất lớn đến 20MB, hơn 2 nhân và 5MB cache L3 so với thế hệ đầu bảng trước đó là Core i7-4960X, qua đó có thể chắc chắn rằng khả năng xử lý đa luồng của i7-5960X sẽ rất khủng khiếp.

      Để tận dụng tối đa khả năng xử lý của tất cả 8 nhân, Haswell-E có số lượng dữ liệu tải qua rất lớn, qua đó nó sẽ cần bộ nhớ RAM DDR4 vốn có tốc độ truyền tải 2133 MT/s (cao hơn DDR3 khi chỉ có 1866MT/s ở nền tảng Ivy Brigde-E) để truyền tải số lượng lớn dữ liệu này. Haswell-E có 4 kênh bộ nhớ với 68 GB/s băng thông bộ nhớ. Về lý thuyết, thì dung lượng băng thông này cao hơn so với thế hệ trước 20 GB/s. Thật là trùng hợp khi mà 68 GB/s cũng là dung lượng băng thông bộ nhớ của máy chơi game Xbox One dành riêng cho nhân CPU và nhân đồ họa GPU.

      Nói đến đồ họa, một trong những yếu tố quyết định khi mua các sản phẩm vi xử lý dòng Extreme là băng thông PCI Express dùng cho các hệ thống đa card đồ họa. Vi xử lý i7-5960X thuộc nền tảng Haswell-E đã làm rất tốt khi nó cung cấp trực tiếp từ CPU đến 40 lanes cho các giao tiếp kết nối PCIe 3.0. CPU này có thể cân được hệ thống đa card đồ họa với 16 lanes dành riêng cho từng card trong hệ thống 2 card đồ họa hoặc 8 lanes dành riêng cho từng card trong hệ thống 4 card đồ họa. Và cấu hình băng thông như vậy cũng không có gì mới so với thế hệ trước nhưng duy nhất có điểm khác biết chính là khả năng cân được hệ thống đa card theo mô hình 5x8 (5 card, mỗi card 8 lanes tức là x8), nếu bo mạch chủ có hỗ trợ. Bo mạch chủ ASUS X99-Deluxe mà chúng tôi sắp đánh giá hôm nay cũng có tới 5 khe PCIe x16 nhưng chúng tôi không chắc là bạn sẽ sẵn sàng thiết lập hệ thống 5 card đồ họa để làm gì khi driver từ NVIDIA hay AMD vẫn chưa hỗ trợ, trừ khi bạn muốn hệ thống đa card này làm nhiệm vụ render như các máy trạm xử lý đồ họa.

      1.png

      Về đặc tả chi tiết, Haswell-E có 2.6 tỉ transistor bên trong và kích cỡ die là 356 mm2. Vi xử lý lõi tứ Haswell chỉ có kích cỡ die 177 mm2, nhỏ gần một nửa so với Haswell-E chưa kể Haswell còn tích hợp chip xử lý đồ họa GPU bên trong. Bạn sẽ thấy sử khác biết về kích thước giữa Haswell-E và Haswell trong hình dưới.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Vi xử lý lõi tứ Haswell Core i7-4790K (trái) và vi xử lý 8 lõi Haswell-E Core i7-5960X (phải).

      Rõ ràng có sự khác biệt rất lớn về kích thước cũng như bảng mạch socket bên dưới giữa 2 bên. Còn đây là bảng so sánh giữa 3 CPU Haswell-E và 2 người anh em Haswell.

      2.png

      Core i7-5960X có mức TDP tối đa khi sử dụng hết 8 nhân là 140W và xung nhịp của nó là 3.0 GHz mặc định và tăng tốc được 3.5 GHz, khá thấp so với mức 3.6/4.0 GHz của Core i7-4960X. Ngay cả khi có những cải thiện khi so hiệu năng cùng xung nhịp với Haswell, nhưng mức xung nhịp thấp sẽ dẫn đến hệ quả là khi tải nặng thì i7-5960X sẽ không tận dụng hết 16 luồng.

      Cũng như mọi khi, Intel luôn đặt giá rất cao cho các sản phẩm vi xử lý cao cấp. Và theo chúng tôi, bạn nên đầu tư Core i7-5930K vì nó có giá rẻ hơn 400$ nếu bạn thích CPU 6 nhân 12 luồng thông qua tính năng siêu phân luồng (Hyper-Threading). i7-5930K cũng có lợi thế hơn khi có xung nhịp cao hơn một chút.

      Một sản phẩm thuộc Haswell-E mà bạn nên tránh là Core i7-5820K mà Intel rất nhẫn tâm, chúng tôi xin nhấn mạnh là nhẫn tâm, khi cắt bớt số lượng lớn lanes hỗ trợ cho PCI Express. Cụ thể là i7-5820K không có khả năng chạy hệ thống 2 card đồ họa mỗi card 16 lanes, qua đó con CPU này thực sự chẳng hơn gì so với vi xử lý đầu bảng của dòng cấp thấp hơn Haswell Refresh là i7-4790K khi chạy hệ thống đa card đồ họa. Có chăng thì i7-5820K hơn i7-4790K nhờ vào khả năng hỗ trợ RAM DDR4 mà thôi.

      Có thể nói, i7-5820K đóng vai trò là sản phẩm entry cho dòng cao cấp của Intel giống như i7-3820 ngày trước với những đặc tả kỹ thuật vừa đủ đáp ứng cho game thủ bán chuyên.
      Chỉnh sửa cuối: 24/9/14
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      2 - ASUS X99-Deluxe - Hắc bạch song hành

      Trong bài đánh giá hôm nay, chúng tôi sẽ tiến hành test thử nghiệm bo mạch chủ ASUS X99-Deluxe trang bị chipset X99 với thiết kế mới toanh mang 2 màu sắc trái ngược đen trắng thay cho tông vàng đen vốn xuất hiện ở các ấn bản Deluxe trước đó như Z97/Z87/X79. Sự thay đổi này của ASUS thực sự rất ấn tượng với chúng tôi khi thiết kế này mang đến phong cách lạnh lùng cùng vẻ đẹp bí ẩn phủ lên khắp bo mạch chủ, điều mà theo chúng tôi nên là điểm cần có ở các bo mạch chủ thuộc dòng cao cấp dành cho power user cũng như overclocker (dù thực tế thì ASUS X99-Deluxe được hãng công nghệ Đài Loan định vị là bo mạch chủ đầu bảng của dòng phổ thông). Cũng như các ấn bản Deluxe trước đó, X99-Deluxe là bo mạch chủ mang trong mình rất nhiều tính năng mà nổi bật trong số đó là hỗ trợ chế độ đa card SLI/CF, WiFi AC, số lượng lớn cổng SATA III trong đó có 2 cổng SATA Express, giao tiếp ổ cứng SSD mới M.2 dùng băng thông PCIe 2.0, các tính năng dành cho ép xung đặc biệt là OC Socket, hệ thống âm thanh chất lượng cao...

      [​IMG]
      Đặc tả chi tiết của ASUS X99-Deluxe:
      [​IMG]
      Click vào hình để xem ảnh to hơn.

      Về mặt trước thì cũng như các sản phẩm dòng phổ thông của ASUS, X99-Deluxe vẫn giữ nguyên tông đen truyền thống cùng hình ảnh bo mạch chủ nằm ở phía chính diện bên trái và các công nghệ hỗ trợ độc quyền của ASUS nằm phía tay phải và của chipset Intel nói chung nằm ở dưới. Ở mặt sau là rất nhiều công nghệ khác hỗ trợ thêm cho X99-Deluxe mà đặc biệt là OC Socket, chúng ta có thể thấy OC Socket có thêm vài chân cắm mới so với socket LGA2011-3 gốc của Intel. Mục đích của OC Socket là giúp các tay ép xung có khả năng ép cao hơn với CPU của mình. Hãy đọc thêm bài viết này để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về OC Socket. Quay về với mặt trước hộp, mở nắp lên chúng ta sẽ được thấy ASUS giải thích cặn kẽ chế độ tối ưu hóa 5 bước (5-way Optimization) gồm những gì và tác dụng ra sao.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]

      Được thiết kế với kích cỡ tiêu chuẩn ATX, X99-Deluxe đã được ASUS chuyển đổi tông màu từ vàng đen như thời X79 sang màu đen trắng nhìn rất sang và đẹp mắt. Chưa hết, khu vực cạnh trái của bo mạch chủ được phủ một lớp cover nhìn rất hầm hố mà theo ASUS nó sẽ giúp khử sóng điện từ giúp các thành phần linh kiện được che chở không bị nhiễm từ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng về lâu dài của chúng. Tuy nhiên lớp cover này có một bất lợi là nếu chúng tôi dùng RAM có tản nhiệt cao như bộ kit RAM DDR4 mà đối tác Kingston cho chúng tôi mượn là mẫu HyperX Fury thì khi lắp vào khe RAM cuối cùng ở bên dàn DIMM bên trái thì sẽ bị vướng víu, khi lắp khá khó chịu và đòi hỏi người lắp phải vô cùng thận trọng để tránh chân RAM bị tổn hại.

      Khu vực các khe cắm mở rộng PCI gồm 5 khe PCIe 3.0 và 1 khe PCIe 2.0 x4. Nếu CPU của bạn hỗ trợ tối đa 40 lanes PCI Express như i7-5960X (chúng tôi đang test CPU này) và i7-5930K thì khi lắp đặt hệ thống đa card 2-way hay 3-way SLI/CF thì bạn sẽ có hệ thống băng thông được chia lần lượt là x16/x16 hoặc x8/x8/x8. Rất tiếc là bo mạch chủ X99-Deluxe không hỗ trợ chế độ đa card 4-way SLI/CF dù trên lý thuyết chúng ta có thể có được hệ thống đồ họa 4-way theo công thức băng thông phân chia là x8/x8/x8/x8. Vì sao không được thì khi xem tiếp phần dưới bạn sẽ rõ thôi.

      [​IMG]

      Đây là cận cảnh khu vực VRM của X99-Deluxe. Hệ thống phase nguồn của bo mạch chủ này là 8+2 với 8 phase dành cho CPU và 2 phase dành cho 4 kênh RAM. Đối với dòng bo mạch chủ phổ thông, đây có thể nói là số lượng phase vừa đủ để cho người dùng có thể an tâm về điện thế cấp cũng như khả năng ép xung của CPU và RAM trên bo mạch chủ này.

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]

      Các khe cắm RAM đã được ASUS thiết kế lại dù về cơ bản nó không khác lắm so với ngàm chữ Q ở các thế hệ bo mạch chủ trước đó. Ngàm chữ Q trên khe RAM khá nhỏ khiến chúng tôi khá khó chịu khi cắm RAM vì thiết kế kiểu này khiến RAM khó vào khớp hơn. Tuy thao tác cắm RAM khó hơn trước nhưng điểm này lại hay ở chỗ nó khiến bạn phải rất tỉ mỹ khi làm việc này để tránh sự cố cháy chân RAM khi cắm RAM không kỹ thường xuất hiện ở các thế hệ bo mạch chủ trước đó. Ngoài ra, nếu hệ thống boot không được do RAM được thiết lập không đúng thì chúng ta đã có nút MemOK! cho phép hệ thống tự động tùy chỉnh thông số RAM phù hợp cho đến khi nào hệ thống boot lên được thì thôi.

      [​IMG]
      [​IMG]

      Đây là OC Socket - socket LGA2011-3 được ASUS điều chỉnh thêm một số chân phụ so với bản socket gốc của Intel mà theo ASUS giải thích nó sẽ giúp tăng cường khả năng ép xung CPU hơn, tuy nhiên nếu bạn dùng CPU không có tính năng ép xung hay đơn giản hơn là bạn không thích ép xung thì vẫn sử dụng bình thường không sao cả.

      [​IMG]

      Ở phần dưới của bo mạch chủ, phía bên tay phải lả chip cầu nam của X99-Deluxe, được bao bọc bởi miếng tản nhiệt phía trên nhìn khá đẹp mắt.

      [​IMG]

      Ngay dưới chip cầu nam là 4 gạc hệ thống từ trái qua phải gồm gạc chuyển PCI lanes hỗ trợ cho hệ thống đa card đồ họa 2-way hoặc 3-way (đây chính là lý do tại sao tôi nói bo mạch chủ này chỉ hỗ trợ được 2 chế độ đa card mà không có 4-way), gạc tắt mở đèn Boot LED bo mạch chủ, gạc đóng mở tính năng XMP tùy chỉnh hệ thống tự động theo profile set sẵn của Intel và gạc cuối cùng là chuyển hệ thống sang chế độ TPU (tự động ép xung) hoặc EPU (tiết kiệm năng lượng). Nói đến TPU thì ẩn dưới chip cầu nam phía bên trái bức hình là chip điều khiển TPU độc quyền của ASUS.

      [​IMG]

      Như một thông lệ đối với các model Deluxe, X99-Deluxe được ASUS thiết kế các nút bấm trên bo mạch như Power, Reset, nút Clear CMOS màu đỏ và đèn LED báo lỗi. Tôi cho rằng đặt nút Clear CMOS ở đây không thực sự hợp lý lắm, vì khi lắp bo mạch chủ vào thùng, chúng ta sẽ rất khó để trả các thông số bo mạch chủ về mặc định mà không phải tháo case. Vị trí đẹp nhất là đặt nút này ở các cổng kết nối I/O phía sau thì hay hơn vì nó giúp người dùng cũng như overclocker dễ dàng clear thông số hơn.

      [​IMG]

      Hệ thống âm thanh của card sound onboard của ASUS được tích hợp công nghệ Crystal Sound 2 mà theo ASUS quảng cáo sẽ mang lại chất lượng âm thanh tiệm cận với một chiếc card âm thanh rời. Ngoài ra, tụ âm thanh được sử dụng trên X99-Deluxe là tụ Nichicon vốn rất được chuộng trong các sound card đỉnh cao. Một trong những yếu tố nữa khiến người dùng an tâm hơn về chất lượng âm thanh là chip xử lý âm thanh được ASUS sử dụng trong mẫu X99-Deluxe là chip Realtek ALC1150 - một trong những chip xử lý âm thanh rất tốt được dùng trong các bo mạch chủ cao cấp.

      [​IMG]
      [​IMG]

      Khu vực cổng SATA bao gồm 2 cổng SATA Express (gồm 2 cổng mini-SATA Express và 4 cổng SATA III có thể sử dụng độc lập) và 8 cổng SATA III. Ngoài ra, kế bên 2 cổng SATA III phía tay phải là 1 khe M.2 hỗ trợ SSD M.2 chuẩn PCI Express theo chiều đứng vuông góc với bo mạch chủ (ASUS cung cấp một thanh đế gắn SSD M.2 nằm đứng dành riêng cho khe M.2 này).

      [​IMG]
      [​IMG]

      Khu vực các cổng kết nối I/O gồm:​
      • 10 cổng USB 3.0​
      • 2 cổng USB 2.0​
      • 2 cổng LAN 1Gbps dùng chip Intel​
      • Card WiFi 3x3​
      • Hệ thống âm thanh 8 kênh 5 jack cắm cùng 1 cổng quang âm thanh​
      [​IMG]

      Các phụ kiện kèm theo bo mạch chủ gồm:
      • 10 cáp SATA III
      • 1 cầu SLI 3-way
      • 1 card mở rộng M.2 PCI Express
      • 1 card mở rộng đầu cắm quạt
      • 2 sách hướng dẫn, 1 giấy hướng lắp ráp và 1 dĩa driver
      • 1 I/O Shield
      • 1 cặp Front Header cho Front Panel
      • 1 module WiFi 3x3
      • 1 thanh đế dọc cho M.2 SSD
      • Các dây sensor nhiệt
      [​IMG]
      [​IMG]
      Chỉnh sửa cuối: 3/10/14
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      3 - Cấu hình thử nghiệm

      • Giản lược

      specs_df.png

      • Chi tiết

      specs_details.png

      Chân thành cảm ơn các đối tác ASUS, Kingston và Corsair đã giúp chúng tôi thực hiện bài viết này.

      Lưu ý: Do bo mạch chủ ASUS X99-Deluxe chỉ hỗ trợ các SSD M.2 chuẩn PCI Express nên chiếc SSD M.2 mà chúng tôi hiện đang mượn bên đối tác Kingston là chuẩn SATA III do đó chúng tôi không thể test được giao tiếp M.2 trên bo mạch chủ này. Hiện chúng tôi đang làm việc lại với bên đối tác Kingston để sớm có được SSD M.2 chuẩn PCI Express phục vụ cho các bài viết về sau của Amtech. Stay tuned!
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      4 - Hình ảnh chụp màn hình BIOS

      Đây là series hình ảnh BIOS mà chúng tôi thiết lập các thông số để test các trình benchmark theo chế độ mặc định. Vì có rất nhiều hình do đó chúng tôi sẽ post hình dạng thumbnail cho bạn đọc dễ theo dõi.

      140919172928.jpg 140919172941.jpg 140919172949.jpg 140919173000.jpg 140919173004.jpg 140919173009.jpg 140919173014.jpg 140919173020.jpg 140919173025.jpg 140919173038.jpg 140919173045.jpg 140919173049.jpg 140919173053.jpg 140919173059.jpg 140919173104.jpg 140919173109.jpg 140919173114.jpg 140919173121.jpg 140919173126.jpg 140919173131.jpg 140919173141.jpg 140919173150.jpg 140919173201.jpg 140919173207.jpg 140919173214.jpg 140919173220.jpg 140919173227.jpg 140919173236.jpg 140919173244.jpg 140919173256.jpg 140919173302.jpg 140919173311.jpg 140919173346.jpg 140919173435.jpg 140919173442.jpg 140919173449.jpg 140919173509.jpg
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      5 - Thử nghiệm các trình benchmark phổ biến

      A - Hiệu năng CPU/RAM

      • AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark
      aida_cpu.jpg
      aida_memory.jpg

      • Cinebench 11.5/15

      cinebench11.jpg
      cinebench15.jpg
      • Frybench 64 bit

      frybench.jpg

      • Intel Burn Test Standard 5 loops

      intel.jpg

      • Passmark Performance Test

      passmark_1.jpg
      passmark_2.jpg
      passmark_3.jpg

      • SuperPI 32M

      SUPERPI.jpg

      • 3DSMax 2013 VRAY rendering

      vray.jpg

      • Winrar 5.11 64 bit Single/Multi-threads benchmark

      winrar_single.jpg winrar_multi.jpg

      • Wprime 1.55 Multithread benchmark

      wprime.jpg
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      B - Hiệu năng GPU

      • 3DMark 11 Extreme Preset

      3dm.jpg

      • 3DMark 2013 Fire Strike/Sky Diver

      3dm_fire.jpg
      3dm_sky.jpg
      • Metro Last Light Max Settings

      metro.jpg

      • Tomb Raider Ultimate Preset

      tomb.jpg
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      C - Hiệu năng hệ thống

      • PCMark 8 Home/Creative/Work/Storage/Adobe Apps & Microsoft Office (Conventional Mode)

      2014-09-19_115100.jpg
      2.jpg
      2014-09-19_144718.jpg
      2014-09-19_141607.jpg
      2014-09-19_154740.jpg
      2014-09-19_151539.jpg

      • SSD Benchmark (SATA III Mode)

      AS SSD Benchmark (IOPs | MB/s)

      as_2.png
      as_1.png

      ATTO Benchmark
      atto.png


      Crystal Disk Info/Benchmark

      CDI.png
      CDM.png

      HDTach Quick/Long Benchmark

      hdtach_q.png
      hdtach_l.png


      HDTune 5 Read Benchmark
      hdtune.png


      • USB 3.0 Benchmark (Back Panel)
      ATTO Benchmark

      atto.png

      Crystal Disk Benchmark

      CDM.png

      HDTach Quick/Long Benchmark

      hdtach_q.png
      hdtach_l.png


      HDTune 5 Read Benchmark
      hdtune.png


      • Rightmark Audio Analyzer 6
      rmaa.png
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      6 - Overclocking

      Chuyển sang Haswell-E nền tảng chipset X99, nếu so với thế hệ Haswell Refresh/Haswell chipset Z97 thì quả thực đây là một trải nghiệm gần như khác biệt hoàn toàn. Trước nhất về số lượng core/threads của CPU, theo kinh nghiệm lâu năm cũng như tham khảo nhiều tài liệu ép xung khác nhau trên Internet thì chúng tôi cho rằng CPU càng nhiều core/threads thì khả năng ép xung lên cao càng khó dần. Nếu như bạn đang sở hữu cho mình CPU 4 core/8 threads như i7-4790K cùng bo mạch chủ ép xung khủng như Maximus VII Gene của ASUS, Z97 XPOWER AC của MSI v.v.... thì chuyện lên xung 4.7 thậm chí 4.8 GHz trên tản nhiệt khí là chuyện nhỏ. Còn với i7-5960X thì khác, với một CPU 8 core/16 threads như thế thì lên được mức xung nhịp 4.5 GHz trên tản nhiệt khí là một kì tích nếu không muốn nói là độ liều của ép xung thủ cũng phải rất lớn để đạt được mức xung như vậy.

      Tuy nhiên, với mẫu CPU i7-5960X mà chúng tôi đang nắm ở đây thì sau rất nhiều thử nghiệm, chúng tôi chỉ lên được mức 4.4 GHz với mức điện an toàn 1.41 (dưới 1.45V theo tiêu chuẩn của Intel). Hơi khác một chút so với các bài review bo mạch chủ trước, chúng tôi dùng trap bus 125 MHz thay vì 100 MHz kết hợp cùng hệ số nhân 35 để lên được mức xung mong muốn. Một lý do nữa khiến chúng tôi thay đổi trap bus là khả năng ép xung RAM sẽ tăng khi trong trường hợp này chúng tôi set RAM chạy ở mức xung 3000 MHz với các mức cas theo trình tự là 14-14-15-30 và command rate 1T. Trong khi đó ở trap bus 100 MHz chúng tôi không thể để ổn định mức xung RAM 3000 MHz được.

      specs_oc_44_125_3000.png

      Và chúng tôi có chụp hình BIOS các thông số ép xung dành cho bạn đọc tham khảo, lưu ý bạn đọc chỉ dừng lại ở mức tham khảo, các thông số này chưa chắc đã chạy chuẩn với hệ thống của bạn do sự khác biệt về chất lượng CPU và RAM, do đó hãy hết sức cân nhắc và bạn đọc phải nắm rõ mình đang thao tác những gì và để lại hậu quả ra sao, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm do những thiệt hại gây ra khi ép xung của bạn đọc. Bạn đọc đã được chúng tôi cảnh báo trước rồi nhé!

      140919174017.jpg 140919174034.jpg 140919174043.jpg 140919174055.jpg 140919174102.jpg 140919174110.jpg 140919174117.jpg 140919174125.jpg 140919174139.jpg 140919174158.jpg 140919174206.jpg
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      5 - Thử nghiệm các trình benchmark phổ biến sau khi ép xung

      A - Hiệu năng CPU/RAM

      • AIDA64 CPU Queen/Cache & Memory Benchmark
      aida_cpu_q.jpg
      aida_mem.jpg

      • Cinebench 11.5/15

      cinebench11.jpg
      cinebench15.jpg
      • Frybench 64 bit

      frybench.jpg

      • Intel Burn Test Standard 5 loops

      intel.jpg

      • Passmark Performance Test

      passmark1.jpg
      passmark2.jpg
      passmark3.jpg

      • SuperPI 32M

      superpi32.jpg

      • 3DSMax 2013 VRAY rendering

      vray.jpg

      • Winrar 5.11 64 bit Single/Multi-threads benchmark

      winrar_single.jpg winrar_multi.jpg

      • Wprime 1.55 Multithread benchmark

      wprime.jpg

Chia sẻ trang này