Những điều cần biết trước khi bắt tay vào ép xung

Thảo luận trong 'CPUs/RAMs/Motherboards' bắt đầu bởi mathiencusi, 17/7/04.

  1. mathiencusi

    mathiencusi 1 phần chính 9 phần tà!

    Bài viết:
    533
    Bài viết này nguyên gốc của bạn hoa hồng........
    Tuy nhiên có vài chi tiết chưa chính xác , nên tui edit lại vào cũng như gọt bớt vài đoạn cho dễ đọc


    Những điều viết ở đây đều rất cơ bản với mong muốn giúp các bạn mới tập OC hiểu một số vấn đề cơ bản. Với những người kỳ cựu hơn thì tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân tình để bổ xung cho bài viết. Thanks for your attention.
    Overclock Guide
    Lý do để không OC
    ----
    1) Bảo vệ phần cứng - trên hầu hết CPUs và Mobo đều có cảnh báo về nguy cơ hỏng thiết bị khi OC.
    2) Làm CPU hoạt động trong tình trạng cưỡng bức (Việc này ảnh hưởng tới toàn hệ thống nếu bạn tăng FSB-không riêng CPU mà các tuyến PCI, AGP, IDE đều được tăng tốc) các chipset Nvidia, Intel có khả năng khoá bus PCI/AGP nên bạn không cần lo lắng về điều này
    3) Nóng thiết bị - Nhiều nhiệt toả ra từ CPU (và RAM nếu bạn tăng FSB)
    4) Tính nhạy cảm - Sự cảm nhận nhiệt độ của hệ thống của bạn sẽ có ảnh hưởng lớn tới hiệu năng. Nếu bạn OC trong mùa đông thì khi hè tới bạn sẽ phải giảm tốc độ hệ thống vì hệ thống khổng thể chạy ổn định dưới sự thay đổi lớn của nhiệt độ môi trường.
    5) Tính hiệu quả - Việc tăng tối CPU bằng OC không tăng hiệu năng xử lý dữ liệu (ở đây muốn nói tới lượng dự liệu được xử lý trong số chu kỳ lệnh như nhau) mà chỉ tăng được số lệnh của CPU trong một giây. Ví dụ, một CPU AMD TBird 1.0 OC lên 1.4 sẽ không tốt như một CPU AMD XP 1.4, rất đơn giản vì dòng XP có rất nhiều cải tiến tối ưu mà TBird không có, như bộ lệnh SSE đầy đủ là một ví dụ (SSE-Streaming SIMD extensions, SIMD-Single Instruction Multiple Data).
    6) Những rắc rối? - Nhiều người được hướng dẫn tận tình để OC hệ thống của mình. Mặt khác những, tự mày mò OC lại là học tập và rất thú vị. Có lẽ các rắc rối xuất hiện từ đây.

    Lý do để Overclock
    ----
    1) Tốc độ - CPU của bạn sẽ xử lý được nhiều phép tình hơn trong một giây đồng hồ (và tăng tốc RAM nếu tăng FSB)
    2) Tiết kiệm tiền - Bạn muốn mua CPU p4C 3.2ghz trong khi bạn có thể mua 2.4 ghz với một nửa số tiền và OC để có cùng tốc độ với 3.2ghz và hơn thế nữa. Lý do vô cùng quan trọng với chúng ta.
    3) Giải quyết những khó khăn - một Overclocker phải biết rõ về tất cả những gì đang xảy ra trong hệ thống của mình, vì nếu không biết thì hệ thống đấy không bao giờ hoạt động nên hồn cả. Việc luyện tập OC đi tới thành công sẽ dạy cho chúng ta vô vàn kiến thức hữu ích về hệ thống máy tính, cái điều mà có lẽ chẳng có trường Đại Học nào dạy cả (Câu này chắc các bác OCer thích lém đây - được ca gợi nhé). Tất cả mọi thứ từ nhiệt độ CPU, tới cập nhật BIOS, tới các trình điều khiển của Operating System, tới việc thiết lập các Jumper của Mobo, các kiến thức về chipset. Các kiến thức này đúng là vô giá.

    Một số điều cần biết

    BIẾT NHỮNG GÌ MÌNH CÓ - Nếu bạn đang tìm cách OC hệ thống của mình và POST một bài lên Amtech “Các bác giúp tôi OC cài nào” thì bạn sẽ nhận được các câu hỏi.
    - Bạn có Mother Board gì thế (Mobo) ?
    - CPU loại nào (www.intel.com, www.amd.com)?
    - RAM?
    - Hệ điều hành (OS)?
    - Bộ tản nhiệt đã hầm hố chưa (HSF)?
    - Video card (Vid)?
    - Và các thiết khác của bạn nữa.
    -Đặc biệt lưu ý đến bộ nguồn ( PSU) khi bạn có ý định tăng Vcore . NHững bộ nguồn củ chuối kèm case sẽ bị sụt điện đường 12 V , 3v . Bạn nên lưu ý điện áp 2 đường này cho cẩn thận. Nếu đường 12 V sụt xuống còn 11V thì tính mạng của chiếc máy bạn chỉ còn được tính bằng ngày .Bạn sẽ phải trả một giá rất đắt nếu không xem xét bộ nguồn. Đừng ngạc nhiên nếu các bộ nguồn xịn có giá 30 USD hay hơn nữa là trên 100 USD.... đây là bộ nguồn dành cho các tay chơi oc mạnh tay....còn bình thường thì một bộ nguồn anpha là đủ rồi.....

    HIỂU VỀ NHỮNG VIỆC BẠN ĐANG LÀM – Giờ đây khái niệm Overclocking đã trở nên rất bình thường. Có nhiều cách để OC CPU và các thành phần khác của hệ thống. Trong khi OC chúng ta phải thay đổi một số thông số sau đây (để biết cụ thể chắc bạn phải tự OC thử xem sao . Và một câu thường gặp – Use this document at your own risk)

    Front Side Bus (FSB) – Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset tên Mobo với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz.

    Hệ số nhân CPU (CPU Clock Multiplier) - Hệ số này được tăng theo 0.5 đơn vị (VD: 10.0, 10.5, 11.0,...) Hệ số này chỉ ảnh hưởng tới CPU, và chính là hệ số còn lại ảnh hưởng tới tốc độ CPU khi kết hợp với FSB.Các CPU Intel từ P2 đã clock HSN hết nên bạn chỉ có thể kéo bú mà thôi

    Điện áp nhân CPU (CPU Core Voltage - Vcore) – Đây là lượng điện áp của MoBo cung cấp tới CPU. Việc TĂNG điện áp sẽ đẳm bảo cho việc CPU truyền dữ liệu trơn tru và ngăn cản sự gián đoạn khi truyền dữ liệu khi CPU được OC. Đồng thời khi tăng Vcore cũng làm tằn nhiệt độ của CPU - điều này cũng thật dễ hiểu vì P=UI, công suất tăng thì nhiệt lượng toả ra cũng tăng. Hãy vào trang chủ của AMD và Intel để tra cứu điệp áp cho CPU của bạn vì các loại CPU khác nhau cũng sẽ có mức điện áp yêu cầu khác nhau - http://www.amd.com/ hoặc http://www.intel.com/.

    Điện áp RAM (RAM Voltage - Vio) - Đây là lượng điện áp của MoBo cung cấp tới các đơn vị RAM. Tương tự như Vcore, nó đảm bảo cho hoạt động ổn đinh của RAM ở tốc độ cao hơn khi OC. Tuy nhiên bạn cũng không cần tăng nó khi tăng FSB trong khi giảm Clock Mulitplier.

    Một lần nữa xin hãy nhớ kiếm thêm tài liệu để hiểu thật kỹ về hệ thống của bạn và biết chính xác những gì có thể xảy ra khi OC.

    KHÔNG VỘI VÀNG – Một việc cần thiết nhất khi OC là không vội vàng. Vội vàng sẽ đi tới thất bại – mà thất bại là chuốc vào người sự bực mình .

    DON'T RUSH - The best thing you can do when overclocking is to not rush. Rushing will most likely lead to failure, which leads to aggravation. Và rất có khả năng bạn làm tiêu CPU, Mobo , RAM... nếu bạn vội vàng.

    NÓNG NÓNG QUÁ PÀ KON ƠI – Các OCER sẽ phải biết cách giải nhiệt tốt cho CPU và biết cách đo đạc thông số nhiệt độ từ các bộ cảm biết nhiệt độ, hầu hết đã gắn sẵn vào các Mobo. Sử dụng BIOS hoặc các tiện ích khác cho để giám sát Mobo trong Windows đều cung cấp cho bạn giá trị nhiệt độ thực của CPU. Hãy tìm hiểu để biết cụ thể giới hạn nhiệt độ an toàn CPU của bạn . Nếu bạn OC thì phải đem bảo nhiệt độ phải thấp hơn thê nhiều. Nhiệt độ CPU khi Full load (100% Usage) tối đa cũng chỉ nên là 60 độ C. Để test “full load” bạn nên dùng chức năng burn in của Sisoft sandard at http://www.download.com./. Nếu bạn <60 dộ C thì là hệ thống tản nhiệt của bạn đã tạm ổn.

    KIỂM TRA TẤT CẢ THẬT KỸ LƯỠNG - Lời khuyên cuối cùng là hãy kiểm tra lại tất cả PC trước khi OC. Từ bộ tản nhiệt phải chắc chắn đã được lắp đúng và sách sẽ, quạt phải quay tít, các thiết bị được cắm chặt vào khe cắm và tất cả các thứ .

    Bài viết này chỉ cung câp cho bạn những kiến thức sơ đẳng nhất trong OC, nhưng chắc nó cũng giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc gặp phải khi OC.

    Việc tăng CPU Clock Multiplier chỉ ảnh hưởng tới CPU. Hầu hết các OCer làm là tăng FSB mà không tác động tới hệ số nhân CPU. Việc các OCer chuyên nghiệp làm là giảm hệ số nhân trước rồi tăng tối đa FSB (việc này không đẩy MAX được CPU Clock Speed nhưng sẽ tối ưu hơn cho toàn hệ thống do FSB có ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của bạn).
     
    :
    Phucan18 thích bài này.
  2. mathiencusi

    mathiencusi 1 phần chính 9 phần tà!

    Bài viết:
    533
    các Bài tiếp theo sẽ viết thật chi tiết về từng thành phần nhỏ VD: FSB chipset, RAM, mobo v.v.......các bạn có khả năng mời thảo luận....tuy nhiên hạn chế spam .........

    Có lẽ mai sẽ viết bài thật chi tiết về FSB ....đón đọc và chửi :(bà con ơi:D ...
     
  3. amdbarton

    amdbarton ...

    Bài viết:
    2,159
    Sao đợi mãi mà mathiencusi không viết tiếp nhỉ ? Bận oc .... hả pa :D :D ???
     
  4. NGHIEN_VT

    NGHIEN_VT Thành viên mới nhất

    Bài viết:
    237
    Nơi ở:
    Việt Nam, Tp.Hồ Chí Minh
    mathiencusi ui, oc nhanh nhanh lên cho mấy members đỡ mỏi cổ đê, chờ nữa spam tiếp đừng có la à...
     
  5. mathiencusi

    mathiencusi 1 phần chính 9 phần tà!

    Bài viết:
    533
    FSB, chipset , và những thứ có liên quan

    Front Side Bus (FSB) – Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset lên các thành phần khác nhau của main , giữa CPU với RAM , CPU với AGP, CPU với các thiết bị ngoại vi khác theo những hệ số nhất định
    Ví dụ : với FSB là 200 thì bus CPU sẽ là 400 ( đối với AMD) và bus RAM sẽ là 400 ( single ) thì tốc độ trao đổi dữ liệu sẽ là 3.2 Gb/s theo lý thuyết

    - Mỗi thành phần của máy tính được qui định một hệ số riêng, tốc độ của thành phần đó sẽ là FSB x hệ số của thành phần đó.Riêng đối với CPU thì có chút ít khác biệt:

    bài viết này sẽ được cập nhật thêm.........
     
  6. thriller

    thriller Nothing else master

    Bài viết:
    4,160
    Nơi ở:
    Somewhere !
    Lâu wá rùi mà chưa thấy cập nhật , cha mà già bận phục dịch cho Thánh Cô rùi :D .
     
  7. NGHIEN_VT

    NGHIEN_VT Thành viên mới nhất

    Bài viết:
    237
    Nơi ở:
    Việt Nam, Tp.Hồ Chí Minh
    Chả oc cháy máy roài làm sao chỉ cho anh em làm theo được chớ... ka ka ka...
    Đang ngồi bức tóc coi bài viết có chỗ nào sai kìa... :D
     
  8. thriller

    thriller Nothing else master

    Bài viết:
    4,160
    Nơi ở:
    Somewhere !
    he he ! KÔ có đâu , chả đang bị Thánh Cô làm cho điên loạn đầu óc , kô còn đủ tỉnh táo nữa rùi :D .
     
  9. Ximui

    Ximui New Member

    Bài viết:
    24
    :khong: đọc roài đọc mỡi mà sao bi giờ mình vẫn chưa OC được vậy cà!
    hình như CPU của mình có vấn để rùi! :welcome:
     
  10. quang233

    quang233 New Member

    Bài viết:
    2
    xin chao cac ban!
    minh co mot con CPU intel P4 1.8Ghz,stepping D1, main Biostar P4TDQ-V
    ram CAS 2.0 vay ma cu OC len 1.94Ghz la mat am thanh, OC len 2.4Ghz thi may chi toan mau den,phai clear CMOS moi chay duoc vay minh co phai thay main nay bang main ASUS moi OC duoc khong? xin cac ban tro loi
     

Chia sẻ trang này