HOT [Amtech Review] ASUS GTX 970 Strix OC 4GB

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 17/10/14.

By umbrella_corp on 17/10/14 lúc 22:44
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Nếu các bạn đã từng theo dõi bài viết đánh giá ASUS GTX 970 Strix OC từ TechPowerUp do umbrella_corp dịch thuật và biên tập thì có thể thấy các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao card đồ họa này. Tuy nhiên, với các đánh giá viên Việt Nam hay cụ thể là diễn đàn Amtech thì chưa chắc, vì như ông bà ta ngày xưa đã từng nói "Trăm nghe thì không bằng một thấy". Chúng tôi luôn cố gắng đưa ra những đánh giá chính xác về chiếc card này vì thế chúng tôi đã quyết định mượn ASUS một chiếc card GTX 970 Strix OC để thử nghiệm sức mạnh của nó xem thế nào.

    [​IMG]

    Và phần cấu hình cũng như giá cả do GTX 970 Strix OC 4GB vẫn chưa bán tại Việt Nam vào thời điểm viết bài nên tôi xin phép mượn tạm bảng so sánh của TechPowerUp.

    2014-10-17_223810.jpg

    So với bản gốc GTX 970 thì phiên bản của ASUS có giá đắt chỉ hơn $20 vì thế tôi có thể nói điểm lợi thế đầu tiên của GTX 970 Strix OC chính là giá cả. Nếu về đến Việt Nam, giá của con này có thể nằm khoảng từ 9-10 triệu đồng và nó sẽ cạnh tranh trực tiếp về giá với các đối thủ sừng sỏ như Palit, Gigabyte hay MSI tại thị trường Việt Nam.

    Cập nhật: Hiện tại card đồ họa ASUS GTX 970 Strix OC đã được bán tại thị trường Việt Nam với giá 9 triệu đồng do Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Doanh phân phối.
     
    :
    Chỉnh sửa cuối: 27/10/14
    kenblat thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 17/10/14.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      1. Đôi nét về NVIDIA GeForce GTX 970

      Xin phép để bạn NVIDIA chiếm diễn đàn một chút vì dù sao bạn này cũng là nền tảng cho ASUS build lên chiếc card này nên tôi sẽ dành hẳn một post để có một chút gì đó gọi là overview về kiến trúc GPU Maxwell GM204 và thành quả của Maxwell GM204 là GTX 970.

      Trước khi nói đến GTX 970, hãy xét qua card đồ họa đầu bảng GTX 980 một chút. Dựa trên nền tảng mới của NVIDIA là GM204, GTX 980 xứng đáng trở thành ông hoàng card đồ họa dòng phổ thông (không tính đến dòng chuyên nghiệp Quadro) khi kết hợp tuyệt vời 2 yếu tố chính làm nên card đồ họa là hiệu năng cao và độ tiêu thụ điện thấp. Chưa kể, GTX 980 còn được đánh giá cao nhờ giá thành khi debut lần đầu thấp hơn so với cựu hoàng GTX 780 Ti, qua đó những người dùng còn đang sở hữu những chiếc card cao cấp series 500 hay 600 nên cân nhắc để nâng cấp lên GTX 980 là được rồi.

      Tất nhiên dù giá thành rẻ hơn GTX 780 Ti đang bán trên thị trường nhưng GTX 980 vẫn đang là card đồ họa đầu bảng và được định giá là $549. Như là một thông lệ của NVIDIA, bất cứ card đồ họa GeForce nào mà mã model có tiếp đuôi ngữ -70 thì chắc chắn nó sẽ là mẫu card đồ họa cắt giảm từ dòng cao cấp hơn, và card đồ họa mà tôi đang muốn nói là GTX 970. Sử dụng chung nền tảng là GM204 nhưng số Streaming Multiprocessor Maxwell (SMM) hoạt động trong nhân GPU ít hơn, xung nhịp thấp hơn chút, công suất tiêu thụ TDP thấp hơn, GTX 970 sẽ là giải pháp tốt khi nó có hiệu suất thấp hơn chút và giá thành cũng rẻ hơn so với card đồ họa đầu bảng GTX 980. Thực tế với giá $329 thì con này rẻ hơn tới 40% so với GTX 980 và nó là một trong những mẫu card đồ họa cấp thấp hơn đầu bảng giá rẻ nhất trong họ hàng card đồ họa GeForce.

      Vì thế, đối với nhiều người như tôi thì GTX 970 là chiếc card rất hấp dẫn dù nó có nhiều mặt yếu hơn người anh em của nó là GTX 980. Hiệu năng chỉ thấp hơn một chút do giảm xung nhịp cùng số SMM ít hơn nhưng lại tiết kiệm được đến $220 thì bạn đọc có thể thấy vì sao GTX 970 lại hấp dẫn đến thế. Ngoài mẫu card đầu bảng GTX 980, GTX 970 sẽ là giải pháp cực tốt cho các game thủ PC cuồng nhiệt muốn trải nghiệm hiệu năng kiến trúc GM204 mang lại với giá thành rẻ hơn.

      2014-10-18_100151.jpg

      Khi so với GTX 980 và nhân GPU GM204 nguyên bản, GTX 970 có nhân GM204 bị cắt giảm mất đi 3 SMM dẫn đến số lượng nhân CUDA là 1664. Những thông số khác thì được giữ nguyên như số ROPs là 64 và băng tần bộ nhớ 256 bit.

      Cùng với việc cắt giảm số SMM thì xung nhịp cũng bị giảm đôi chút cho GTX 970. Chiếc card này có xung nền (base clock) là 1050 MHz và xung tăng tốc (boost clock) là 1178 MHz. Qua đó về lý thuyết, hiệu năng giữa nó và GTX 980 sẽ vào khoảng 97% hiệu năng ROP hay khoảng 79% khi xét đến hiệu năng xử lý shading/texture/geometry.

      2014-10-18_100218.jpg

      Cấu hình bộ nhớ của GTX 970 so với GTX 980 là không đổi. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có được ở GTX 970 là 4GB VRAM GDDR5 có xung nhịp 7 GHz và băng tần bộ nhớ 256 bit. So sánh với mẫu GTX 770 mà GTX 970 ra đời để thay thế thì có thể nói đây là cải tiến rất đang kể khi mà NVIDIA định mức 2GB VRAM là tiêu chuẩn cho các card đồ họa từ trung cấp đến cao cấp trong vòng hơn 2 năm qua.

      Công suất tiêu thụ của GTX 970 thấp hơn GTX 980 nhờ xung nhịp và số lượng SMM thấp hơn. Phiên bản gốc của GTX 970 có mức tiêu thụ năng lượng (TDP) chỉ vào khoảng 145W thấp hơn nhiều so với mức 225W của GTX 770. Thiết kế chính thức của NVIDIA dành cho mẫu card này sử dụng 2 đầu nguồn 6 pin PCIe để hoạt động nhưng tôi vẫn chưa rõ là NVIDIA làm vậy vì lý do ép xung hay là lý do an toàn cho card.

      Cũng như GTX 980, NVIDIA định vị mục tiêu mà GTX 970 nhắm đến chính là những khách hàng đang sở hữu series GTX 600/500/400 và các series tương đương bên phía AMD. GTX 970 mạnh hơn GTX 770 nhưng đến mức phải khiến những người đang sở hữu GTX 770 cân nhắc nâng cấp. Trong khi đó, những người đang sở hữu GTX 670 hoặc cao hơn chút muốn nâng cấp lên card đồ họa có hiệu năng cao hơn 65% so với các card khác cùng phân khúc trong khi công suất tiêu thụ gần như vẫn giữ nguyên mức 140W của GTX 670.

      Hơn nữa, GTX 970 là mẫu card phác thảo (không có bản card tham khảo) vì thế các đối tác của NVIDIA đã tự sản xuất và trình làng các mẫu card GTX 970 của mình ngay từ lúc này rồi. Khá nhiều trong số này là các mẫu card tái chế hoặc điều chỉnh lại thiết kế một chút từ GTX 700/600 một phần là vì GPU GM204 được giữ nguyên mức băng tần bộ nhớ 256 bit và yêu cầu về nguồn cấp không cao.

      [​IMG]

      Với việc kết thúc dòng đời của series GTX 780 và GTX 770, GTX 970 sẽ cạnh tranh với GTX 760, GTX 980 bên phía chính chủ NVIDIA và bên phía AMD là R9 280X, R9 290 với giá thành lần lượt thấp và cao hơn GTX 970, R9 290X không phải là đối thủ của GTX 970 vì nó đã nằm ngoài mức giá cạnh tranh.

      2014-10-18_100235.jpg
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      2. Đóng gói sản phẩm và phụ kiện

      IMG_5830.jpg
      IMG_5831.jpg
      IMG_5833.jpg
      IMG_5835.jpg
      IMG_5782.jpg

      Phụ kiện của ASUS GTX 970 Strix OC rất nghèo nàn khi chỉ có sách hướng dẫn và dĩa driver.​
      Chỉnh sửa cuối: 18/10/14
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      3. Vài hình ảnh về card

      IMG_5839.jpg
      IMG_5840.jpg
      Phía trước vẫn là thiết kế quen thuộc của dòng Strix với lớp cover đặc biệt cùng 2 quạt 10cm mô phỏng mắt cú mèo khá đẹp mắt. Về bộ tản nhiệt thì GTX 970 Strix có thiết kế rất giống với GTX 780 Ti nhưng chỉ khác ở cơ chế quạt quay làm mát, mà cụ thể là khi nhiệt độ chưa chạm ngưỡng 67*C thì 2 quạt làm mát sẽ không bao giờ quay nhằm hạ độ ồn xuống tối đa 0dB. Đây là điểm thiết kế quan trọng nhất của các card đồ họa series Strix của ASUS. Ngoài ra mặt sau của nó được ASUS trang bị bộ backplate nhằm bảo vệ card không bị tổn hại vì những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan từ phía người dùng.

      IMG_5842.jpg
      Các cổng xuất hình được hỗ trợ trên GTX 970 Strix OC bao gồm:
      • 2 x DVI
      • 1 x HDMI 1.4
      • 1 x Display Port 1.2
      Số lượng cổng này cho phép GTX 970 Strix OC sẽ xuất được tới 4 màn hình trên 1 card khi dùng chế độ NVIDIA Surround trong đó có 3 màn hình chính và 1 màn hình phụ.

      IMG_5844.jpg
      Với 2 khe cắm SLI, GTX 970 Strix OC có thể chạy chế độ đa card tối đa là 4-way SLI nếu bo mạch chủ của bạn đủ khe PCIe và có hỗ trợ chế độ này.

      IMG_5847.jpg
      Để hoạt động, GTX 970 Strix OC chỉ cần 1 đầu nguồn 8 pin PCIe mà thôi không như bản phác thảo của NVIDIA phải dùng tới 2 đầu 6 pin.

      IMG_5848.jpg
      Ống đồng tản nhiệt mạ nikel chống rỉ rất to có đường kính 10mm cho phép nhiệt được truyền đi từ GPU đến các lá nhôm tản nhiệt một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các ống đồng có kích thước nhỏ hơn trong quá khứ.

      IMG_5864.jpg
      Về kích thước, GTX 970 Strix OC có chiều dài và rộng là 28cm x 14.5cm và độ dày của nó sẽ khiến bo mạch chủ của người dùng mất đi 2 khe PCI khi lắp ráp.
      Chỉnh sửa cuối: 18/10/14
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      4. Hệ thống thử nghiệm

      • Cấu hình giản lược
      specs_df_amt.png

      • Cấu hình chi tiết
      specs_detail.jpg
      Chân thành cám ơn ASUS, Kingston và Corsair đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.
      Chỉnh sửa cuối: 18/10/14
    5. umbrella_corp
      umbrella_corp
      5. Kết quả benchmark

      benchscore_amt.jpg
      avg_amt.jpg
      Có thể thấy rõ là ở độ phân giải Full HD, GTX 970 Strix OC thừa sức chơi tốt hầu hết các tựa game đỉnh cao thời nay kể cả sát thủ phần cứng của năm 2013 là Metro Last Light.
      Chỉnh sửa cuối: 18/10/14
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      6. Overclocking

      Dù đã bước lên nền tảng Maxwell thế hệ 2 nhưng GTX 970 vẫn được NVIDIA sử dụng lại cơ chế tự động ép xung khá cũ kỹ là GPU Boost 2.0 xuất hiện hồi đầu năm 2013. Qua đó dẫn đến việc ép xung chiếc card này cũng khó nhằn như các card đồ họa đời trước cũng dùng cơ chế này. Tuy nhiên do một phần thiết kế của nhân GPU Maxwell tiết kiệm điện và không tỏa nhiệt nhiều nên khả năng ép xung của GTX 970 Strix OC nói riêng cũng như các card GTX 970 khác nói chung là khá dễ dàng, nhất là xung nhịp GPU clock lên rất cao.

      Với mẫu GTX 970 Strix OC mà chúng tôi đang có trong tay thì mức xung nhịp ép ổn định trên mẫu này là khá ấn tượng:

      specs_oc.png

      Nếu lấy xung base clock làm gốc thì xung nhịp GPU và xung mem lần lượt tăng 18% và 8%. Dù xung nhịp bộ nhớ tăng không cao lắm nhưng với các trình benchmark hiện nay thì xung nhịp GPU cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng card đồ họa cao hơn nên tôi ưu tiên ép xung GPU. Với 18% chênh lệch, hiệu năng của GTX 970 Strix OC hứa hẹn sẽ ấn tượng hơn nhiều so với xung mặc định. Hãy chờ xem kết quả thế nào nhé!

      benchscore_oc_amt.jpg
      avg_oc_amt.jpg

      Ở các trình benchmark đồ họa như 3DMark, Heaven hay Valley thì điểm ép xung có sự vượt trội so với mặc định tuy nhiên nếu nhìn ở các benchmark chơi game thực tế thì rõ ràng khoảng cách chênh lệch giữa 2 chế độ là rất cao. Duy chỉ có game Batman Arkham City do sử dụng nền tảng Unreal Engine 3 chưa được tối ưu tốt như Batman Arkham Origin nên việc ép xung là vô nghĩa khi FPS trung bình chỉ tăng lên 2 khung. Tuy nhiên nếu nhìn qua game sát thủ phần cứng Metro Last Light thì việc ép xung lại tỏ ra hiệu quả hơn cả với 5 khung chênh lệch, một con số có thể nói là rất tốt trong bối cảnh game hiện nay càng lúc càng nặng.
      Chỉnh sửa cuối: 18/10/14
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      7. Nhiệt độ

      Điều kiện test
      Do forum không cho post quá nhiều ký tự nên nội dung file log nhiệt độ được tôi upload lên MediaFire, các bạn có thể down về tham khảo và đối chiếu.

      • Mặc định
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/ug830p5qx39li63/df(15).txt
      Min: 37*C, Max: 71*C

      • Ép xung
      Mã:
      http://www.mediafire.com/view/dk1gibpaktbaxsy/oc(15).txt
      Min: 42*C, Max: 58*C

      Theo kinh nghiệm của tôi thì nhiệt độ lý tưởng khi full load là < 79*C ở phòng bình thường và <75*C ở phòng máy lạnh. Như tôi có nói ở các post trước là Strix có cơ chế quạt rất độc đáo là khi nghỉ hay tải nhẹ là quạt không quay, và nếu để ý kỹ vài chục giây đầu khi test ở xung mặc định thì quạt của Strix không hề quay chứng tỏ ASUS đã không lừa người dùng, chỉ khi nào nhiệt độ chạm mốc 67*C thì lúc đó quạt mới quay. Nhưng khi quạt quay thì nó khá ồn ào do phải giảm nhiệt nhanh chóng cho card do đó nếu quá khắt khe về độ ồn thì tôi nghĩ bạn sẽ thất vọng với GTX 970 Strix, nhưng hãy nghĩ xa một chút, nếu quạt có ồn lên nhưng lúc đó bạn đang nghe âm thanh từ game phát ra loa thì liệu bạn có để ý được độ ồn khi quạt quay không? Tôi nghĩ đa phần là không.

      Còn khi vặn max quạt khi test ép xung thì phải nói đây là độ ồn có thể gần như làm đầu óc bạn ong óng khi ở gần với nó. Và chỉ khi nào ép xung khi tôi mới thực sự trải qua độ ồn kinh khủng đó. Tuy nhiên cũng phải nói là vấn đề nhiệt độ ở cả 2 chế độ là rất ấn tượng, dù ở xung mặc định trong vòng vài giây đầu quạt không quay, qua đó bộ tản DC2 của Strix có hiệu năng quá khủng. Tôi rất hài lòng về khả năng tản nhiệt của con này.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      8. Độ ồn

      Điều kiện test
      Lưu ý
      20141016_012827126_iOS.jpg
      20141016_012841264_iOS.jpg
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      9. Công suất tiêu thụ

      Điều kiện test
      Mặc định
      Ép xung

Chia sẻ trang này