[Review] ASUS Maximus VII Gene - Tiếng gọi từ động quỷ Devil's Canyon

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 18/6/14.

By umbrella_corp on 18/6/14 lúc 15:25
  1. umbrella_corp

    umbrella_corp AhhAhhhAhhhh Administrator

    Bài viết:
    3,170
    Nơi ở:
    Umbrella Corporation
    Lời nói đầu

    Trong thời điểm mà mọi thông tin về ngày ra mắt CPU ép xung nền tảng Haswell Refresh có tên mã Devil's Canyon của Intel trở nên loạn hơn và không thống nhất trên các tạp chí điện tử online thì trong tay tôi hiện tại đã có bo mạch chủ ASUS Maximus VII Gene từ ASUS đi kèm BIOS mới nhất của họ đã hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho CPU nền tảng này. Và cũng bật mí cho các bạn luôn là chúng tôi cũng đang có trong tay CPU Devil's Canyon là i7-4790K, thuộc hàng top trong họ Haswell Refresh. Tất nhiên tôi sẽ dùng CPU này để test chung với Maximus VII Gene để thẩm định bo mạch chủ này, tuy nhiên tôi sẽ không ép xung CPU này lên mức cao nhất và mọi thông tin về khả năng ép xung của con CPU này tôi sẽ có 1 article riêng, ráng đợi nhé!

    [​IMG]

    Là bo mạch chủ mà theo ASUS quảng bá là kế thừa tinh hoa từ khả năng ép xung của Extreme và các tính năng chơi game của Formula với kích cỡ mATX, Maximus VII Gene được hứa hẹn sẽ làm nức lòng nhóm đối tượng từ giới ép xung, game thủ hay đơn giản hơn là nhóm người dùng power user.

    Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy lướt qua xem các thông tin đặc tả chi tiết về Maximus VII Gene nhé!

    specs_web.png
     
    :

Bình luận

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi umbrella_corp, 18/6/14.

    1. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Đóng gói sản phẩm

      [​IMG]


      Phía trước hộp ASUS vẫn design theo phong cách đỏ đen truyền thống của ROG. Cũng ở góc độ này chúng tôi thấy ASUS cũng có chèn vào một số logo quảng cáo các công nghệ từ các hãng khác mà họ có hỗ trợ như Intel Core Family, Intel Chipset Z97, NVIDIA SLI, AMD CrossFire, Windows 8.1 và đặc biệt Ultra HD/4K - tính năng chưa từng thấy ở các đời Maximus trước. Bây giờ là thời đại của độ phân giải cao và chuyện Maximus VII Gene có hỗ trợ UHD/4K có lẽ cũng là chuyện thường tình ở huyện.

      [​IMG]

      Như thường lệ, phía sau ASUS có đưa ra thêm các công nghệ độc quyền cho Gene như
      • Công nghệ âm thanh SupremeFX Impact II
      • Phần mềm tối ưu mạng GameFirst III
      • Nút tạo phím macro KeyBot
      • Hệ thống VRM Extreme Engine Digi+
      Và một số thông tin về đặc tả chi tiết của Maximus VII Gene.

      [​IMG]

      Trở lại mặt trước, kéo miếng cover lên, chúng ta sẽ thấy ASUS tiếp tục quảng cáo chi tiết về hệ thống âm thanh cũng như mạng network. Ở phần hệ thống âm thanh, công nghệ SupremeFX Impact II có ba thành phần gồm
      • Sonic Studio: có khả năng giả lập âm thanh 5.1 cho hệ thống loa 2.1 cùng khả năng điều chỉnh các thành phần âm thanh khác như tần số, bitrate, EQ... phù hợp với nhu cầu sử dụng.
      • Sonic SoundStage: nút bấm trên bo mạch chủ chuyển đổi trực tiếp chế độ âm thanh cho các trải nghiệm khác nhau dành cho người dùng benchtable, chức năng này cũng có trong bộ phần mềm đi kèm của Gene khi người dùng lắp bo mạch chủ vào thùng.
      • Sonic SenseAmp: tối ưu hóa chất lượng amp cho chất lượng âm thanh tốt hơn khi sử dụng headset.
      [​IMG]

      Nhìn xuống dưới miếng cover thì ASUS tiếp tục trưng ra tiếp các công nghệ như:
      • KeyBot: với chức năng chính là tạo key macro cho bàn phím. Ngoài ra nó cũng có thể tạo các phím chức năng multimedia, phím tắt, tạo script login chỉ bằng 1 phím bấm và đặc biệt là 3 phím dành riêng F11 - tăng tốc CPU, F12 - tự động cấu hình bộ nhớ theo XMP, Del - vào BIOS trực tiếp từ Windows. Tương tự như SoundStage, KeyBot cũng có nút bấm ngay trên bo mạch chủ khác ở chỗ là nó có đèn LED báo hiệu trong khi SoundStage thì không.
      • Extreme Engine Digi+ gồm các thành phần linh kiện đạt chuẩn dùng cho hệ thống VRM cho phép người dùng có khả năng ép xung cao.
      • Protection: bao gồm miếng chắn IO Shield có miếng đệm tránh làm trầy backpanel, hệ thống DIMM RAM 1 chiều đảm bảo tính bền vững khi cắm RAM, 1 chip bảo vệ quá dòng cho RAM, chip ESD Guards bảo vệ chống sốc điện cho cổng PS/2, USB, cổng LAN và các cổng cắm âm thanh, khu vực backpanel được làm bằng thép chống rỉ, Maximus VII Gene sử dụng 100% tụ rắn đen tăng độ bền lên 20% và 5% tuổi thọ so với các tụ rắn khác.
      [​IMG]

      Maximus VII Gene nằm gọn trong hộp kiếng được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế.
    2. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Phụ kiện

      [​IMG]

      Dù là sản phẩm target đến giới game thủ và ép xung nhưng phần phụ kiện của Maximus VII Gene lại không nhiều lắm, chỉ có:
      • 6 cáp SATA III
      • 1 cầu SLI
      • 1 miếng chắn I/O
      • 1 card âm thanh rời SupremeFX Impact II
      • 3 cục header cho khu vực front panel
      • Sách hướng dẫn, dĩa driver, các miếng tag thành phần máy tính và miếng treo phòng ROG
      Có một sự thiếu không nhỏ ở đây. Cái mà tôi nói đến ở đây là card mở rộng mPCIe Combo, tôi không biết đây có phải là do hàng mẫu nên mới thiếu hay không, nhưng nếu bán ở ngoài thị trường mà ASUS không kèm cái này theo thì đây sẽ là điểm yếu rất lớn. Vì khi đó người dùng sẽ phải mua rời card này nếu muốn sử dụng những tính năng kết nối không dây như WiFi, Bluetooth cũng như kết nối ổ cứng mSATA hay M.2 2242.
    3. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Thiết kế bo mạch

      [​IMG]

      Nếu so sánh với các thiết kế Gene đời trước thì Maximus VII Gene cũng không có quá nhiều sự khác biệt khi nó đều dùng chung kích cỡ mATX và tông đỏ đen truyền thống của ROG. Tuy nhiên nếu để hơn chút thì chúng ta sẽ thấy có một số điểm khác, đầu tiên dễ đập vào mắt tôi nhất chính là chữ Gene nằm trên miếng heatsink của hệ thống MOSFET nằm dưới. Với thiết kế mới này thì ASUS đã coi như dẹp bỏ quá khứ của mình vì trước đó giờ họ chưa bao giờ làm vậy với dòng ROG. Rồi để ý thêm chút nữa ta sẽ thấy các ngàm đóng của khe PCIe 3.0 được ASUS sơn trùng màu với khe, đây cũng là chuyện chưa từng có trong tiền lệ của ASUS khi các ấn bản trước đó vẫn trung thành với ngàm màu trắng.

      [​IMG]

      Phía mặt sau của Gene ngay ở khu vực VRM chúng ta sẽ thấy ASUS có đặt vào đó 2 miếng gạc mà theo họ theo sẽ giúp các miếng heatsink nằm trên áp sát hơn với hệ thống MOSFET để giải nhiệt nhanh hơn. Nó các tác dụng giống như các miếng backplate thường thấy ở các tản nhiệt khí CPU cao cấp. Ngoài ra ở mặt sau có 1 con chip nhỏ nằm ở vị trí ở giữa 2 khe PCIe 3.0 mà tôi chưa rõ nó làm nhiệm vụ gì nhưng nó đang làm một nhiệm vụ ngoài luồng là cảnh báo người dùng phải rất cẩn thận khi lắp Gene vào thùng máy để tránh tối đa va chạm không cần thiết.

      [​IMG]
      [​IMG]

      Cận cảnh hệ thống VRM. Maximus VII Gene có hệ thống phase nguồn CPU là 8 và phase nguồn cho RAM là 2. Đây số lượng phase nguồn có thể nói là không nhiều mà cũng không ít nếu dùng để ép xung, với các sản phẩm chuyên về ép xung như MSI Z97 XPOWER AC thì số lượng phase của Gene chẳng thấm vào đâu khi XPOWER AC có đến tận 16 phase. Nhưng hãy nhớ rằng, Maximus VII Gene là bo mạch chủ kết hợp giữa 2 trường phái ép xung và game thủ do đó số lượng phase như vậy theo tôi là vừa đủ rồi.

      [​IMG]
      [​IMG]
      Cũng như nhiều bo mạch chủ cao cấp khác, Maximus VII Gene đã không còn các khe PCI truyền thống nữa mà thay vào đó là 2 khe PCIe 3.0 màu đỏ và khe PCIe 2.0 màu đen với băng thông lần lượt là x16/x8/x4. Nếu bạn sử dụng card mPCIe combo để gắn ổ SSD chuẩn mSATA hay M.2 2280 vào thì tự động cổng PCIe 2.0 x4 sẽ bị ngắt do các ổ SSD này dùng băng thông x4 của PCIe 2.0 để hoạt động. Để tránh trường hợp này xảy ra thì Maximus VII Gene cũng có cổng M.2 dành riêng đặt ở giữa 2 khe PCIe 3.0 màu đỏ để bạn có thể dùng SSD M.2 mà không ảnh hưởng đến cổng PCIe 2.0 x4.

      [​IMG]

      Ngoài 2 nút power và reset truyền thống, Maximus VII Gene còn có 2 nút màu đen bên cạnh lần lượt từ trái qua là KeyBot và SoundStage. Dù có tới 2 nút nhưng chỉ có một đèn báo LED cho KeyBot mà thôi. Điều này cũng hợp lý thôi vì với SoundStage thì cách báo hiệu dễ nhất là chất lượng âm thanh thay đổi khi chúng ta nghe bằng loa. Bên phải nút SoundStage, bỏ đi 2 chấu sensor, đó là đầu nối cho các thiết bị ROG trong trường hợp của Maximus VII Gene thì đây là đầu nối dành cho OC Panel từng xuất hiện trong bundle Maximus VI Extreme. Các ocer có thể mua rời OC Panel để theo dõi các thông số chi tiết về hệ thống để tiện cho việc ép xung.

      [​IMG]

      Ở phía trên bo mạch chủ gần khu vực khe RAM ta sẽ thấy có đèn LED báo lỗi và nút DRAM MemOK. Nút này sử dụng khi bạn cắm RAM mà hệ thống không boot được do lỗi tương thích do cấu hình RAM sai, bạn bấm nút này và hệ thống sẽ reboot lại và bạn có thể vào BIOS để chỉnh lại thông số RAM. Ngay dưới đèn LED báo lỗi là nút chuyển chế độ hoạt động của bo mạch chủ từ tiêu chuẩn standard sang ép xung nitơ lỏng LN2. Khi chuyển sang chế độ LN2, các thông số về điện thế cũng như các tùy chỉnh dành cho ép xung trong BIOS sẽ được mở khóa giúp ocer có khả năng ép xung cao khi dùng LN2.

      [​IMG]

      Có tất cả 5 jack cắm quạt bao gồm luôn cả quạt CPU và quạt phụ CPU. Một số lượng có thể nói là khá khiêm tốn đối với bo mạch chủ dành cho game thủ kiêm ép xung. Theo tôi sẽ là đẹp nhất nếu số lượng jack cắm là 7 vì khi đó ngoại trừ 2 quạt cho CPU thì ta sẽ có 5 quạt dành cho thùng máy ở các vị trí như phía sau (x1), nóc (x2), dưới đáy (x1), cạnh thùng (x1) và phía trước (x1). Đó là các vị trí chuẩn cho thùng máy dành cho game thủ phổ biến.

      [​IMG]

      Số lượng cổng cắm SATA III là 8 cổng trong đó có 2 cổng do chip ASMedia điều khiển và 6 cổng do chip Intel điều khiển. Ngoài ra Gene còn có 1 jack cắm đầu nối USB 3.0 front panel (thường có dây màu xanh).

      [​IMG]

      Khu vực cổng kết nối I/O theo thứ tự từ trái sang phải gồm 2 nút Clear BIOS và USB Flashback, cổng PS/2 và 2 cổng USB 2.0, cổng cáp quang và HDMI, 1 cổng mạng LAN và 2 cổng USB 3.0 dùng chip Intel, 2 cổng USB 2.0 (1 cổng dùng cho ROG Connect) và 2 cổng USB 3.0 dùng chip ASMedia. Ngoài ra ở phía trái của 2 nút Clear BIOS và USB Flashback là nơi đặt card mở rộng mPCIe combo mà ASUS không đính kèm trong Maximus VII Gene. Bên phải của 4 cổng USB cuối cùng là chỗ lắp card âm thanh rời SupremeFX 2014 với 3 jack cắm tự động phát hiện loại dây cắm vào.
    4. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Hệ thống test

      specs_details.png
      Chân thành cám ơn các đối tác Intel, ASUS, Kingston, Western Digital và Corsair đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.

      Đôi nét về CPU Intel "Devil's Canyon" i7-4790K

      Với việc Intel cho ra đời dòng vi xử lý Haswell Refresh hay có thể nói là Haswell Tái sinh với mật dành Devil's Canyon, họ ngầm khẳng định với khách hàng rằng vi xử lý mới sẽ hoàn toàn vượt trội so với người tiền nhiệm Haswell. Đặc biệt với riêng dòng K mở khóa ép xung (Core i7-4790K và Core i5-4690K) thì Intel hứa hẹn sẽ mang đến khả năng ép xung tốt hơn thế hệ cũ nhờ sự cải thiện về mặt thiết kế lớp tản nhiệt TIM trên vi xử lý.

      1.jpg

      Core i7-4790K được nâng cấp rất nhiều trong cách đóng gói và tính năng tản nhiệt so với thế hệ trước. Trong đó có rất nhiều tụ bên trong vi xử lý nhằm mang đến dòng điện ổn định cho CPU. Intel thêm thắt vào cái mà họ gọi là "bề mặt giao tiếp tản nhiệt polymer thế hệ kế tiếp" (Next Generatino Polymer Thermal Interface Material - NGPTIM) nhằm tăng tính hiệu quả khi áp dụng với các bộ tản nhiệt CPU.

      2.jpg

      Intel đã sửa được nhiều lỗi liên quan đến khả năng tản nhiệt của thế hệ Haswell cũ và với dòng K Haswell Refresh thì người dùng đã có thể an tâm hơn trong vấn đề ép xung khi mặt tiếp xúc tản nhiệt (TIM) được nâng cấp. Core i7-4790K sẽ là vi xử lý lõi tứ đầu bảng trong dòng chip Haswell Refresh và nó sẽ là vi xử lý đầu tiên có mức xung gốc 4 GHz.

      3.jpg

      Mức xung gốc 4 GHz đó sẽ chạy được trên cả 4 lõi. Ngoài ra Intel còn giới thiệu thêm chức năng Turbo Boost 2.0, siêu đa luồng Hyper threading, card đồ họa tích hợp HD Graphics 4600 với mức xung 1250 MHz, Intel Quick Sync dành cho chỉnh sứa phim v.v... Vi xử lý này sử dụng socket LGA 1150 và sẽ tương thích với tất cả các bo mạch chủ chipset Z97. Nó cũng có thể tương thích với thế hệ bo mạch chủ chipset cũ là H87/Z87 tuy nhiên phải thông qua thao tác cập nhật BIOS cho bo mạch chủ, do đó người dùng sẽ phải kiểm tra thường xuyên trang chủ của các NSX bo mạch chủ để xem họ có cập nhật BIOS cho bo mạch chủ này không. Vi xử lý Core i7-4790K sẽ được bán với giá $339 và Core i5-4690K là $242, cái giá cũng không đắt hơn các counterpart của chúng ở thế hệ Haswell (i7-4770K và i5-4670K) là mấy.

      Thiết lập hệ thống

      Do sử dụng benchtable cũng như dùng tản nhiệt water cooling nên phần lắp đặt mobo không có gì quá khó khăn. Khi vào được Windows tôi liền tay chụp các tab cần thiết của CPU-Z và GPU-Z để các bạn tiện theo dõi chi tiết hệ thống hơn.

      specs_df.png

      Và điều bất ngờ đã xảy ra, hãy chú ý kỹ phần điện CPU Core Voltage mà CPU-Z báo lại. Mức điện siêu khủng 1.76V, tuy nhiên khi tôi check lại bằng phần mềm của ASUS là AiSuite III thì nó chỉ có 1.16V mà thôi. Có lẽ CPU-Z đã báo sai do người viết phần mềm có sai sót trên model Maximus VII Gene chăng? Hoặc cũng có thể do bản thân bo mạch chủ có vấn đề? Tôi chưa rõ nhưng điều này sẽ bất lợi khá nhiều cho các ocer khi chơi ép xung đỉnh cao.
    5. umbrella_corp
    6. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Các phần mềm đi kèm (1)

      Trước khi vào các phần mềm hỗ trợ gắn mác ROG thì chúng ta hãy lướt qua chút về AiSuite III - phần mềm mà bo mạch chủ ASUS nào cũng có nhé. AiSuite III là phần mềm quản lý hệ thống của ASUS được thiết kế dựa trên 5 tiêu chí (5-way) gồm TPU - tự động ép xung, EPU - tự động tiết kiệm năng lượng, Fan Xpert III - tự động điều chỉnh tốc quạt và độ ồn, Digi+ Power Control - tùy chỉnh các thiết lập về phase nguồn và Turbo App - tự động tăng tốc phần mềm.

      AiSuite III

      Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ không trình bày cách dùng thực sự của 5-way Optimization vì đó là một quá trình tự động hóa rất đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Còn nếu không được thì bạn có thể tham khảo qua clip này.


      Để biết rõ cách AiSuite làm việc như thế nào thì tôi sẽ cho các bạn cái nhìn sơ lược về phần mềm này:

      1.jpg
      2.jpg

      Sau khi cài AiSuite 3 ta sẽ thấy ở góc dưới bên phải có 1 dashboard nhỏ mà khi lia chuột vào nó sẽ hiện ra shortcut của 3 chế độ hay dùng nhất trong AiSuite là EPU, FanXpert 3 và Digi+ Power Control. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này thì tôi sẽ đi step-by-step cách thiết lập AiSuite 3. Và các thao tác này đều áp dụng được cho các bo mạch chủ ASUS 9-series khác chỉ khác chút ở vài chức năng chỉ có ở bo mạch chủ dòng ROG.

      3.png

      Mở AiSuite 3 lên ta sẽ thấy có rất nhiều option ở đây. Tôi đã đánh dấu lại các chức năng bạn cần biết và sẽ giải thích ngay bây giờ đây:
      • 1 - 5-way Optimization: Đúng như tên gọi của nó, chế độ này tự động tối ưu hóa hệ thống máy tính của bạn theo từng nhu cầu cụ thể chỉ cần thông qua một cú click chuột. Tuy nhiên, là một power user, tôi sẽ không chọn cách này mà sẽ làm việc cụ thể với từng chế độ để tự tìm ra cách tối ưu hóa hệ thống cho bản thân.
      • 2 - Power Saving Formula: Tương tự với Power Option của Windows, chức năng này cho phép bạn tùy chọn mức tiêu thụ năng lượng của hệ thống. Và ở đây tôi chọn là High Performance để hệ thống có hiệu năng xử lý cao nhất.
      • 3 - TPU: Trong TPU, chúng ta sẽ được phép tùy chỉnh các thông số về điện thế CPU, RAM để tiện hơn trong khi ép xung thay vì phải ra ngoài BIOS chỉnh cho tốn thời gian.
      • 4 - FanXpert 3: Chúng ta sẽ cấu hình tốc độ quạt ở đây.
      • 5 - Digi+ Power Control: Trong phần này, chúng ta sẽ định nghĩa cách mà CPU cũng như RAM sử dụng điện thế cấp như thế nào để hoạt động. Nói cách khác, đây là nơi hỗ trợ ngầm (covertly) cho TPU.
      • 6 - Turbo App: Đây là tính năng làm nên cái tên 5-way Optimization. Công dụng chính của nó là tối ưu hóa chương trình đang thực thi.
      • 7 - EPU: Đối nghịch với TPU, EPU chú trọng hơn trong vấn đề tiết kiệm năng lượng và đây sẽ là nơi chúng ta tùy chỉnh cách sử dụng năng lượng của hệ thống một cách chi tiết hơn so với Power Saving Formula vốn chỉ là một số preset thiết lập sẵn.
      4.png

      Trong mục TPU\CPU Frequency:
      • 1 - Khu vực này cho phép bạn tùy chỉnh base clock, hệ số nhân CPU như trong hình trên tôi đã thiết lập chế độ mặc định trong BIOS và trong TPU đang thể hiện mức 4400 MHz với hệ số nhân 44 và base clock 100MHz. Điều này đúng với cơ chế Turbo Boost của CPU i7-4790K.
      • 2 - Group Tuning: nếu tick vào đây tất cả 4 nhân của CPU i7-4790K đều chạy ở mức xung 4.4GHz còn bỏ tick thì chỉ có Core 0 chạy 4.4GHz mà thôi.
      • 3 - Đây là nơi cho phép các ocer cũng như power user tùy chỉnh điện thế cấp cho CPU và RAM. Ở hình trên tôi chỉ chỉnh mức điện thế cho RAM là 1.65V để RAM có thể chạy được mức bus 2400 MHz cas 11-13-13 command rate 2 như XMP từ Kingston.
      5.png

      Chuyển qua tab CPU Strap, chỗ này cho phép chúng ta có thể kéo baseclock nhằm tăng xung CPU, lưu ý là baseclock càng tăng thì các thiết bị khác như card đồ họa hay card âm thanh rời gắn trên các khe mở rộng PCIe sẽ hoạt động không ổn định. Do đó lời khuyên của tôi là bạn chỉ nên kéo baseclock khi CPU của bạn không phải dòng K. Vì dòng K là dòng mở khóa hệ số nhân cho CPU nên thay vì kéo baseclock thì bạn kéo hệ số nhân CPU để ép xung thì hay hơn.

      6.png

      Chuyển qua tab Graphics Card, cái này phải nói là điểm rất hay của TPU khi nó cho phép chúng ta có thể làm các công việc của một tay ép xung card đồ họa mà không cần dùng các phần mềm chuyên dụng như MSI Afterburner hay GPU Tweak của chính ASUS:
      • 1 - Cho phép bạn tùy chỉnh xung core GPU, xung bộ nhớ, điện thế cấp cho GPU và mức năng lượng cần đạt GPU Power Target.
      • 2 - Các chế độ chạy quạt làm mát cho card đồ họa gồm Auto, Smart Mode và RPM Mode. Auto Mode là chế độ tự động tăng giảm tốc quạt tùy theo nhiệt độ, Smart Mode cho phép bạn tự do thiết lập mức nhiệt độ và tốc độ quạt tương ứng, RPM Mode thì cho phép bạn tùy chỉnh tốc quạt dựa theo mức nhiệt độ.
      • 3 - Nếu như bạn không hài lòng về cách chỉnh của mình hay đang lăn tăn không biết mình chỉnh vầy hợp lý hay không thì có thể dùng Fan Tuning để AiSuite tự nó cấu hình quạt sao cho tối ưu nhất.
      7.png
      8.png

      Và như thế Fan Tuning đã set xong cấu hình quạt làm mát cho card đồ họa, theo đó, khi chưa load quạt sẽ chạy ở mức 1053 rpm và sẽ từ từ tăng khi mức độ tải chạm vào các mức % như trên hình.

      9.png
      10.png

      Như đã nói lúc nãy, tốc độ quạt làm mát card đồ họa sẽ chạy ở trong 3 chế độ Auto, Smart Mode và RPM Mode và tôi đã chụp lại giao diện tùy chỉnh của 2 mode này cho các bạn tham khảo.

      • 1 - Điều chỉnh % tốc độ quạt quay
      • 2 - Điều chỉnh mức nhiệt độ tương ứng với % tốc vòng quay
      11.png

      Chuyển qua FanXpert 3, ta sẽ thấy một mớ option hỗn độn trong đây, tuy nhiên chỉ cần theo dõi kỹ những gì tôi đề cập thì FanXpert 3 chẳng phải chức năng khó nhằn gì với các bạn cả.

      • 1 - Khu vực này cho phép bạn xác định vị trí các quạt thùng cũng như quạt CPU được cắm trên bo mạch chủ để dễ dàng quản lý tốc độ hơn. Do sử dụng benchtable nên tôi chỉ có quạt CPU được chương trình nhận diện sẵn, nếu lắp trong thùng máy, bạn sẽ phải tự xác định vị trí quạt quay.
      • 2, 3, 4, 5 - Các preset tốc độ sẵn cho hệ thống gồm yên lặng (Silent), tiêu chuẩn (Standard), tăng tốc (Turbo) và tốc tối đa (Full Speed)
      • 6 - Cũng như phần Fan Tuning như card đồ họa, 2 chức năng này gần như nhau về giao diện cũng như cách thức hoạt động.
      Sau khi nhấn Fan Tuning, cứ để yên đấy cho chương trình tự điều chỉnh:

      12.png
      13.png

      Và như thế là xong. Còn sau đây, tôi sẽ cho các bạn thấy sự khác biệt giữa từng chế độ Silent cho đến Full Speed nhé!

      14.png
      15.png
      16.png
      17.png

      Hãy để ý kỹ tốc độ quạt nhé, từ Silent cho đến Full Speed là một sự khác biệt không hề nhẹ chút nào.

      18.png

      Chuyển qua tiếp chức năng Digi+ Power Control, như tôi đã nói lúc nãy đây là chức năng bổ trợ cho TPU, là chỗ để định nghĩa cách mà CPU cũng như RAM sử dụng điện thế cấp như thế nào để hoạt động.

      1 - CPU Power Phase Control - Phase nguồn CPU sẽ được điều khiển theo phương thức nào? Nếu chọn Manual Adjustment thì bạn có thể điều chỉnh từ bình thường đến cực nhanh nhạy.
      2 - Tần số chuyển đổi hệ thống VRM của CPU (CPU VRM Switching Frequency) - có 2 chế độ để chọn là Auto và Fixed, nếu chọn Fixed thì hãy kéo slider để chọn tần số thích hợp, và Spread Spectrum để Off/On tùy vào nhu cầu của bạn.
      3 - Cách thức năng lượng tiếp cho CPU (CPU Power Duty Control) - có 2 tùy chọn là T.Probe và Extreme trong đó T.Probe thường được chọn khi hệ thống không ép xung nặng nề như LN2 và Extreme dành cho trường hợp đó.

      Ngoài ra ở cột giữa của giao diện chương trình, ngay phía trên khu vực số 2, có 3 thanh slider CPU Power Thermal Control, CPU Currenr Capapilty và CPU Load Line Calibration. Hãy chú ý đến CPU Load Line Calibration vì option này sẽ quyết định mức điện vào được Windows của CPU sẽ ổn định hay không ổn định. Và cũng chú ý tới cột thứ 3 phía bên tay phải có giải thích rõ vai trò của CPU Load Line Calibration, cái này càng level cao hiệu năng xử lý CPU cao đồng thời khả năng tiết kiệm điện năng giảm và ngược lại.

      19.png

      Qua tab con thứ 2, ta sẽ có sự lựa chọn ON/OFF cho mục Active Frequency Mode, nếu chọn ON ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và ngược lại.

      20.png

      Chuyển tiếp sang chế độ Turbo App, ở phần này tôi phải để Power Saving Formula về Auto thì mới dùng được Turbo App.

      21.png

      Đây là giao diện chính của Turbo App. Chương trình này lúc mới vào nó sẽ quét hệ thống xem có những ứng dụng nào lớn đang chạy. Và để mồi cho chương trình, tôi mở game GRID 2 và mở chế độ cửa sổ cho game này để Turbo App nhận diện.
      • 1 - Khung nhận diện chương trình đang thực thi
      • 2 - Nhấn vào nút mũi tên ở khung trên để chuyển GRID2 vào khung Turbo App list
      • 3 - Hiệu năng hệ thống sẽ đáp ứng để chạy game này, các bạn sẽ dùng slider để đẩy mức độ % hiệu năng lên xuống tùy nhu cầu tối đa là 80% (20% còn lại dành cho các chương trình hệ thống của Windows và nhiều chương trình chạy ngầm khác)
      • 4 - Chế độ âm thanh, Turbo App nhận diện GRID 2 là ứng dụng game do đó nó tự động chuyển Audio sang Game. Nếu không thích bạn có thể chọn chế độ khác cũng được.
      • 5 - Ưu tiên về lưu lượng mạng LAN, do tôi dùng kết nối WiFi và không dùng dây cáp nên phần này được Turbo App bôi xám và không điều chỉnh được.

      22.png

      Tới chế độ cuối cùng 5-way Optimization, EPU, đây có thể nói là mục Power Saving Formula (tương tự Power Option của Windows) mở rộng. Nó cho phép bạn có những tùy chỉnh chi tiết cho các chế độ sử dụng năng lượng.

      Đầu tiên với chế độ Auto:
      1 - Voltage Decrement: Hạ điện thế theo 2 chế độ Auto hoặc User
      2 - Away Mode: hệ thống tự động làm gì khi người dùng không thao tác máy gồm Monitor OFF (tự tắt màn hình sau bao lâu) và hệ thống tự động Sleep sau bao nhiêu lâu.
      3 - Các profile quạt cho chế độ này: mặc định ASUS chọn Standard

      23.png

      Tab Perfomance, tất cả các tùy chỉnh tiết kiệm điện năng gần như không có ngoại trừ thời gian tắt màn hình và Sleep.

      24.png

      Qua tab chủ bài của EPU, Power Saving, chúng ta sẽ lại gặp 3 option cũ đã được đề cập ở chế độ Auto nên tôi sẽ không giải thích lại và tùy chỉnh mới là Configured Max CPU Power cho phép người dùng có thể giảm lượng điện tiêu thụ cho CPU tính bằng đơn vị Wat.

      25.png

      Qua tab Away Mode, tab này rất hữu dụng cho người dùng hay đi ra ngoài thường xuyên hay trong môi trường cần sự tĩnh lặng khi mode này có thêm tùy chọn Mute dành cho hệ thống khi Sleep sẽ không gây ra tiếng ồn.

      26.png

      Tab Global Settings gồm 2 tùy chỉnh:
      • Nếu bạn để ý ở các tab trước, phần Configured Max CPU bị xám và không chỉnh được, thì vì nó đang bị OFF ở đây, chỉ cần ON và quay lại các tab trước thì sẽ điều chỉnh được như bình thường
      • SATAPower - Tùy chỉnh này cho phép bạn ngắt nguồn cho 2 cổng giao tiếp SATA 6G_E12 dùng chip ASMedia để tiết kiệm điện năng.
    7. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Các phần mềm đi kèm (2)

      Kết thúc 5-way Optimization, chúng ta sẽ chuyển qua các tab khác của AiSuite.

      27_1.png
      27_2.png

      Để mở ra các tab khác của AiSuite, bạn phải bấm vào biểu tượng ở góc trên bên phải giao diện AiSuite để hiện ra bảng lựa chọn. Bảng này gồm các tab sau:
      • Ai Charger+
      28.png

      Cho phép các thiết bị di động được sạc nhanh hơn gấp 3 lần bao gồm các thiết bị của ASUS, Apple... thông qua các lỗ USB 2.0 và 3.0.

      • EZ Update
      29.png

      Cho phép người dùng tải về BIOS mới nhất để cập nhật BIOS cho bo mạch chủ.
        • 1 - Nhấn vào Check Now! để bo mạch chủ tự động tải về BIOS mới nhất từ trang chủ sau đó tiến hành cập nhật ngay trên Windows.
        • 2 - Tài về BIOS mới nhất và nhấn vào nút "..." để lưu BIOS vào USB và update thông qua chức năng EZ Flash trong khi restart máy vào BIOS.
      • USB BIOS Flashback
      30.png

      Đây là tính năng cho phép tạo một USB có chức năng Flash BIOS không cần bật máy tính (hay còn gọi là Flash mù).
        • 1 - Thiết lập thời gian mỗi lần hệ thống tự vào trang chủ tải về BIOS mới nhất
        • 2 - Không thiết lập, nhấn Check for New BIOS Update nếu bạn cần tải BIOS gấp
      Trong lúc này, nhớ cắm USB vào lỗ USB 2.0 và nhấn Apply để chương trình tự dò USB và tạo USB Flash mù. Sau đó tắt máy, nhưng vẫn cắm nguồn PSU, cắm USB Flash mù vào và nhấn nút USB Flashback ở khu vực I/O và giữ trong vòng vài giây. Khi thấy đèn LED BIOS bo mạch chủ đang nhấp nháy thì thả nút ra. Chờ cho tới khi bo mạch chủ hết nháy đèn, tắt nguồn và giữ nút Clear BIOS ở khu vực I/O để trả các thiết lập về trạng thái gốc. Sau đó bật máy lên và vào BIOS kiểm tra.

      • Push Notice
      31.png

      Chức năng này rất hữu dụng trong các trường hợp quản lý người dùng khi nó sẽ đưa ra các thông báo như:
      • PC Mode Alerts: Thiết lập thời gian khởi động lại máy (Restart), tắt máy (Shut down) và máy ngủ (Sleep) và thời gian bật các thông báo hiển thị tương ứng.
      • PC Status Alerts: Thiết lập cảnh báo khi hệ thống có vấn đề về nhiệt độ (Temperature), điện thế (Voltage) và quạt (Fan).
      32.png

      • System Information: Đưa ra các thông số hệ thống.
      33.png
      34.png
      35.png

      • USB Charger+
      36.png

      Cũng tương tự như Ai Charger+ nhưng USB Charger+ tối ưu hóa và ổn định luồng điện cấp thông qua một cổng USB dành riểng cho việc sạc các thiết bị di động. Ở bo mạch chủ Maximus VII Gene thì lỗ USB này là USB 3.0 dùng chip ASMedia.
        • 1 - Nhấn refresh khi cắm thiết bị di động vào lỗ USB 3.0 ASMedia để chương trình nhận diện thiết bị
        • 2 - Tùy chọn các thiết bị thuộc hãng sản xuất nào để mở tính năng sạc khi hệ thống ngủ, ngủ đông hay tắt máy. Ở đây tôi chọn Apple do đang sạc máy nghe nhạc iPod 4G.
      • Version: Hiển thị các phiên bản của các ứng dụng con trong AiSuite 3
      37.png

      • USB 3.0 Boost
      usb3_boost.png

      Như tên gọi của nó, tính năng dùng để tăng tốc truyền tải của các thiết bị lưu trữ thông qua lỗ USB 3.0. Ở đây tôi đang bật tính năng USB 3.0 Boost trên USB Corsair Voyager GT 3.0 16GB và tôi sẽ test tốc độ của nó trong phần benchmark.

      Các phần mềm đi kèm (3)

      Như vậy ta đã đi qua xong các chức năng chính của AiSuite 3. Giờ hãy tiếp tục đến với các phần mềm hỗ trợ mà chỉ xuất hiện trên các bo mạch chủ dòng ROG.

      • GameFirst III: Phần mềm tối ưu hóa mạng Internet dành cho game thủ

      1.png

      Khi mở ứng dụng lần đầu, nó sẽ đề nghị người dùng test tốc độ download và upload của đường truyền Internet đang sử dụng.

      2.png
      3.png

      Và sau khi nhấn nút Test, ứng dụng sẽ mở chương trình SpeedTest tích hợp trong bộ phần mềm lên và tiến hành test.

      4.png

      Sau khi test xong, click Next để tiếp tục.

      5.png

      Tiếp theo ứng dụng sẽ hỏi chế độ tối ưu như thế nào áp dụng cho đường truyền Internet (mặc định chọn Optimization) và Finish.

      6.png

      Đây là giao diện chính của chương trình, như chúng ta thấy ở trên, GameFirst III sẽ tự động nhận diện các ứng dụng đang chạy và chúng ta có thể tăng giảm băng thông cung cấp cho từng ứng dụng bằng cách kéo các thanh slider kế bên ứng dụng.

      7.png

      Qua tab Network Monitor, ở tab con Top 5 applications chúng ta sẽ thấy 5 ứng dụng sử dụng băng thông Internet nhiều nhất (trong trường hợp này là IDM đứng đầu).

      8.png

      Qua tab con thứ hai Application usage sẽ cho chúng ta thấy lưu lượng sử dụng băng thông của từng ứng dụng đang chạy. Do tôi đang chọn AiSuite 3 và phần mềm này tôi chưa chạy phần cập nhật do đó lưu lượng sử dụng Internet của nó là không có.

      9.png

      Tab con cuối cùng là Total usage, ở đây người dùng có thể xem được tổng lưu lượng băng thông Internet sử dụng cho việc download và upload như thế nào.

      10.png

      Ở tab Bandwidth Test, nếu người dùng bỏ qua bước thiết lập đầu tiên khi mở GameFirst thì có thể vào đây để tiến hành test lại băng thông.

      11.png

      Tab cuối Network Information cho chúng ta thấy một số thông tin về các card mạng đang sử dụng.

      • KeyBot: phần mềm tạo phím Macro và các phím tắt cho game thủ

      1.png

      Khi mở ứng dụng lên, KeyBot sẽ cho phép chúng ta tạo được số lượng phím Macro từ F1 tới F10, tuy nhiên khi tạo phím macro rồi thì không thể sử dụng phím đó để gán phím tắt lên. Ví dụ như tôi đang set phím Macro F1 là chuỗi combo 5 nút ASDFG thì không thể dùng F1 để gán phím tắt mở ứng dụng máy tính lên được. Nói một cách khác, các phím F1 phải là độc nhất chỉ với một tính năng. Ở phần tạo Macro thì KeyBot chỉ hỗ trợ tối đa 5 phím, một số lượng không tồi khi đây chỉ là phần mềm hỗ trợ chơi game cho tất cả các loại bàn phím chứ không chỉ riêng cho bàn phím game thủ.

      2.png

      Người dùng cũng có thể tạo nút tắt để điền thông tin login, như ở đây tôi tạo chuỗi login với user name là ASUS và password 123456 gán cho phím F2.

      3.png

      Nếu bàn phím của bạn không có sẵn các nút multimedia thì KeyBot cũng hỗ trợ luôn phần này. Như tôi ví dụ ở đây là dùng phím F3 để mở máy tính lên.

      4.png

      Và đây là tính năng tôi hay dùng nhất đây. Tạo phím tắt mở chương trình, và tôi cũng ví dụ luôn đây tôi đang sử dụng phím F4 để mở ứng dụng tạo ổ dĩa ảo Daemon Tool Lite.

      • SupremeFX: là tổng hợp các tùy chỉnh về chất lượng âm thanh dành cho game thủ

      1.png

      Khi mở ứng dụng quản lý âm thanh Realtek Audio Manager lên thì ta sẽ thấy giao diện của nó không phải là giao diện thường thấy của Realtek mà là của ROG với tông đỏ đen không thể nhầm lẫn. Ở tab Speaker Configuration, SupremeFX cho phép chúng ta tùy chỉnh hệ thống loa gì đang kết nối vào bo mạch chủ, ở ví dụ này thì tôi chọn là Stereo.

      2.png

      Sang tab thứ hai là Sonic SoundStage thì tôi không thể tùy chỉnh được do nó đòi hỏi phải kết nối tai nghe headset vào thì mới dùng được.

      3.png

      Qua tab Sonic Studio, nó cho phép chúng ta có thể tùy chỉnh gần như mọi thứ về âm thanh phát ra loa mà nếu bạn là dân sành âm thanh thì có lẽ phần này tôi sẽ không giải thích nhiều làm gì.

      4.png

      Tab Room Correction chỉ cho phép bạn vọc khi hệ thống loa của bạn là 5.1 hoặc 7.1.

      5.png

      Và tab DTS Connect cũng không thể chỉnh được vì lý do tương tự như Room Correction.

      6.png

      Tab cuối cùng Default Format là tab mà bất cứ dân nghe nhạc từ nghiệp dư cho đến chuyên nghiệp cũng đều ít nhiều phải điều chỉnh. Đây là phần tùy chỉnh chất lượng âm thanh đầu ra do đó tôi sẽ đẩy lên mức cao nhất có thể là 24Bits/192KHz.

      • Sonic Radar II - Ứng dụng tạo radar âm thanh trên màn hình để nhận biết vị trí kẻ địch cho game thủ


      Ở tab đầu. chúng ta sẽ tùy chỉnh cách thức radar âm thanh hiển thị như thế nào trong game. Và chúng ta chỉ cần chú ý 2 mục là Radar và Signal.
        • Radar có 2 mục cần chỉnh là độ hiển thị (Transparency) và độ lớn của radar (Size) xuất hình trên màn hình.
        • Signal cũng có 2 mục cần chỉnh là độ hiển thị (Transparency) và độ tồn đọng của âm thanh (Remanency) trên radar.
      2.png


      Tab thứ hai cho phép người dùng tự thiết lập các phím tắt để tắt mở Sonic Radar, chuyển đổi các loại Gaming EQ và tắt mở Gaming EQ.

      3.png





      Tab cuối cùng chúng ta sẽ được quyền cho phép các gaming EQ nào được mở trong Sonic Radar.
    8. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Kết quả test hiệu năng CPU

      SuperPi

      superpi32.png

      wPrime

      wprime.png

      AIDA64

      aida64_cpu_queen.png
      aida64_cpu_photoworxx.png
      aida64_mem_read.png
      aida64_mem_write.png
      aida64_mem_copy.png
      aida64_mem_latency.png

      CineBench

      [​IMG]
    9. umbrella_corp
      umbrella_corp
      Kết quả test hiệu năng đồ họa 3D

      3DMark và PCMark 8

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]

      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]
      [​IMG]


      GRID 2

      [​IMG]


      Metro Last Light

      [​IMG]


      Tomb Raider

      [​IMG]

Chia sẻ trang này