ASUS MAXIMUS VI EXTREME: Đáp ứng mọi nhu cầu của các Overclocker.

Thảo luận trong 'Reviews Zone' bắt đầu bởi tiennham, 17/8/13.

  1. tiennham

    tiennham Moderator Thành viên BQT Overclocker

    Bài viết:
    434
    ASUS MAXIMUS VI EXTREME.
    I/ Giới thiệu về ASUS MAXIMUS VI EXTREME:
    1/ Giới thiệu sơ lược về sản phẩm:
    Với 2 gam màu chủ đạo là đen vả đỏ, ASUS MAXIMUS VI là 1 sản phẩm thuộc dòng ROG mà ASUS muốn gửi đến các Overclocker. Với những tính năng và công nghệ mới mà ASUS đã đưa vào trong sản phẩm, nó sẽ hổ trợ và giúp cho các Overclocker có thể thao tác dễ dàng hơn và đạt kết quả cao hơn so với các sản phẩm khác. Sau đây là hình ảnh về sản phẩm:​

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    2/ Những tính năng và công nghệ trên sản phẩm:
    Ngoài những tính năng và công nghệ được trang bị trên dòng ROG như: SONIC RADAR, Supreme FX, mPCIe Combo II, RAMDISK, Extreme Engine Digi + III, Wfi 802.11ac, Bluetooth 4.0... ASUS MAXIMUS VI Extreme còn có tính năng OC Panel và công nghệ 4-waySLI/CrossFireX.​
    2.1/ OC Panel (bộ điều chỉnh OC):

    [​IMG]


    [​IMG]


    Là 1 thiết bị nhỏ gọn có thể cầm tay hoặc gắn vào case của PC, dùng để theo dõi và điều chỉnh các thông số của hệ thống khi ép xung. Nó hoạt động ở 2 chế độ: Normal Mode và Extreme Mode.​
    Normal Mode: Nó giúp cho người dùng theo dõi và điều chỉnh các thông số để ép xung hệ thống ở 1 mức nhất định nào đó khi đang chơi game hay đang sử dụng 1 chương trình hoặc ứng dụng nào đó mà không cần vào BIOS để điều chỉnh.​

    [​IMG]


    Extreme Mode: Nó người dùng có thể điều chỉnh các thông số ép xung ở mức cao hơn bằng 1 giao diện điều khiển bên ngoài chỉ với 1 màn hình 2.6 inch mà không cần vào BIOS. Bộ điều chỉnh OC gồm Subzero Sense, VGA SMB, VGA Hotwire, four 4-pin fan headers (gắn thêm 4 fans cho hệ thống ), Slow Mode, Pause Switch (tạm dửng ép xung khi có việc bận).​

    [​IMG]


    Ngoài ra còn có chức năng Subzero Sense và VGA Hotwire được tích hợp trong PC Panel giúp các Overclocker có thể đo được nhiệt độ của LN2 (thông thường thiết bị mua rời khá đắt tiền tầm 100$).​

    [​IMG]

    2.2/ 4-waySLI/CrossFireX:

    [​IMG]


    Với thiết kế độc đáo, ROG hỗ trợ 4-way SLI ™ / CrossFireX ™ và cho phép bạn điều chỉnh bất cứ khe cắm card đồ họa nào mà bạn muốn với độ trễ bằng 0.​

    Bảng mô tả điều phối băng thông PCI-E x16 của 4waySLI/Crossfire​

    [​IMG]
     
    :
    osiric thích bài này.
  2. tiennham

    tiennham Moderator Thành viên BQT Overclocker

    Bài viết:
    434
    II/ Các kết quả Benchmark:
    Sau đầy là kết quả Benchmark mà mình đã test được trên CPU i7 4770K ở mức Default 3.9GHz và sử dụng card VGA NVIDIA GTX 670 cho các game: Metro Last Light, Crysis 2, Resident Evil 6. Những Benchmark khác mỉnh đều sử dụng card VGA Onboard.​

    done 1.jpg

    Cấu hình của hệ thống:​

    specs_asus_m6e.jpg
    Chân thành cảm ơn ASUS, Corsair, Intel, Kingston đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài đánh giá này.​

    1/ 3D Mark 11:

    [​IMG]




    Dựa vào kết quả bên dưới ta thấy điểm số của i7 4770K tăng nhiều so với i7 3770K. Cụ thể: Combined Score của i7 4770K tăng gần gấp đôi so với i7 3770K; Physics Score của i7 4770K tăng khoảng 7% so với i7 3770K,...​


    2/ 3D Mark 2013:

    [​IMG]



    Ở chương trình Benchmark này, kết quả thu được của i7 4770K đều tăng rất nhiều so với i7 3770K. Ví dụ: Ice Storm Extreme của i7 4770K tăng trên 10000 điểm so với i7 3770K; Fire Strike Physics của i7 4770K tăng hơn 1000 điểm so với i7 3770K...​


    3/ 3D Mark Vantage:

    [​IMG]




    Kết quả cũng không có gì khác với 2 lần Benchmark trước, điểm số của i7 4770K đều tăng nhiều so với i7 3770K. Ví dụ: 3D Mark Score của i7 4770K tăng hơn 2000 điểm(khoảng 33%) so với i7 3770K, GPU Score của i7 4770K tăng gần 2000 điểm(khoảng 35%) so với i7 3770K,...​


    4/ AIDA 64:

    [​IMG]



    Điểm số bên dưới cho thấy, tốc độ làm việc của các thành phần trong hệ thống tăng khá nhiều. Chẳng hạn: Memory Copy của i7 4770K tăng khoảng 9% so vơi i7 3770K, CPU AES của i7 4770K tăng khoảng 13% so với i7 3770K....​


    Thông qua điểm số bên dưới ta thấy kết quả của các thành phần còn lại có tăng nhưng không nhiều Ví dụ: CPU Queen của i7 4770K tăng khoảng 600 điểm(gần 2%) so với i7 3770K và FPU Mandel của i7 4770K tăng khoảng 200 điểm (gần 2%) so với i7 3770K,....​


    5/ WPrime và Hexus Pifast:

    [​IMG]



    Kết quả thu được sau khi test cho thấy có sự khác biêt. Đối với WPrime, thời gian của i7 4770K chậm hơn khá nhiều(khoảng 12s) so với i7 3770K ; còn thời gian xử lý công việc của Hexus Pifast của i7 4770K nhanh hơn khoảng 2s so với i7 3770K.​


    6/ Cinebench 10, Resident Evil 6, Winrar:

    [​IMG]




    Dựa vào biểu đồ bên dưới cho thấy điểm số có sự khác biêt. Ví dụ: điểm số của Winrar của i7 4770K thấp hơn nhiều (gấp 3 lần) so với i7 3770K, còn điểm số của Cinebench 10 của i7 4770K tăng 14% so với i7 3770K. Do Resident Evil 6 vừa sử dụng CPU vừa sử dụng GPU nên ta thấy điểm số của i7 4770K và i7 3770K chênh lệch nhau đôi chút: i7 3770K hơn khoảng 24 điểm so với i7 4770K.​


    7/ x264, Crysis2, Metro Last Light, Cinebench 11.5:

    [​IMG]



    Biểu đồ bên dưới cho thấy điểm số đều có tăng nhưng không nhiều. Ví dụ: Cinebench 11.5 của i7 4770K tăng khoảng 9% so với i7 3770K; vì Crysis 2 và Metro Last Night là những game sử dụng card đồ họa mà cả 2 đều sử dụng chung 1 card đồ họa NVIDIA GTX 670 nên điểm của cả 2 ở lần Benchmark này tương tự nhau...​


    8/ RMAA (RightMark Audio Analyzer):
    Thông qua phần mềm RMAA dùng để test card âm thanh onboard của sản phẩm này, ta thấy hiệu năng của card âm thanh của sản phẩm này rất tốt. Mời các bạn tham khảo bản kết quả bên dưới​
    [​IMG]

    9/ Network:
    Do dòng ROG đều sử dụng chung 1 card mạng nên kết quả sau khi test được ở sản phẩm này cũng không khác gì nhiều so với các sản phẩm khác thuộc dòng ROG, vẫn ở tốc độ trên 70MB/s.​

    [​IMG]
     
  3. tiennham

    tiennham Moderator Thành viên BQT Overclocker

    Bài viết:
    434
    III/ Hiệu năng sau khi ép xung hệ thống:
    Lần Benchmark này mình sẽ OC hệ thống từ mức 3.9GHz lên 4.4GHz, sử dụng hoàn toàn card VGA onboard và ép xung card từ mức 1250MHz lên 1650Mhz. Mời các bạn hãy xem kết quả bên dưới.​

    done 2.jpg

    1/ 3D Mark 11:
    Sau khi OC hệ thống, ta thấy điểm tăng ở mức tương đối. Ví dụ: Physics Score của i7 4770K OC tăng khoảng 700 điểm so với i7 4770K; Graphics Score của i7 4770K OC tăng khoảng 350 điểm so với i7 4770K...​

    2/ 3D Mark 2013:
    Kết quả Benchmark bên dưới cho thấy, điểm số của i7 4770K OC tăng đáng kể. Chẳng hạn: Ice Strom Extreme của i7 4770K OC tăng 16% so với i7 4770K; Fire Strike Physics của i7 4770K OC tăng khoảng 12% so với i7 4770K...​
    3/ 3D Mark Vantage:
    Nhìn vào biểu đồ bên dưới, ta thấy kết quả tăng rất nhiều. Cụ thể: CPU Score của i7 4770K OC tăng khoảng 14% so với i7 4770K; GPU Score của i7 4770K OC tăng 36% so với i7 4770K...​

    4/ AIDA 64:
    Kết quả sau khi OC ta thấy tốc độ của các thành phần được cải thiện khá nhiều. Ví dụ: Memory Write và CPU Hash của i7 4770K OC đều tăng 12% so với i7 4770K...​

    Điểm số của các thành phần còn lại cũng tăng rất nhiều. Chẳng hạn: CPU Queen và FPU Julia của i7 477K OC tăng khoảng 12% so với i7 4770K...​

    5/ WPrime và Hexus Pifast:
    Hiệu năng đối với WPrime sau khi OC tăng rất đáng kể: thời gian của i7 4770K OC tiết kiệm khoảng 24s so với i7 4770K. Còn thời gian xử lý của Hexus Pifast của i7 4770K OC tiết kiệm được khoảng 2s so với i7 4770K.​

    6/ Cinebench 10, Resident Evil 6, Winrar:
    Đối với Cinebench 10 và Winrar, điểm số tăng cụ thể như sau: Cinebench 10 của i7 4770K OC tăng khoảng 11% so với i7 4770K và Winrar của i7 4770K OC tăng khoảng 5% so với i7 4770K. Còn Resident Evil 6 của i7 4770K OC tăng khoảng 1% so với i7 4770K.​

    7/ x264, Metro Last Light, Crysis 2, Cinebench 11.5:
    Biểu đồ bên dưới cho thấy, điểm số của i7 4770K OC có tăng nhưng không nhiều. Ví dụ: x264 Run Pass 1 và Run Pass 2 đều tăng khoảng 15% so với i7 4770K; Cinebench 11.5 của i7 4770K OC tăng khoảng 12% so với i7 4770K. Còn điểm số của Metro Last Light và Crysis 2 có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể.​

     
  4. tiennham

    tiennham Moderator Thành viên BQT Overclocker

    Bài viết:
    434
    IV/ Ưu và nhược điểm của sản phẩm
    1/ Ưu điểm:
    • Có nhiều tính năng và công nghệ mới hổ trợ cho việc ép xung tốt hơn.
    • Có thêm khe PCIE_X8_B2 (màu đen) dùng để gắn card đồ họa rời ngay khi tắt card đồ họa tích hợp (Internal Graphics) và bộ điều khiển card đồ họa gắn rời (Graphics Controller) của CPU.
    • Thiết kế đẹp và chắc chắn.
    • Hiệu năng của card âm thanh tích hợp rất tốt, ngoài sức mong đợi của người dùng.
    2/ Nhược điểm:
    • Giá thành sản phẩm rất cao.
    • Tản nhiệt cho chipset chưa có nhiều cải tiến ấn tượng so với dòng cũ.
    • Có nhiều thông số hơn, gây khó khăn cho người mới bắt đầu ép xung.
     
  5. treghe

    treghe Active Member

    Bài viết:
    889
    lại thêm 1 giấc mo8 ngoài tầm với nữa, ôi giấc mơ thì vẫn mãi là giấc mơ!!! Thanks bác tiền trùm Z87 nhá!!!
     
  6. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    WOW bất ngờ vụ RMAA quá, hồi đó giờ mấy con extreme chủ yếu là ép xung chứ âm thanh không có nổi bật mấy... :secret laugh: con này tuy không có PR nhiều về vụ SOund nhưng kết quả ngoài mong đợi nhỉ hehehe :)
     
  7. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    dear Tiền!

    E bổ sung cấu hình benchmark ở mục II nhé => II/ Các kết quả Benchmark:
     
  8. tiennham

    tiennham Moderator Thành viên BQT Overclocker

    Bài viết:
    434
    âu cơ anh :)
     
  9. kenblat

    kenblat Administrator Thành viên BQT Administrator

    Bài viết:
    8,073
    Thank Lạc Lông Lá :))
     

Chia sẻ trang này