zenfone 3 max

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged zenfone 3 max.

  1. jerry IT
    Zenfone 3 Max là sự kế thừa từ dòng Zenfone Max đời đầu của Asus vốn đã được đánh giá là 1 trong những smartphone trâu bò nhất về thời lượng Pin trong tầm giá. Chính vì những thành công đó Zenfone 3 Max được tung ra thị trường với sự kỳ vọng rất cao từ nhà sản xuất Đài Loan sẽ mang lẹi những thành công nhất định như với Zenfone Max. Vậy hãy cùng xem những cải tiến của Zenfone 3 Max như thế nào so với dòng Zenfone Max bên dưới đây nhé. Về thiết kế: Zenfone 3 Max là 1 sự khác biệt hoàn toàn về cấu trúc thiết kế. So với Zenfone Max, Zenfone 3 Max thanh thoát và gọn hơn rất nhiều. Thay vì 1 thiết kế to, cồng kềnh thì Zenfone 3 Max lại được tối giản các chi tiết, mặt sau Logo Asus được đưa xuống cạnh dải loa và loại bỏ chữ Zenfone đi, mặt sau có 2 đường cắt trên, dưới và có vỏ kim loại mang đến 1 vẻ cao cấp hơn vỏ nhựa ở Zenfone Max đời đầu và đó là 1 khác biệt nâng cấp đáng kể của dòng này. Màn hình: [ATTACH] Màn hình Zenfone 3 Max được vát cong 2.5D thay vì màn hình phẳng như Zenfone Max. Màn hình của Zenfone 3 Max nhỏ hơn ở Zenfone Max khi chỉ ở 5.2 inch so với 5.5 inch ở Zenfone Max. Mật độ điểm ảnh cũng là 1 cải thiện đáng kể khi Zenfone 3 Max có 282ppi so với 267ppi ở Zenfone Max và cả 2 đều sử dụng màn hình IPS như nhau. Ngoài ra thì Zenfone 3 Max có 1 điểm trừ nhỏ là đưa các phím điều hướng vào trong màn hình do đó việc sử dụng trở nên không quen thuộc với người sử dụng. Mặt sau: [ATTACH] Nâng cấp ở mặt sau cũng là 1 sự khác biệt đáng kể khi vỏ nhựa ở Zenfone Max được thay thế bằng vỏ kim loại, trang bị thêm cảm biến vân tay phía sau và giải loa thiết kế gọn hơn nhiều so với ở trên Zenfone Max. Các đường cắt cho dải angten cũng tương đối hợp lý khi được làm rất khéo léo, cụp camera cũng được thay đổi so với Zenfone Max và vẫn có những công nghệ tiên tiến nhất trên đó. Các góc cạnh: [ATTACH] Zenfone 3 Max chỉ có mặt dưới để logo Asus còn ngoài ra chúng ta sẽ không thấy các phím điều hướng bởi nó đã được dưa vào phía trong máy đó là điểm khác biệt đáng kể tạo ra cảm giác cao cấp hơn cho Zenfone 3 Max. Ngoài ra các góc vát cong cũng được làm khà tỉ mỉ khi mà màn hình 2.5D tràn ra ngoài và các đường cắt không tạo cảm giác cấn tay khi cầm nắm Zenfone 3 Max. Các kết nối: [ATTACH] Zenfone 3 Max cũng không có quá khác biệt về các kết nối so với Zenfone max đời đầu, điểm khác duy nhất ở đây là các kết nối trở nên cao cấp hơn và liền mạch hơn trên Zenfone Max mà thôi. Cấu hình: [ATTACH] Zenfone 3 Max là 1 sự vượt trội về cấu hình so với Zenfone Max. Zenfone Max đời đầu tuy được trang bị chip Snapdragon nhưng dung lượng RAM lại chỉ có 2GB so với Zenfone 3 Max. Các kết nối như cảm biến vân tay, dung lượng RAM , mật đô điểm ảnh, nhẹ hơn, kết nối tốt hơn đều là những sự khác biệt lớn giữa Zenfone 3 Max và Zenfone Max đời đầu. Sức mạnh phần cứng: So sánh về sức mạnh phần cứng cũng là 1 điểm nâng cấp lớn so với Zenfone Max. Ở các phần benchmark Zenfone 3 Max đều vượt Zenfone Max ở các mặt điểm số và trải nghiệm game, có thể nói nếu so sánh giữa 2 sản phẩm này thì điểm Zenfone Max hơn đó chính là dung lượng Pin và thời lượng dùng mà thôi. Antutu: Phần mềm Antutu cho số điểm của Zenfone 3 Max vượt khoảng 200 điểm so với Zenfone Max đời đầu, kết quả này hoàn toàn phản ánh đúng so với thực tế khi Zenfone 3 Max có cấu hình tốt hơn so với Zenfone Max. [ATTACH] Bên phải là Zenfone 3 Max bên trái là Zenfone Max Geekbench 3: Ở benchmark điểm số Geekbench 3 Zenfone 3 Max tỏ ra vượt xa so với anh em của nó khi các điểm số vượt khoảng 600 điểm với việc chạy trên nền tảng phần cứng. [ATTACH] Bên phải là Zenfone 3 Max bên trái là Zenfone Max 3D Mark: Với điểm 3D Zenfone 3 Max vẫn tỏ ra vượt trội hơn so với Zenfone 3 Max khi với Ice cũng vào khảong 3488 điểm và điểm tổng thể khoảng gần 7000 điểm 3D. [ATTACH] Game: Còn khi trải nghiệm game Zenfone 3 Max và Zenfone Max cũng không khác biệt lắm bởi các game nhẹ cả 2 sản phẩm này đều có thể chơi tốt, các game nâng Zenfone 3 Max chỉ có cảm giác chơi tốt hơn đôi chút khi cùng để 1 mức setting. Nếu chơi Asphatl 8 thì Zenfone 3 Max vẫn có thể đáp ứng ở chế độ Very high còn Zenfone Max dời đầu thì chơi có vẻ hơi lag ở chế độ này. [ATTACH] Pin: Thời lượng Pin cũng là 1 điểm đáng nói ở dòng sản phẩm này. Chỉ được trang bị viên Pin 4130mAh nhưng Zenfone 3 Max cũng có thời lượng Pin sử dụng tương đối khá so với người anh em Zenfone Max. Cấu hình cao hơn, sử dụng nhiều công nghệ hơn nhưng thơi lượng Pin có vẻ khá tốt này giúp Zenfone 3 Max vẫn giữ được điểm tốt về Pin của họ Zenfone Max. [ATTACH] Tổng kết: [ATTACH] Với tất cả những đánh giá trên có thể nói nếu Zenfone 3 Max là sản phẩm nâng tầm đáng kể so với Zenfone Max về mặt cấu hình phần cứng, các hỗ trợ kết nối với bên ngoài, các công nghệ mới nhất nhưng vẫn đảm bảo thời lượng rất tốt. Tuy nhiên nếu không so sánh tổng thể các mặt khác mà chỉ so sánh về thời lượng Pin thì Zenfone 3 Max chưa thể đạt được thời lượng Pin ấn tượng như ở dòng Zenfone Max còn nếu so sánh tổng thể từ giá cả cho đến những trang bị cho sản phẩm thì Zenfone 3 Max thực sự là 1 sản phẩm nâng cấp đáng kể so với Zenfone Max.
    Chủ đề bởi: jerry IT, 27/9/16, 8 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  2. Sal358
    Chỉ trang bị viên pin 4130mAh bù lại Zenfone 3 Max được cải thiện tính năng sạc cho các thiết bị khác với tốc độ nhanh hơn nhờ dòng xả có thể lên đến 1.5A thay vì chỉ giới hạn ở 0.5A. Theo thử nghiệm, trong vòng 1 giờ thiết bị này có thể nạp đầy 60% cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 có dung lượng pin 2400mAh. Có 2 chế độ sạc, tốc độ nhanh hơn khi bạn sạc từ máy tính Chiếc Zenfone Max đời đầu đã gây được sự quan tâm không nhỏ nhờ được trang bị dung lượng pin lên đến 5000mA, ngoài mang lại thời lượng sử dụng máy rất lâu, chiếc smartphone này còn có khả năng biến thành một cục pin dự phòng khi cần thiết để sạc cho các thiết bị khác. Tuy nhiên, vấn đề là tốc độ sạc từ Zenfone Max vẫn còn khá chậm, do dòng ra tối đa 500mA tức là chỉ tương đương với khi bạn cắm sạc từ máy tính, để có thêm vài % pin sử dụng bạn phải chờ một khoảng thời gian khá lâu. Để khắc phục điểm yếu này, ASUS đã nâng cấp cho Zenfone 3 Max công nghệ sạc nhanh hơn Rapid Reserve Charge, điểm khác biệt là dòng xả tối đa cao hơn, lên đến 1.5A. Ngay khi cắm cáp OTG vào thiết bị, sẽ có một thông báo hỏi bạn muốn chọn chế độ sạc thông thường OTG mode hay chế độ sạc nhanh Reserve Charge. [IMG] Nói về sự khác biệt giữa 2 chế độ sạc này, OTG mode cho dòng sạc ra chỉ 5V-500mA tuy nhiên chiếc Zenfone 3 Max của bạn có thể giao tiếp với thiết bị được kết nối như đọc, truyền dữ liệu, hình ảnh, video...Ngược lại ở chế độ Reserve Charging, bạn không thể thực hiện các thao tác này, máy chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là sạc như một củ sạc hay viên pin dự phòng thực sự với dòng ra có thể tương đương, tối đa 1.5A. Làm sao để phân biệt máy đang được sạc ở chế độ nào? Nếu dùng máy Android, bạn vào mục battery trong settings của máy, kết nối ở chế độ OTG mode sẽ thể hiện thông tin là sạc qua USB. Trong khi đó, chế độ Reserve Charging hiện sạc qua AC, tương tự như khi bạn sử dụng củ sạc bình thường. Mình thử tiếp với Ampere, một ứng dụng đo dòng sạc vào cho các thiết bị Android. Ở đây mình sẽ thử cắm sạc từ Zenfone 3 Max và từ máy tính để thử nghiệm, bạn sẽ thấy sự khác biệt ở 2 mục "đang sử dụng" và "Max usb curr" như hình bên dưới. [IMG] Tuy nhiên mình không tin tưởng vào khả năng đo dòng của Ampere lắm nên sẽ thử nghiệm thực tế để kết quả là chính xác nhất. Điều kiện của bài test là cùng một chiếc Iphone 5 đang ở mức pin 25%, đầu tiên sạc qua máy tính và ghi lại kết quả sau 15p. Sau đó xả về 25% và sạc qua Zenfone 3 Max ở chế độ Reserve Charging. Ở cả 2 giai đoạn test, máy vẫn đang hoạt động bình thường. [IMG] Tốc độ sạc ở chế độ Reserve changer rõ ràng tốt hơn rất nhiều so sạc từ máy tính. Mình đã thử sạc ở chế độ OTG mode nhưng do Iphone không nhận (các điện thoại Android khác vẫn sạc bình thường), tuy nhiên chắc chắn ở chế độ này tốc độ sạc chỉ tương đương thậm chí là kém hơn từ máy tính một chút. Thử sạc cho Zenfone 2 Laser (2400mAh): 1 tiếng được 62%, đầy trong 2h19 Dung lượng pin của zenfone 3 Max là 4130mAh, điều đó tất nhiên sẽ không đồng nghĩa với việc bạn có thể sạc đầy 1 chiếc điện thoại khác có dung lượng pin tương đương hoặc 2,3 lần cho những thiết bị có dung lượng thấp hơn tương ứng 2,3 lần. Điều này khá dễ hiểu, vì ngay cả những chiếc pin dự phòng tốt trên thị trường hiện nay thì hiệu suất thực nạp chỉ đạt khoảng 70 đến 80% so với dung lượng niên yết. Chưa kể đến việc Zenfone 3 Max đã dùng một phần pin để duy trì hoạt động, ngay cả khi bạn không sử dụng máy. Tiếp theo, mình sẽ kiểm chứng thực tế chiếc Zenfone 3 Max có thể sạc được bao nhiêu pin cho một thiết bị thực tế. Ở đây mình sử dụng một smartphone có dung lượng pin khá tốt hiện nay là 2400mAh trên Zenfone 2 Laser 2.0. Điều kiện thử nghiệm: gắn 1 sim, bật wifi, facebook, messenger hiện thông báo trong lúc đang sạc, màn hình tắt. [IMG] Đây là kết quả test thực tế sạc Zenfone 3 Max cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 từ mức 0%.Ta có thể thấy nếu sạc từ khi điện thoại cạn pin (0%) thì dung lượng pin nạp tăng rất nhanh lên đến 18% chỉ sau 15 phút sạc đầu tiên. Tuy nhiên sau khi đạt khoảng 20-25% thì tốc độ sạc bắt đầu chậm lại và đều ở mức 14%/15 phút. Sau khoảng một tiếng thì chiếc Zenfone 2 Laser đã sạc được 62%, khá thoải mái cho bạn có thể sử dụng máy để tiếp tục công việc, thậm chí bạn vừa có thể sử dụng máy vừa sạc, tốc độ tuột pin do máy tiêu thụ chậm hơn nhiều với tốc độ lên pin. Tuy vậy khi máy đã đạt 70% dung lượng pin thì do cơ chế sạc của máy để bảo vệ pin, dòng vào sẽ được giảm xuống càng ngày càng thấp. Đỉnh điểm là đến khoảng 95% thì mình phải đợi thêm đến 30 phút nữa đến khi chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 được sạc đầy. Cần lưu ý là nếu mình dùng củ sạc bình thường theo máy thì không gặp hiện tượng này. Có lẽ đây là vấn đề chung nếu muốn sạc từ một smartphone này cho một smartphone khác, trước đây chiếc Zenfone Max cũng tốn rất nhiều thời gian trong gian đoạn cuối để đẩy pin lên được 100%. Như vậy để hoàn thành bài test, Zenfone 3 Max sẽ tiêu tốn 2 tiếng 19 phút, rất tốt nếu so với Zenfone Max đời đầu. Tuy nhiên lượng pin còn lại chỉ còn khoảng 23%. Nếu tính toán một cách tương đối thì với 4130mAh trên Zenfone 3 Max sẽ cho dung lượng thực tế sạc cho các thiết bị khác vào khoảng 2400x100/(100-23)=3120 mAh tức là tương đương hiệu suất 3120/4130=75,4% gần như tương đương với các cục pin dự phòng trên thị trường
    Chủ đề bởi: Sal358, 22/9/16, 6 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  3. dongquangdo
    Khi bạn sạc pin cho thiết bị di động (Smartphone, Tablet, Laptop,....) thông qua adapter, pin dự phòng hay thậm chí là một thiết bị di động khác. Có nghĩa là điện năng từ thiết bị sạc (cấp) sẽ chuyển qua thiết bị được sạc (nhận), vậy tại sao thiết bị cấp và nhận luôn hoạt động đúng chiều, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình này, nguyên lý, rủi ro hay tốc độ cấp nhận,..... mình sẽ giải đáp ngay trong bài viết bên dưới đây. Các chế độ sạc đều có nguyên lý giống nhau nên mình sẽ demo quá trình sạc từ Smartphone sang Smartphone (quá trình phức tạp nhất và mới nhất) của 2 thiết bị, còn các quá trình sạc khác tương tự nên bạn có thể tự nghiệm ra nhé. Bài viết sẽ sử dụng con Asus Zenfone 3 Max, đây là smartphone trong thế hệ Zenfone 3 của Asus và nằm trong phân khúc giá rẻ, mình sử dụng sản phẩm này vì máy có chế độ sạc pin cho những smartphone khác thông qua OTG. Tuy nhiên thêm một điểm đặt biệt nhất mà sản phẩm này nổi trội hơn hẳn là riêng bản thân nó hỗ trợ thêm tính năng giúp sạc nhanh cho thiết bị khác (tính năng này cực kì hiếm thấy trên những smartphone hiện nay) và dung lượng pin của máy cũng ở mức 4100mAh khá cao so với mặt bằng chung nên dùng nó làm "pin dự phòng" cũng là điều hợp lý. [IMG][IMG] Asus Zenfone 3 Max, chiếc smartphone mình sẽ sử dụng trong bài viết này cũng như là thiết bị chính để demo quá trình share pin giữa 2 máy Yếu tố cuối cùng có thể vì "mình thích thì mình làm thôi". Đùa thôi chứ mình là một fan của Asus. Không loanh quanh nữa mình đi ngay vào những vấn đề chính để tránh tốn thời gian. I. Những suy nghĩ sai lầm. Nguyên tắc sạc pin cho thiết bị khác là bất di bất dịch từ trước tới nay nhưng một số bạn hiểu sai bản chất vấn đề mình muốn đính chính lại một chút. - Pin dung lượng lớn sạc cho pin dung lượng thấp hơn: đây là sai nguyên tắc hoàn toàn nhé bạn, pin phụ thuộc vào điện áp chứ không phải dung lượng vì sẽ có trường hợp lượng điện còn lại trong pin cấp thấp hơn dung lượng pin nhận nhưng vẫn sạc được bình thường chứ không có hiện tượng trả ngược lại pin (đảo chiều), quá trình này sẽ dừng lại đến khi pin cấp hết hoàn toàn điện năng (hay đến mức qui định của hãng sản xuất). [IMG] Pin dung lượng lớn sạc cho pin dung lượng thấp hơn, một suy nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải - Nhận được 100% năng lượng sau quá trình sạc: Nhiều bạn nghĩ dùng pin dung lượng 2600mAh sau khi sạc vào thiết bị khác bạn cũng sẽ nhận được dung lượng là 2600mAh, tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy, nếu bạn sử dụng pin cấp 2600mAh thì sau khi sạc vào thiết bị nhận dung lượng điện năng chính thức mà bạn nhận được chỉ xấp sỉ là 1900mAh. Lý do của hiện tượng này là do điện trở xuất hiện trong quá trình truyền tải, bản thân pin cấp thấp thoát điện, điện năng tiêu hao cho mạch khuếch đại,... làm mất một phần điện năng lưu trữ [IMG] Điện trở, một trong những nguyên nhân gây hao hụt điện áp khi truyền tải - Nguyên tắc sạc pin giống như nước chảy (chảy từ cao xuống thấp): Nguyên tắc này đúng là nguyên tắc của sạc pin, nhưng một số bạn lại hiểu sai thành việc điện năng bên cao sẽ chuyển sang bên thấp, nghĩa là dung lượng bên nào nhiều hơn sẽ chuyển sang bên còn lại. Đây là sai lầm rất lớn vì thiết nghĩ nếu như khi điện năng (dung lượng) 2 bên bằng nhau thì quá trình sẽ xảy ra theo chiều nào, nếu truyền tải qua lại liên tục sẽ gây mất dần điện năng do điện trở. [IMG] Nguyên tắc bình thông nhau được áp dụng trong công nghệ điện học II. Nguyên tắc sạc pin đúng. 1. Theo phổ thông: - Giải thích theo nguyên tắc "dân gian" là nguyên tắc bình thông nhau. Ví dụ: có 2 bình nước 1 bình đặt trên cao chuyển nước xuống 1 bình thấp hơn, vậy nước sẽ luôn chảy từ bình cao xuống bình thấp cho đến khi hết nước và lượng nước hay dung tích nước của cả 2 bình hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến quá trình này. Tương tự như quá trình sạc pin, pin sạc được xác định là cấp sẽ luôn có điện áp cao hơn pin nhận, và điện sẽ chỉ truyền 1 chiều từ pin cấp sang pin nhận mà quá trình ngược lại sẽ không thể xảy ra. Điện áp trong pin còn tùy thuộc vào từng hãng sản xuất qui định và tối ưu (phụ thuộc thêm vào chất lượng của cổng sạc). Theo mình được biết thì hiện tại dòng đầu ra của cổng kết nối OTG và ứng dụng tối ưu sạc của Asus cấp điện áp thuộc vào hàng cao nhất hiện tại mà tiêu điểm là con Zenfone 3 Max mới ra mắt. 2. Theo kỹ thuật. - Giải thích theo nguyên tắc điện áp pin. Loại pin trong các thiết bị điện thoại ngày nay là pin lithium ion có mức điện áp tiêu chuẩn là 3,7 hay 3,8V khi sạc đầy là 4.2V. Chuẩn điện áp cao nhất của pin sử dụng cho dòng sạc là 5V nhưng sẽ được hạ xuống trong quá trình nhận sạc từ nguồn khác hay adapter. Khi bạn sử dụng pin này sạc cho smartphone khác thì mạch sạc trong PDP sẽ khuếch đại điên áp của pin thành 5V để sạc. Dù điện áp của pin trong PDP sẽ càng giảm khi sạc nhưng mạch khuếch đại sẽ giống như một máy bơm, nó sẽ tiếp tục bơm cho đến khi hết nước. Lưu ý: Pin ghi dung lương là 2600mAh nhưng đó là với mức điện áp trong pin 3,7V còn khi sạc bằng usb 5V thì chỉ còn 1900mAh vậy chỉ đủ cho thiết bị nào có pin dưới 1900mah (đây là tính toán trong điều kiện tiêu chuẩn, trên thực tế kết quả này sẽ bị ảnh hưởng do các yếu tố ngoại vi). III. Nguyên lý sạc khi 2 pin cùng điện áp - Những năm gần đây mới xuất hiện việc sử dụng một smartphone cấp điện cho một smartphone khác trong điều kiện thường thông qua cáp OTG. Tuy nhiên điều này lại phát sinh vấn đề là nếu ta sử dụng 2 smartphone giống nhau (hoặc pin cùng mức điện áp) cùng hỗ trợ sạc kết nối với nhau thì nó sẽ hiểu rằng máy nào là máy nhận máy nào là máy cấp. [IMG] Asus Zenfone Max và chức năng share pin hay còn gọi là "pin dự phòng" - Với những máy thông thường thì nó sẽ hiểu máy còn còn lượng điện năng trong pin thấp hơn sẽ là máy nhận, và được máy còn lại cấp điện liên tục trong khi vẫn còn kết nối. Nếu bạn ngắt kết nối trong quá trình sạc điện thì khi cắm vào quá trình nhận diện sẽ reset lại từ đầu máy nào ít điện năng hơn lại làm máy nhận. Điều này cực kì khó khăn nếu trong quá trình sạc dây cáp bị lỏng hay một số lý do gì đó bị ngắt nguồn, ngay lập tức quá trình truyền điện sẽ bị đảo chiều gây phiền hà không đáng có cho người dùng. [IMG] Với những máy thông thường, sẽ rất khó xác nhận được máy cấp và máy nhận, tuy nhiên Asus Zenfone 3 Max hỗ trợ trực tiếp luôn tùy chọn cho ta. - Tuy nhiên hiện nay tới thế hệ Zenfone 3 Max thì mình thấy có một tính năng rất hay dùng để giải quyết vấn đề này. Tức là sau khi kết nối 2 máy vào với nhau, nếu máy xác định điện áp ở cả 2 máy ngang bằng thì một tùy chọn sẽ hiện lên màn hình Zenfone Max giúp bạn chọn xác định máy đó là nhận hay cấp. Tính năng này sẽ liên tục hỏi khi có kết nối mới nên việc 2 máy tự động thay đổi dòng là không thể. Đây chỉ là bảng chọn một lần nên cũng không gây phiền hà gì trong quá trình sử dụng. [IMG] 2 chế độ tùy chọn trên Asus Zenfone 3 Max cho phép bạn dễ dàng xác định mấy cấp và có thể thay đổi chiều sạc ngay lập tức. IV: Bộ khuếch đại điện áp trên Asus Zenfone 3 Max - Đây chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc thiết bị cấp có thể cấp nguồn cho thiết bị nhận (được trang bị cả trong pin dự phòng và smartphone hỗ trợ chế độ pin dự phòng). Tuy nhiên không hẳn ai cũng hiểu rõ về thiết bị này lắm. - Thực chất nó không phải là một biến áp gồm các vòng tròn lõi chì chồng nhau giống như biến áp điện bạn thường thấy ngoài thực tế, bộ khuếch đại được sử dụng trong smartphone là một cảm biến kích hoạt, nhiệm vụ của nó là nhận biết điện áp và kích hoạt mức điện áp có sẵn trên pin, nghĩa là điện áp vào và ra sẽ được quyết định theo pin chứ không phải do bộ khuếch đại. [IMG][IMG] sơ đồ và hình dạng cơ bản của biến áp lõi đồng trong thực tế Thế nên nếu pin của bạn sử dụng quá lâu hay vì lý do gì đó mà bị tụt điện áp vật lý thì bộ khếch đại không thể nào đẩy mức điện áp của pin lên cao được điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truyền điện nặng hay thậm chí là không thể sạc được. [IMG] Mạch khuếch đại điện áp trên Asus Zenfone 3 Max được tích hợp thẳng trên bo mạch chủ dưới dạng cảm biến. (ảnh minh họa mình không thể show ra được hình của cảm biến vì một số lý do kỹ thuật). - Bộ khuếch đại này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như từ tính, nhiệt độ, các chất dẫn nhiễu điện, cho nên tốt nhất quá trình sạc hay truyền sạc pin từ smartphone này sang smartphone khác nên tránh đi những yếu tố ảnh hưởng này để đạt được điện năng ổn định và tốt nhất. [IMG] Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới bộ cảm biến khuếch đại điện áp V: Áp dụng thực tế - Asus Zenfone Max và "chế độ pin dự phòng" Lưu ý: Việc share pin hay còn gọi là biến Zenfone 3 Max thành sạc dự phòng là tính năng hỗ trợ của máy rồi nên bạn chỉ việc cắm cáp sạc hỗ trợ OTG từ máy vào cắm vào máy nhận là được. Tuy nhiên đi chất lượng cáp ảnh hưởng rất lớn đến dòng sạc cũng như mức điện áp truyền dẫn nên bạn cần phải sử dụng cáp chính hãng (đây là điều tiên quyết) để đạt được hiệu suất tối đa cũng như tránh các hư hại không cần thiết trong quá trình sạc. Nếu không có cáp OTG 2 đầu (thường không hỗ trợ) thì bạn sử dụng một thiết bị chuyển USB/OTG cũng được, bên Asus đã có thiết bị này chính hãng nên bạn có thể mua giá rẻ bất kì lúc nào. 1. Quá trình thực hiện - Kiểm tra dòng sạc. Thường thì không có qui chuẩn nào cho dòng sạc của máy ở mức điện áp đầu vào cả. Nên tốt nhất khi vừa mua máy về bạn dùng sạc đi kèm với máy và đo điện áp vào rồi xả ra, lưu lại thông số này để về sau có thể đối chiếu với các dòng sạc khác hoặc làm thông số mẫu. Cách kiểm tra dòng sạc rất đa dạng nhưng mình sẽ chỉ nhanh một phương pháp ngay bên dưới đây. [IMG] Kiểm tra trước dòng sạc bằng Ampere. Nó sẽ thể hiện điện áp min và max cũng như nhiệt độ và tình trạng pin hiện tại *** Cách đo điện áp tương tác với Asus Zenfone 3 Max Lưu ý: trong bài viết mình sử dụng Asus Zenfone 3 Max nên đo bằng nó nhưng phần mền này có thể tương thích với bất kì thiết bị android nào khác chạy HđH từ android 3.0 trở lên nhé, nên bạn có thể áp dụng vào các thiết bị khác nhau. Phần mềm sẽ có bản thu phí nhưng mình không giới thiệu vì qua kiểm tra mình thấy được rằng bản miễn phí đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết mà mình cần rồi. Bạn phải cài vào thiết bị nhận điện chứ không phải là thiết bị cấp điện nhé vì nó sẽ đo điện áp váo chứ không phải là điện áp ra. Phần mềm Ampere B1: Vào máy đăng nhập vào CHPlay tìm kiếm ứng dụng Ampere. [IMG] Tải ampere từ CHPlay B2: Chọn phiên bản "miễn phí" Braintrapp 4.4 sao và tải về [IMG] Chọn đúng phiên bản, nếu sai thì máy sẽ báo và bạn không thể đo được dòng Nếu máy hiện lên thông báo lỗi hay không tương thích thiết bị không thể tải về thì cách tốt nhất là các bạn tải ứng dụng appvn về máy, xong đăng nhập vào appvn và tải về thông qua app này là sẽ sài được thôi. B3: Xác nhận phiên bản sử dụng (mình sẽ sài phiên bản Ampere V2.02) [IMG] Phiên bản V2.02 là tốt nhất B4: Giao diện chính của Ampere xuất hiện và hiển thị tình trạng pin. Bạn có thể xem thông tin chính xác về pin trong này. [IMG] Giao diện chính của ứng dụng B5: Thanh trạng thái sẽ thể hiện thông tin tình trạng dòng pin của máy, bạn sẽ đo được dòng min và max cho điện áp vào hoặc ra tùy theo mục đích sử dụng. [IMG] Tình trạng pin dựa theo power saving của ZenUI - Lựa chọn chế độ share pin. Asus Zenfone 3 Max hỗ trợ 2 chế độ share pin là Normal (OTG Mode) và Reverse Charging, thực chất 2 chế độ này có chức năng riêng biệt hoàn toàn chứ không phải là 2 chế độ nâng cấp như các bạn lầm tưởng, mình sẽ đi chi tiết luôn tính 2 của 2 chế độ cho các bạn rõ. Bảng chọn chỉ xuất hiện trong trường hợp Asus Zenfone 3 Max share pin cho thiết bị khác thông qua OTG. [IMG] 2 chế độ share pin a. Chế độ Normal Là chế độ truyền tải điện năng thấp. Nghĩa là dòng sẽ được chuyển ở mức thấp và ổn định để giảm thiểu tối đa hao hụt và nhất và giảm nhiệt năng tỏa ra trong quá trình này. Ưu điểm: + Đạt hơn 85/100% điện năng truyền tải (giảm hao hụt đến mức thấp nhất), + Nhiệt độ các cổng kết nối rất thấp, giảm hao hụt phần cứng tới mức tối đa. Nhược điểm: + Chế độ sạc chậm, kéo dài thời gian truyền tải. + Cấp nguồn đa thiết bị rất chậm b. Chế độ Reverse Charging Là chế độ tăng tốc truyền điện năng bằng cách tăng cường độ dòng. Quá trình truyền sẽ tăng hơn nhiều lần nhưng gặp một số hạn chế. Ưu điểm: + Tốc độ truyền nhanh, phù hợp với các tình huống khẩn cấp. + Cấp liên tục cho đa thiết bị với mức dòng lớn Nhược điểm: + Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dây truyền dẫn + Ảnh hưởng tuổi thọ cổng kết nối + Điện hao hụt lớn chỉ đạt 75/100% điện năngnguyên tắc điện áp pin *** Phương thức tăng cường tốc độ dòng sạc và giảm hao phí điện năng. a. Tắt màn hình khi sạc. Phía bên hãng sản xuất không đề cập đến điều này nhưng theo mình test thực tế và thử nghiệm nhiều lần thì khi sạc bạn tắt màn hình của máy share pin (cụ thể trong trường hợp này là Zenfone 3 Max sẽ giúp tăng tốc độ dòng sạc theo thời gian hơn). Hơn nữa nhiệt độ cũng tăng thấp hơn trong quá trình truyền. [IMG] Tắt màn hình khi share pin b. Sử dụng cáp chính hãng Cáp chính hãng đi kèm với máy luôn là loại tốt nhất theo sản phẩm, nó sẽ đảm bảo dòng điện luôn ổn định mà hoàn hảo trong quá trình truyền tải, tránh các vấn đề phần cứng nãy sinh và tránh sinh nhật ở cổng tiếp xúc nhiều nhất có thể. [IMG] Cáp sạc chính hãng c. Làm mát 2 máy Bạn không cần phải đặt máy trong quạt hay máy lạnh mà chỉ cần đảm bảo đặt ở môi trường thoáng, nhiều khí tránh gò bó như trong balo hay túi xách là được. Nó sẽ giảm tối đa khả năng nóng lên của pin và giúp điện áp truyền tốt hơn. d. Giảm rút cáp trong quá trình sạc. Dĩ nhiên bạn cắm và rút cáp sạc liên tục sẽ gây reset lại chế độ nhận nguồn, nếu quá nhiều lần nó sẽ gây chai pin và điều này không tốt chút nào. e. Tăng khả năng tương tác. Để nâng cao quá trình sạc pin, bạn nên đặt máy nhận ở chế độ máy bay và máy cấp bật ở mức hoạt động tối đa nhằm đẩy luồn điện lên cao nhất, tốt nhất là bạn vào power mode chọn lên chế độ cao nhất là được. Kết: - Zenfone 3 Max, một sản phẩm rất đáng giá để trải nghiệm nhất là trong phân khúc này, khả năng share pin và nâng cấp truyền tải pin tốt đáng công nhận. - Tính năng này giúp ích rất lớn cho người dùng và bạn bè của họ, nhất là trong môi trường công nghệ với đầy rẫy smartphone hiện nay. Zenfone 3 Max được xem là cứu cánh với mức pin khủng của mình chia sẽ năng lượng cho những máy khác.
    Chủ đề bởi: dongquangdo, 20/9/16, 5 lần trả lời, trong diễn đàn: Thông tin Tổng hợp
  4. Sal358
    Nếu như thế hệ Zenfone Max đầu tiên gặt hái nhiều thanh công nhờ dung lượng pin khủng cùng thời lượng sử dụng thực tế cực kì ấn tượng thì hiệu năng của thiết bị này ngược lại bị đánh giá là không thực sự mạnh mẽ như truyền thống họ nhà Zenfone. Để khắc phục điều này, thế hệ Zenfone 3 Max ra được mắt, với dung lượng pin giảm xuống chỉ còn 4130mAh, bù lại chúng ta sẽ có thêm cảm biến vân tay, thiết kế cao cấp hơn và đặt biệt nhất là hiệu năng phần cứng ấn tượng. Tuy nhiên cũng vì trang bị vi xử lý mạnh mẽ hơn mà thời lượng pin của dòng sản phẩm này sẽ không còn vượt trội trong phân khúc nữa, dẫu vậy chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. [IMG] Các thông số cấu hình cơ bản của Zenfone 3 Max: Vi xử lý: Mediatek MT6737T, 4 nhân Cortex-A53 xung nhịp 1.45 GHz GPU: Mali-T720 MP2 Màn hình: IPS 5.2 inch, HD 1280x720, 282 ppi RAM: 3 GB LPDDR3 Bộ nhớ trong: 32 GB eMMC , hỗ trợ thẻ nhớ (kết hợp khe sim 2) Kết nối: sim 1: 4G LTE cat4, sim 2: 2G, Wi-Fi a/b/g/n, BT 4.1, A-GPS, GLONASS Camera chính: 13 MP , f/2.2, quay phim 1080p30 Camera phụ: 5 MP Pin: Li-Po 4.130 mAh, sạc 5V-2A Đánh giá hiệu năng tổng thể: Nếu để ý một chút thì thế hệ Zenfone 3 của ASUS họ đều thích sử dụng những bộ vi xử lý (CPU) mới ra mắt, chưa phổ biến trên thị trường như Zenfone 3 Deluxe với Snapdragon 821, Zenfone 3 với Snapdragon 625, hay Zenfone 3 Laser với Snapdragon 415. Điều này mang lại một điểm thuận lợi rất lớn đó là thông thường chúng ta sẽ có công nghệ tích hợp mới nhất, tối ưu hơn về hiệu năng và tất nhiên là cả thời lượng pin sử dụng. Đối với Zenfone 3 Max thì sao? thiết bị này được tích hợp vi xử lý Mediatek MT6737T, là một bản nâng cấp của MT6735 được cho là có hiệu năng cao hơn 10% trong khi thời lượng pin dùng được kéo dài hơn. Trước đây, thời điểm MT6735 ra mắt thì bộ vi xử lý này vượt trội so với Snapdragon 410 được trên rất nhiều thiết bị phổ thông giá rẻ hiện nay như Samsung J5 2016, OPPO Neo 9 (A37) hay Zenfone Max đời đầu. Cộng với việc được trang bị đến 3G ram hy vọng chúng ta sẽ có một kết quả khả quan về hiệu năng trên Zenfone 3 Max. Ở phần đánh giá hiệu năng tổng quan, mình sẽ sử dụng trình benchmark quen thuộc Antutu 6 thử sức với những smartphone có giá tương đương thậm chí hơn khoảng 1, 2 triệu đồng. [IMG] Bộ nhớ ram trên Zenfone 3 Max phiên bản phân phối ở Việt Nam trang bị dung lượng lên đến 3GB cho khả năng đa nhiệm tác vụ tốt. Vẫn là chuẩn ram LPDDR3 nhưng trên SOC MT6737T cho tốc độ truyền tải dữ liệu tốt hơn thế hệ Zenfone Max đầu khá nhiều, xung nhịp từ 533Mhz lên 733Mhz cho tốc độ từ 4.2GB/s lên mức 6.4GB/s, cải thiện đáng kể tính trạng lag giật khi thực hiện đa nhiệm, nhiều tác vụ xử lý cùng lúc hay đặc biệt là những ứng dụng cần truy xuất lượng dữ liệu lớn.Điểm ram đo bằng Antutu trên Zenfone Max đạt 5100 điểm so với Zenfone 3 không hề thua kém nhiều với 5900 điểm. Điểm yếu nhất về phần cứng trên Zenfone 3 Max là tốc độ bộ nhớ trong, tuy đạt chuẩn eMMC 5.0 trên Soc MT6737T nhưng tốc độ mang lại không tốt lắm, có thể bạn sẽ gặp đôi chút khó chịu khi máy phải xử lý những tiến trình cần nhập xuất dữ liệu lớn và liên tục. Nhất là những thời điểm máy đang hoạt động đa nhiệm cùng lúc nhiều tác vụ. May mắn là Zenfone 3 Max được trang bị đến 3GB ram nên hệ thống cũng không nhất thiết phải sử dụng bộ nhớ trong làm bộ nhớ đệm. Thử nghiệm với Androbench 3 với thiết lập seq buffer 256kb khi so sánh với Zenfone 2 thì tốc độ ghi tương đương trong khi tốc độ đọc thấp hơn, kém hơn nhiều so với Zenfone 3 và so sánh với những thiết bị từ Samsung, ngay cả những máy giá rẻ đều có tốc độ bộ nhớ khá cao. [IMG] Hiệu năng xử lý CPU: Vi xử lý quyết định phần lớn hiệu năng thiết bị bên cạnh tùy chọn dung lượng và chuẩn ram và bộ nhớ trong được nhà sản xuất lựa chọn. Nói rõ hơn về bộ vi xử lý MT6737T, sử dụng tiến trình 28nm với 4 nhân Cortex A53 tương tự Snapdragon 410 nhưng xung nhịp cao hơn 1.45GHz so với 1.2GHz và phiên bản nhân ARM Cortex A53 cũng mới hơn nên hiệu năng mang lại có phần vượt trội hơn rất đáng kể. Mặc dù sẽ có một vấn đề cực kì lớn xảy ra đó là pin sẽ bị đốt nhanh chóng hơn nhiều bù lại chỉ giới hạn đến 4 nhân nên phần nào không tốn năng lượng cho việc khởi động các nhân CPU thừa thải (thông thường trên các bộ xử lý có nhiều nhân thì hệ thống ưu tiên gộp nhiều tác vụ vào một nhân, tối thiểu hóa số nhân sử dụng). MT6737T cũng sử dụng nhân ARM Cortex A53 64bit nhưng phiên bản mới hơn trên Snapdragon 410 nên tuy xung nhịp chỉ cao hơn chút ít 1.45GHz so với 1.2GHz nhưng lại cho hiệu năng thực tế mang lại tốt hơn rất nhiều, cụ thể là điểm Geekbench đơn nhân cao hơn gấp rưỡi, điểm đa nhân cũng tương tự. Nhìn qua số điểm của Samsung A3 2016 với con chip Exynos 7578 hoàn toàn tương đương với MT6737T ở cả đơn và đa nhân. Trong khi đó MT6753 trên HTC Desire 62 thuộc phân khúc cao cấp hơn nên với 8 nhân điểm đa nhiệm vượt trội đáng để là điều khá dễ hiểu. Dù sao thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều ở một thiết bị tầm trung, số điểm zenfone 3 max đạt được cũng đã đủ để bạn có thể hoạt động mượt mà hầu hết tác vụ thông thường từ vướt web, xem video, lướt web cũng như những game đồ họa 3D ở mức trung bình, chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần dưới. [IMG] Khả năng xử lý đồ họa: Nếu bạn đang quan tâm đến khả năng chơi game trên các thiết bị smartphone thì chỉ cần nhìn vào nhân đồ họa được tích hợp bên trong bộ vi xử lý, thành phần này ảnh hưởng đến 80-90% hiệu năng, độ mượt mà khi chơi game. Còn lại một phần nhỏ liên quan đến tốc độ bộ nhớ, RAM, CPU,... tất nhiên là xét trên những thiết bị sử dụng chung một độ phân giải màn hình (HD, FullHD…). Ở bài test về hiệu năng xử lý đồ họa, mình sẽ so sánh hiệu năng trên Zenfone 3 Max so với một số đối thủ cùng phân khúc và thậm chí là cao hơn từ 1 đến 2 triệu.. Để bài đánh giá được khách qua nhất, mình sẽ lựa chọn các thiết bị có cùng độ phân giải màn hình là HD, phạm vi ở tầm 4,5 triệu đến 6 triệu đồng. OPPO F1s: vi xử lý MediaTek MT6750 - nhân đồ họa Mali T860 Sony Xperia M4 Aqua: vi xử lý Snapdragon 615 - nhân đồ họa Adreno 405 Samsung A3 2016: vi xử lý Exynos 7578 - nhân đồ họa Mali T720 MP2 OPPO Neo 9/Samsung J5 2016: vi xử lý Snapdragon 410 - nhân đồ họa Adreno 306 Con chip MT6737T trên Zenfone 3 Max được tích hợp nhân đồ họa Mali-T720 MP2 với mức xung nhip 600MHz. Mặc dù nhân Mali-T720 chỉ thuộc phân khúc tầm trung thổ thông, nhưng hiệu năng mang lại thực tế cũng khá tốt trong tầm giá của của Zenfone 3 Max, nó đủ tốt để chơi mượt các game 3D như Alphalt 8, Gangstar 4, NOVA 3, DeadTigger 2,... đối với các tựa game đòi hỏi đồ họa nặng hơn như Assassin’s Creed Identity [IMG] 2 bài test trong GFXbench thường được đưa ra để đánh giá là Manhattan và T-rex, đo khung hình thực tế khi xử lý các tác vụ game 3D cực nặng. Dễ thấy Samsung A3 2016 tuy sử dụng bộ vi xử lý khác là Exynos 7578 cây nhà lá vườn của Samsung nhưng hiệu năng mang lại khá tương đồng với Zenfone 3 Max do dùng chung một nhân đồ họa Mali T720 MP2. Trong khi đó nếu so sánh với những thiết bị cùng sử dụng Snapdragon 410 (nhân Adreno 306) như Samsung J5 2016, OPPO Neo 9 hay chiếc Zenfone Max đời đầu thì thiết bị này tỏ ra vượt trội rõ ràng mang lại tốc độ khung hình game đều cao hơn gấp đôi. Mali-T720 MP2 mạnh hơn Adreno 306 và tiệm cận với Adreno 405 trên Snapdragon 615. Bất ngờ là so sánh với mali T860 trên OPPO F1s chênh lệnh cũng không quá nhiều. [IMG] Bổ sung thêm một bài test khác nữa trước khi trải nghiệm thực tế trên các tựa game với công cụ 3D Mark. Ở độ phân giải màn hình HD mình sẽ chọn bài benchmark Ice Storm Unlimited 720p để kết quả cho ra khách qua nhất. Có chút khác biệt ở bài test bằng 3Dmark là cho ra tổng điểm ở nhiều tiêu chí đánh giá chứ không riêng gì tốc độ khung hình, tất nhiên là vi xử lý MT6737T cùng nhân đồ họa Mali T720 MP2 vẫn đạt điểm số vượt trội thậm chí là ngang bằng với Snapdragon 615 trên Sony Xperia M4. Trong khi OPPO F1s và Samsung A3 2016 cao hơn một chút nhưng không đáng kể, chỉ tầm tối đa 10%. Dù sao thì khi so sánh với những thiết bị có giá hơn từ 1 đến 1,5 triệu thì Zenfone 3 Max vẫn có khả năng chơi game, xem phim với độ mượt ngang ngửa có vẻ cũng đã đủ thỏa mãn nhu cầu của phần lớn người dùng. [IMG] Đánh giá hiệu năng thực tế khi chơi game Ở đây mình sử dụng ứng dụng benchmark để đo lường tốc độ khung hình fps và trung bình đạt được ở mỗi tựa game trong khoảng 10 phút. Tất cả các tưạ game mình đưa ra trong bài viết đều đã được thiết lập ở mức đồ họa cao nhất và bỏ qua các đoạn hướng dẫn (guide) ban đầu có thể ảnh hưởng không nhiều đến trải nghiệm chơi. Các tựa game như Alphast 8 hay Gangstar 4 khi chơi trên Zenfone 3 Max hầu như không hề gặp hiện tượng giật lag, cực kì hiếm xảy ra nên mình sẽ bỏ qua. Ở đây, mình chỉ test thử những game nặng hơn từ Dead Trigger 2, Modern Combat 5 đến Assassin’s Creed Identity Dead Trigger 2: framerate trung bình 39fps Đầu tiên thử sức với Dead Trigger 2, đối với những smartphone thuộc phân khúc phổ thông, giá rẻ thì tựa game 3D này cũng trên mức bình thường một chút.Nếu như trên chiếc Zenfone Max trước đây mình gặp khá nhiều tình trạng giật lag thì đối với kẻ kế nhiệm Zenfone 3 Max lại cực kì thoải mái. Thậm chí là những hoạt cảnh quái bu đông hay nhiều hiệu ứng tốc độ khung hình đều trên 35fps đến 45fps. Đặc biệt những cảnh ít chi tiết đồ họa có thể lên đều đều 55fps. Chỉ có khoảng 1 vài lần trong 10 phút chơi game là khung hình rớt xuống dưới 30fps, khá tốt cho một thiết bị phổ thông. [IMG] Modern Combat 5: framerate trung bình 31fps Trong khi Zenfone 3 Max dư sức chơi tốt Dead Trigger 2 thì đối với Modern Combat 5, thiết bị này ngay lập tức gặp đôi chút khó khăn. Với framerate trung bình chỉ đạt 31fps so với chiếc Zenfone 3 trước đây mình từng trên tay là 39fps trải nghiệm chơi kém mượt hơn rõ ràng ở những hoạt cảnh nhiều chi tiết, hiệu ứng cháy nổ phức tạp hay xuất hiện nhiều lính. Tất nhiên hiện tượng này vẫn còn khá ít xảy ra, tốc độ khung hình thấp nhất rơi xuống khoảng 22-24fps nên cũng không gây quá khó chịu, hầu hết giao động trong khoảng 25-38fps nên nếu bạn không quá khó tính thì nói chung trải nghiệm chơi vẫn khá thoải mái. Đáng tiếc là màn hình trên Zenfone 3 Max chỉ độ phân giải HD nên với nhưng game có đồ họa chi tiết như Modern Combat 5, hình ảnh bị scale lại không được chất lượng cho lắm. Nhiệt độ khi chơi Modern Combat 5 tăng lên khá cao do thiết kế kim loại tỏa nhiệt nhiều hơn, nhất là ở khu vực phần trên camera sau. [IMG] Assassin’s Creed Identity: framerate trung bình 20fps Đến với Assassin’s Creed Identity thì Zenfone 3 Max đã bắt đầu tỏ ra “đuối” thấy rõ. Nếu đứng yên một chỗ và thay đổi góc nhìn thì vẫn máy xử lý vẫn khá dễ dàng nhưng khi di chuyển, thực hiện các thao tác tấn công, bay nhảy và nhất là những đoạn kết liễu đối phương đều không được mượt mà. Không đến mức giật lag nhưng tốc độ khung hình không đủ làm cho cảm giác chơi game không hề thoải mái và hiện tượng này xảy ra thường xuyên. Nếu chịu khó thì vẫn chơi được nhưng dù sao thì đây cũng đã là giới hạn của các thiết bị tầm phân khúc phổ thông rồi, khung hình trung bình sau 10 phút chơi chỉ đạt 20fps, có những cảnh game rơi xuống 16fps trong khi cao nhất cũng chỉ khoảng 25fps. Rất tiếc là game này không có tùy chỉnh xuống mức đồ họa thấp hơn nên mình không có dịp thử nghiệm thêm. Dù sao thì phân khúc phổ thông giá rẻ, chúng ta cũng không quá hy vọng game này có thể chơi mượt. [IMG]
    Chủ đề bởi: Sal358, 15/9/16, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  5. dongquangdo
    Có thể thấy rằng dòng sản phẩm Asus Zenfone 3 có biến động giá cao nhất trong tất cả các thế hệ smartphone được Asus ra mắt từ trước tới nay, Zenfone 3 trải dài hầu như tất cả phân khúc từ cao cấp cho đến giá rẻ. Và trong đó tại thị trường Việt Nam, nơi mà các smartphone giá rẻ nhận được sự quan tâm rất lớn thì chắc hẳn phiên bản thấp nhất của Zenfone 3 là Asus Zenfone 3 Max được tung ra thời gian gần đây sẽ không kém cạnh gì và nếu xét tại một mặt nào đó có thể vược trội hơn các sản phẩm khác về độ "hot". [IMG] Asus Zenfone 3 Max Tung ra ở mức giá 4.490.000đ Zenfone 3 Max được đặt ở tầm giá dễ tiếp cận nhất với người dùng. Trong bài viết mình sẽ đi qua trọng tâm các thông số kỹ thuật và hiệu năng của máy để làm rõ lên hiệu năng thực tế cũng như ưu nhược điểm khi sử dụng, giúp tạo một cái nhìn tổng thể nhất về sản phẩm cho những bạn đang quan tâm đến sản phẩm này. Thiết kế - Từ thay đổi đến khác biệt * Thiết kế thì không có nhận định chính xác vì nó thuộc vào cảm tính cá nhân khá nhiều, tuy nhiên mình sẽ cố gắng đưa chỉ đưa ra những nhận định dựa theo máy chứ không nhận xét để tránh gây nhiễu bài viết nhất có thể. Sản phẩm mình sử dụng trong bài viết này là Zenfone 3 Max phiên bản màu bạc kim loại. Đây là màu sắc gần nhất với màu kim loại của vỏ máy. [IMG] Asus Zenfone 3 Max phiên bản bạc, với màu kim loại thuần chất rất đẹp Thật sự nếu như chỉ nhìn lướt qua thì mình đảm bảo rằng ai cũng có cảm giác rất quen thuộc với thiết kế của sản phẩm này, nó hoàn toàn không "lạ" nhưng lại không đi theo lề lối của của thiết kế cổ điển dòng Zenfone, với thiết kế vỏ kim loại nguyên khối bo đều khá giống với các sản phẩm smartphone cao cấp như iphone. Theo mình Asus lựa chọn cách này để dễ tiếp cận người dùng hơn và dễ lấy được sự tin tưởng. [IMG] Cụm camera và các cảm biến trước của máy Mình đánh giá rất cao việc Asus cho ốp lưng của máy bo đều nhẹ nhàng theo màn hình và điểm cuối được sử dụng chỉ kim loại kết thúc. Phần chỉ kim này cũng được kéo dài ra tới ốp sau tạo mảng phân cách ở cạnh trên và dưới máy (chia máy thành 3 phần, phần giữa là kim loại và phần trên và dưới là bằng nhựa cao cấp), có thể nói đây là một điểm nhấn nhẹ trong thiết kế. Cá nhân mình cảm thấy thiết kế này khá tốt nó không làm cho ốp lưng của máy suông và quá phổ thông. [IMG][IMG] Chỉ giả kim chia Zenfone 3 Max thành 3 phần phiân biệt giữa vỏ kim và vỏ nhựa. Nếu nhìn theo góc nghiêng khoảng 40 độ so với màn hình máy, bạn sẽ thấy mặt kính cường lực hơi lồi hơn so với màn hình chính thức, đây chính là màn hình cong 2.5D, theo nghiên cứu loại màn hình này sẽ giúp giảm lực tác động trực tiếp và giúp phân tán lực tổng thể tốt hơn, sự phản xạ ánh sáng và tác động của màu sắc cũng rõ ràng và tốt hơn hẳn, nó sẽ giúp viền kính tiếp xúc khớp hơn với cạnh của ốp lưng. Tuy nhiên mình không thích điểm này lắm vì nó khiến mình cảm giác mặt kính máy dày hơn so với kích thước thực tế. [IMG] Màn hình con 2.5D Phiên bản này các phím điều hướng (back, home, đa nhiệm) được tích hợp vào bên trên màn hình của máy và có thể ẩn đi trong khi chạy ứng dụng toàn màn hình như xem phim hay duyệt web, đây là tính năng rất tốt được đánh giá rất cao trong việc tận dụng tối đa kích thước màn hình máy. Hơn nữa đây cũng là điểm mà người dùng góp ý rất nhiều cho dòng Zenfone đến phiên bản này Asus mới đưa vào trong thiết kế máy. [IMG] Phím điều hướng nằm trên màn hình chính Các phím vật lý (nguồn, âm lượng) và các cổng kết nối vẫn được đặt ở những vị trí thông thường thường thấy. Điểm nhấn có lẽ là cảm biến vân tay một chạm được thiết kế hình vuông bo tròn [IMG] Phím vật lý được đặt ở vị trí cổ điển, hơi thụt lùi xuống về mặt sau một chút để che đi phần "lồi" lên của phím [IMG][IMG] Các cổng kết nối được thiết kế nghiêng về phía góc máy hơn. [IMG] Khe sim có hỗ trợ khung gắn sim tháo rời giúp bảo vệ Sim và giúp tháo lắp dễ dàng hơn không làm hỏng khe Sim máy. [IMG] Cảm biến vân tay ở mặt sau bên dưới camera, ốp của máy được làm trống và gọn. Hiệu năng - Phần cứng và sức mạnh Thông số phần cứng cơ bản của Asus Zenfone 3 Max: Hệ điều hành: Android 6.0 Chip xử lý: MediaTek 6735 GPU: Mali-T720 RAM: 3 GB Màn hình: 5.2" 720p, mép cong 2,5D Bộ nhớ trong: 32 GB Camera sau: 13 MP Camera trước: có Cảm biến vân tay 360 độ Thông số được thể hiện thông qua CPU-Z. [IMG][IMG][IMG][IMG] Về mặt thông số kỹ thuật, Asus Zenfone 3 sở hữu cấu hình phần cứng rất tốt với nhiều thiết bị mới nhất. Tuy nhiên độ phù hợp cũng như hiệu năng thì cần phải thông qua các bài kiểm tra thực tế và thông số đo bằng các phần mềm chuyên dụng mới biết được. Kiểm tra hiệu năng phần cứng với Antutu Benchmark Dĩ nhiên ta sẽ sử dụng trình Antutu quen thuộc nhất trong quá trình kiểm tra hiệu năng này, nó sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về toàn bộ máy và những định hướng có được. Cũng không có gì ngoài ý muốn khi mức điểm của Zenfone 3 Max là hơn 39.000 điểm, chúng ta đều biết dòng sản phẩm Zenfone của Asus luôn đạt được mức điểm Antutu cao cho bất kì sản phẩm nào, hiển nhiên là thiết bị này cũng không ngoại lệ. [IMG] Asus Zenfone 3 Max đạt được mức điểm antutu là 39454, số điểm này có thể chênh lệch không nhiều qua các lần đo khác nhau bởi nhịp hoạt động của máy không đồng đều liên tục. Zenfone 3 Max sở hữu điểm số "trong mơ" ở các điểm bench như 3D (4222) hay CPU (13389). Nó dễ dàng vược mặt các sản phẩm khác đồng phân khúc, hơn nữa điểm 3D ở mức cao như vậy chính là nhờ sức mạnh của GPU mali-T720. Các thông số khác lại được ảnh hưởng từ CPU MT6735, đây là con chip mới của Mediatek ra mắt không lâu hỗ trợ 4 nhân Cortex-A53 theo một số nguồn tin chính thức trên mạng thì nó vược qua được chip snapdragon 410 (dòng chip thường sử dụng cho smartphone tầm trung, thấp) về hiệu năng. [IMG][IMG][IMG] Zenfone 3 Max đạt điểm 3D lên tới 4222 cho thấy được sức mạnh dựng hình 3D rất cao, đảm bảo việc tải và load hầu hết các tựa game tầm trung hiện nay với mức setting tối ưu và không giật hình trong trải nghiệm. Tuy điểm Antutu cao thì không hẳn nói lên thiết bị tốt và mạnh mẽ, nhưng nó cũng thể hiện ra được gần đúng sức mạnh tổng thể phần cứng của máy. Từ đó tạo được cái nhìn tổng quan và nhìn nhận được hiệu năng thiết bị so với các sản phẩm khác. [IMG] Hiệu năng phần cứng của Asus Zenfone 3 tốt hơn hẳn các thành viên đồng giá còn lại. Kiểm tra sức mạnh của CPU với GeekBench 4 Chắc hẳn đây là thông tin nhiều người quan tâm nhất và chính mình cũng thế, chip mediatek nhiều người dùng vẫn chưa có nhiều thiện cảm về khoản hiệu năng, vậy với chip MT6735 mới của hãng được công bố với hiệu năng vược trội hoàn toàn thì sao? Ta sẽ biết ngay thông qua điểm số bên dưới. Mình sử dụng GeekBench 4 vì đây là chương trình chỉ đo CPU và nó hiển thị gần như chính xác các thông số cần thiết nhất. [IMG] bạn có thể dễ dàng thấy điểm đa nhân (Multi-Core) 1856 gấp 3 lần điểm đơn nhân (Single-Core) 670, điều này thể hiện rõ là chip MT6735 sẽ hỗ trợ tốt hơn trong việc quản lý đa tác vụ bằng cách chia nhỏ tác vụ ra và chạy nó trên tất cả các nhân CPU trống. Vậy trên thực tế ta có thể yên tâm hơn trong các tác vụ đa nhiệm liên tục mà không lo ngại nhiều đến tình trạng thiếu nhân gây đứng máy. Đây cũng là bước đột phá của dòng chip mediatek bởi trước đến nay khả năng xử lý đa nhân của thế hệ này không cao hơn xử lý đơn nhân nhiều lắm. Tiết lộ thêm một chút cho các bạn là chip MT6735 có hỗ trợ hệ thống điều khiển đa xử lý CorePilot nó sẽ giúp giải phóng sức mạnh của tất cả các lõi đồng thời, tức là bạn sẽ chơi được các ứng dụng nặng cần tài nguyên phần cứng lớn hơn và thậm chí là chạy được cả những ứng dụng cực nặng mà cách chíp đồng sức mạnh khác với MT6735 không hoạt động được. Mình sẽ có riêng một phần thử chạy các ứng dụng nặng trên máy ngay bên dưới. Nhưng điểm yếu là khi các lõi hoạt động ở cường độ cao như vậy thì máy sẽ luôn trong trình trạng hiệu suất lớn CPU sẽ nóng hơn thông thường rất nhiều và nhiệt độ này sẽ tỏa ra cả ngoài vỏ máy. [IMG][IMG] Các nhân CPU hoạt động khác biệt ở cường độ và hiệu suất trong 2 chất độ đơn nhân và đa nhân. [IMG][IMG] Hiệu năng xử lý của chip MT6735 là rất mạnh, vược qua chip snapdragon 410 về mặt hiệu năng xử lý đơn nhân và đa nhân. Đây chính là điểm mạnh khẳng định lại sức mạnh của dòng máy mới này trong tác vụ đã đa chiều. [IMG] Về mặt xử lý đơn nhân Zenfone 3 Max vược mặt tất cả đối thủ khác, còn xử lý đa nhân thì chỉ nằm ở mức trung. Tuy nhiên đây là một con số đáng khen bởi Mediatek là dòng chip không thiên về hiệu suất và sức mạnh. Kiểm tra sức mạnh đồ họa của CPU Mali-T720 với GFXBench (Version 4.0.13) Lý do mình dùng ứng dụng này rất đơn giản thôi, vì mình rất chú ý đến khả năng chơi game của smartphone, khi 1 smartphone hỗ trợ chơi game tốt kể cả các trình game nặng và 3D thì dĩ nhiên tất cả các trình đồ họa khác đều sẽ chạy trơn tru theo đúng hiệu suất. GFXBench sẽ sử dụng các game chạy từ thấp đến cao và đo fps trung bình khi chơi, cách đo này rất thiết thực và phù hợp với nhu cầu của mình. Một chút thông tin về GPU Mali-T720: là chip xử lí đồ họa được thiết kế để tương thích với nền tảng hệ điều hành Android, có hỗ trợ OpenGL ES 3.1 + AEP. có tốc độ lên đến 650MHz, tỉ lệ lấp đầy điểm ảnh đạt 5,3 Gpixel/s. Ngoài ra còn hỗ trợ DirectX 11. [IMG][IMG][IMG] Không thể so sánh với các chip tầm cao nhưng mình khẳng định rằng Mali-T720 không thua bất kì chip đồ họa nào khác ngang tầm với bài kiểm tra Manhattan là 8.7 Fps trong Highe-test, ALU2 là 7.9Fps trong Low-test, chính xác hơn là nó còn vược mặt một số đối thủ khác. [IMG][IMG] Tất cả các bài kiểm tra đồ họa đều đạt được mức Fps ổn định và cao, điều này giúp đảm bảo được tính tương đối khi chơi game (kể cả game nặng), hơn nữa với khả năng xử lý của GPU T740 sẽ giúp máy chạy các tác vụ dựng hình 3D tốt hơn cả. Sức mạnh đồ họa đuợc kiểm tra bằng 3DMark Mình không kiểm tra trình Unlimited vì nó vược quá ngưỡng sức mạnh đồ họa của Zenfone 3 Max, thông số hiển thị sẽ không chính xác mình sẽ chỉ kiểm tra bằng 2 trình test nhẹ hơn. Test Ice Storm Extreme [IMG][IMG] Asus zenfone 3 Max đạt số điểm khá cao với Ice Storm Extreme lên đến 3488 điểm Ice Storm [IMG][IMG] Số điểm Ice Storm của Zenfone 3 Max lại chỉ đạt ở mức trung 7370 điểm Hiệu năng về 3DMark ở mức khá, bởi nhiệt độ khi hoạt động của máy cũng ảnh hưởng rất nhiều, nhưng theo biểu đồ thống kê ta có thể dễ dàng nhận thấy được nhịp hoạt động của phần cứng liên quan như Ram, CPU, GPU luôn đồng mức và ổn định dù nhiệt độ ở trên đã luôn tăng. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi ta có thể chơi game hay sử dụng máy liên tục trong thời gian dài mà không nghỉ xả nhiệt thì hiệu năng cơ bản của máy vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Kiểm tra nhiệt độ của máy bằng súng đo nhiệt độ Mình muốn đo được nhiệt độ trong điều kiện giống với thực tế nhất nên mình sử dụng máy chơi game liên tục trong 30 phút, sau đó tiếp tục đọc báo và xem phim trong 30 phút, cắm sạc lại cho máy đến đầy pin, rồi chơi game 15 phút trong điều kiện cắm sạc, rút sạc và tiếp tục chơi game 20 phút nữa mới đo. Điều kiện là mình dùng máy trong phòng máy lạnh 20 độ, máy đo nhiệt bằng laser và quá trình đo tránh tiếp xúc với da tay nhiều nhất có thể Ảnh đo nhiệt độ (độ C) [IMG] Ảnh minh họa Như lúc đầu mình nói, do chip phải chạy ở hiệu suất tối đa nên máy sẽ khá nóng, nhiệt độ lúc này theo mình nghĩ vẫn chưa phải là đỉnh điểm nhưng nhờ vỏ kim thoát nhiệt tốt và khả năng phân tán nhiệt cao ổn định nên mình nghĩ mức này là hợp lý ít ảnh hưởng đến các thành phần phần cứng khác. Ta dễ dàng nhận biết được khu vực giữa máy và gần phía trên là nhiệt độ cao hơn cả, lý do đơn giản đây là khu vực tập trung CPU và GPU, máy mắn là khu vực cảm biến vân tay khá mát nhờ vậy với những người dùng có bệnh đổ mồ hôi tay sẽ ít bị kích thích tuyến mồ hôi hơi. Phần màn hình của máy cũng có nhiệt độ ở mức trung bình nghĩa là các được cắt và tản nhiệt của ốp kim loại giúp phân tán đều nhiệt trên toàn thân máy, giúp tản nhiệt tốt hơn. Kiểm tra sức mạnh của máy thông qua game 3D Chơi game DeadTrigger 2 : Lưu ý: Mình chỉ chọn setting mặc định (máy tự chỉnh) để xem thử chất lượng chơi game khi phần mềm máy tối ưu là như thế nào. Hình ảnh trong game [IMG][IMG] Có thể nói là ổn, mức fps trung bình là khá cao và cao nhất đạt tới 54pfs, đây là một con số vô cùng "dữ" cho một máy tầm thấp như thế này. Hơn nữa trong quá trình trải nghiệm game thì hiện tượng giật lag cũng không xảy ra, quá trình rê súng và di chuyển tốt (kể cả cảm ứng). [IMG] Theo bảng thống kê, mức fps trung bình là 39Fps (đây là cấu hình tùy chỉnh nên bạn có thể tăng thêm fps được nhé) Chơi game Modern Combat 5 : Đây là một dòng game được gọi là sát thủ phần cứng, dĩ nhiên Zenfone 3 Max vẫn chạy trơn tru nhưng fps thì bị tụt khá nhiều, hình ảnh cũng không còn đẹp nữa bởi máy tự giảm cấu hình để đạt được hiệu suất tốt nhất. Về vấn đề chơi và trải nghiệm là không giới hạn chỉ hơi tiếc là những khu vực nhỏ hình ảnh sẽ bị vỡ do GPU không đủ xử lý. mức cao nhất trong game chỉ đạt 49Fps Hình ảnh trong game [IMG][IMG] Những cảnh chiến đấu bắn nhau hình ảnh và fps vẫn ổn định hiện tượng giật hoàn toàn không xảy ra, đây là điểm cộng đáng giá cho máy. [IMG] Theo bảng thống kê, mức fps trung bình là 25Fps, rớt khá nhiều so với game trước (đây là cấu hình tùy chỉnh nên bạn có thể tăng thêm fps được nhé) *** Cấu hình ổn, giá phải chăng và thiết kế tốt là những từ mình sẽ dùng để chỉ Zenfone 3 Max. Sức mạnh phần cứng của máy là không thể chối bỏ, khả năng hoạt động với các tác vụ nặng đòi hỏi đồ họa dựng hình cao cũng được đáp ứng tốt. Có thể nói trong phân khúc của mình Zenfone Max tự tìm được vị thế riêng mà không phải smartphone nào cũng có thể thay thế. Một số điểm yếu như quá nóng và lượng pin tuột cao khi tăng nhiệt độ nhưng cũng có một số cách khắc phục tình trạng này (mình sẽ tiết lộ trong bài sau).
    Chủ đề bởi: dongquangdo, 13/9/16, 5 lần trả lời, trong diễn đàn: Thông tin Tổng hợp
  6. ong.tho
    [Previews]Zenfone 3 Max nâng cấp những gì so với người tiền nhiệm Zenfone Max Cuối tháng 8 vừa qua, Zenfone 3 Max đã chính thức được bán ra tại thị trường Việt Nam, với việc hoàn thiện về thiết kế cũng như nâng cấp về hiệu năng thì Zenfone 3 Max có điểm gì đáng chú ý so với Zenfone Max, một smartphone rất thành công ở phân khúc giá rẻ đầu năm 2016? [ATTACH] Thay đổi lớn về ngôn ngữ thiết kế Cũng giống như các máy Zenfone 3 mới được ra mắt, Zenfone 3 Max đã từ bỏ chất liệu nhựa truyền thống mà thay vào đó là thiết kế kim loại hoàn thiện. Asus đã thay đổi hoàn toàn về ngôn ngữ thiết kế trên Zenfone 3 Max. Với thiết kế, kích thước máy cũng đã có sự thay đổi khi sở hữu màn hình chỉ 5.2 inch, có độ dày khoảng 8.5mm và khối lượng chỉ còn 146g (so với độ mỏng 10.7mm và khối lượng 200g trên Zenfone Max). Máy mang thiết kế kim loại nguyên khối mà theo như Asus từng đề cập, bề mặt kim loại được làm mịn bằng kỹ thuật bắn cát áp lực cao, các cạnh được bo cong với các đường viền cắt kim cương sắc sảo, khiến Zenfone 3 Max trở nên mỏng, gọn hơn và khả năng cầm nắm thoải mái dù sở hữu viên pin đến 4130mAh. Phím tăng giảm âm lượng, nút nguồn và khe sim đều được đưa ra 2 cạnh bên. [ATTACH] Rất nhiều thay đổi về thiết kế trên Zenfone 3 Max so với Zenfone Max Mặt trước có rất nhiều các thay đổi đáng chú ý, màn hình Zenfone3 Max được giảm kích thước xuống còn 5.2 inch (so với 5.5inch), Vẫn được trang bị kính cường lực Corning Gorilla Glass 4 như Zenfone Max đời đầu, tuy nhiên 2 cạnh màn hình đã được vuốt cong 2.5D đẹp mắt cũng như khả năng chống trầy sướt cao. Điểm nhấn khác dễ nhận ra trên Zenfone 3 Max là việc bỏ đi các vòng tròn đồng tâm truyền thống và chuyển các phím menu back, home, multitask vào bên trong màn hình, logo Asus được đặt vào cạnh dưới mặt trước, cho cảm giác mới lạ. Mặt lưng được phủ kim loại sáng bóng 2 đường cắt kim cương ở phần trên và dưới. Điểm nhấn chính là việc Zenfone 3 được hỗ trợ cảm biến vân tay một chạm cho khả năng nhân diện 360 độ, bên cạnh đó là cụm camera được làm sáng bóng trang trí các vân tròn đồng tâm đặc trưng của ASUS cùng đèn flash. Điều đáng tiếc là Zenfone 3 Max bỏ đi cảm biến lấy nét laser khi tính năng này hiện đang rất phổ biến các máy smartphone hiện tại. [ATTACH] Khả năng hiển thị và hiệu năng tốt hơn Màn hình là điểm không có nhiều khác biệt so với Zenfone Max, Zenfone 3 Max vẫn trang bị tấm nền màn hình IPS, kích thước màn hình giảm xuống 5.2 inch, vẫn giữ nguyên độ phân giải HD 720 x 1280 pixels, mật độ điểm ảnh khoảng 281ppi. Về chất lượng hiển thị, nhìn chung màn hình của Zenfone 3 có độ chi tiết khá tốt, màu sắc thể hiện hài hòa trung thực. Vì sử dụng màn hình IPS nên Zenfone 3 Max cho góc nhìn rộng, khả năng hiển thị không bị biến đổi màu. Độ sáng màn hình trung bình khoảng 400 nit cho khả năng hiển thị ngoài trời tạm chấp nhận được trong điều kiện nắng gắt. Tuy nhiên, Zenfone 3 Max vẫn không có nhiều thay đổi về mặt hiển thị so với Zenfone Max. [ATTACH][ATTACH] MT6737 là bản nâng cấp hoàn hảo của MT6735 nhưng tiết kiệm năng lượng lên đến 25% Về cấu hình Zenfone 3 Max lại có rất nhiều điểm thay đổi, thay vì trang bị chip xử lý Qualcomm Snapdragon, Zenfone 3 Max trang bị vi xử lý từ NSX MediaTek MT6737 64-bit gồm 4 nhân A53 1.5GHz, GPU Mali T720 mang lại hiệu năng mạnh mẽ, đặc biệt là khả năng chiến một số game khủng tốt hơn cũng như sử dụng khả năng tiết kiệm điện năng so với con chip Snapdragon 410. Zenfone 3 Max nâng cấp bộ nhớ RAM lên 3GB cho khả năng đa nhiệm tốt hơn. Tốc độ truyền tải dữ liệu khá tốt, xung nhịp từ 533Mhz lên 733Mhz cho tốc độ từ 4.2GB/s lên mức 6.4GB/s, cải thiện đáng kể tính trạng lag giật khi thực hiện đa nhiệm, nhiều tác vụ xử lý cùng lúc hay đặc biệt là những ứng dụng cần truy xuất lượng dữ liệu lớn. Zenfone 3 Max hỗ trợ kết nối di động 4G/LTE. Máy trang bị 2 khe cắm SIM 2G/4G, vận hành trên nền tảng Android 6.0 và ZENUI 3.0 mới nhất. Dưới đây là một số phép so sánh cấu hình của Zenfone 3 Max và Zenfone Max: [ATTACH] Bên trái là Zenfone Max và bên phải là Zenfone 3 Max, điểm hiệu năng cho thấy sự vượt trội của Zenfone 3 Max Tính năng mới hỗ trợ mà Zenfone Max vẫn chưa có: + Giao diện ZENUI 3.0 Zenfone 3 Max được hỗ trợ giao diện người dùng ZenUI 3.0 nên thừa hưởng được rất nhiều tính năng nổi bật như: kho giao diện theme từ ZenUI 3.0, trình quản lý di động ASUS Mobile Manager cho phép quản lý đa năng mọi mặt từ bộ nhớ, pin đến bảo mật thông tin cho Zenfone 3 Max, chế độ Power Saver giúp chuyển đổi khả năng tiết kiệm pin (hoặc siêu tiết kiệm) sang chế độ hiệu suất (hoặc ngược lại) giúp cải thiện hiệu năng làm việc để duy trì hoạt động trong thời gian dài, Game Genie cũng là công cụ hỗ trợ chơi game trên các dòng máy Zenfone 3 mới hiện nay. [ATTACH] Giao diện ZENUI 3.0 trên Zenfone 3 Max + Cảm biến vân tay: Nhằm theo kịp xu thế nay, Asus đã tích hợp cho ZenFone 3 Max cảm biến nhận dạng vân tay 1 chạm. Với khả năng lưu trữ năm mẫu vân tay khác nhau cũng nhận diện hình ảnh 360 độ cho độ chính xác cao, tốc độ nhận diện nhanh chống. Người dùng có thể sử dụng cảm biến này để mở nhanh camera hoặc mở ứng dụng đã khóa. Tuy nhiên, nhược điểm của cảm biến nhận dạng vân tay là khả năng nhận dạng kém chính xác hơn khi vân tay bị bám bụi và mô hôi. [ATTACH] Vân tay là điểm nhấn trong thiết kế của Zenfone 3 Max + Game Genie Là một tính năng hoàn toàn mới trên ZenUI 3.0, Game Genie hoạt động giống một Pop-up để hiển thị các công cụ để nâng cao trải nghiệm trong quá trình chơi game, giúp người dùng có thêm các tùy chọn tốt hơn. Ngay trong quá trình chơi, Game Genie cho phép thể giải phóng RAM ngay lập tức để đảm bảo trải nghiệm game tốt nhất trong khi chơi. Ngoài ra, các bạn có thể chia sẻ các file ảnh, video ngay trong lúc chơi game. Vấn đề về pin Điểm nhấn chính của Zenfone 3 Max là pin 4130mA, thấp hơn người tiền nhiệm Zenfone 3 (có viên pin lên đến 5000mAh), vẫn hỗ trợ tính năng powerbank và có thể sạc cho thiết bị khác với một trong hai chế độ: Chế độ mặc định sạc cho thiết bị khác với dòng tiêu chuẩn 0.5A, và chế độ tùy chọn Rapid Reverse Charge hoạt động khi tắt màn hình cho phép tăng dòng ra lên đến 1.5A. Ở chế độ này, ZenFone 3 Max có thể theo dõi mức sạc và tự động ngắt sạc khi pin xuống dưới ngưỡng 30%. Zenfone 3 Max vẫn không được trang bị sạc nhanh nhưng với dòng vào 5V-2A, thiết bị này có thể sạc đầy trong 3 tiếng. Như Asus đã từng công bố, ZenFone 3 Max cho phép kéo dài thời gian chờ lên đến 30 ngày, 20 giờ gọi thoại VoIP qua 3G, 87 giờ chơi nhạc và 15 giờ xem video. [ATTACH] Zenfone 3 Max vẫn hỗ trợ tính năng sạc dự phòng cho các máy khác nhưng được nâng cấp đầu ra tốt hơn
    Chủ đề bởi: ong.tho, 10/9/16, 1 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức Công Nghệ - IT News
  7. Sal358
    Trong khi cả 2 thế hệ đầu tiên của dòng Zenfone đều đánh mạnh về sức mạnh phần cứng trên mức giá hợp lý, thì đến thế hệ thứ 3, ASUS thể hiện sự lột xác toàn diện cả về thiết kế, hoàn thiện lẫn công nghệ tích hợp. Thế hệ Zenfone Max đầu tiên đã gây được sự quan tâm không nhỏ từ phía người tiêu dùng. Tại thời điểm ra mắt, đây là chiếc smartphone có dung lượng pin “khủng” nhất, đặc biệt là có thể sử dụng làm sạc dự phòng cho các thiết bị di động khác. Tất nhiên, Zenfone Max thế hệ đầu không thể thỏa mãn được nhu cầu của mọi người dùng, nếu bạn cần một thiết bị vừa có pin “khủng”, vừa có hiệu năng tốt, thiết kế cao cấp, bớt hầm hố hơn và nhiều công nghệ mới như nhân diện vân tay thì Zenfone 3 Max sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. [IMG] Thiết kế và khả năng hoàn thiện: Về thiết kế, cả 5 mẫu Zenfone 3 vừa ra mắt đều sử dụng những chất liệu cao cấp cho vỏ ngoài, ít nhất là so với nhựa truyền thống trên các thế hệ trước đây. Thay vì sử dụng 2 lớp kính cường lực như trên Zenfone 3, chiếc Zenfone 3 Max bao phủ mặt sau hoàn toàn bằng kim loại và với thiết kế nguyên khối, bạn cũng không thể tháo pin dễ dàng. Một số điểm nhấn trong thiết kế khác như đường cắt chia khu vực anten, cảm biến vân tay hay camera được làm sáng bóng, vân tròn đồng tâm đặc trưng của ASUS xuất hiện ở phần camera sau.Tuy nhiên, thực tế mà nói thì theo mình kiểu thiết kế này sẽ dễ chấp nhận chứ không quá ấn tượng. Bù lại, với viên pin chỉ 4130mAh, màn hình 5.2inch, Zenfone 3 Max mỏng hơn, gọn gàng hơn, cảm giác cầm nắm thoải mái và phù hợp với đa số người dùng hơn. [IMG][IMG][IMG][IMG] Phần mặt trước Zenfone 3 Max cũng đơn giản hơn nhiều so với các thế hệ trước. ASUS loại bỏ dải kim loại với các vân tròn đồng tâm truyền thống ở cạnh dưới máy, 3 phím cảm ứng chức năng đã được đưa vào bên trong màn hình hiển thị, bên cạnh đó logo ASUS quen thuộc là điểm nhấn duy nhất ở mặt trước cũng được chuyển xuống dưới. Ngoài ra, ASUS cũng sử dụng kính cường lực Corning Glass thế hệ thứ 4 cho khả năng chống sước và va đậm tốt hơn cũng như vuốt cong 2.5D tạo ra hiệu ứng ánh sáng thủ vị và cảm giác cầm nắm thoải mái hơn. [IMG] Nếu chỉ so sánh phần mặt trước với các thiết bị Zenfone trước đây thì Zenfone 3 Max sẽ gần giống với chiếc smartphone chuyên camera Zenfone Zoom nhất. Một phần cũng vì kể từ chiếc Zenfone Zoom, đến Zenfone Max hay Zenfone 3 Max mình đang có trên tay ở đây đều thoát ra được kiểu thiết kế cực kì đặc trưng đó là phần mặt trước sẽ biến thành “một tấm gương đen” khi tắt màn hình, nhiều người có thể thích thiết kế này, tuy nhiên qua nhiều đời máy, sự thay đổi là cần thiết nếu ASUS không muốn tạo ra sự nhàm chán . Chiếc Zenfone 3 Max mình đang có trên tay đây là phiên bản màu trắng, ngoài ra tại thị trường Việt Nam chúng ta sẽ có thêm phiên bản màu đen và vàng. Cá nhân mình thích thiết kế này hơn là giải vân đồng tâm, chỉ trừ một điểm duy nhất, đó là giải nhựa trắng bao quanh khung viền, qua thời gian phần nhựa này có thể nhanh chóng bị bám bẩn hoặc trầy sước và việc thay thế nếu muốn cũng sẽ khá khó khăn. Ngoài ra, tuy không có nhiều kinh nghiệm trong các sản phẩm nguyên khối, nhưng nhìn chung khả năng hoàn thiện của chiếc Zenfone 3 Max cũng khá tốt, các chi tiết ghép nối với nhau liền mạch, không hề xuất hiện các khe hở. [IMG] Android 6.0, giao diện người dùng ZenUI 3.0 và bảo mật vân tay: Cũng là một sản phẩm sử dụng chip xử lý Mediatek nhưng Zenfone 3 Max không hề thiệt thòi như chiếc Zenfone Go trước đây, thiết bị này được trang bị giao diện người dùng ZenUI 3.0 phiên bản đầy đủ, đồng nghĩa với tất cả những tính năng quan trọng đều được tích hợp. Có thể kể đến như giao diện người dùng ZenUI theme với kho giao diện trực tuyến khá lớn và thường xuyên được cập nhật, trình quản lý di động ASUS Mobile Manager cho phép quản lý quyền truy cập ứng dụng, chặn thông báo, dọn rác, chặn ứng dụng tự khởi động giải phóng ram…. Đặc biệt là tính năng tinh chỉnh thông minh theo các chế độ hoạt động của máy dựa vào nhu cầu người dùng như chế độ hiệu suất cao khi bạn muốn chơi game nặng, chế độ tiết kiệm và siêu tiết kiệm pin khi bạn muốn duy trì hoạt động trong thời gian dài. Bộ công cụ Game geine cho phép live stream game cũng như tìm kiếm nhanh các thông tin đến trò chơi…. Zenfone 3 Max được cài sẵn phiên bản Android 6.0 với sự tối ưu sử dụng phần cứng tốt hơn cùng rất nhiều tính năng mới mẻ và đặc biệt là những tính năng liên quan đến bảo mật dữ liệu người dùng như quản lý quyền ứng dụng, sao lưu dữ liệu trự tiếp lên Google Drive hay bảo mật vân tay tích hợp sâu vào hệ thống… [IMG] Bảo mật vân tay dường như trở thành một tiêu chuẩn cho các thiết bị Zenfone, được tích hợp trên cả 5 thiết bị mới không kể thuộc phân khúc cao cấp, tầm trung hay phổ thông như Zenfone 3 Max. Với mức giá chỉ rơi vào khoảng 4,5 triệu đồng, không nhiều thiết bị hiện nay được tích hợp công nghệ bảo mật tiên tiến này. Cảm biến vân tay của Zenfone 3 Max đặt ở mặt sau, ngay dưới camera chính, bạn có thể thao tác nhận diện dễ dàng bằng ngón trỏ hoặc ngón cái của tay cầm với khả năng lưu trữ 5 kiểu vân khác nhau. Bên cạnh khả năng nhận diện từ nhiều phía, bạn có thể sử dụng cảm biến này để mở nhanh camera cũng như chụp hình selfie cực kì thuận tiện, có lẽ sẽ khá nhiều người thích tính năng này đây. [IMG] Sức mạnh phần cứng Chỉ vừa cầm máy nên mình chưa có nhiều thời gian test hiệu năng máy, thử qua với Antutu thì Zenfone 3 Max đạt khoảng 40 ngàn điểm, khá tốt trong tầm giá. Điểm qua một chút về sức mạnh phần cứng, theo thông tin chính thức từ ASUS thì chiếc Zenfone 3 Max sử dụng bộ vi xử lý Mediatek MT6737T, đây cũng là một dòng chip mới vừa được ra mắt trong quý 2 năm nay. Với 4 nhân A53 xung nhịp 1.5Ghz, Mediatek MT6737T hứa hẹn mang lại hiệu năng mạnh mẽ hơn so với con chip Snapdragon 410 xuất hiện trên rất nhiều smartphone thuộc phân khúc phổ thông hay trung cấp hiện nay như người tiền nhiệm Zenfone Max hay Samsung Galaxy J5 2016… cũng được sản xuất trên tiến trình 28nm, nhân ARM A53 nhưng xung nhịp thấp hơn. [IMG] Bộ nhớ ram trên Zenfone 3 Max được nâng cấp lên 3GB cho khả năng đa nhiệm tác vụ tốt hơn, hiện nay các ứng dụng trên Android đều đang dần trở nên nặng nền, chiếm dụng bộ nhớ ram càng ngày càng nhiều hơn, ngay cả những ứng dụng bạn sử dụng hằng ngày như facebook, chrome. Do vậy việc chọn lựa một thiết bị có bộ nhớ ram ở mức 3GB cũng là một tiêu chỉ cần được ưu tiên nếu bạn không muốn đổi mới thiết bị chỉ sau vài năm. Vẫn là chuẩn ram LPDDR3 nhưng trên SOC MT6737T cho tốc độ truyền tải dữ liệu cũng tốt hơn khá nhiều, xung nhịp từ 533Mhz lên 733Mhz cho tốc độ từ 4.2GB/s lên mức 6.4GB/s, cải thiện đáng kể tính trạng lag giật khi thực hiện đa nhiệm, nhiều tác vụ xử lý cùng lúc hay đặc biệt là những ứng dụng cần truy xuất lượng dữ liệu lớn. Cuối cùng là nhân đồ họa Mali T720MP2, đây đồng thời cũng là nhân đồ họa được tích hợp trên con chip Exynos 7580 8 nhân sử dụng trên dòng smartphone tầm trung cận cao cấp Samsung Galaxy A7 2016. Chỉ cần đơn giản như vậy thôi cũng đủ để đảm bảo khả năng chơi game của chiếc Zenfone Max mới. Mình sẽ test thêm trong các bài viết chi tiết sau. Một số điểm phần cứng khác của Zenfone 3 Max bao gồm độ phân giải HD 1280x720 trên tấm nền IPS cho khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết và màu sắc khá tốt. Camera chính 13MPx tuy nhiên không sử dụng cảm biến Sony mới 4 chiếc Zenfone 3 còn lại, chúng ta vẫn có đầy đủ các chế độ chụp HDR, siêu độ phân giải, chụp thiếu sáng, time lapse… dù thiếu tính năng chụp chỉnh tay nâng cao nhưng camera trên Zenfone 3 Max vẫn cho chỉnh thông số ISO với giá trị từ 50 đến 1600. [IMG] Pin, sạc và các kết nối Tất nhiên, điểm quan trọng nhất đối với một thiết bị như Zenfone 3 Max chính là thời lượng pin, thiết bị này có dung lượng pin khá lớn đến 4130mAh, cao hơn hầu hết các smartphone hiện nay nhưng lại giảm nhiều so với dòng Zenfone Max đời đâu. Mình chưa có nhiều thời gian test pin cho thiết bị, nhưng nhìn chung nếu sài trong ngày vẫn thừa đủ,Zenfone 3 Max không được trang bị sạc nhanh nhưng với dòng vào 5V-2A, thiết bị này có thể sạc đầy trong 3 tiếng. Đặc biệt hơn, chiếc Max mới có thêm công nghệ Reserve Charge hỗ trợ sạc cho các thiết bị khác cho dòng cấp có thể lên đến 1.5A, nhanh hơn nhiều so với chế độ sạc ngược cũ. Về kết nối Zenfone 3 Max hỗ trợ băng tần mạng 4G chuẩn LTE Cat 4 tuy nhiên chỉ trên 1 sim, sim còn lại chỉ sử dụng 2G. Wifi đạt chuẩn N, bluetooth 4.1 với tốc độ truyền tải dữ liệu cao, Zenfone 3 Max vẫn dùng chuẩn MicroUSB cũ thay vì type-C.
    Chủ đề bởi: Sal358, 8/9/16, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  8. Sal358
    Bên cạnh loạt Zenfone 3 cao cấp, ASUS còn mang đến sự kiện Zenvolution tại Việt Nam 2 sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung và phổ thông khác bao gồm Zenfone 3 Max và Zenfone 3 Laser. Trong đó Zenfone 3 Max được cho là thiết bị kế thừa của chiếc Zenfone Max năm ngoái với dung lượng pin khủng cùng nhiều thay đổi trong thiết kế lẫn cấu hình phần cứng. Vậy so với kẻ tiền nhiệm năm ngoái, Zenfone 3 Max có thực sự hấp dẫn hơn hay không? [IMG] Thực ra Zenfone 3 Max không hẳn là phiên bản nâng cấp từ chiếc Zenfone Max trước đây, bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt rất nhiều giữ 2 sản phẩm này ngoài trừ dung lượng pin vẫn đứng top về độ khủng hiện nay. Zenfone Max 2015 tại thời điểm ra mắt không phải là thiết bị nổi bật nhất nhưng lại nhận được sự thu hút nhất định. Chiếc smartphone này nhận được sự chú ý không chỉ từ dung lượng pin cực khủng 5000mAh đến mức có thể sử dụng làm pin dự phòng sạc cho các thiết bị khác mà còn vẻ ngoài trông cực kì hầm hố, mạnh mẽ những không quá thô. Zenfone Max 2015 cũng không có cấu hình phần cứng quá mạnh vừa đủ đáp ứng nhu cầu người dùng điều này ngược lại làm kéo dài thời lượng pin sử dụng. [IMG] Trong khi đó chiếc Zenfone 3 Max lại có thiết kế hoàn toàn khác biệt với vỏ nhôm nguyên khối thay vì nhựa và mặt trước kính cong 2.5D, đặc biệt là kích thước màn hình giảm xuống còn chỉ còn 5.2 inch. Cảm giác cầm Zenfone 3 Max không còn đâm tay và hấm hố như người đàn anh nhưng bù lại vừa vặn và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tất cả thiết bị thuộc dòng Zenfone 3 đều được trang bị cảm biến vân tay và sản phẩm này cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta có một khu vực cảm biến vân tay đặt ở sau lưng máy để người dùng có thể tương tác dễ dàng khi cầm nắm bằng cả 2 tay, đây là loại cảm biến một chạm nhận ngay mà theo quảng cáo thì tốc độ nhận diện khoảng 0.2 giây, khá ấn tượng với một thiết bị phổ thông. Cấu hình phần cứng của Zenfone 3 Max thêm một vài nâng cấp, đầu tiên là bộ nhớ ram được tăng cường lên 3GB so với 2GB trước đây, vi xử lý MT6735 4 nhân hứa hẹn sẽ mạnh mẽ hơn một chút so với Snap dragon 410 cả về hiệu năng CPU lẫn đồ họa GPU, bộ nhớ trong cũng nâng lên mức 32GB. Tuy nhiên đó là tất cả những nâng cấp về cấu hình của chiếc Zenfone 3 Max có thể kể đến. Thiết bị này vẫn giữ độ phân giải HD trong khi laser lấy nét cho camera bị loại bỏ là một trong những điểm yếu đáng phải xem xét bên cạnh dụng lượng pin giảm xuống chỉ còn 4100mAh tức là khoảng 20% so với 5000mAh ở thế hệ trước. [IMG] Nói chung trong tầm giá 4 triệu đồng thì cả 2 thế hệ Zenfone Max đều đáng được xem xét nếu bạn đang cần một thiết bị có thời lượng sử dụng dài, tuy nhiên những khác biệt trong cấu hình và thiết kế cũng đáng để lưu tâm để bạn có thể chọn lựa cho mình một thiết bị phục vụ tốt nhất như cầu sử dụng. [IMG]
    Chủ đề bởi: Sal358, 21/7/16, 3 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức

Chia sẻ trang này