fastboot

These are all contents from amtech.vn - Giải đáp thắc mắc về công nghệ tagged fastboot.

  1. Diễn đàn

    ASUS ZenFone 4

  2. Sal358
    Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc cài đặt driver để máy tính có thể nhận được các thiết bị ASUS Zenfone phục vụ cho nhu cầu truyền dữ liệu hay cài đặt ROM, root máy hay dùng adb không hiện thiết bị hoặc hiện lỗi waiting for devices... hay chưa? Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn tất cả các phương pháp cài đặt driver từ mức độ đơn giản đến "ép buộc" máy tính phải nhận thiết bị. Nếu thực hiện tất cả các phương pháp bên dưới mà không thành công có lẽ bạn cần nghĩ đến các giải pháp khác như thay máy tính thực hiện, hay kiểm tra lại cáp microUSB và chân kết nối trên điện thoại còn hoạt động hay không. Mình sẽ chia các cấp độ phương pháp cài đặt từ mức sơ cấp đến phức tạp hơn. Bạn nên thực hiện lần lượt từ trên xuống dưới đến khi đã đạt được điều mình muốn. Danh mục topic: Một số điều bạn cần biết Sơ cấp 1: Cài đặt driver theo cách thông thường. Sơ cấp 2: Cài đặt driver trong chế độ safemode của window (tắt signed driver) Trung cấp 1: Driver đã được cài đặt nhưng hệ thống không nhận dạng thiết bị phù hợp Trung cấp 2: Cài đặt driver cho thiết bị theo cách thủ công. Nâng cao: Ép driver cho thiết bị kết nối (mod lại driver) Phụ lục:Trường hợp không thể truy cập vào Device manager (như ở quán net chẳng hạn) [IMG] Một số điều bạn cần biết Các chế độ kết nối điện thoại với máy tính MTP: là chế độ truyền dữ liệu khi kết nối với máy tính, máy tính của bạn có thể hiện bộ nhớ trong và thẻ nhớ để truy cập là nhờ kiểu kết nối này. ADB: là chế độ sửa lỗi cho phép sử dụng những công cụ nâng cao để can thiệp vào hệ thống để sửa chữa lỗi, chỉ dành cho nhà phát triển hoặc người dùng nâng cao. Cách kích hoạt kết nối này sẽ nói ở phần dưới. Fastboot: là chế độ kết nối với máy tính cao cấp hơn cả ADB giao tiếp với điện thoại ở bootloader/fastboot/droidboot độc lập với hệ điều hành. Cách kích hoạt kết nối này sẽ nói ở phần dưới. Các chế độ hoạt động của điện thoại Normal boot: Đây là chế độ mà bạn vẫn đang sử dụng hàng ngày để lướt web, chơi game… Nói chung nếu máy đang ở trạng thái tắt mà ấn giữ nút nguồn thì máy sẽ khởi động vào chế độ này. Các kết nối MTP và ADB với máy tính hoạt động được trong chế độ normal boot. Riêng chế độ ADB bạn cần bật tùy chọn sửa lỗi qua USB (USB debugging). Fastboot: Đây là một chế độ hoạt động độc lập với hệ điều hành, chỉ sử dụng trong các trường hợp sửa chữa phần mềm hoặc can thiệp vào sâu hệ thống như cài đặt ROM (firmware). Khi máy đang trong trạng thái tắt, bạn cần sử dụng tổ hợp phím tăng âm lượng và phím nguồn để truy cập Chế độ fastboot chỉ sử dụng được một loại kết nối fastboot với máy tính. Device manager là gì: Trên hệ điều hành Windows. Đây là một khư vực quản lý tất cả các kết nối thiết bị cũng như driver, bạn có thể biết được máy tính đã nhận diện đúng thiết bị chưa bằng cách truy cập vào mục này. -Để vào device manager bạn mở Control Panel, ở phần View by, chọn Chọn Large icon. -Nhấn vào Device manager. [IMG] Sơ cấp 1: Cài đặt driver theo cách thông thường. Đầu tiên là phương pháp cài đặt driver để máy tính nhận thiết bị theo cách đơn giản nhất. Tất nhiên nếu bạn đã từng cài đặt driver và kết nối thành công thì đã không cần tìm đến bài viết này. Tuy nhiên vẫn cứ thử cài lại theo 2 bộ driver mình cung cấp sau đây để chuẩn hóa cài đặt. Download driver Intel Android USB: Đây là driver dành riêng cho dòng điện thoại sử dụng chip intel như các máy Zenfone đời đầu https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHaVRUdDdJR09NVk0/view?usp=sharing ADB-installer: Bộ driver chung cho tất cả điện thoại android và tích hợp công cụ adb,fastboot. https://drive.google.com/file/d/0B2oMRhweQ4CHQmFVcG8ySHhvSG8/view?usp=sharing Bước 1: Cài đặt driver: Để chắc chắn cho tất cả các kết nối MTP,adb, fastboot cho các máy Zenfone sử dụng chip Intel. Đối với Zenfone dung chip snap như Zenfone 2 Laser trở về sau thì chỉ cần dùng duy nhất bộ ADB-installer là được. -Cách cài đặt Intel Android USB khá đơn giản, chỉ cần nhấn OK và next đến khi hoàn tất, không có gì cần lưu ý. -Đối với driver ADB-installer, khi tiến hành cài đặt bạn sẽ thấy một cửa sổ cmd màu xanh dương. Nhập phím “y” và nhấn Enter, thực hiện 3 lần để hoàn tất. [IMG] Bước 2: Kết nối máy tính với điện thoại. Kết nối ADB: -Trên điện thoại, truy cập Settings- About- Software information, nhấn 7 lần vào build number. Thoát ra menu Settings chính, vào mục development options, và bật tính năng USB debugging lên. -Trên máy tính, bạn truy cập vào thư mục C:/adb, nhấn giữ phím shift trên bàn phím và click chuột phải vào khu vực khoảng trống trên màn hình chọn "open command window here" -Thực hiện lệnh sau để máy tính xác nhận kết nối với điện thoại. Để ý trên màn hình điện thoại hiện yêu cầu cập quyền truy cập từ máy tính thì nhấn OK để xác nhận. adb devices -Nếu không hiện mã thiết bị thì bạn xem lại quá trình cài đặt driver có sai sót gì hay không. Kết nối fastboot: -Đầu tiên bạn cần truy cập vào fastboot /droidboot trên điện thoại: Tắt máy, nhấn đồng thời phím tăng âm lượng và nguồn. -Cũng mở cmd như phần trên nhưng thực hiện lệnh sau để xác nhận kết nối fastboot. Tương tự nếu bạn không thấy mã thiết bị thì thử cài cài lại driver fastboot devices [IMG] Sơ cấp 2: Cài đặt driver trong chế độ safemode của window (tắt signed driver) Nếu thực hiện Sơ cấp 1 sau khi thử 2 lệnh kết nối adb và fastboot bạn không thấy mã thiết bị hoặc khi dùng các lệnh flash rom hiện lỗi waiting for device thì hãy thử phương pháp này. Trong hệ điều hành Windows khi ở chế độ hoạt động bình thường có một cơ chế chặn các driver không đáng tin cậy. Ở đây có thể hệ điều hành trên máy tính của bạn đã không cho phép các driver này được cài đặt vào máy. Ở chế độ safemode, Windows sẽ cho phép cài đặt các driver không tin cậy, được gọi là unsigned driver. Thực hiện như sau: Bước 1:Truy cập vào chế độ Safemode trên các phiên bản Windows. Nếu đang dùng Windows 7/XP: -Tắt nguồn máy tính. -Khởi động máy, nhấn liên tục phím F8 để hiện menu khởi động. -Di chuyển đến mục Safemode và nhấn Enter để truy cập vào chế độ này. Nếu đang dùng Windows 8/8.1: -Trên bàn phím nhấn nút Windows + I để hiện thanh charm bar bên góc phải, nhấp chuột vào mục setting. -Chọn "Change PC Setting" để vào PC Settings. -Chọn mục General và tìm đến phần Advanced Startup, tiếp tục nhấn vào nút Restart now. -Lúc này windows sẽ khởi động lại và cho phép bạn truy cập đến những chế độ nâng cao, lần lượt chọn các mục sau đây: Troubleshoot - Advanced Options -Startup Settingssau đó nhấn vào nútRestartđể khởi động lại máy. -Tiếp tục nhấn phím 7 trên bàn phím để truy cập vào chế độ safemode cho phép cài đặt unsigned driver. [IMG][IMG] Nếu đang dùng Windows 10: -Trên bàn phím nhấn nút Windows + I hoặc nhấn chuột vào Start chọn Settings. -Trong cửa sổ Settings, chọn Update & security. -Tiếp tục chọn recovery và nhấn vào nút "Restart now". -Khi máy tính đã truy cập vào màn hình Advanced startup thì làm tương tự như với Windows 8 bên trên. [IMG] Bước 2: Cài đặt driver trong chế độ safemode: Khi đã vào được safemode, hãy tiến hành cài đặt driver và kết với máy tính như ở Sơ cấp 1. Trung cấp 1: Driver đã được cài đặt nhưng hệ thống không nhận dạng thiết bị phù hợp Trong trường hợp bạn đã thử truy cập vào chế độ safemode trên máy tính(để tắt kiểm tra signed driver) và cài đặt lại bộ driver ở trên nhưng vẫn không thể kết nối với điện thoại ở các chế độ MTP,ADB ,fastboot. -Lưu ý: Nếu thực hiện các bước dưới đây vẫn không được bạn có thể thử truy cập vào chế độ safemode như hướng dẫn Sơ cấp 2 và thực hiện lại. -Sau khi thực hiện lệnh kết nối chế độ adb hoặc fastboot như ở bước 2 Sơ cấp 1 và không hiện mã thiết bị, bạn hãy truy cập vào device manager. -Nếu bạn thấy một thiết bị có đánh dấu cảnh báo màu vàng như hình dưới thì thực hiện tiếp. Nếu không thử tháo cáp và chạy lại lệnh adb để kết nối thiết bị. -Nhấn chuột phải vào thiết bị được đánh dấu chọn "Update Driver Software". -Sau đó chọn vào mục "Browse my computer for driver software" trong cửa sổ mới hiện lên. -Tiếp tục chọn dòng " Let me pick from a list of device drivers on my computer". -Ở đây bạn sẽ thấy một danh sách tất cả driver đã cài vào máy Common hardware types: +Nếu bạn đang muốn kết nối MTP, tìm mục Portable devices +Nếu bạn muốn kết nối ADB hoặc fastboot, tìm mục "ASUS Android Device". -Bây giờ bạn chọn trong khung Manufactures là Google hoặc Intel. +Nếu bạn muốn kết nối ADB,chọn mục Android ADB interface. +Nếu bạn muốn kết nối fastboot, chọn mục Android Bootloader interface. -Cuối cùng nhấn Next để cài đặt, nếu hiện cửa sổ Windows Security thì chọn OK để xác nhận. -Kiểm tra lại trong device manager xem đã cài đặt driver thành công cho thiết bị hay chưa. [IMG][IMG][IMG] Trung cấp 2: Cài đặt driver cho thiết bị theo cách thủ công. Nếu ở phương pháp trên thực hiện đến bước mở danh sách driver đã cài trong máy bạn không thấy ASUS Android Device hoặ Portable device thì bạn thử thực hiện theo cách sau đây: -Lưu ý: Nếu thực hiện các bước dưới đây vẫn không được bạn có thể thử truy cập vào chế độ safemode như hướng dẫn Sơ cấp 2 và thực hiện lại. -Tải phần mềm 7zip ở đây và tiến hành cài đặt. http://www.7-zip.org/download.html -Giải nén 2 bộ driver Intel android usb và adb-installer: Với Intel android usb: bạn nhấn chuột phải vào file IntelAndroidDriver.exe chọn 7zip – Extract to “IntelAndroidDriver\” nếu xuất hiện lỗi chứ nhấn OK để hoàn tất. -Giải nén xong bạn sẽ được một thư mục IntelAndroidDriver\ đây là những gì chúng ta cần. Với ADB-installer: Bạn nhấn chuột phải vào file adb-installer.exe chọn 7zip – Extract to “ADB-installer\” -Giải nén xong bạn được thư mục ADB-installer, truy cập vào bạn sẽ thấy một thư mục con là driver. [IMG] -Phương pháp này bạn thực hiện hoàn toàn giống như trên Trung cấp 1 đến bước hiện danh sách driver thiết bị Common hardware types nếu bạn không tìm thấy mục ASUS Android Device hay Portable devices thì driver này thực sự chưa được cài vào máy. Bạn chọn mục Show All Devices: -Tiếp tục nhấn vào nút Hard Disk...: -Chọn Browse tìm đến 2 thư mục đã giải nén bên dưới và nhấn OK để xác nhận. -Sau đó bạn sẽ thấy danh sách driver cần để cài đặt cho từng chế độ. -Cuối cùng nhấn Next để cài đặt, nếu hiện cửa sổ Windows Security thì chọn OK để xác nhận. -Kiểm tra lại trong device manager xem đã cài đặt driver thành công cho thiết bị hay chưa. [IMG][IMG][IMG] Nâng cao: Ép driver cho thiết bị kết nối (mod lại driver) Đây là phương pháp cuối cùng mà mình biết để làm cho máy tính nhận dạng thiết bị với driver phù hợp. Có thể có sẽ có thêm phương pháp “mạnh” hơn nữa nhưng nếu thực hiện bước này tiếp tục không thành công có thể bạn nên nghĩ đến việc dùng máy tính khác, cáp USB khác hoặc có vấn đề gì đó với chân kết nối trên chiếc Zenfone của bạn. -Đầu tiên, bạn bắt buộc phải truy cập vào chế độ safemode như hướng dẫn Sơ cấp 2. Bước 1: Lấy hardware id của điện thoại ở các chế độ: -Để lấy được hardware id của điện thoại ở từng chế độ bạn thực hiện như sau. -Với kết nối MTP và ADB bạn để điện thoại ở chế độ normal boot, kết nối với máy tính và vào device manager, tìm thiết bị đang bị đánh dấu cảnh báo màu vàng. Click chuột hải vào chọn "properties", chuyển qua tab "Detail" , và chọn mục "hardware Ids" ở phần Property. -Ở đây bạn sẽ thấy 2 dòng mã máy, click chuột phải vô dòng không có dấu ???? chép qua một tập tin text đễ lưu lại, nhớ kí hiệu đây là hardware Id cho kết nối MTP+ADB. -Với kết nối Fastboot bạn đưa điện thoại qua chế độ fastboot (hay drodboot/bootloader), kết nối với máy tính thực hiện tương tự để lấy hardware Id ở chế độ này, cũng note vào file text để ghi nhớ. [IMG][IMG][IMG] Bước 2: Mod lại driver: -Giải nén 2 bộ driver như hướng dẫn ở trung cấp 2. -Mod driver MTP và ADB: +Mở thư mục InterAndroidDriver đã giải nén, mở file "intc_mtp" và chỉnh sửa như sau. +Nếu bạn đang sài Window bản 64bit thì thêm các dòng mã ngay sau [Generic.NTamd64] như hình bên dưới, ngược lại nếu dùng bản Windows 32bit thì thêm mã ngay sau [Generic.NTx86]. ; Driver Zenfone mod %GenericMTP.DeviceDesc%=DriverInstall, xxx ; MTP only %GenericMTP.DeviceDesc%=DriverInstall, xxx ; MTP + ADB Thay xxx với hardware Id MTP+ADB bạn đã lấy được ở trên. Lưu ý dòng "MTP only" bạn bỏ "&MI_01" ở hardware Id như hình bên dưới. -Lưu lại file này sau khi chỉnh sửa. [IMG] -Mod driver ADB và Fastboot: Nếu bước trên vẫn không thể kết nối ADB hoặc bạn muốn kết nối fastboot thì làm như sau. +Mở thư mục ADB-installer/driver đã giải nén, mở file "android_winusb" và chỉnh sửa như sau. +Nếu bạn đang sài Window bản 64bit thì thêm các dòng mã ngay sau [Google.NTamd64] như hình bên dưới, ngược lại nếu dùng bản Windows 32bit thì thêm mã ngay sau [Google.NTx86]. ; Cai dat driver Zenfone %SingleAdbInterface% = USB_Install, xxx %CompositeAdbInterface% = USB_Install, xxx %SingleBootLoaderInterface% = USB_Install, yyy Thay xxx với hardware Id MTP+ADB bạn đã lấy được ở trên. Lưu ý dòng "singleAdb" bạn bỏ "&MI_01" ở hardware Id như hình bên dưới. Thay yyy với hardware Id Fastboot bạn đã lấy được ở trên. -Lưu lại file này sau khi chỉnh sửa. [IMG] Bước 3: Cài đặt driver đã mod Sau khi đã mod driver thành công bây giờ bạn có thể thực hiện lại cách ở Trung cấp 2. Phụ lục:Trường hợp không thể truy cập vào Device manager Hầu hết các phương pháp kể trên đều dưa vào device manager để cài đặt driver, như vậy đồng nghĩa với nếu bạn không thể truy cập vào mục này trên máy tính thì không thể nào thực việc cài đặt. Trong một số trường hợp device manager bị chặn truy cập, khi bạn dùng máy ở quán net chẳng hạn. Giải pháp ở đây là gì? -Trong Windows vẫn còn một mục khác cũng quản lý các thiết bị ngoài vi kết nối với máy tính là "Devices and Printers". -Bạn có thể tìm thấy chức năng này trong Control panel. -Sau khi kết nối với máy tính và dùng lệnh trong adb để kết nối, truy cập vào "Device and Printers", bạn sẽ thấy thiết bị bị đánh dấu biểu tượng cảnh báo màu vàng trong nhóm Unspecified. -Nhấn chuột phải vào thiết bị này và chọn "properties" -Ở cửa sổ hiện lên bạn chuyển qua tab Hardware tiếp tục chọn vào nút "properties" bên dưới. -Chọn "Change settings" và bây giờ bạn có thể thử cài đặt driver theo các phương pháp từ Trung cấp 1 trở đi. [IMG][IMG]
    Chủ đề bởi: Sal358, 19/5/16, 4 lần trả lời, trong diễn đàn: ASUS ZenFone
  3. Sal358
    Nếu bạn đang sử dụng một chiếc ASUS Zenfone thì có lẽ đã biết khá nhiều thủ thuật vọc vạch chiếc smartphone của mình bởi Zenfone hiện nay đang có một cộng đồng sử dụng cực kỳ lớn tại thị trường Việt Nam và trên thế giới, cũng như khá nhiều nhà phát triển, modder hỗ trợ dòng điện thoại này. Đó là chưa kể đến tính 'mở" từ phía ASUS khi cung cấp đầy đủ source code nhờ vậy mà nhiều dòng Zenfone đang được sử dụng các bản ROM tùy chỉnh như CyanogenMod hay kernel tùy biến thêm nhiều tính năng độc đáo và thú vị. Tuy nhiên, trong thế giới vọc vạch của Zenfone nói riêng vẫn chưa có một công cụ nào mạnh mẽ hỗ trợ các chức năng khó cho người mới như flash ROM file dạng img cần phải dùng các câu lệnh với ADB tool chẳng hạn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một công cụ tuy không thiết kế dành riêng cho Zenfone tuy nhiên lại tương thích khá tốt kèm theo những tính năng hay ho, đáng để khám phá mang tên Universal AIO Android Flasher. Bài viết sử dụng Zenfone 2 làm "chuột bạch", các dòng Zenfone khác nếu không thực hiện được theo hướng dẫn bên dưới các bạn hãy cmt để cùng thảo luận nhé. [IMG] Các tính năng của phần mềm tương thích tốt với Zenfone: -Fastboot flasher (Nạp rom vào thiết bị qua chế độ Droidboot của Zenfone) -ADB Flasher (Nạp một số thành phần ROM trực tiếp ngay khi đang chạy hệ điều hành) -Boot Animation charger: Thay đổi màn hình động lúc máy khởi động. -APK installer: cài đặt nhanh file apk ứng dụng. -Unroot: Xóa root để có thể update OTA. -Reboot Mode: Khởi động nhanh vào recovery, fastboot. -Start ADB Shell: Vào chế độ ADB shell, chế độ này có thêm khá nhiều lệnh để có thể tương tác với hệ thống mạnh mẽ hơn,. -Build.prop Editor: Hỗ trợ chỉnh sửa file build.prop trực tiếp. -Advanced Partition Dump: Tạo file ảnh các phân vùng trong thiết bị. Các tính năng không thực hiện được với Zenfone: -Remount System: Bị chặn dù đã cấp quyền root -List mtd info: Liệt kê chi tiết thông tin các phân vùng trong máy, cần dùng 1 câu lệnh khác với hệ thống Zenfone. -ScreenShot: Chụp ảnh màn hình nhanh. -Flash Radio/Modem trong chức năng Fastboot flasher. -Splash Image Maker: Tự tạo hình Splash, hỉnh ảnh xuất hiện đầu tiên khi khởi động thiết bị. -Data/ Apps Backup Android: Hỗ trợ sao lưu và phục hồi ứng dụng (file APK) và dữ liệu ứng dụng. -RomDump: dump rom, có thể dùng chức năng Advanced Partition Dump thay thế. -Online Nandroid backup: Sao lưu phân vùng hệ thống, do chức năng remount của phần mềm không hoạt động. [IMG] Các chức năng không hoạt động với Zenfone được tô màu xanh Các bước chuẩn bị: Universal Android Flasher (UAF) dù sao vẫn chỉ là một công cụ hỗ trợ quá trình flash dễ dàng hơn, bạn vẫn phải cài đặt USB driver và ADB driver để thiết bị được kết nối được với máy tính. Có một lỗi của UAF là phần mềm không thể get device (nhận thiết bị), mình đã tìm ra cách khắc phục khá dễ dàng là thay toàn bộ các file adb phần mềm sử dụng. Các làm như sau: Tải ADB Installer mới nhất tại đây: http://forum.xda-developers.com/showthread.php?p=48915118#post48915118 Tải phiên bản UAF mới nhất tại đây: http://forum.xda-developers.com/showthread.php?t=1770816 -Giải nén ADB Installer, chạy file exe với quyền Admin, tất cả các mục đều gõ "y" và nhấn Enter để cài đặt. -Kết nối thiết bị với máy tính qua cable, bạn sẽ thấy biểu tượng load driver ở dưới thanh taskbar, đợi một vài phút đến khi quá trình hoàn thành. Vậy là xong phần ADB và driver. -Tiếp tục giải nén UAF vào một thư mục riêng. Bạn sẽ thấy một file exe và thư mục "tools". -Để khắc phục lỗi không nhận được thiết bị, truy cập đường dẫn C:/adb, copy tất cả tập tin trong thư mục này vào thư mục "Tools" bên trên. Vậy là xong phần UAF. [IMG] Lưu ý: trong quá trình sử dụng phần mềm nếu bạn không thực hiện được chức năng nào như mình sẽ dưới thiệu dưới đây thì bạn hãy khắc phục bằng cách. Truy cập vào thư mục "tools" của phần mềm, với từng file, nhấn chuột phải, chọn properties. Tại cửa sổ properties, chọn ô "Unblock" ở góc dưới và nhấn OK. Làm tương tự với tất cả các file có trong thưc mục đó là được. Fastboot Flasher Đầu tiên là chức năng Fastboot Flasher. Nếu bạn từng gặp một số bài hướng dẫn tải file boot.img, recovery.img, system.img về và tiếp tục dùng ADB để nạp vào thiết bị thì đây là chức năng hỗ trợ quá trình này một cách cực kì dễ dàng chỉ với vài click đơn giản và không cần nhớ các câu lệnh phức tạp mà nhiều khi thực hiện sai có thể gây lỗi máy. Yêu cầu: Máy đã được unlockbootloader( với một số máy bị khóa bootloader như Zenfone 2). Tính năng này hoạt động trong fastboot (chế độ bootloader) nên trước khi thực hiện bạn cần đưa máy vào chế độ này trước. Có 2 cách: - Tắt máy, nhấn giữ tổ hợp phím “nguồn” “volume +” đến khi máy vào fastboot (hiện màn hình có chữ droidboot màu đỏ kèm con android 2D màu xanh dương với một số zenfone đời đầu hay chữ fastboot màu đỏ cùng con Andriod 3D màu xanh lá với Zenfone 2 hay đơn giản là fastboot màu xanh dương như mấy con zen laser gần đây). - Truy cập vào menu setting của máy, chọn mục About - Software information – Nhấn 7 lần vào mục “số phiên bản”. Trở về menu setting bạn sẽ thấy hiện thêm mục “Tùy chọn nhà phát triển”, bật “gỡ lỗi” (USB debugging). Kết nối thiết bị với máy tính, chú ý sẽ có thông báo "Allow from this computer", chọn vào ô trống và nhấn OK. Bây giờ sử dụng phần mềm UAF, tại mục reboot menu, chọn fastboot mode và nhấn vào reboot. [IMG] Không cần hướng dẫn gì nhiều, đầu tiên hãy chọn vào mục (phân vùng) mà bạn muốn nạp lại bằng file img tương ứng. Ví dụ boot.img thì chọn vào ô boot trước, sau đó nhấn vào nút “select file” ngay bên dưới và “flash” để phần mền bắt đầu thực hiện. Phần mềm cũng có một tùy chọn là “erase”, chọn vào trước khi nhấn “flash” để xóa trắng phân vùng trước khi nạp lại, một số dòng Zenfone đời trước yêu cầu thực hiện việc này. Bạn cũng nên chú ý theo dõi khung “cosole output” bên dưới, thể hiện rất rõ các lệnh đã thực hiện và kết quả. Chức năng fastboot flash của phần mềm này hỗ trợ các phân vùng : boot, recovery, system, splash image sử dụng được cho các đời Zenfone trong khi userdata là phân dùng chứa dữ liệu người dùng hay là bộ nhớ trong, không phổ biến lắm trừ khi chính bạn dump phân vùng này ra (sẽ nói ở phần sau), modem bạn cũng không nên thử thực hiện nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm. [IMG] ADB Flasher: Yêu cầu: máy đã root. Flash trực tiếp một số thành phần của ROM như boot, recovery, splash image ngay khi đang sử dụng hệ điều hành, không cần truy cập vào chế độ droidboot của Zenfone. Chức năng này sẽ hoạt động tốt đối với những ROM tùy chỉnh, nhất là CyanogenMod, đối với ROM gốc phần mềm cũng cho phép đưa thêm tập lệnh hỗ trợ tính năng này vào hệ thống tuy nhiên do “remount system” không hoạt động như đã nói ở bên trên. Do vậy, chỉ sử dụng khi bạn đang sài một ROM tùy chỉnh trên máy, còn ROM gốc thì vô dụng. Cũng sử dụng các file “img” như phần Fastboot. Chọn phân vùng muốn flash, “select file”, tìm đến file và nhấn “flash” (chú ý màn hình máy sẽ yêu cầu quyền root thì nhấn “grant”) Boot Animation charger Yêu cầu: máy đã được root. Tính năng hỗ trợ thay đổi màn hình động khi khởi động máy. Dĩ nhiên là khi bạn đã có root rồi thì đưa file boot animation vào hệ thống không khó nhưng với phần mềm này thì bạn chỉ tốn công vài click và không cần biết set permission lằng nhằng. Đầu tiên hãy lựa cho mình một boot animation có dạng zip, select file sau đó chọn vào Alternate method và nhấn vào flash để thực hiện (để ý màn hình máy có yêu cầu quyền root thì nhấn grant) Khởi động lại máy và tận hưởng boot animation mới. [IMG] Zenfone 2 đã mod boot animation của Android M Unroot Như các bạn cũng biết, các dòng máy Zenfone sau khi đã lỡ dại root để vọc vạch thì sau đó sẽ không cập nhật hệ điều hành OTA được nữa, nếu vẫn muốn được cập nhật phần mền người dùng cần unroot, xóa quyền root hoàn toàn khỏi thiết bị trước đã. Không có gì khó ở đây cả nhưng với những người mới thì tính năng này cũng thực sự cần thiết . Khi muốn unroot thì chỉ cần chắc chắn thiết đã kết nối với máy tính (với chế độ USB debugging được bật), truy cập phần mềm, nhấn unroot, chú ý màn hình máy sẽ thông báo cấp quyền cho ứng dụng, chọn grant quyền, đợi một khoảng thời gian là thành công. Tuy nhiên, chỉ những thiết bị được root theo cách thông thường mới có thể unroot bằng cách này, bởi không phải thiết bị Zen nào cũng được root theo một cách, ví dụ: con Zenpad 8 chạy chip snapdragon mới đây có cách root bằng kingroot khá khác biệt với nhiều em Zenfone sẽ có cách unroot khác nhau. [IMG] Lưu ý với các bạn có ý muốn unroot thiết bị để có thể cập nhật OTA, thì ngoài việc bạn đã gỡ bỏ hoàn toàn root, bạn cũng cần chắc hệ thống (/system) của máy vẫn hoàn toàn chưa được chỉnh sửa, nếu đã chỉnh sửa bạn cần hoàn tác lại tất cả những thay đổi này. Những thử bạn cài vào máy đã tác động vào hệ thống có thể kể đến như xposed, busybox, các bộ tweaks như L Speed, xóa app hệ thống… dẫn đến không thể update OTA dù đã root. APK Installer: Cài đặt nhanh các file apk vào máy, không cần thông qua trình cài đặt của Android. Thông thường, khi có sẵn một file ứng dụng apk, bạn sẽ phải copy file này vào bộ nhớ trong hoặc thẻ, sau đó dùng ứng dụng quản lý tập tin trên điện thoại để truy cập đến và mở file này, tiếp tục trình cài đặt của Android sẽ bắt đầu nạp ứng dụng vào hệ thống. Tuy nhiên, nếu phải cài đặt nhiều ứng dụng một lúc sử dụng tính năng cài đặt trược tiếp của phần mềm này sẽ tiện lợi và nhanh hơn rất nhiều. [IMG] Có thể nhiều bạn sẽ thấy tính năng này quá sức vô dụng vì việc cài đặt apk quá dễ dàng rồi, nhưng cần hiểu rằng một tính năng được tạo ra là có mục đích. Ví dụ một trường hợp có thể bạn chưa từng gặp phải, trong quá trình vọc vạch hệ thống, giả sử người dùng lỡ xóa nhầm ứng dụng launcher gốc của máy, hoặc làm ứng dụng này bị lỗi chẳng hạn, trong khi chưa cài đặt bất kì một laucher nào thay thế. Cũng cần hiểu rằng nếu không có launcher bạn không hề có cách nào truy cập vào ứng dụng quản lý tập tin để cài đặt launcher khác thay thế hay muốn mở Google Play Store cũng không được. Lúc này APK installer thực sự là vị cứu tinh của bạn. Build.prop Editor Nếu bạn chưa biết thì build.prop là một file text chứa các thiết lập cấu hình nâng cao cho thiết bị, ngoài những tinh chỉnh mà nhà sản xuất đã tích hợp trong menu setting mà người dùng có thể tiếp cận dễ dàng thì các thiết lập trong build.prop có khả năng ảnh hưởng lên hệ thống lớn hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp có thể gây hư hỏng hệ thống. Đùa thôi, không quá nguy hiểm như mình nói đâu, nếu bạn biết cách sử dụng nó truy cập đến những thiết lập ẩn của hệ thống để có thể làm cho thiết bị của mình tối ưu hơn. Hầu hết các bản ROM mod hiện nay đều chứa thành phần build.prop đã được mod lại, đây là một trong những thành phần có thể tối ưu khá là đơn giản nhưng lại mang lại được hiệu quả cao. Có nhiều thủ thuật tối ưu mạng, ram, máy ảo, cpu… cho thiết bị bằng cách chỉnh sửa file build.prop các bạn có thể tìm kiếm dễ dàng trên mạng hoặc trích xuất từ các ROM tùy chỉnh, mình sẽ không đề cập đến ở đây do thời lượng bài viết. Thực tế là chúng ta có thể dễ dàng dùng một ứng dụng quản lý file bất kỳ truy cập đến tập tin build.prop được lưu trữ trong phân vùng /system và chỉnh sửa dễ dàng tuy nhiên chỉnh sửa file text trực tiếp trên điện thoại thì lại khá bất tiện, trong khi một cách khác là copy vào máy tính để tiện chỉnh sửa thì quá trình đưa trở lại thiết bị cũng khá mất công. Universal AIO Flasher tool hỗ trợ quá trình này nhanh chóng và dễ hơn nhiều chỉ với vài click từ truy cập file, chỉnh sửa đến nạp file vào hệ thống. Đầu tiên, hãy chuyển qua tab Build.prop, mở phần màn hình bên phải của ứng dụng là các nút chức năng được sắp xếp theo thứ tự thực hiện. [IMG] Ở bước 1 bạn phải chọn “from device” (nạp file từ thiết bị) hoặc “from local file” (nạp file từ máy tính), sau đó nhấn vào nút “import” bên cạnh. Chú ý khung log bên dưới hiện “Build.prop Imported” là thành công. Nếu chưa được xem điện thoại có hiện thống báo yêu cầu cấp quyền root cho ADB không thì chọn Grant. Tiếp tục nhấn vào Open in editor ở mục 2 và bạn đã có thể chỉnh sửa trực tiếp file buil.prop ở khung bên trái rồi. Sau khi chỉnh sửa xong chọn “save changes” đẻ lưu thay đổi và “flash to device” để nạp lại vào máy. “Reboot” để khởi động lại và các thiết lập sẽ bắt đầu có tác dụng. Dumping (Advanced Partition Dump) Chức năng cuối cùng có lẽ sẽ khá xa lạ nếu bạn là một người dùng bình thường ,hầu như chỉ những modder có kinh nghiệm mới có dịp sử dụng đến. Dump, hiểu đơn giản là một phương pháp sao chép một hay nhiều phân vùng dữ liệu trên thiết bị, y nguyên từ số lượng tập tin, cách sắp xếp dữ liệu đến định dạng phân vùng. Chức năng này sẽ được sử dụng trong những trường hợp hợp đặc biệt, modder muốn can thiệp vào các phân vùng đã bị khóa truy cập hay mã hóa bảo mật trong hệ thống nhằm mục đích “hack” thiết bị như unlock bootloader, chiếm quyền root… Hoạt động này sẽ tạo ra một file “ảnh” có định dang là “img” hoàn toàn giống với các file boot.img, system.img… mà mình đã nói tới ở phần trước. Nhưng ngoài mục đích sử dụng để “hack” hệ thống, chức năng này có thể giúp gì cho một người sử dụng bình thường. Bạn có thể full backup (sao lưu) một bộ firmware bao gồm: droidboot.img, boot.img, recovery.img, system.img để có thể cứu máy mỗi lúc cần thiết bằng chức năng flash ở đầu bài và còn hơn thế nữa là bất kì phân vùng nào mà bạn muốn ví dụ data hay userdata. Để sử dụng chức năng này đầu tiên bạn phải biết được danh sách các phân vùng tương ứng trong thiết bị, trong khi tính năng này của phần mềm không hỗ trợ các máy Zenfone (test trên chiếc Zen 2 của mình). Bạn cần phải thông qua một bước tạm thủ công mình sẽ hướng dẫn ngay sau đây. -Tải Root Explorer phiên bản donation trên Appvn và cài đặt: http://appvn.com/android/details?id=com.speedsoftware.rootexplorer_ma -Mở ứng dụng, gán quyền root nếu hiện yêu cầu. -Dùng ứng dụng này truy cập vào thư mục /dev/block/pci/. -Đến đây tùy vào thiết bị mà sẽ có thư mục con với tên khác nhau, như trên con Zen 2 của mình thì sẽ có thư mục tên "pci0000:00". Tiếp tục truy cập vào bạn sẽ thấy thư mục có tên "by-name". -Ở đây bạn sẽ thấy thông tin tên phân vùng tương ứng với thứ tự của nó trong bộ nhớ trong của thiết bị. Ví dụ: mmcblk0p18 tương ứng với phân vùng /system (trên con Zen 2 của mình). [IMG] -Khi đã biết phân vùng muốn dump bạn mở UAF, qua tab backup/restore. -Tại mục Advanced Partition Dump, nhập vào khung partition path: /dev/block/mmcblk0pX X chính là thứ tự phân vùng tương ứng với phân vùng bạn muốn dump xác định như cách ở trên. -Nhập tên file ảnh xuất ra tại ô "output file name" nhấn vào "dump". -Đợi đến khi phần mềm hoàn thành, file dump sẽ xuất hiện trong thẻ nhớ của bạn. [IMG] Các chức năng đang phát triển: Các chức năng khác đang được phát triển và hứa hẹn sẽ có trên phiên bản cập nhật sau: 1.Kernel flasher 2.Recovery tools 3.Zipalign 4.Odex/deodex 5.Và nhiều nữa…. Ưu điểm: -Đơn giản hóa nhiều thao tác phức tạp. -Giao diện trực quan, dễ sử dụng. -An toàn hơn cho người mới, do không cần nhớ các câu lệnh.-Thể hiện chi tiết các dòng lệnh mà phần mềm đang thực hiện, người dùng có thể kiểm soát hầu hết các hoạt động để.-Khá nhều dòng ASUS Zenfone, Zenpad sử dụng với phần mềm này. Nhược điểm: -Không phải tính năng nào cũng hỗ trợ Zenfone. -Phần giải thích các tính năng còn hạn chế, khó cho người chưa có nhiều kinh nghiệm vọc vạch -Không thiết kế riêng cho Zenfone nên thiếu nhiều tính năng quan trọng (ví dụ file raw dòng Zenfone đời đầu) -Còn kém ổn định, phần mền bị treo do không thể tắt ngang các tác vụ bị lỗi. [IMG]
    Chủ đề bởi: Sal358, 2/12/15, 7 lần trả lời, trong diễn đàn: ASUS ZenFone

Chia sẻ trang này