Kết quả tìm kiếm

  1. SU_SU
  2. SU_SU
    AcBel E2 Power 470 Tự tin cùng chất lượng với thời gian bảo hành tăng 2 năm Được phân định là dòng PSU phổ thông dành cho người dùng bình dân sử dụng cho các máy tính với các ứng dụng bình thường như văn phòng hay học tập. Dòng PSU E2 Power của AcBel với giá bán được người dùng chấp nhận nên đang là dòng sản phẩm bán chạy của AcBel tại Việt Nam. Với người dùng thì giá rẻ luôn đồng nghĩa với chất lượng thấp, E2 Power có thật sự là một PSU “mất chất” như nhiều người nghĩ hay không. Tôi sẽ trả lời cho bạn sau khi thử nghiệm PSU E2 Power 470 (420W) model PC7004. Hình thức bên ngoài và các tính năng [IMG] Hộp đựng sản phẩm không có gì nổi bật, được thiết kế để dùng chung cho dòng E2 Power với các mức công suất từ 325W đến 510W. Trên hộp, qua các logo cho thấy PSU dòng E2 được sản xuất trên công nghệ không chì RoHS, tương thích với các hệ thống máy tính trên nền tản Intel hay AMD. Một chú thích nhỏ cho biết đầu cắm PCI-E cho VGA chỉ có trên 2 model công suất 420W (E2 Power 470) và 450W (E2 Power 510). Không như dòng iPower với chiếc hộp có tay xách khá thuận tiện, E2 Power loại bỏ đi thành phần tiện ích này để giảm bớt giá thành cho người dùng, cũng thấy không cần thiết lắm vì sau khi yên vị trong thùng máy thì chiếc hộp này cũng không còn giá trị gì. [IMG] Với giá chỉ khoảng 620 ngàn đồng thì khó có thể làm cho PSU này một hình thức hoàn mỹ như IPower. Thiết kế vỏ PSU với chất liệu là thép không rỉ được xi kẽm nên nó có màu đặc trưng là xám trắng. Phía trước nơi các đầu cáp ra, tôi thấy hầu như toàn bộ diện tích vỏ ở đây được khoét rãnh nhỏ song song nhau, đây là nơi không khí đi vào PSU. Nó không bít kín ở đây là do PSU E2 470 sử dụng quạt làm mát với kích thước nhỏ 80 cm, do vậy cần phải tạo ra luồng không khí đối lưu từ trước ra sau, với thiết kế này việc đối lưu không khí sẽ tốt hơn cho nó. [IMG] Cáp và đầu cắm của PSU E2 Power có số lượng được tính toán vừa đủ xài cho một hệ thống trung bình với 2 ổ cứng SATA, vài thiết bị IDE dùng đầu cắm molex 4pin. Ngoài ra còn có đầu PCI-E 6+2 pin rất thuận tiện cho bạn khi trong máy tính có sử dụng một VGA card cần tới 1 đầu cấp nguồn phụ loại này. 2 đầu cấp nguồn chính cho mainboard cũng vẫn là loại ATX12V 4+4 pin và ATX 24 pin thông dụng trên các mainboard tầm trung trở lên hiện nay. Các bó cáp không được bọc lưới và có chiều dài vừa đủ cho một thùng máy đúng chuẩn ATX với kích thước Mid-Tower. [IMG] Không có tính năng PFC, với 2 mức điện áp (110/220VAC) vào chọn lựa thủ công bằng một công tắt chuyển đổi phía sau. Bộ nguồn này cũng có cách đặt tên “Power 470” , số 470 được xem như là sự thể hiện một công suất tối đa của nó giống như dòng nguồn tầm trung iPower của AcBel, công suất thật sự cung cấp cho máy tính là 420W (rated power = 401.5W+18.5W). Max Power có thể đạt được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, chất lượng linh kiện,…và đối tượng khách hàng mà AcBel nhắm tới. Được thiết kế theo chuẩn ATX12V phiên bản 2.2, nên PSU này có tới 2 rail 12V trong đó đường 12V2 được dành riêng cung cấp năng lượng cho CPU qua đầu cắm ATX 4+4 pin. 2 đường này màu dây không được mã màu mà có cùng một màu vàng, điều này cũng không thật sự cần thiết vì bạn không có thể tách riêng đường 12V2 cho các thiết bị khác. Tổng công suất của đường +12VDC là 312W với điều kiện các đường còn lại có công suất dưới 108W, dòng cung cấp cho mỗi rail 12V tối đa là 18A, chúng có thể chia sẻ cho nhau một ít vì thường các mạch bảo vệ OCP không cắt chính xác ở mức danh định này. Công suất tổng của 2 đường +3.3VDC và +5VDC còn rất cao, lên tới 165W nên phần nào sẽ giúp E2 Power 470 có thể tương thích được với các cấu hình máy tính cũ hơn trên socket 478. Công suất đường +5VSB với 2.5A dư sức cung cấp cho các hệ thống khởi động hay cac thiết bị dùng điện qua cổng USB của máy tính, đường -12VDC được cắt giảm chỉ còn 0.5A do nó ít được dùng tới nhất là trên các hệ máy mới. [Next page...] Thử nghiệm 1/Công suất và Hiệu suất Thử nghiệm với mức công suất danh định là 420W. Với tổng công suất hai đường +3.3VDC và +5VDC là 120W. Nhiệt độ môi trường trung bình 300C. [IMG] AcBel E2 Power 470 đã hoàn thành phép thử ở mức 420W. Để thử xem E2 470 có thể hiện được khả năng chạy ở mức Max Power 470W hay không, tôi tiếp tục nâng lên thêm 50W nữa – kết quả làm tôi hơi thất vọng, PSU đã tự tắt và hoạt động lại bình thường khi tôi hạ tải xuống mức 420W, tuy không lên được mức công suất mong muốn nhưng bù lại nó chứng minh hệ thống bảo vệ OPP hoạt động hiệu quả. Kết luận, em E2 Power 470 này có công suất thật là 420W và kết luận này của tôi vẫn chỉ dành riêng cho em này, tôi không suy diễn cho cả một dòng E2 đâu nhé vì sẽ có những anh tài trong dòng này mà tôi đang tìm kiếm. Hiệu suất trung bình đạt 76.96%, lúc cao nhất là khi ở mức công suất 213W có hiệu suất gần 80% và thấp nhất khi ở mức 89W với hiệu xuất tầm 74%. Cho thấy nếu sử dụng PSU này không mức công suất DC từ 200W đến 350W là hiệu quả nhất cho chi phí điện năng tiêu thụ. Không có tính năng điều chỉnh hệ số công suất nên hệ số PF của nó chỉ khoảng 0.6 đã làm cho công suất biểu kiến VA tăng cao, ở mức công suất tiêu thụ ra 550W công suất VA gần như tăng gấp đôi lên mức 900 VA. 2/Sự ổn định điện áp [IMG] Bù lại, mạch ổn áp của AcBel E2 Power 470 hoạt động hiệu quả, duy trì các đường điện có sai số dưới 2% trên tất cả các mức tải, sai số nhiều nhất rơi vào đường +5VSB ở công suất 420W là -1.8% và +3.3VDC là 1.8% ở mức công suất 89W. Mức dao động điện áp trên các đường điện thấp, dưới 0.11V cho đường +12VDC và dưới 0.07V cho đường +3.3VDC và +5VDC. 3/Chế độ bảo vệ Chế độ bảo vệ quá dòng OCP cho thấy mức cắt khi quá dòng trên từng rail 12V là 21A do vậy tuy có 2 rail riêng biệt với công suất tối đa là 312W@26A nhưng nó cũng có thể chia sẽ cho nhau thêm 2A nữa nếu một trong trong 2 rail không khai thác hết công suất của mình. 4/Nhiệt độ hoạt động [IMG] E2 Power 470 hoạt động khá mát. Tính năng smart fan hoạt động hiệu quả nhưng không tuyến tính, nó tăng đều từ mức công suất thấp tới mức công suất 330W và ổn định ở tốc độ này cho tới mức công suất 420W. Tuy nhiên, cho dù dùng quạt làm mát 80 cm nhưng độ ồn của nó chấp nhận được và có phần tĩnh lặng hơn Fortron/Source FSP500-60GLC cũng dùng loại quạt có kích thước này. [Next page...] Đánh giá chung Đương nhiên tôi khó có thể đòi hỏi gì nhiều với giá bán khá rẻ của PSU này, cái chính mà AcBel muốn thể hiện qua dòng E2 Power nói chung và E2 Power 470 nói riêng là đảm bảo cho người dùng bình thường có thể sở hữu một PSU có chất lượng tốt, nhằm giúp cho hệ thống của họ có thể hoạt động ổn định nhất với chi phí đầu tư thấp. Các chi tiết dư thừa không cần thiết cho tiêu chí “chất lượng là công suất thật” như hình thức và các tiện ích linh tinh đã bị lượt bỏ. Tuy không đạt được công suất Max Power là 470W như AcBel nói nhưng tôi cũng thấy hài lòng với mức công suất danh định của nó là 420W, bù lại là giá trị điện áp ra ổn định với sai số và dao động điện áp rất thấp. Độ bền có thể cần được các bạn kiểm chứng qua thời gian sử dụng, nhưng với kinh nghiệm của mình tôi thấy các thành phần linh kiện có chọn lựa một cách phù hợp với công suất của PSU, tăng khả năng khai thác PSU ở mức công suất cao trong thời gian dài. Hiệu suất ngấp nghé mức 80% nếu máy tính của bạn có công suất từ 200~350W. Thêm một đầu cấp nguồn cho VGA với đầu PCI-E 6+2 pin, giúp bạn dễ dàng dựng lên một cấu hình chơi game với các VGA có công suất dưới 130W. Ngoài ra giá bán của nó cũng giúp bạn thêm động lực chọn mua PSU dòng phổ thông E2 Power này. Ưu điểm - Giá rẻ cho một PSU có chất lượng tốt. - Đạt công suất danh định 420W. - Điện áp ổn định và ít dao động. - Hiệu suất trung bình 76.9%. - Nhiệt độ hoạt động thấp. - Mạch bảo vệ hoạt động hiệu quả. Khuyết điểm - Không đạt công suất Max Power - Không có tính năng PFC làm cho công suất VA cao. Giá bán tham khảo 620.000 ngàn đồng. Bảo hành 2 năm. Giá trị đầu tư 1476 đồng /1 Watt FULL REVIEW
    Chủ đề bởi: SU_SU, 6/10/09, 3 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  3. SU_SU
    Fortron/Source FSP500-60GLC - Năng lượng cho máy trạm cao cấp Fortron/Source chuyên cung cấp các giải pháp về năng lượng cho các hệ thống máy tính trọn gói cho các khách hàng lớn, được xem như là một nhánh của thương hiệu FSP. Bán ra các PSU dưới dạng OEM cho các thương hiệu máy tính lớn, nên chất lượng của các dòng PSU dưới thương hiệu này có chất lượng và độ bền được đảm bảo. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một trong các sản phẩm PSU của Fortron/Source với công suất 500W model FSP500-60GLC, một PSU được thiết kế cho máy trạm và máy chủ. [IMG] Vì không phải là sản phẩm cho người dùng cuối nên hình thức của các PSU OEM cho máy bộ hay server thường có hình thức giống nhau và thường không bắt mắt cho lắm. Cũng đúng, vì yêu cầu của các máy tính dùng để “làm việc” thì cần đến sự ổn định của nguồn điện và độ bền của PSU cao chứ không cần đẹp. Do chỉ sử dụng quạt làm mát có kích thướt 80 cm nên phía trước PSU được khoét nhiều rãnh nhỏ giúp không khí lưu chuyển theo một hướng từ trước ra sau. Có tính năng Active PFC, nó có thể hoạt động ở bất kỳ mức điện áp lưới nào từ 100VAC tới 240VAC. [IMG] Ấn tượng nhất với tôi là bộ cáp của PSU này, nó rất dài và toàn bộ cáp đều là chuẩn 18 AWG nên bó cáp rất to và chắc chắn, điều này còn giúp nó tránh được tình trạng sụt áp khi tải dòng cao. Số lượng đầu cắm được trang bị vừa đủ cho việc khai thác hết công suất của nó. Có 1 đầu PCI-E 6pin cho VGA sẽ giúp nó thích nghi tốt với các cấu hình được thiết kế cho máy trạm làm việc đồ hoạ. Đầu cấp nguồn IDE molex 4 pin hỗ trợ lên tới 7 thiết bị, đầu SATA thì chỉ có 2…hơi bị ít, nhất là khi bạn có nhiều ổ SATA cắm trực tiếp trong thùng máy mà không qua các khay adaptor tháo nóng (hot swap). Fortron 500W có đường 12V được chia làm 2 rail, 12V1 được mả màu dây là màu vàng và 12V2 với dây màu vàng sọc đen, trong đó toàn bộ các đầu cắm đều dùng đường 12V1, kể cả đường cấp nguồn cho VGA. Đường 12V2 được dành riêng cho CPU qua đầu cắm ATX12V 4 pin. [IMG] Như đã giới thiệu ở trên, PSU Fortron 500W có tính năng Active PFC nên dải điện áp hoạt động phù hợp rộng từ 100~240VAC, thực chất dải hoạt động thực của nó là từ 90~264VAC. Tổng công suất của 2 đường +3.3VDC và +5VDC là 152W. Công suất của đường +12VDC tối đa là 36A với mỗi đường 18A. Tổng công suất danh định của PSU là 500W. [Next page...] Thử nghiệm 1/Công suất Đây không phải là một PSU noname, nên tôi sẽ thử luôn với mức công suất danh định 500W. Thử nghiệm công suất dựa theo phiên bản ATX12V ver 2.3 với tổng công suất hai đường +3.3VDC và +5VDC là 130W. Nhiệt độ môi trường trung bình 300C. Sau vài giờ chạy thử cho thấy PSU không hề có dấu hiệu xuống sức với mức công suất 500W. 2/Sự ổn định điện áp Sai số điện áp trên Fortron500W rất ít, dưới 2.5%. Sai số “nặng” nhất là đường -12VDC có lúc lên tới -4.4% ở mức thử 20% công suất, nhưng điều này tôi thấy cũng không phải là vấn đề vì thực chất đường điện này không được sử dụng. Mức dao động của điện áp cao nhất là -0.18V trên đường +12VDC, ổn định hơn với 2 đường +3.3VDC và +5VDC với mức dao động chỉ là -0.06V (+3.3VDC) và -0.02V (+5VDC). 3/Hiệu suất và hệ số công suất PF Fortron 500W có hiệu suất rất tốt, luôn trên 81%, thật tiếc là nó lại không xin chứng nhận 80Plus. Hệ số công suất rất cao, trên 0.92, tôi thấy số đo công suất biểu kiến VA rất sát với công suất tiêu thụ thật sẽ giúp bạn đỡ đau đầu hơn khi muốn mua UPS, lúc này chỉ cần một UPS có công suất 600VA là đã đủ cho cấu hình của bạn co dù đang khai thát ở mức công suất tối đa. 4/Chế độ bảo vệ PSU có đầy đủ các chế độ bảo vệ. Trong đó chế độ bảo vệ OCP được thiết lập cho mỗi rail của đường +12VDC là 21A sẽ giúp chia sẽ công suất giữa 2 đường này một cách dễ dàng, với mức cộng thêm tối đa là 5A trong cả điều kiện PSU đang full load tất cả các đường điện. 6/Nhiệt độ hoạt động Tuy có công suất khá cao như nhiệt độ hoạt động của PSU lại rất thấp, chênh lệch tầm 14 độ C so với môi trường. Qua số đo tốc độ quạt làm mát cho thấy mạch điều khiển quạt smart fan hoạt động rất tốt, tuy nhiên việc điều chỉnh chỉ tuyến tính từ mức thấp nhất cho tới 80% công suất PSU, từ 80% tới 100% công suất PSU quạt hầu như đã hoạt động với tốc độ tối đa của nó. Độ ồn do quạt tạo ra chỉ bắt đầu nghe rõ khi trên mức công suất 400W, điều này là đương nhiên, nó phải ồn hơn loại quạt 120 cm do tốc độ quạt quay cao. [Next page...][IMG] Đánh giá chung Đẹp - đương nhiên không phải là thế mạnh của PSU này, nó được thiết kế dành cho máy trạm và máy chủ là chính và nó chỉ thể hiện được – Chất. Chất lượng được thể hiện qua các linh kiện bên trong đều được sử dụng của các hãng có tên tuổi và lắp ráp trên công nghệ không chì. Mạch điều chỉnh điện áp hoạt động tốt đã tạo ra các điện áp ổn định và nằm trong giới hạn cho phép cho dù ở mức tải cao nhất. Hiệu suất cao trên 80%, làm cho các nhà đầu tư thoải mái hơn khi hàng tháng sẽ giảm bớt sự hao tổn năng lượng thể hiện trên hoá đơn, tiết kiện hơn rất nhiều so với khi sử dụng các PSU có hiệu suất thấp dưới 70%. Điều đặt biệt là nhờ có hệ số công suất PFC rất cao nên PSU này còn giúp tiếc kiệm thêm chi phí truyền dẫn cho cả hệ thống máy tính và chi phí đầu tư UPS khi bạn dựng lên một hệ thống mới. Hay nói cách khác nó không làm cho mạng điện trong văn phòng của bạn bị quá tải khi có thêm nhiều máy tính mới. Phải nói, bộ nguồn này rất thích hợp cho các phòng game hay cho các công ty thiết kế đồ hoạ với nhiều máy tính, kể cả với các văn bình thường. Đương nhiên với người dùng cá nhân cũng rất thích hợp để được bạn đầu tư nếu bạn không quan tâm nhiều tới hình thức. Ưu điểm - Hiệu suất trên 80%. - Điện áp ổn định và có sai số thấp. - Chế độ bảo vệ và smart fan hoạt động hiệu quả. - Cáp dài và có chất lượng tốt. - Auto-volt với tính năng Active PFC cho hệ số công suất trên 0.9 Khuyết điểm - Không có đầu EPS12V 8pin. - Ít đầu SATA (nên có 4 đầu thì tốt hơn nhiều). Giá bán tham khảo 1.020.000 đồng Giá trị đầu tư 2040 đồng/1 Watt FULL REVIEW
    Chủ đề bởi: SU_SU, 3/10/09, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  4. SU_SU
  5. SU_SU
    [IMG][IMG] Sự rung động của các thành phần lắp ghép lỏng lẽo cũng sẽ tạo ra độ ồn không đáng có, trên các viền khung nắp trên case đều có các lá thép hay bi nhựa đàn hồi, chúng giúp nắp case được ép chặt vào khung và không tạo ra bất kỳ âm thanh nào phát ra do rung động được tạo ra bởi fan có trong case. [IMG] Chân máy tương tự như các bộ chân của các thiết bị điện tử gia dụng với viền nhôm trắng và mút mềm chịu lực. Chân này bám khá chắc trên các mặt phẳng khác nhau. [IMG] Khả năng tháo rời hoàn toàn các thành phần của PC-B25 cũng rất ấn tượng, nó giúp cho việc lắp ráp được thuận tiệu hơn. Cũng như không giới hạn khả năng tái thiết kế lại case theo ý thích của từng cá nhân, cho case có một tính cách riêng phù hợp với chủ nhân của nó. Không giới hạn khả năng sáng tạo cũng có thể được coi là một tiêu chí đánh giá case Lian-Li. [IMG] Thiết lập một cấu hình cơ bản để thử khả năng tản nhiệt của case trong điều kiện bình thường với: - CPU - 1GB RAM Red Line. - Mainboard JW - VGA 8800GTX - 1 HDD - 1 CD - PSU AcBel 550W. Tất cả các quạt làm mát được cắm trực tiếp vào PSU nhằm luôn đạt tốc độ tối đa. Nhiệt độ phòng được duy trì ở mức 28 độ C. Hệ thống được chạy chương trình benchmark 3Dmark 06 và Orthos liên tục với tính năng lập lại trong vòng 8 giờ, nhiệt độ trong case duy trì ở mức trung bình 38 độ C, chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài là 10 độ C. ĐÁNH GIÁ CHUNG Kiểu dáng và vật liệu: PC-B25 có kiểu dáng cổ điển, tạo dáng bằng nắp hông gồ gề làm cho dáng case mạnh mẽ hơn. Chiếc vòng màu xanh (Blue Ring) là thiết kế trang trí duy nhất làm cho case bớt đơn điệu. Để case “sáng” hơn có lẽ việc thay thay các quạt đi kèm case bằng quạt có đèn LED nhiều màu là thích hợp nhất. Chất liệu chế tạo rất tốt, chất liệu nhôm cao cấp không bị oxy hóa theo thời gian, phần vỏ được xử lý bề mặt cẩn thận đã giúp cho nó không mất đi tính cách mạnh mẽ của case Lian-Li. Phong cách đơn giản ít lỗi model theo thời gian. Kết cấu chắc chắn nhờ các gia có góc hợp lý, do vậy tuy nhôm được coi là một kim loại mềm nhưng trong case Lian-Li nó lại khá “cứng”. Tiện ích: Thuận tiện cho việc lắp ráp, hỗ trợ nhiều ổ cứng giúp việc thiết lập RAID được đơn giản hơn cho các hệ thống máy game hay server. Hỗ trợ các công cụ đi dây hợp lý nên rất dễ dàng làm gọn cáp mà không cần đầu tư thêm. Tản nhiệt: Là một thùng máy có hệ thống làm mát tốt với độ ồn thấp nhờ các thiết kế chống ồn hợp lý. Việc vệ sinh hệ thống tản nhiệt đơn giản bằng các công cụ tháo lắp nhanh thiết bị. Modding: Thiết kế sẵn cho hệ thống tản nhiệt nước loại nhỏ, nó không đủ chổ cho một hệ thống tản nhiệt nước hoàn chỉnh cho toàn hệ thống, 2 quạt phía trước không có đủ diện tích cho một RAD đôi. Lỗ đi ống nước được thiết kế chăm chút hơn với ron che bụi và an toàn cho ống nước khi kéo qua lỗ này. Lian-Li PC-B25 có giá bán tham khảo là 219 USD, một giá khá đắt cho một chiếc vỏ PC kích thước Mid-Tower. Nhưng Lian-Li là vậy! nó chỉ cố gắn đem đến chất lượng tốt nhất cho bạn mà không cần quan tâm bạn là ai. ƯU: - Hiệu quả làm mát tốt. - Full nhôm. - Lắp ráp thân thiện hạn chế dùng công cụ hỗ trợ. - Hỗ trợ tản nhiệt nước. - Silent. KHUYẾT: - Giá cao. Sản phẩm này hiện đang được bán tại các cửa hàng vi tính toàn quốc với giá 219 USD và có thời hạn bảo hành 1 năm. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng Lian Li và nhà cung ứng sản phẩm Lian Li tại Việt Nam CÔNG TY TNHH KAS. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này. SUSU
    Đăng bởi: SU_SU, 11/9/08 trong diễn đàn: Reviews Zone
  6. SU_SU
    [IMG][IMG][IMG][IMG] Hệ thống làm mát tích cực: đương nhiên do các fan được bố trí trước và sau case đảm nhiệm. Vẫn dùng nguyên tắc hút/đẩy cơ bản nhất, với 2 fan phía trước hút không khí mát vào trong thùng máy, đồng thời làm mát cho các ổ cứng, 1 fan phía sau hút gió nóng ra ngoài. Ngoài ra hệ thống này còn có fan của PSU tham gia vào việc tống bớt khí nóng ra qua ngang PSU. [IMG] Để chống lại lượng bụi bị hút vào máy, các fan phía trước đều dược trang bị các lưới lọc bụi có thể tháo lắp nhanh chóng rất tiện cho việc vệ sinh định kì cho hệ thống. Các lưới chắn bụi này bằng mút nên chấp nhận được việc dùng nước rữa mà không làm tổn hại gì đến chúng. [IMG] Ngoài hệ thống quạt làm mát chính, trên PC-B25 các khe gió được bố trí hợp lý cũng giúp nhiều cho hệ thống tản nhiệt này khi việc đối lưu không khí được dễ dàng hơn. [IMG] Chính thức hỗ trợ các hệ thống tản nhiệt nước là một điều không thể thiếu trong đặt điểm chính của các dòng case Lian-Li hiện nay. 2 lỗ luồn ống nước được dập sẵn và có nắp che được tạo bên dưới PSU. [IMG][IMG] PC-B25 với tính năng thân thiện được thể hiện qua việc hỗ trợ lắp ráp nhanh chóng mà không cần dùng tools. Đầu tiên việc lắp ráp PSU đơn giản hơn với panel đi kèm. [IMG] Ốc dành cho gắn ổ cứng có kích thước lớn có thể vặn bằng tay. [IMG] Khay ổ cứng có thể đổi chiều gắn ổ cứng, phù hợp cho mọi thói quen sử dụng. [IMG] Với các ngàm cài, ổ quang sẽ được định vị chắc chắn với thời gian không quá 30 giây. Với ổ mềm 3,5” thì bạn cần sữ dụng đến vít baket vì tại dây chưa được thiết kế ngàm cài danh giá đó. [IMG] Các kẹp dây được thiết kế sẵn, cho việc đi dây giờ đây đơn giản hơn, case được thông thoáng và đẹp hơn. [IMG][IMG] Để cân đối giữa việc làm mát và độ ồn do hệ thống làm mát của case cũng như hệ thống làm mát chung của hệ thống (CPU, VGA,…). Lian-Li PC-B25 thiết kế nắp case với 2 lớp nhôm làm cho việc cách âm được tốt hơn. Bạn đừng nên cố gắn tách hai lớp cách âm này ra vì chúng đã được dính chặt với nhau bởi các tấm đệm cao su có dán keo rất chắc, sẽ làm cong các lá nhôm đó là kết quả cho việc cố nhìn vào bên trong 2 lớp nhôm này.
    Đăng bởi: SU_SU, 11/9/08 trong diễn đàn: Reviews Zone
  7. SU_SU
    Case Lian Li PC-B25 Tiếp tục khẳng định chính mình Giới thiệu lại Lian-Li có vẻ dư thừa đối với các bạn. Nên tôi được mạng phép vào đề luôn khi giới thiệu đến các bạn hôm nay một model thùng máy khác của Lian-Li là PC-B25, một chiếc thùng máy với kích thước trung bình (Mid-Tower) có giá không mềm chút nào khi được bán tới 219USD tại thị trường Việt Nam thông qua công ty KAS. Vậy thùng máy này có gì xứng đáng để bạn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ chút nào như vẻ bề ngoài của nó. [IMG][IMG] Không phá vỡ truyền thống thiết kế của Lian-Li, PC-B25 cũng đem đến cho người dụng một chiếc thùng máy được làm bằng nhôm toàn bộ từ trong ra ngoài. Bền ngoài của nó với hai nắp hông dược thiết kế hơi khác, nhìn như hai khối hình thang nổi cộm lên hai bên case, đã giúp PC-B25 có hình dáng khá ngầu. Thêm phần nắp che phía trước kính đáo che đi các thiết bị bên trong rất phù hợp với những người dùng thích sự kín đáo nhưng ngược lại nó lại khá bất tiện khi bạn là người hay dùng tới ổ quang, vì phải mở/đóng nắp case cho mỗi lần thay đĩa. Kích thước theo chuẩn thùng máy Mid-Tower nên các chiều của PC-B25 có kích thước khá chuẩn với các cạnh: 210mm x 450mm x 515mm (W,H,D) và trọng lượng lên tới 7,4Kg (nặng hơn case LanCool K7 600gram). Chiều dầy của nhôm đồng nhất ở mức 1,2mm và dầy nhất là nắp case 2,9mm. [IMG][IMG][IMG] Nắp trước của case có bản lề cơ động, nên bạn có thể đổi chiều mở nắp để thuận với chiều mở của tay bạn. [IMG][IMG] Ngoài bản lề cơ động, nắp case còn có các tiện ích khác như khóa và các khe thông không khí giúp case không bị bí gió khi đóng nắp. Cổng kết nối mở rộng được thiết kế bên hông case, với 2 kết nối cho USB2.0, IEEE1394 x1, Headphone và Micro tương thích với cách kết nối audio HD hay AC97. [IMG] Nút công tắc nguồn và reset ẩn mình sau nắp case. [IMG][IMG] Mặt trước có một vòng trang trí bằng đèn màu xanh dương dịu mắt, được Lian-Li gọi là Blue Ring. Lý do tại sao thì mời bạn xem hình sẽ rõ. [IMG] Phía sau case, phù hợp với chuẩn ATX, cho phép bạn gắn các maiboard có tới 7 khe PCI mở rộng. [IMG][IMG] Khi nắp case được mở, bên trong cho thấy khoản cách từ main đến khay ổ cứng khá rộng >5cm, số lượng khay ổ cứng cũng nhiều hơn LanCool K7, hỗ trợ gắn 6 ổ cứng cùng lúc. Khay CD thì chỉ gắn được 3 ổ quang hay các thiết bị có chuẩn 5,25” như các bộ điều khiền quạt, két nước,…Một lá nhôm lớn che phủ vị trí gắn PSU, với các là nhôm uốn góc giúp case chịu lực tốt hơn. Các cạnh lỗ luồn dây hay các cạnh nhôm có tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng đều được uốn góc an toàn. Hệ thống làm mát chính dựa vào 3 fan 120mm, cho phép kết nối trực tiếp với control fan của mainboard hay PSU thông qua đầu chuyển đổi.
    Chủ đề bởi: SU_SU, 11/9/08, 4 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  8. SU_SU
    Case LANCOOL Metal Boned K7 Chiến binh Thép với áo giáp Nhôm Xem như một thương hiệu mới xuất hiện trong năm nay trong làng chơi case, nhưng thực chất LanCool lại là một đứa con cưng của Lian-Li. LanCool ra đời nhằm đáp ứng được các nhu cầu phổ thông hơn với thùng máy và các sản phẩm của nó có giá thành dễ được người dùng bình dân chấp nhận hơn. Tuy nhiên do được Lian-Li đỡ đầu nên tất cả các sản phẩm của LanCool đều mang hơi hướng thiết kế của Lian-Li trong đó, từ các chi tiết, kết cấu, kiểu dáng cho tới các tiện ích tối thiểu và vật liệu chế tạo cũng như nơi sản xuất là TAIWAN nhưng case của LanCool được bán với giá rẻ hơn nhiều. LanCool bước vào thị trường Việt Nam cũng theo kênh phân phối chính thức của Lian-Li là Cty TNHH KAS và giới thiệu mẫu đầu tiên của thương hiện này với chúng ta là Metal Boned K7 có giá bán dễ chịu là 89 USD. [IMG] Thùng cacton chứa case được thiết kế khá ấn tượng nhờ việc phối màu hài hòa giữa các màu đen và đỏ sậm. Kích thước thùng không quá lớn 293x610x530mm (WxHxD) và trọng lượng khoảng 7,2 Kg, giúp cho việc di chuyển về nhà không quá vất vả. [IMG][IMG] Với kích thước trung bình của dạng case Mid Tower (210x460x489mm), vật liệu chế tạo dung hòa giữa chất liệu sang trọng bên ngoài bằng nhôm với khung thép chắc chắn bên trong, đã giúp cho Metal Boned K7 có trọng lượng nhẹ chỉ 6,8 Kg và có giá thành dễ thở hơn các loại case khác của Lian-Li. Metal Boned K7 bán tại thị trường Việt Nam chỉ có 1 màu đen duy nhất với toàn bộ phần nhôm đen bên ngoài đều được gia công chính xác bởi công nghệ “Lian-Li” làm cho tất cả diện tích phô ra bên ngoài case đều bị “xước”. Hình dáng K7 hơi đơn điệu bởi các đường thẳng vuông góc giao nhau, nắp case 2 bên cũng đơn giản hơn khi không có cửa sổ mica hay lưới thoát nhiệt thường thấy trên các dòng Lian-Li cao cấp – đem đến một câu hỏi lớn về hiệu quả tản nhiệt của case này? [IMG][IMG][IMG] Mặt trước của case là một tấm nhôm liền khối, phía trên là 3 khe 5,25” cho ổ đĩa quang và 1 khe 3,5” cho ổ đĩa mềm, diện tích phía dưới còn lại chỉ dành cho đường gió đi vào thông qua lớp lưới mắt cáo là các lổ nhỏ được dập trực tiếp lên phần nắp trước – cuối cùng là thương hiệu LanCool bằng nhôm trắng sáng nổi bật trên nền đen. Ở mặt sau case, vật liệu bây giờ là thép với nước xi xám trắng chống rỉ, các vị trí gắn mainboard, PSU và quạt tản nhiệt vẫn nằm bình thường theo đúng chuẩn ATX. [IMG][IMG] Các cổng mở rộng bao gồm; 1 cổng iEEE1394, 2 USB2.0, Micro, Phone được đưa lên phía trên thùng case cùng với 2 công tắc nguồn/reset, vị trí này rất thuận tiện cho những ai quen đặt thùng máy dưới bàn làm việc nhưng lại khá cao nếu để thùng case lên mặt bàn. Các cổng mở rộng còn được trang bị một nắp che bằng nhôm nhằm tránh bụi rơi vào khi không sử dụng. 2 đầu mở rộng cho âm thanh là micro và phone được thiết kế với các kết nối linh hoạt với sound card trên cả hai chuẩn là HD và Audio AC97. [IMG] Ruột gan K7 được phô bầy khi nắp hông được mở. Các vị trí gắn thiết bị cơ bản giống với mô tả của chuẩn ATX, 3 khay CD nằm trên cùng đối diện với vị trí gắn PSU. Khay chứa ổ cứng được quay ngang đối diện với 2 quạt làm mát phía trước thùng case, có khả năng chứa được tới 5 ổ cứng. Metal Boned K7 được thiết kế để sử dụng tốt với kích thước mainboard ATX và mATX, khoảng cách từ cạnh mainboard tới khay chứa ổ cứng được chừa trống trên 5 cm, làm cho việc gắn mainboard được dễ dàng hơn. Thêm một thông số quan trọng cần phải nói tới là vật liệu chế tạo và chiều dầy của vật liệu. K7 bên ngoài được bao bọc bởi lớp áo bằng nhôm như đã nói sơ bên trên, chiều dầy trung bình của các tấm nhôm này là 1mm, riêng mặt nạ là 1,48mm. Kết cấu khung chịu lực bên trong bằng thép có độ dầy đồng nhất là 0.8mm, với các góc được bo tròn an toàn cho người dùng và có khả năng chịu lực rất tốt. [IMG] Phụ kiện đi kèm với số lượng ốc vít hùng hậu, trong đó để tiện cho việc gắn các chân mainboard K7 còn tặng kèm một cây điếu nhỏ rất thuận tiện. Số lượng ốc vít cung cấp đủ cho bạn gắn hết tất cà các thiết bị vào toàn bộ vị trí trên case, bao gồm 5 HDD, 3CD và 1FDD cũng như mainboard ATX. [IMG] PSU được bao bọc bởi một hộp thép giảm bớt tác động của nhiệt độ bên ngoài PSU với thùng máy bên trong, chiều gắn PSU là từ trong ra ngoài do vậy nên chú ý khi lắp ráp là nên gắn PSU trước khi gắn mainboard hay các thiết bị khác. [IMG] Một vài miếng thép đàn hồi được bố trí dọc theo vị trí của nắp thùng máy nhằm giảm độ ồn do việc tiếp xúc không chặt tại vị trí này. [IMG] Nắp trước cơ động tháo lắp được. [IMG][IMG] Nắp được được định vị và giữ chắc chắn nhờ các chốt kim loại và ngàm cài. Việc này giúp bạn nhanh chóng tháo lắp ổ đĩa quang hay làm vệ sinh cho lưới chắn bụi mà không cần dùng đến công cụ hỗ trợ - đây được gọi là tính năng friendly thân thiện với người dùng. [IMG] Mặt trước khi không có nắp che. Lộ rõ khung thép bên trong và 2 quạt tản nhiệt lớn có lưới chắn bụi. [IMG] Tính năng friendly cũng được thể hiện qua việc gắn ổ quang với các ngàm cài nhanh chóng – bạn chỉ việc đẩy các ổ DVD của mình vào đúng khay thích hợp, ngàm cài này sẽ làm việc còn lại là cố định ổ đúng vị trí mong muốn. Độ xê dịch của ổ trong khay rất ít cho dù ngàm chỉ cài vào một bên thành ổ quang. [IMG] Việc gắn ổ cứng lại không đơn giản như gắn ổ DVD vì LanCool thay đổi chiều nhét ồ cứng vào khay qua phía bên kia case – không cùng chiều với việc gắn mainboard, tuy nhiên với thiết kế linh động của K7 thì không có việc gì không thể thay đổi được, bằng việc tháo vài con ốc là bạn có thể xoay khay ổ cứng lại đúng với chiều thông thường. 5 Ổ cứng sẽ được 2 quạt 120mm có tốc độ tối đa 1000RPM đảm nhận việc làm mát bằng cách hút không khí trong lành từ bên ngoài vào, ta thấy toàn bộ chiều dài của ổ cứng đã được quạt này bao bọc nên hiệu quả làm mát cho các ổ này không thể chê trách được. [IMG][IMG] Để gắn được ổ cứng vào đúng vị trí thì bạn cần có một công cụ là vít paker, do vậy làm mất đi tính thân thiện của case. Bạn chớ quên các ron đệm bằng cao su khi gắn nhé vì công dụng của nó khá quan trọng, làm giảm bớt chấn động của thùng máy tới ổ cứng, giảm thiểu khả năng hư hỏng của ổ này. Tuy nhiên điểm yếu của thiết kế này là ổ cứng rất dễ bị rơi ra khi thùng máy bị lật úp (khi vận chuyển), bù lại một lỗ gắn ốc định vị được thiết kế chính xác với lổ ốc ở giữa ổ cứng làm hạn chế “tai nạn” xẩy ra. [IMG][IMG] Metal Boned K7 chú trọng đến việc đi dây của bạn. Nó cho phép bạn dấu các dây điện ra phía sau khay mainboard như dân “chuyên nghiệp” mà không phải tốn công mod nhờ các lỗ được khoét tại cái vị trí hợp lý. Điều này sẽ giúp nội thất của của máy trở nên thông thoáng và gọn gàng hơn khi không nhìn thấy dây điện chạy từ trước ra sau case như các mẫu case khác. Không những vậy, phía sau khay mainboard còn được bố trí các kẹp dây lớn bằng kim loại giúp ép các bó dây nằm sát vào thành kim loại để bạn có thể đóng nắp case một cách dễ dàng nhất. [IMG] Lưới chắn bụi phía trước bằng plastic, với lớp lưới được đúc liền với khung nhựa như các lưới chắn bụi của máy lạnh. Điểm yếu của lưới này là khi bạn làm rách chúng thì khó thể thay thế được mà chỉ có thể thay bằng một lưới chắn bụi mới khác, do vậy bạn nên nhẹ tay với chúng khi làm vệ sinh định kỳ. [IMG] Kết hợp với 2 quạt làm mát phía trước, quạt làm mát phía sau hút khí nóng trong cây ra ngoài với tộc độ 1000RPM đã hoàn thiện hệ thống tản nhiệt của K7. [IMG] Với hệ thống tản nhiệt bằng sức gió thì có thể nói K7 không có gì để bàn tới. Trên các máy tính muốn có một hệ thống tản nhiệt nước hiệu quả hơn, K7 đã tính trước cho bạn bằng hai lỗ đi ống nước được dập sẳn phía trên quạt làm mát phía sau – để sử dụng chúng bạn chỉ cần tách 2 miếng thép che ra khỏi khung máy. Với vị trí đi ống này nó chỉ thích hợp cho các hệ thống tản nhiệt nước với 1 rad đơn 120 gắn phía sau. Rad lớn hơn bạn cần bố trí trên nóc thùng máy và bạn cần phải có kỹ năng mod tốt không thì sẽ là cho tính thẩm mỹ của case bị giảm đi rất nhiều. [IMG] Để tăng cường thêm việc đối lưu không khí một cách tự nhiên, các lá che khe PCI đều được khoét lỗ thông không khí. Ngay cả phần thép bên trên các khe này cũng có một hàng lưới thông không khí đi kèm. K7 coi như là một case khá thông thoáng bởi vô số đường không khí nằm ở vị trí phù hợp, tuy nhiên việc này khiến nó có thể sẽ là một case hút bụi nhiều nhất nếu môi trường làm việc của nó không được sạch như các phòng sử dụng máy lạnh thường xuyên. [IMG] Metal Boned K 7 cho không giới hạn sự sáng tạo của người dùng đúng với phong cách của Lian-Li, rất nhiều chi tiết của case có thể dễ dàng tháo ra được. Việc này giúp cho bạn dễ dàng trang trí hay gắn thêm các thành phần không chính thống khác vào case như tản nhiệt nước, đèn, …theo phong cách và sở thích riêng của bạn. [IMG] Cuối cùng là chân case được tạo từ một khối plastic đồng nhất, chân máy khá cứng và phần tiếp xúc chưa tạo được độ bán cần thiết với các mặt phẳng bóng láng như gạch bông hay sàn đá. [IMG] Thiết lập một cấu hình cơ bản để thử khả năng tản nhiệt của case trong điều kiện bình thường với: - CPU - 1GB RAM Red Line. - Mainboard JW - VGA 8800GTX - 1 HDD - 1 CD - PSU AcBel 550W. Tất cả các quạt làm mát được cắm trực tiếp vào PSU nhằm luôn đạt tốc độ tối đa. Nhiệt độ phòng được duy trì ở mức 28 độ C. Hệ thống được chạy chương trình benchmark 3Dmark 06 và Orthos liên tục với tính năng lập lại trong vòng 8 giờ, nhiệt độ trong case duy trì ở mức trung bình 33,9 độ C, chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài là 5,9 độ C. ĐÁNH GIÁ CHUNG Kiểu dáng và vật liệu: Metal Boned K7 có kiểu dáng đơn giản, điểm nhấn duy nhất thấy được là lớp lưới phía trước trùng màu với thân thùng máy tuy không nổi bật nhưng cũng đã làm cho mặt tiền case bớt đơn điệu. Nếu bạn thay các quạt đi kèm case bằng quạt có đèn LED thì chính lớp lưới này sẽ làm dịu ánh đèn, ánh sáng phát ra sau lớp lưới sẽ trở nên lung linh huyền ảo hơn. Bù lại nhờ lớp vỏ nhôm cao cấp được xử lý bề mặt cẩn thận đã giúp cho vỏ bọc bên ngoài đã phần nào tôn được giá trị cho K7. Điểm mạnh của phong cách đơn giản mà Lian-Li luôn theo đuổi là các mẫu case của nó ít bị lỗi model hơn các loại case thiết kế theo phong trào nhất là thường bắt chước các nhân vật trong game. Khung case bằng thép, cho kế cấu case được vững chắc hơn và nhất là vật liệu này quyết định đến giá thành sản phẩm – giá case sẽ rẻ hơn rất nhiều so với loại được làm toàn bộ bằng nhôm. Khung thép có làm cho case tăng trọng lượng đáng kể hay không? Đáng ngạc nhiên là với K7 toàn bộ trọng lượng của nó còn nhẹ hơn case Lian-Li PC-B25 full nhôm tới 0.6 Kg. Tiện ích: Metal Boned K7 là một thùng máy tầm trung nhắm vào người dùng bình thường như học sinh, sinh viên, văn phòng hay giới phòng máy không cần tới một thùng máy quá lớn chiếm nhiều diện tích. Do vậy, nó cho phép người dùng thiết lập một cấu hình bình thường với số lượng thiết bị không quá đồ sộ nhưng vẫn đầy đủ với khả năng khai thát tính năng RAID với 5 ổ cứng, 3 thiết bị gắn vào khe 5,25”,…không những vậy K7 vẫn cho phép bạn lắp được các card đồ họa có chiều dài lớn hơn bình thường như 9800GX2 hay GTX280 nhờ chiều dài của case rộng hơn hàng chợ khá nhiều. Lắp ráp một bộ máy với K7 thật đơn giản tuy tính năng “thân thiện” với người dùng chỉ phát huy được ở một vài chổ nhất định như ổ quang, PSU,…còn lại bạn cũng phải dùng công cụ để có thể cố định được mainboard vào case. Vị trí gắn HDD lại ngược với cách thông thường nên dây điện sẽ dược dấu gọn gàng hơn ở phía sau, nếu bạn cần tháo lắp nhanh thì việc xoay khay ổ cứng lại đúng chiều bình thường là cần thiết. Tản nhiệt: Metal Boned K7 là một thùng máy có hiệu quả làm mát khá cao khi nhiệt độ trong thùng chỉ chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài 5,9 độ C. Làm được điều này là do việc thiết kế các hệ thống quạt và lổ thông không khí hợp lý cộng với việc che chắn cho PSU giúp nhiệt độ xung quanh PSU không tác động nhiều tới nhiệt độ bên trong thùng. Một điều đương nhiên là với các thùng máy cho hiệu quả tản nhiệt cao thường rất bụi do hệ thống lỗ thông khí của chúng khá phong phú – hiểu được điều này, trên K7 việc làm vệ sinh hệ thống tản nhiệt đã được tính tới với mặt nạ có thể tháo lắp nhanh, chỉ cần một máy hút bụi nhỏ là bạn có thể làm sạch lớp lưới chắn bụi phía trước với tổng thời gian không quá 5 phút. Độ ồn do hệ thống quạt làm mát được khống chế tốt nhờ tốc độ quạt không quá lớn và lớp vỏ case dầy. K7 hoạt động khá êm, tiếng ồn nhất lại phát ra từ quạt PSU. Modding: Metal Boned K7 không phải là loại case dành cho dân “chuyên mod” với khả năng mod hạn chế, nó không đủ chổ cho một hệ thống tản nhiệt nước hoàn chỉnh, 2 quạt phía trước không có đủ diện tích cho một RAD đôi. Nhưng nó cũng không phải là case không thể gắn được tản nhiệt nước, với một hệ thống tản nhiệt nước cơ bản cho CPU thì K7 vẫn có thể cho bạn gắn được 1 RAD đơn phía sau với lỗ đi ống nước được thiết kế sẵn, 2 lỗ đi ống nước này lại chưa có ron an toàn nên chú ý khi kéo ống đi qua vì chúng sẽ dễ bị cạnh thép cắt vào. Metal Boned K7 có giá bán tham khảo là 89 USD, giá này so với những gì mà K7 có thể cho bạn thì đây có thể nói là một đối thủ mới cho dòng “dưới 100 USD” có chất lượng tốt, nó sẽ làm bạn phải suy nghĩ khi chọn giữa Metal Boned K7 hay CoolerMater 690, 590,… ƯU: - Hiệu quả làm mát tốt. - Vỏ nhôm, khung thép có kết cấu chắc chắn. - Hỗ trợ tản nhiệt nước. - Giá tốt. KHUYẾT: - Không có khóa ổ cứng. - Lưới nhôm phía trước liên kết với mặt nạ khá yếu chỉ qua 2 mấu nhôm nhỏ nên rất dễ cong khi có tác động mạnh. Sản phẩm này hiện đang được bán tại các cửa hàng vi tính toàn quốc với giá 89 USD và có thời hạn bảo hành 1 năm. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng Lian Li và nhà cung ứng sản phẩm Lian Li tại Việt Nam CÔNG TY TNHH KAS. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này. SUSU
    Chủ đề bởi: SU_SU, 5/8/08, 7 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  9. SU_SU
    PSU HuntKey TITAN 650 Một góc nhìn mới Tập đoàn HuntKey là một thương hiệu lớn tại Trung Quốc trong việc cung cấp các giải pháp năng lượng cho các hệ thống PC hay Server, nguồn điện cho TV, nguồn điện cho hệ thống viễn thông, adaptor, các bộ sạc điện và gia công các nguồn điện sử dụng vào các mục đích khác của khách hàng. Khả năng sản xuất của hãng được thể hiện qua việc HuntKey có thể thiết kế và sản xuất được các hệ thống nguồn điện có công suất từ 1W cho đến 250KW có chất lượng tốt với giá cạnh tranh nhất. Nhờ vậy doanh số của hãng chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc chiến vị trí số 1 với 46.14% thị phần trong năm 2007 (nguồn http://zdc.zol.com.cn/49/498899.html). Mức độ phong phú của sản phẩm làm ra từ HuntKey cũng không phải là con số nhỏ, chỉ riêng PSU dành cho PC đã lên tới hơn 46 mẫu khác nhau bao trùm lên các dòng chính như V-Power, TITAN, DH Power, Green Star,…cũng đã chứng minh phần nào năng lực của hãng này. Tại thị trường Việt Nam, HuntKey không phải là một thương hiệu mới nó có đã có mặt từ năm 2003 và rất được ưa chuộng tại thị trường miền Bắc, tuy nhiên với các năm gần đây thương hiệu này bị phai màu trong lòng người tiêu dùng bởi chất lượng được đánh giá chưa cao so với các “đàn em” mới xuất hiện gần đây. Công bằng mà nói chính HuntKey cũng là “nạn nhân” bởi lòng tham của một số doanh nghiệp phân phối sản phẩm này trước đây bằng việc bán ra các PSU bị khai gian công suất bán với giá rẻ đáp ứng được tâm lý người tiêu dùng còn thiếu nhiều kiến thức về sản phẩm khó đo lường này. Có thể tham khảo thêm về thông tin các sản phẩm HuntKey chính hãng tại www.huntkey.com.vn để không mua phải hàng nhái kém chất lượng. Năm 2007, thông qua nhà phân phối chính thức là Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành (SOHACO-NTC) tại miền bắc và chi nhánh tập đoàn SOHACO tại miền nam (SOHACO-HB) thương hiệu HuntKey coi như được làm lại từ đầu với các cam kết đem lại cho người dùng các sản phẩm HuntKey đúng công suất thật, đúng với giá trị mà người dùng tiêu dùng bỏ ra nhằm khẳng định một tên tuổi lớn đến từ Trung Quốc. Để chứng minh cho điều này, hôm nay HuntKey giới thiệu tới các bạn dòng PSU TITAN với công suất 650W (HK650-52PEP), là một sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng ưu việc cũng như hình thức được đầu tư một cách nghiêm túc hơn. PSU TITAN 650 sẽ giúp người dùng khó tính Việt Nam có được một góc nhìn mới cho thương hiệu HuntKey. [IMG] Thiết kế hộp đựng sản phẩm đẹp và bắt mắt với dòng chữ TITAN nổi bật nhờ màu vàng lửa trên nền đen, bên trên chiếc hộp có tay xách khá tiện lợi cho người mua khi vận chuyển. Ngoài bộ nguồn ra bên trong đi kèm phụ kiện là sách hướng dẫn và dây cáp điện. [IMG][IMG] So với các dòng sản phẩm của Huntkey thì dòng TITAN có thiết kế mẫu mã tốt nhất, vỏ PSU làm bằng kim loại xi niken rất bóng và dưới ánh sáng mạnh hơi ửng lên màu nâu đỏ. Làm mát cho PSU bằng 1 quạt có kích thước 120mm, thổi gió nóng ra phía sau PSU qua một lớp lưới mắt cáo có hình ô vuông nhỏ. Không có công tắt chọn điện áp lưới phù hợp vì TITAN 650 đã được trang bị một tính năng điều chỉnh điện áp vào tự động đó là tính năng Active PFC. [IMG] Lưới quạt có màu tương phản với vỏ PSU – màu trắng sáng – một phần lưới được cách điệu bằng các đường cong gợi cảm phần nào làm giảm đi sự nhàm chán thường thấy trên bộ phận này. Ngay chính giữa lưới nổi bật lên là hình logo HuntKey in nổi trên một vòng kim loại màu bạc làm cho TITAN 650 thêm phần giá trị. [IMG] Phía trước, vỏ PSU không hoàn toàn kín mà nó được khoét thêm các rãnh nhỏ giúp việc làm mát cho các linh kiện được hiệu quả hơn khi khối không khí nóng trong kẹt này được thoát ra một các dễ dàng. Dây cáp điện không được bọc lưới tất cả nên việc cần có thêm một vòng đệm tại vỏ PSU rất cần thiết, giúp cho bó cáp này an toàn hơn, không bị phần vỏ làm trầy xước. [IMG][IMG] Có thể nói đây chưa phải là một PSU đỉnh của HuntKey, tuy rằng có rất nhiều chi tiết thiết kế khá tiến bộ nhưng còn một vài điểm chưa thật sự làm hài lòng người viết như chỉ có cáp chính 24pin mới được bọc dây lưới còn lại là để trần. Bù lại, khi cầm bó cáp này trên tay ta có cảm giác chắc tay hơn do HuntKey lại khá chú trọng đến chất lượng truyền dẫn điện nên nó trang bị hầu hết các đường điện chính bằng loại cáp có tiết diện lớn 16 AWG. [IMG][IMG] Bên trong, che khuất hết tầm nhìn của bản mạch và linh kiện là các phiến tản nhiệt bao phủ bên trên chiếm diện tích khá lớn nhằm tận dụng tối đa “sức gió” từ quạt thổi xuống. Các thành phần không thể gắn tản nhiệt được như tụ, cuộn lọc và biến áp được để lộ ra giúp nó tự làm mát tốt hơn. Diện tích bo mạch PSU cũng không nhỏ, nó kéo dài gần như đụng vào lớp lưới phía sau. [IMG] Quạt làm mát được coi là một yếu tố quan trọng trong các PSU có chất lượng và công suất cao, nó giúp các linh kiện đủ mát để làm việc với cường độ cao như lại không quá ồn làm người dùng khó chịu, nên việc chọn một quạt làm mát đủ tin cậy cho PSU thường được các hãng này rất quan tâm và mỗi thương hiệu nguồn lại chọn cho mình một nhà cung cấp quạt uy tín riêng. HuntKey TITAN 650 chọn XINRUILIAN (China) làm đối tác cung cấp quạt cho mình, với 14 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất quạt và tản nhiệt CPU. XINRUILIAN đem đến cho PSU HuntKey một sức mạnh làm mát có công suất 2.76W, có tốc độ có thể đạt tới 2000 RPM với lưu lượng gió lên tới 76.9 CFM, độ ồn tối đa 38 dBA. Để tăng độ bền cho quạt và giảm đi việc bảo trì sao một thời gian sử dụng, quạt được trang bị bạc đạn (vòng bi) với trục bằng thép không rỉ. [IMG][IMG] Lại nói về tản nhiệt – một thành phần tất yếu quyết định sự sống của PSU. Tản nhiệt trong PSU HuntKey không phải là một khối đồng nhất mà nó bao gồm nhiều phiến tản nhiệt ghép lại việc này giúp HuntKey linh động hơn trong việc thiết kế và sản xuất, nếu PSU có nhiệt độ quá cao thì chỉ việc ghép thêm các phần tản nhiệt khác vào phiến tản nhiệt chính hoặc ngược lại tháo bớt ra nếu PSU đã quá mát. Hiệu quả tản nhiệt có thể rất tốt trong PSU này nhưng nó làm mất đi tính thẩm mỹ cần có nếu bạn là người quan tâm tuy nhiên người mua lại thường quan tâm nhiều hơn đến vẻ bề ngoài của PSU vì nó là cái được thể hiện ra ngoài và dễ dàng thấy được hơn là cái “đẹp” bên trong PSU. Bản mạch được sử dụng là loại 2 mặt và được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn RoHS, do vậy TITAN 650 là một sản phẩm thân thiện với môi trường và người dùng. [IMG] Mạch lọc chống nhiễu với cuộn dây có tiết diện lớn được quấn trên một lõi ferrite có độ từ cảm cao nhằm phản ứng nhanh nhậy với các xung nhiễu có tần số cao. [IMG][IMG][IMG] Mạch Active PFC có diode cầu nắn điện được gắn tản nhiệt riêng bằng đồng thau, giúp diode hoạt động ổn định hơn khi phải gánh dòng tải lớn mà không lo nhiệt độ sẽ phá hủy nó. Cuộn dây (biến áp) PFC được quấn giống như mạch EMI nhưng với 1 cuộn dây duy nhất có kích thước lớn hơn nhiều lần, như vậy mới nó mới có thể chịu được toàn bộ công suất của PSU khi hoạt động 100%. Mạch A.PFC trong PSU thật sự nó là một mạch tiền ổn áp cho toàn bộ bộ nguồn, điện áp cần cung cấp cho một mạch công suất thường nằm trong khoảng từ 300VDC đến 420VDC và nó cần có một sự ồn định nhất định không quá 5% giá trị chuẩn, nếu một PSU không có mạch PFC thì khi hoạt động trong dải điện áp 110~220VAC thì điện áp cung cấp cho tầng công suất sẽ là từ 170VDC~350VDC, sự thay đổi này quá lớn nên các PSU này bắt buộc phải sử dụng công tắt chuyển đổi điện áp đầu vào phù hợp với điện áp lưới. Tụ lọc chính trong HuntKey được sử dụng với 2 tụ ghép song song cho giá trị dung lượng tương đương 500uF/400VDC với dung lượng tụ lớn sẽ giúp mạch PFC bù lại điện áp sụt giảm nhanh chóng khi có dòng tải lớn, ngoài ra nó còn giúp PSU duy trì hoạt động tiếp tục khi bị mất điện trong vòng 16ms với mức tải là 100%, điều này rất có lợi cho những ai đang sử dụng UPS cho hệ thống của mình. [IMG] Tận dụng ưu thế tối đa của linh kiện tích hợp nên cấu tạo của mạch +5VSB rất đơn giản chỉ có IC TNY278PN cùng biến áp và vài linh kiện lẻ là đã có một mạch +5VSB hoàn chỉnh cho dòng điện cung cấp lên tới 3A. Khi có ít đi linh kiện rời bên ngoài thì mạch này có độ ổn định và tin cậy cao hơn các mạch dùng Mosfet với mạch kích rời. [IMG][IMG][IMG] Sau một thời gian vắng bóng khá lâu công nghệ tạm gọi là 3 biến áp thẳng hàng với IC PWM nằm bên phần DC Out lại đang được khá nhiều hãng có tên tuổi dùng lại như FSP, CoolerMaster, AmacroX,…ưu điểm của công nghệ này là sẽ tạo ra các PSU có giá cạnh tranh hơn do mạch ít linh kiện và giá linh kiện cũng rẻ hơn rất nhiều. Phần công suất sử dụng Transistor High Speed Switching 2SC3320 có dòng chịu đựng tối đa lên đến 15A, ngược lại với tầng công suất chính thì tầng PFC được ưu đãi hơn với cặp Mosfet 20N60C3 chịu được dòng tải khá lớn là 45A. [IMG][IMG] PSU Hunkey TITAN 650 có công suất cao với các đường điện cung cấp dòng liên tục khá cao như tổng dòng đường 12V có thể lên tới 71A hay 41A trong chế độ hoạt động liên tục. Để đảm đương được tất cả dòng tải này, HuntKey trang bị cho TITAN 650 toàn bộ các diode chính bằng loại diode có dòng tải 40A một “con”, giúp cho phần nắn điện (chỉnh lưu) này hoạt động mát và giảm thiểu rủi ro chết do quá dòng. [IMG] Dòng điện DC chưa thể sử dụng được ngay vì nó còn chứa trong đó nhiều gợn nhiễu bất lợi phát sinh trong quá trình chuyển đổi năng lượng từ AC qua DC. Mạch lọc tại đầu ra cuối cùng này sẽ quyết định chất lượng dòng điện cung cấp cho thiết bị do vậy trong PSU này ta thấy nó cũng có các cuộn lọc với kích thước cuộn dây lớn cùng với tụ lọc có chất lượng tốt của hãng TEAPO. [IMG][IMG] Mạch bảo vệ và mạch điều khiển quạt (smart fan) được tích hợp chung trên một module, không dùng IC bảo vệ chuyên dùng của SITI hay Weltrend mà được thay thế bằng 3 IC khuyết đại tuyến tính AS339P. Ưu điểm cho TITAN 650 linh hoạt hơn trong việc mở rộng nhiều kênh, tích hợp thêm nhiều tính năng bảo vệ hơn nhưng nhược điểm của nó là phải sử dụng nhiều linh kiện rời bên ngoài. Nhờ vậy, HuntKey đem đến cho người dùng một số tính năng bảo vệ như: Quá dòng trên từng đường điện, Quá áp hay thấp áp bảo vệ thiết bị khi PSU bị tăng điện áp quá mức, Quá tải cho toàn bộ PSU, Quá nhiệt đi kèm với mạch smart fan, Chạm tải PSU tự ngưng hoạt động để bảo vệ an toàn cho PSU,…Thật sự thì các tính năng bảo vệ này luôn hoạt động ẩn mặt, chỉ có tính năng điều khiển quạt thông minh theo nhiệt độ thì người dùng mới có cảm nhận được thông qua tốc độ quạt làm mát, còn lại các tính năng khác chỉ hoạt động khi có bất cứ hiện tượng nào bất thường xẩy ra cho PSU như đã nêu bên trên. [IMG] Một số chi tiết tuy nhỏ nhưng cũng rất có giá trị để đánh giá một PSU đã thật sự tốt chưa. Trên các PSU chất lượng kém các đầu dây cáp khi hàn vào mạch chỉ đơn giản là các đầu dây bình thường không hơn không kém, các PSU có chất lượng tốt hơn như TITAN 650 các đầu dây này được bấm chung lại với nhau, đầu bấm này lại có ngàm bấu vào mạch in khi được cắm vào lỗ chân hàn trên mạch trước khi được hàn chắc chắn bằng thiết hàn – việc này giúp cho các đầu dây bán chắc chắn trên mạch, chống lại được hiện tượng rạn chân hàn qua một thời gian sử dụng dài dưới nhiệt độ cao và dòng tải lớn. THÔNG SỐ KỸ THUẬT DANH ĐỊNH CỦA TITAN 650 [IMG] PSU HuntKey TITAN 650 (HK650-52EP) sản xuất phù hợp với 2 tiêu chuẩn ATX ver 2.2 và EPS ver 2.91. Tính năng A.PFC cho phép PSU hoạt động tốt với điện áp 110.220VAC với sự thay đổi điện áp trong dải từ 90~264VAC. Cung cấp cho phụ tải tới 4 đường +12VDC với công suất tối đa của mỗi đường là 18A, tổng công suất hiệu dụng là 41A tương đương 492W. Đường +5VDC vẫn còn được duy trì với mức công suất khá cao lên tới 30A và đường +3.3VDC cũng có một công suất tương đương là 24A, tổng công suất hiệu dụng của 2 đường này tối đa có thể khai thát được là 140W. Đường +5VSB tuy ít được người dùng chú ý nhưng TITAN 650 cũng hào phóng cung cấp tới 3A cho riêng đường này. Tất cả công suất đó đã cho TITAN 650 một nguồn năng lượng mạnh mẽ tới 650W. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM [IMG] CÔNG SUẤT: Khi mức công suất của 2 đường +3.3V/+5V đạt mức công suất danh định là 140W thì PSU HuntKey TITAN 650 đạt công suất danh định là 650W với đường +12VDC có công suất lên tới 506W (42A) vượt hơn danh định 1A. Ở mức 100% công suất danh định bộ nguồn vẫn hoạt động ổn định, không những vậy nó còn có thể hoạt động tốt ở mức 110% công suất tức là tương đương với 720W, tại mức này dòng điện tại đường +12VDC lên tới 44.5A (541W), công suất 2 đường +3.3V/+5V cũng tăng tương ứng lên mức 166W. Công suất của nguồn cấp trước +5VSB cũng đạt mức 13.27W. ĐIỆN ÁP: TITAN 650 ổ định điện áp đường +12VDC rất khá, điện áp trung bình luôn dược duy trì ở mức trung bình là 12.21V với sai số 1.8% so với điện áp chuẩn, năng lượng bù trừ cho đường +12VDC vẫn còn đủ khả năng hiệu chỉnh lên lại 12.16V khi gia tăng công suất lên mức 110%. 2 đường điện áp còn lại suy giảm nhẹ theo mức gia tăng của phụ tải, điện áp trung bình trên 2 đường này là 3.3V (0%) và 4.93V (-1.13%). HIỆU SUẤT: Hiệu suất thấp nhất của TITAN là 77% khi ở mức công suất full load đã giúp nó đạt tiêu chuẩn ATX ver 2.2 và được coi là hiệu suất khuyên dùng (Recommended Minimum Efficiency) với chuẩn này. Nhưng với hiệu suất này nó chưa chính thức bước chân vào được “gia đình” 80Plus, ở các mức công suất thấp hơn 70% công suất danh định hiệu suất luôn duy trình trên 80%. NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ỒN: Nhờ các phiếm tản nhiệt có diện tích lớn, quạt làm mát hiệu quả nên cả hệ thống tản nhiệt này đã giúp cho TITAN 650 có được một nhiệt độ hoạt động khá thấp so với mức công suất của nó, nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ phòng thử chỉ ở mức 8.2 độ C, khi ở mức công suất cao nhất là 720W nhiệt độ cũng chỉ gia tăng được thêm 0.9 độ C. PSU hoạt động khá êm nhờ mạch điều khiển quạt hoạt động hiệu quả, kể cả khi ở mức tải nặng nền nhất độ ồn do quạt tạo ra vẫn dễ chấp nhận được. [IMG] ĐÁNH GIÁ CHUNG: Sau nhiều năm thăng trầm với thị trường nguồn công suất thật tại Việt Nam, PSU TITAN 650 qua các thử nghiệm cho ra một kết quả rất khả quan cho HuntKey với thị trường “khó tính” này. HuntKey đã chú trọng nhiều tới giá trị sử dụng cho người dùng, dòng TITAN có thiết kế đẹp, sử dụng linh kiện có chất lượng tốt, thiết kế mạch hợp lý đã tạo ra một sản phẩm có giá thành dễ chấp nhận được. Với mức công suất thật đạt được là 650W cùng với một hệ số công suất an toàn cho người dùng lên tới 10%, trong đó phải kể đến đường +12VDC có dòng tải lên tới 42A, bộ nguồn này hầu như đã đáp ứng được hết các nhu cầu về năng lượng của các hệ thống máy tính hiện nay, kể cả các cấu hình máy tính cho các game thủ tầm trung với hệ thống đồ họa kép có các chip GPU dưới 8800 GTS. Tính năng bảo vệ đầy đủ giúp cho việc khai thác PSU TITAN 650 được an toàn và hiệu quả hơn, bạn không còn lo bộ nguồn bị quá tải hay quá nóng – cứ sử dụng, cứ nâng cấp hệ thống cho đến khi PSU này “kiệt sức”…thì thay bằng một TITAN khá có công suất lớn hơn. Chất lượng điện áp duy trì thuộc loại tốt với đường 12V luôn duy trì ở trên mức chuẩn với sai số nhỏ hơn 2.83%. Hiệu suất, tuy chưa phải là một PSU có hiệu suất cao nhưng TITAN vẫn có một hiệu suất phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, thực tế cho thấy các máy tính cá nhân này luôn được tính toán với các thành phần linh kiện chỉ chiếm khoảng 80% công suất PSU một các liên tục nên việc tổn hao năng lượng chưa phải là một vấn đề nghiệm trọng với PSU này. Giá bán hiện nay là 110 USD cho 1 PSU HuntKey TITAN 650, giá này khá cạnh tranh so với một số PSU có công suất và chất lượng tương đương, cùng với thời gian bảo hành lên tới 2 năm tạo sự an tâm hơn cho người dùng lâu dài. ƯU: - Công suất 650W. - Hệ số công suất an toàn 10%. - Thiết kế mẫu mã đẹp. - Nhiệt độ hoạt động thấp. - Hỗ trợ SLI và CrossFire với 2 đầu PCI-E 6pin. KHUYẾT: - Hiệu suất chỉ đạt 77% khi ở full load. PSU HuntKey đang được bán tại các cửa hàng trên toàn quốc và được phân phối chính thức bởi: - Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành (SOHACO-NTC) - Số 52 Phố Vọng, Đống Đa, Hà Nội - Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mai SOHACO (SOHACO-HB) - Số 8 đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng HuntKey và nhà cung ứng sản phẩm HuntKey tại Việt Nam. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này. SUSU
    Chủ đề bởi: SU_SU, 16/5/08, 5 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  10. SU_SU
    Chủ đề

    PSU Black List

    DANH SÁCH CÁC BỘ NGUỒN KHÔNG ĐẠT CÔNG SUẤT DANH ĐỊNH Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên, bao gồm cả các phản hồi của nhà cung ứng khi có sự cải tiến chất lượng, các PSU có cải tiến chất lượng sẽ được đưa ra khỏi danh sách này (các thông tin cập nhật sẽ có tông chữ màu đỏ) ARROW [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: AHA-450W Trọng lượng: 1Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 232.15W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ, sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có tính năng quạt tự điều chỉnh theo nhiệt độ (smart fan), lưới phía sau được khoét lỗ tổ ong nhằm gia tăng hiệu quả tản nhiệt. Có hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin tuy nhiên lại không có đầu cắm cho CPU loại 8pin, số đầu cắm: 3 HDD, 1 SATA và 1 FDD. PSU tự tắt khi lên tới công suất 272.69W, hoạt động trở lại khi đã giảm bớt tải. Chế độ bảo vệ quá áp và chạm tải tốt. [IMG][IMG] Kiểu: AHA-500W Trọng lượng: 1.1Kg. Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 247.48W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm giống như AHA-450W, thông tin kỹ thuật không đầy đủ, sử dụng quạt làm mát lớn hơn với đường kính 120mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, không có đầu cắm cho CPU loại 8pin, số đầu cắm: 5 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Ở mức công suất 300.42W, PSU hoạt động trong vòng ít phút thì thấy có khói tỏa ra và không thể hoạt động trở lại. BEVOD [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: DLP-400W Trọng lượng: 0.8Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 200.17W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm có, thông tin kỹ thuật thiếu. Sử dụng quạt 80mm, không có chế độ smart fan. Không hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 240W PSU có mùi két, điện áp trên đường +3.3VDC xuống thấp còn +3.13VDC không đạt chuẩn ATX. PSU tự tắt nhưng hoạt động lại được khi đã giảm tải. Không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +3.3VDC. COLORSit [IMG][IMG] Xuất xứ: Unitek Group Website: http://www.colors-it.com.cn/01_home/index.asp Kiểu: 330U-SNA Trọng lượng: 1.1Kg Công suất danh định: 420W Công suất thật: 225.76W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm có, thông tin kỹ thuật tạm đủ chỉ thiếu phần tổng công suất cho từ đường riêng. Kích thước PSU dài 160cm hơn loại tiêu chuẩn 2cm, sử dụng quạt 120mm, không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 5 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Trên mức công suất 225W PSU có mùi két, xuất hiện hiện tượng điện áp mất ổn định và sụt áp liên tục xuống hơn mức cho phép nhiều lần nhưng PSU vẫn hoạt động, hiện tượng này rất nguy hiểm cho các thiết bị. Không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +12VDC. [IMG][IMG] Kiểu: 350U-FNA Trọng lượng: 1.2Kg Công suất danh định: 520W Công suất thật: 258.2W Nhận xét: Thiết kế bên ngoài giống như 330U-SNA. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 6 HDD, 1 SATA và 2 FDD. Trên mức công suất 258W PSU có hiện tượng điện áp mất ổn định và sụt áp liên tục trên cả 3 đường điện áp chính, PSU vẫn hoạt động, hiện tượng này rất nguy hiểm cho các thiết bị. DeLUX [IMG][IMG] Xuất xứ: Delux Technology Website: www.deluxworld.com Kiểu: ATX-450W P4 Trọng lượng: 1Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 277.56W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Trên mức công suất 300W, PSU tự tắt và không hoạt động lại được. Chế độ bảo vệ quá áp và chạm tải tốt. DRAGON [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: ATX400 Trọng lượng: 0.8Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 198.87W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ (tiếng Việt), dựa vào thông tin về điện áp và dòng cung cấp tối đa thì PSU này chỉ đạt công suất 166.4W. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Không hỗ trợ đầu cắm main ATX 24pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 220W PSU có mùi và tự tắt, hoạt động trở lại khi đã hạ bớt tải, đường +3.3VDC bị sụt áp chỉ còn +3.02VDC nên không đạt chuẩn ATX. Không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +3.3VDC và đường này cũng không đạt khi thử chế độ bảo vệ quá áp giá trị điện áp bảo vệ cao tới +4.33VDC. eMaster [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: P4-ATX480W-20 Trọng lượng: 0.75Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 123.87W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Không hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 130W PSU sụt áp vượt quá tiêu chuẩn cho phép +/- 5%. FRONTIER [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: ATX-450W-P4 Trọng lượng: 1Kg Công suất danh định: 450W Công suất thật: 187.31W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm được xi màu vàng, thông tin kỹ thuật tạm đủ chỉ thiếu phần tổng công suất cho từ đường riêng. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 120mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Không chịu nổi mức công suất 220W, PSU nổ cháy mạch, nẹt lửa ngay phía trong PSU. Không có chế độ bảo vệ quá áp cho đường +3.3VDC và +5VDC, không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +3.3VDC. GOLDEN [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: 4U-24 480W Trọng lượng: 1.2Kg Công suất danh định: 450W Công suất thật: 272.39W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật rõ ràng. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 120mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD, 2 SATA và 1 FDD. Điện áp ổn định, trên mức công suất 300W PSU tự tắt (quá tải) và khởi động lại bình thường đã giảm tải. Đường +3.3VDC không có chế độ bảo vệ quá áp và bảo vệ chạm tải, các đường +5VDC và +12VDC đều có đủ. HuntKey [IMG][IMG] Xuất xứ: Huntkey HongKong Development Co.,Ltd Website: www.huntkey.com Kiểu: LW-6350 Trọng lượng: 1.35Kg Công suất danh định: 350W Công suất thật: 213.51W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật rõ ràng. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 3 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Hoạt động khá ổn định, trên mức công suất 220W đường +5VDC bị sụt áp chỉ còn +4.69VDC nên không đạt chuẩn ATX. Chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC và +5VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép của chuẩn ATX với đường +3.3VDC là +4.48VDC và +5VDC là +7.23VDC. JETEK [IMG][IMG] Xuất xứ: Liên minh bốn công ty: Công ty CP An lộc, Cty CP Huetronics, Cty Minh Chính và Công ty Thành Phát Website: www.jetek.net Kiểu: L420 Trọng lượng: 0.9Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 256.08W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, không có thông tin kỹ thuật. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Hoạt động được ở mức công suất 290W trong thời gian 20 phút thì cháy nổ. Không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +3.3VDC, chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC và +12VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép của chuẩn ATX với đường +3.3VDC là +4.93VDC và +12VDC là +17.5VDC. M@GIC [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: PT-420W Trọng lượng: 0.85Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 214.35W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật thiếu. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 230W, điện áp đường +3.3VDC sụt áp rất nhanh xuống còn +1.9VDC trong khi đó các điện áp còn lại vẫn nằm trong mức cho phép, rất nguy hiểm cho các thiết bị. Không có chế độ bảo vệ chạm tải cho đường +3.3VDC và +5VDC, không có chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC. MAXIMA POWER [IMG][IMG] Xuất xứ: MAXIMA GROUP LTD Website: www.maxima-unlimited.com Kiểu: RSD-A450 Trọng lượng: 0.9Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 225.41W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật thiếu. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Trên mức công suất 270W, có tiếng rít và có mùi khét từ PSU, đường +3.3VDC bị sụt áp chỉ còn +3.02VDC nên không đạt chuẩn ATX. PSU tự động tắt và hoạt động trở lại khi đã hạ bớt tải. Chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC và +12VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép của chuẩn ATX với đường +3.3VDC là +4.73VDC và +12VDC là +16.97VDC. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +3.3VDC và +5VDC. ORIENT [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết. Kiểu: P4-450W Trọng lượng: 1Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 137.54W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật thiếu. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 120mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD và 2 FDD. Ở mức công suất 180W, PSU tắt và mở lại liên tục nhưng không ngắt hoàn toàn, việc này dễ dẫn đến sốc điện cho các thiết bị. Chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +4.49VDC. PEGASUS [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết. Kiểu: ATX450 Trọng lượng: 1.05Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 163.55W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật có sử dụng tiếng Việt và bị thiếu. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 200W đường +3.3VDC và +5VDC bị sụt áp chỉ còn +3.08VDC và +4.7VDC nên không đạt chuẩn ATX. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +3.3VDC. POCA [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: ATX-450W & P4 Trọng lượng: 0.85Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 134.49W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật thiếu. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, không có đầu cắm 8pin cho CPU, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 180W đường +3.3VDC bị sụt áp chỉ còn +3.14VDC nên không đạt chuẩn ATX. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +3.3VDC và tại đường này chế độ bảo vệ quá áp không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +5.16VDC. SWITCH POWER SUPPLY hay EVEREST [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết. Được dán chồng 2 tem, phía tem dưới có thương hiệu EVEREST Kiểu: ATX-400W Trọng lượng: 0.9Kg Công suất danh định: Không biết. Công suất thật: 245.16W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Không hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 250W PSU sụt áp vượt quá tiêu chuẩn cho phép +/- 5%. SD [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: LC-B400ATX Trọng lượng: 0.85Kg Công suất danh định: 400W Công suất thật: 204.01W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Không hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Trên mức công suất 240W đường +3.3VDC và +5VDC bị sụt áp chỉ còn +2.96VDC và +4.67VDC nên không đạt chuẩn ATX. Chế độ bảo vệ quá áp trên đường +3.3VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +4.43VDC. [IMG][IMG] Kiểu: LC-B700ATX Trọng lượng: 1.65Kg Công suất danh định: 700W Công suất thật: 348.34W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ ken đen bóng, kích thước PSU dài 160cm hơn loại tiêu chuẩn 2cm, thông tin kỹ thuật đầy đủ, tổng công suất trên hai đường +3.3VDC và +5VDC quá lớn nên không phù hợp với các hệ thống máy tính đời mới yêu cầu năng lượng lớn từ đường +12VDC . Sử dụng hai quạt làm mát có đường kính 120mm (hút gió vào PSU) và 80mm (đẩy gió ra), không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin nhưng không có đầu cắm cho CPU 8pin, số đầu cắm: 6 HDD, 4 SATA và 1 FDD. Trong quá trình thử nghiệm phải đi bảo hành 2 lần vì bị hư ở mức trên dưới 350W – chúng tôi không thể tin được một PSU có giá trị công suất lớn mà lại không đạt được trên mức 60% công suất danh định. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +3.3VDC và +5VDC, chế độ bảo vệ quá áp tại đường +12VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +15.74VDC. SP [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: 200XA Trọng lượng: 1.05Kg Công suất danh định: 450W Công suất thật: 271.81W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 120mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin nhưng không có đầu cắm cho CPU 8pin, số đầu cắm: 4 HDD, 1 SATA và 1 FDD. Ở mức công suất 300W, xuất hiện nhiều tiếng động lạ trong PSU, có mùi cháy mạch, điện áp các đường sụt giảm nhanh và nguồn tự tắt không hoạt động lại được. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +5VDC và +12VDC bị sụt áp dưới mức cho phép là +4.67VDC và +11.26VDC. Chế độ bảo vệ quá áp tại đường +3.3VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +4.33VDC và không có bảo vệ chạm tải trên đường này. Vertex [IMG][IMG] Xuất xứ: Vertex Computer Industry Co Ltd Website: www.viewapple.com Kiểu: ATXP4-480W Trọng lượng: 1.05Kg Công suất danh định: 480W. Công suất thật: 338.82W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật đầy đủ nhưng chưa chính xác khi cộng tổng công suất trên 3 đường chính với các đường điện áp phụ (+5VSB, -5VDC và -12VDC) lên tới 502W. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin nhưng không có đầu cắm cho CPU 8pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Ở mức công suất 350W, có mùi cháy khét trong PSU, đường +3.3VDC sụt áp xuống còn +3.04VDC, PSU tự tắt và hoạt động trở lại khi hạ bớt tải. Không có chế độ bảo vệ chạm tải và quá áp trên đường +3.3VDC. Vision 3G [IMG][IMG] Xuất xứ: Không biết Kiểu: P4-ATXW480-24YL Trọng lượng: 0.85Kg Công suất danh định: Không biết Công suất thật: 197.35W Nhận xét: Vỏ bằng kim loại mạ kẽm, thông tin kỹ thuật không đầy đủ. Sử dụng quạt làm mát có đường kính 80mm và không có chế độ smart fan. Hỗ trợ đầu cắm main ATX 24 pin nhưng không có đầu cắm cho CPU 8pin, số đầu cắm: 4 HDD và 1 FDD. Ở mức công suất 240W, xuất hiện tiếng rít trong PSU, PSU nổ sau đó và không hoạt động lại được. Không có chế độ bảo vệ chạm tải trên đường +3.3VDC và +5VDC, không có chế độ bảo vệ quá áp trên đường +5VDC và +12VDC, đường +3.3VDC không đạt tiêu chuẩn do vượt mức giới hạn cho phép là +5.09VDC.
    Chủ đề bởi: SU_SU, 5/11/07, 28 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  11. SU_SU
  12. SU_SU
    Cooler Master Real Power Pro 850W Sự trở lại Ấn Tượng 3 năm thăng trầm với thị trường Việt Nam, Cooler Master quay trở lại với người hâm mộ bằng hàng loạt các sản phẩm cao cấp với nhiều mức giá khác nhau nhằm phục vụ được cho mọi tầng lớp người lao động. Không những vậy việc thay đổi nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cũng sẽ góp phần cho thương hiệu này thăng hoa ở 2 mãng sản phẩm chính là Cooling và Bộ nguồn (PSU) khi Cooler Master chọn An Phú làm đối tác với mình. Sự thay đổi không chỉ thể hiện qua việc phân phối hay bán hàng mà nó còn thay đổi một cách sâu sắc trong chính bản thân các dòng sản phẩm mà Cooler Master sản xuất. Ngay chính trong các dòng PSU của hãng cũng thế, một thời dòng iGreen được coi như cuộc cách mạng xanh bằng việc gia nhập nhóm sản phẩm thân thiện môi trường RoHS làm cho dòng Real Power điêu đứng bởi tụt hạng xuống như dòng trung cấp bình thường. Hôm nay, mọi chuyện lại đâu vào đấy khi sự phát triển dòng iGreen bị Cooler Master đưa ra khỏi lộ trình và Real Power lại lên ngôi với hàng loạt model được đưa ra cùng lúc có nhiều mức công suất khác nhau và cũng chính nó giúp cho Cooler Master bước vào nhóm các nhà sản xuất PSU trên 1KW khi tung ra model 1250W Real Power Pro. Không có cơ hội gần gũi với em Cooler Master 1250W Real Power Pro vì chưa được sự hỗ trợ hoàn toàn từ Cooler Master nên hôm nay chỉ đem đến được cho bạn đọc một sức mạnh tầm 850W đó là model Real Power Pro 850W (RS-850-EMBA). [IMG] Bỏ đi phong cách thiết kế với hai màu chủ đạo tím và trắng. Dòng Real Power Pro khoát lên một chiếc áo mới với 2 màu đen/trắng nhìn chuyên nghiệp hơn, thấp thoáng đâu đó trên chiếc hộp vẫn còn dư âm của quá khứ được thể hiện qua các đường viền màu tím ở cạnh. Hộp đựng PSU có kích thước lớn (270x140x350mm) và rất nặng (4.1Kg) nên việc có thêm tay xách đã tạo sự thuận tiện rất nhiều cho người mua. [IMG][IMG] PSU Cooler Master 850W Read Power Pro đang bán tại Việt Nam là thuộc các lô hàng theo tiêu chuẩn xuất qua Vương Quốc Anh nên chất lượng của nó có vẻ rất khả quan, nếu dấu check tiêu chuẩn này đặt ở vị trí OTHER TAPE thì thường được xuất qua các thị trường dễ tính hơn như Châu Phi hay Châu Á của chúng ta. Các Logo thể hiện các tính năng ưu việc nhất của 850W Real Power Pro được Cooler Master cố ý đặt ở vị trí tay xách nhằm gây sự chú ý cho mọi người xung quanh bạn. Các tính năng đó được thể hiện qua 6 Logo: - SLI: chứng nhận tương thích với các hệ thống đồ họa kép của NVIDIA. - 80Plus: chứng nhận của Hiệp hội bảo vệ môi trường và năng lượng Mỹ ENERGY STAR cho các sản phẩm PSU có hiệu suất trên 80%. - HIGH EFFICIENCY: hiệu suất cao - tự khẳng định lại chứng nhận bên trên một lần nữa cho những ai chưa biết về tiêu chuẩn 80Plus. - 3-YEAR QUARANTEE: chế độ bảo hành 3 năm toàn cầu. - ULTRA SILENT: độ ồn cực thấp. - 6 RAILS 12V: cung cấp 6 đường +12VDC. [IMG][IMG] Thay đổi cách đóng gói hoàn toàn, không còn gói cac-ton màu nâu đất bình dân thường thấy bên trong như loại Real Power 450W hay iGreen mà thay vào đó là hộp mút khá dầy, bao bọc tất cả PSU và phụ kiện đi kèm rất an toàn cho các chuyến đi xa. [IMG] Cooler Master 850W Real Power Pro có phụ kiện đi kèm PSU đơn giản, nó chỉ có: - 1 cáp nguồn với đầu cắm theo chuẩn UK ít dùng tại Việt Nam. - 4 ốc gắn PSU vào case. - 1 sách hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt và sử dụng. [IMG][IMG][IMG][IMG] Có chiều dài lên tới 180mm, Cooler Master 850W Real Power Pro chỉ thua PC Power & Cooling 1KW có 50mm, cộng trọng lượng cũng thuộc hàng khủng của nó lên tới 3.2Kg nên việc chọn cho nó một ngôi nhà (case) phù hợp sẽ là vấn đề của bạn phải đau đầu giải quyết, với kích thước và trọng lượng như vậy Cooler Master 850W Power Pro chỉ thích hợp nhất cho các thùng máy đúng chuẩn Full Tower. Thiết kế PSU vẫn mang đậm nét của dòng iGreen một thời vang bóng, vỏ làm bằng kim loại phủ Niken màu chất lượng cao cho độ bóng và sắc màu sang trọng, có cá tính mạnh mẽ và rất phù hợp với phong cách muốn thể hiện sức mạnh của hệ thống thông qua các khung cửa trên thùng máy của các bạn trẻ nghiện máy tính hiện nay (từ chuyên ngành gọi là sô hàng). [IMG] Hệ thống làm mát chính được thiết kế ở vị trí trung tâm PSU với quạt có đường kính 140mm và được bảo vệ bằng lưới kim loại an toàn, lưới này cũng được xử lý cùng chất liệu làm vỏ PSU. [IMG] Logo nổi bật ở vị trí trung tâm lưới với thương hiệu Cooler Master được khắc laser sắc xảo gia tăng giá trị cho dòng sản phẩm này. [IMG] Loại bỏ công tắt nguồn chính cho PSU là một điều bất tiện cho dòng sản phẩm này, với Cooler Master thì việc không có công tắt này sẽ giúp 850W Real Power Pro tăng được diện tích thoát nhiệt phía sau, giúp PSU tản nhiệt một cách hiệu quả hơn nhưng dân "chơi" mất thú vui bật tắt nguồn khi cần thiết. Ngoài ổ lấy điện thông dụng thì 850W Pro còn có thêm một đèn LED báo tình trạng nguồn với tính năng được mở rộng hơn so với dòng iGreen, nó có khả năng báo 2 trạng thái hoạt động của PSU bằng cách thay đổi màu của đèn: màu đỏ cho trạng thái tắt và màu xanh cho trạng thái mở. [IMG] 850W với khả năng cung cấp năng lượng cho 16 thiết bị gắn ngoài chưa kể nguồn điện cung cấp cho hệ thống Mainboard và VGA thì gánh nặng của Cooler Master 850W chính là hệ thống cáp của nó, với 11 đường cáp túa ra từ PSU thì trông nó có dáng như một chú bạch tuột khổng lồ. Trên tất cả các đường cáp đều được bọc lưới cẩn thận cho tới tận ngọn, an toàn và gọn gàng. [IMG][IMG] Đầu cấp AXT12V 4pin và EPS12V 8pin cung cấp nguồn điện cho CPU được tách ra riêng bằng 2 cáp độc lập, đầu cáp chính Main ATX chỉ hỗ trợ cho các thế hệ mainboard sử dụng socket 24pin. Ưu thế của PSU Cooler Master 850W Pro chính các đầu cấp nguồn hỗ trợ PCI-E với 4 đầu 6pin và 2 đầu 8pin nó cho phép bạn chơi trên cả hai hệ thống đồ họa kép hiện nay là SLI (NVIDIA) và CrossFire (ATI) mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, cho bất kỳ loại VGA Card nào kể cả 8800Ultra hay HD2900XT. Ngay tại các đầu cắm chính đều được dán các tem ghi tên chủng loại đầu cắm rõ ràng, rất tiện lợi cho người mới dùng loại PSU có công suất lớn với nhiều đường điện. [IMG][IMG][IMG] Bộ máy "cồng kềnh" này do một thương hiệu khá nổi tiếng gia công cho Cooler Master 850W Real Power Pro đó là Enhance Electronics Co., Ltd. Hãng này đã làm một số thương hiệu như Akasa, một số mẫu của Silverstone và Xclio (dòng Stable Power). Thiết kế mạch gọn gàng và sạch sẽ, bố trí cánh tản nhiệt cân đối với tổng thể cấu trúc bên trong, các đầu cáp được hàn trực tiếp trên mạch, bó gọn không làm cản dòng không khí khi đi xuống dưới các linh kiện trên mạch. [IMG] So với dòng iGreen của Cooler Master thì hệ thống tản nhiệt trên dòng Real Power này có một sự cải tiến đáng nể. Trên hệ thống tản nhiệt của iGreen được Cooler Master cho là Super Silent thì với Real Power Pro nó được nâng lên tới mức Ultra Silent, khi thử nghiệm thực tế cho thấy hệ thống Super Silent của iGreen đã thất bại thảm hại khi PSU bắt đầu gánh tải trên 60% công suất danh định và khi đạt mức 100% thì nó đã biến thành ...Super Noise với tiến ồn khá lớn. Còn với thế hệ Ultra Silent thì sao?...hãy đợi đến phút chót, còn bây giờ hãy coi hệ thống này được cấu thành như thế nào trong Cooler Master 850W Real Power Pro: để giảm ồn việc đầu tiên là hãy tăng kích thước quạt lên đến mức 140mm để giảm ồn nhờ lưu lượng không khí lưu chuyển lớn hơn khi sử dụng quạt 120mm, tốc độ quạt cũng vì thế mà không cần cao và đây cũng chính là nguyên nhân gây ồn lớn nhất trong PSU. Sự đánh đổi đầu tiên thể hiện sự can đảm của Cooler Master là dám dùng quạt có tốc độ vòng quay cực thấp chỉ đạt tối đa 1400 RPM (tương đương quạt làm mát silent của Cooler Master hay Zalman dùng trong case) để giảm độ ồn tới mức tối thiểu, trong khi đó trên các PSU có sử dụng quạt cùng kích thước thì số vòng quay lúc nào cũng lớn hơn 2000 RPM. Quạt được sử dụng của Hãng Yonglinxing Technology Co., Ltd (Taiwan-1993) với model DFS132512H có kích thước 135x135x25mm, sử dụng điện thế hoạt động +12VDC được cấp trực tiếp trong PSU, bạc đạn là thành phần quay chính cho quạt nên quạt có tuổi thọ cao ít cần phải bảo trì. Điểm đặc biệt nhất của quạt làm mát này chính là số lượng cách của chúng lên tới 11 cánh so với các loại quạt thông thường chỉ có 7 cánh, điều này đã cho thấy PSU sẽ không cần phải "vận động" nhiều mới tạo ra một lượng không khí cần thiết đủ làm mát. [IMG] Thành phần thứ 2 không kém phần quan trọng đó chính là các khối tản nhiệt, các khối tản nhiệt này được thiết kế theo dạng hình xương cá đúng với phong cách của Enhance. Bề dầy từ thân lên tới phần lá tản nhiệt nơi tiếp xúc nhiều nhất với không khí từ quạt xuống có độ dầy bằng nhau và chúng là một khối thống nhất nhờ công nghệ ép kim loại định hình, trên một số loại PSU giá rẻ thì các lá xương cá này được cắt và bẻ so le nhau từ một lá nhôm bình thường nên hiệu quả tản nhiệt sẽ không cao bởi các vết rạn tại góc bẻ giữa thân và phần lá làm hạn chế hiệu quả dẫn nhiệt. [IMG] EMI - Bộ lọc xung nhiễu, được thiết kế ở đầu vào với các cuộn dây có kích thước lớn và được bọc cách điện một cách an toàn, tuy nhiên việc để tụ lọc của bộ EMI quá cao gây mất thẩm mỹ cho dù vẫn biết rằng việc để tụ lọc này cao lên nhằm để không gây ra tình trạng không khí nóng lưu chuyển phía dưới bo mạch bị nghẽn lại không thoát ra được. [IMG] Mạch PWM cần một nguồn DC cung cấp thật ổn định đầu vào thì nó mới có thể phát huy hết được khà năng của mình là tạo ra sự ổn định về dòng điện và điện áp cung cấp cho tải, nhất là khi luôn luôn hoạt động với mức công suất cao. Thành phần ổn định điện áp đó chính là mạch PFC, trong 850W Real Power Pro 3 thành phần chính của mạch này được xếp thẳng hàng, núp dưới các lá tản nhiệt là: Diode, Cuộn dây và Tụ lọc. Cuộn dây PFC khá lớn được quấn trên một lõi ferrite hình xuyến khi kết hợp với tụ điện sẽ thành một mạch dao động được điểu khiển bởi mạch điều khiển PFC (thường tích hợp chung với mạch điều khiển xung PWM). [IMG] 2 Diode cầu chính được "đeo" các tản nhiệt riêng, chúng sẽ rất nóng khi hoạt động ở mức công suất cao. [IMG][IMG] Cặp tụ lọc DC chính đảm đương nhiệm vụ nặng nền nhất nên luôn được ưu ái trang bị loại tốt nhất với thương hiệu Matsu****a (Japan-1918) đã phần nào đem đến sự an tâm cho người dùng. Tổng dung lượng của 2 cây tụ này là 540uF/420VDC sẽ giúp mạch PFC hoạt động hiệu quả hơn. [IMG] Phần mạch chính đã được sử dụng hết cho các thành phần công suất với các đường mạch lớn nhằm gia tăng khả năng chịu được dòng diện lớn cho mạch in, do vậy mạch điều khiển đã hết đất sống đành phải dựng chúng lên theo kiểu mô-đun. Tất cả các phần linh kiện nhạy cảm của 2 mạch PWM/PFC và các mạch bảo vệ đều được tích hợp hết lên đây. [IMG] 4 MOSFET lớn công suất được chia ra làm 2 cặp chịu trách nhiệm riêng cho từng phần PWM và PFC. Khối tản nhiệt tại đây cũng chỉ "tải" nhiệt cho 4 MOSFET này, nó dễ đặt được hiệu quả làm mát hơn cho phần công suất đầu vào. [IMG] Khi mở Cooler Master 850W Real Power Pro ra, thấy nó được trang bị tới 2 Biến áp công suất chính tôi khá bất ngờ khi cứ tưởng rằng PSU được thiết kế để hoạt động độc lập với 2 mạch công suất riêng biệt như dòng Dual Engine của Tagan. Nhưng khi kiểm tra kỹ lại thì thấy chúng được thiết kế một cách hoàn toàn khác với Tagan, vẫn chỉ có một mạch điều khiển công suất nhưng lại kéo cùng lúc 2 biến áp được đấu nối tiếp đảo pha - Hiệu quả của cách làm này như thế nào cũng khó giải thích khi trong tay ta không có được sơ đồ mạch cụ thể - phỏng đoán là có thể với tầm công suất 850W thì Cooler Master nếu sử dụng chỉ duy nhất 1 biến áp sẽ gặp khó khăn trong việc thiết kế mạch do kích thước biến áp sẽ lớn hơn, nhiệt độ khi ấy trên biến áp cũng tăng tỉ lệ theo, muốn vẫn giữ được công suất, thiết kế linh kiện phù hợp với mạch in và giải quyết vấn đề nhiệt độ thì giải pháp là chia công suất ấy lên trên 2 biến áp có kích thước nhỏ hơn. Phỏng đoán vẫn chỉ là phỏng đoán, việc của Cooler Master là cần phải chứng minh công nghệ của mình hiệu quả thế nào thông qua thử nghiệm công suất thực tế. [IMG] Nguồn cấp trước +5VSB hoạt động độc lập với hệ thống công suất chính. MOSFET có tản nhiệt riêng không dùng chung với các thành phần linh kiện công suất khác để tránh sự ảnh hưởng nhiệt độ cao của tần công suất PWM/PFC này, việc sử dụng riêng các tản nhiệt trên các thành phần công suất còn giúp PSU giải quyết vấn đề nhiệt độ hiệu quả hơn. [IMG] Ngoài tụ lọc chính sử dụng hàng của Nhật thì các tụ còn lại chỉ sử dụng duy nhất 1 loại tụ của Taiwan là TEAPO, sử dụng linh kiện tốt từ các nhà sản xuất linh kiện công suất chuyên nghiệp sẽ giúp cho sản phẩm này có tuổi thọ và độ tin cậy cao hơn. [IMG] Được sản xuất theo tiêu chuẩn môi trường RoHS, bo mạch của 850W Real Power Pro khá đẹp và sạch sẽ, sử dụng mạch in 2 lớp do vậy ta thấy lượng linh kiện trên PSU này có phần thưa thớt, đường mạch in thông thoáng, các đường mạch công suất có kích thước lớn hơn sẽ gia tăng và chịu đựng được dòng tải cao mà không dẫn đến việc cháy mạch một cách oan uổng khi vẫn chưa khai thát hết công suất. [IMG] Hệ thống bảo vệ quá nhiệt được trang bị tới 2 đầu dò nhiệt độ, chúng được gắn trên phiếm tản nhiệt của Diode nắn điện thứ cấp ờ đầu ra. Một có nhiệm vụ dò nhiệt độ cho mạch bảo vệ quá nhiệt, một dành cho hệ thống smart fan điều khiển quạt thông minh theo nhiệt độ PSU. Trên các PSU Cooler Master dòng iGreen chỉ có một sensor và nó được dùng chung cho cả 2 tính năng. [IMG] Không sử dụng các sensor dòng dạng dây kim loại nhưng các PSU khác, trên Cooler Master 850W Real Power Pro thay thế bằng các điện trở công suất chính xác như ta thấy trên hình có giá trị từ 0.001 Ohm tới 0.002 Ohm cho các đường +12VDC tương ứng với giá trị dòng cắt từ 18A đến 28A. Khi sử dụng sensor dòng bằng điện trở chính xác thì sẽ giúp gia tăng được độ nhậy của mạch bảo vệ quá dòng, điểm lợi thứ 2 là khi có quá dòng đột biến nếu mạch bảo vệ quá dòng không khị cắt thì chính các điện trở này sẽ trở thành các cầu chì nối tiếp với tải và chúng sẽ bị đứt ngay để kịp thời bảo vệ cho PSU. [IMG] Thể hiện thông tin kỹ thuật được thể hiện rõ ràng cho người mua. PSU Cooler Master 850W Real Power Pro ra đời dựa trên hai tiêu chuẩn mới nhất là AXT12 rev 2.2 và EPS12V rev 2.91 cho khả năng cung cấp năng lượng tối ưu nhất cho đường điện áp +12VDC với tổng công suất tối đa lên tới 768W. Nhằm để tăng sự an toàn tránh ảnh hưởng không tốt qua lại giữa các thiết bị trên cùng một hệ thống, 850W Pro có tới 6 đường +12VDC với khả năng cung cấp dòng tải lên tới 28A trên 2 đường 12V3 và 12V4 còn cách đường còn lại được giới hạn ở mức 18A cho mỗi đường. Việc dùng nhiều đường 12V sẽ cho độ tin cậy cao nhờ việc dễ dàng quản lý dòng tải trên mỗi nhu cần cung cấp năng lượng (Mainboard, CPU, VGA, thiết bị,...) riêng biệt, tuy nhiên nó sẽ rất dễ dẫn đến việc PSU bị quá tải do việc phân chia tải không đồng cho các thiết bị điều này đã từng xẩy ra khi người dùng vì lý do thẩm mỹ chỉ sử dụng một đường cáp duy nhất cung cấp cho nhiều thiết bị song song nhau, các cáp còn lại không sử dụng và dấu đi cho đẹp, cho dù PSU có khả năng cung cấp một dòng điện cực lớn là 64A (768W/12V) nhưng do tải chỉ dồn hết trên một đường 12V có dòng cung cấp tối đa là 18A thì PSU vẫn phải tự shutdown để bảo vệ (bảo vệ nhầm). Nhiều dân chơi hàng khủng đã gặp không ít vấn đề này và kết quả là cả hệ thống bị bới tung lên để kiểm tra trong khi chúng chả có tội tình gì, người dùng còn đau đầu hơn khi họ không bao giờ nghĩ tới PSU trong trường hợp này. Với nhà sản xuất, để giải quyết và dung hòa giữa công nghệ và ứng dụng thực tế bằng cách mã màu dây trên các cáp 12V của từng đường theo nguyên tắc vẫn lấy màu vàng làm chủ đạo/kéo sọc màu phân biệt cho từng đường (vàng/xanh, vành/nâu,...). Tuy nhiên giải pháp này không được triệt để lắm khi nhà sản xuất lại không cung cấp cho người dùng thông tin mã màu dây đó là thuộc đường 12v nào! do vậy khi gặp trường hợp này bạn nên tận dụng hết các đường 12V và cắm chúng vào các thiết bị. Dừng chân ở mức công suất 191W cho hai đường +3.3VDC và +5VDC các thế hệ máy tính trên nền tản chipset và CPU mới gần như đã nói "không" với 2 giá trị điện áp này, cho dù các PSU có công nghệ mới hơn, có công suất lên tới KW xuất hiện thì chúng cũng sẽ không gia tăng thêm công suất trên hai đường này mà chỉ tập trung đua công suất ở đường +12VDC. Đường +5VSB thật ấn tượng, được coi như là loại có công suất lớn nhất hiện nay với 3.5A nó cho phép bạn gắn trên 10 thiết bị USB hay card mạng nhằm giúp hệ thống khởi động từ xa hay duy trì sự sống cho các thiết bị USB khi hệ thống đã tắt (+5VSB cấp trước cho các thiết bị gắn ngoài qua cổng USB sẽ có điện hay không có điện là tùy thuộc mainboard và cách thiết lập trong BIOS hay các jump gắn ngoài). Tất cả, tất cả các giá trị công suất trên sẽ tạo ra một nguồn năng lượng ước chừng 850W khi bạn tận hưởng một em Cooler Master 850W Real Power Pro. [IMG] Sự trở lại thị trường Việt Nam của Cooler Master với dòng Real Power Pro khá ấn tượng, nó thể hiện khá tốt đẵng cấp của mình. CÔNG SUẤT: dễ dàng đạt mức công suất 850W (100%) với công suất các đường điện như sau: - +3.3VDC đạt 68.36W (3.24V x 21.1A). - +5VDC đạt 114.55W (4.97V x 23.05A). - +12VDC đạt 650.7W (12.05V x 54A). - +5VSB đạt 16.07W (4.87V x 3.3A). Tổng công suất: 849.69W. Overload: Không có gì bất ngờ do thông tin từ trang web của hãng đã cho biết PSU 850W Real Power Pro có công suất tối đa là 1000W (Max. Output Capacity) tức là hơn 20% công suất 850W, đây cũng chính là hệ số công suất an toàn cho bạn nhưng đã được hãng thiết lập sẵn nên bạn có thể khai thát tốt PSU này ở mức 850W một cách bình thường với điều kiện cần chú ý chỉ là nhiệt độ trong case của bạn nên duy trì ở mức càng thấp càng tốt. Kết quả sau 4 giờ chạy liên tục ở mức 1000W PSU vẫn chạy tốt, tốc độ quạt có gia tăng nhưng độ ồn vẫn chấp nhận được. Công suất trên các đường điện lúc này như sau: - +3.3VDC đạt 70.62W (3.21V x 22A). - +5VDC đạt 116.32W (4.95V x 23.5). - +12VDC đạt 813.6W (12V x 67.8). - +5VSB đạt 14.7W (4.9V x 3A). Tổng công suất: 1015.25W. ĐIỆN ÁP: luôn được duy trình trong mức +/- 5% của chuẩn ATX12V rev 2.2/EPS rev 2.91. Điện áp trên đường 12V trung bình đạt 12.12V với sai số +1% và luôn duy trì điện áp trên mức 12V kể cả khi nó đạt công suất tối đa là 1000W. Các đường điện áp còn lại tuy không có con số tròn trịa như đường +12VDC nhưng vẫn nằm trong mức cho phép: đường +5VDC điện áp ra trung bình là 5.03V (+0.7%) và đường +3.3VDC điện áp ra trung bình là 3.3V (+0%). Công suất lớn và điện áp ổn định đã chứng tỏ Cooler Master đã chọn đúng đối tác trong việc giao phó thương hiệu của mình vào tay Enhance, cũng như chứ tỏ công nghệ sử dụng 2 biến áp đã phát huy tác dụng tốt trong việc điều tiết được điện áp ra ở một dãi rộng. HIỆU SUẤT: luôn đạt trên 80% trong các mức thử, có lúc lên khá cao nếu bạn khai thác PSU này ở mức 50% công suất - PSU Cooler Master xứng đáng dược nhận chứng nhận của 80Plus. Hiệu suất cao sẽ giảm thiểu được lượng nhiệt thoát ra từ PSU và giúp bạn tiết kiệm được chi phí năng lượng. NHIỆT ĐỘ và ĐỘ ỒN: hiệu suất cao với hệ thống tản nhiệt hiệu quả, PSU luôn duy trì mức chênh lệch nhiệt độ dưới 11 độ C so với nhiệt độ phòng thử (24 độ C) với mức công suất cao nhất là 850W nhiệt độ đo được tại luồng không khí đi ra từ PSU chỉ có 35.3 độ C và 43.2 độ C khi ở 1010W. Kích thước PSU lớn theo chuẩn EPS12V cũng góp phần không ít vào việc làm mát, tạo được sự thông thoáng nhất định bên trong PSU cộng với quạt được thiết kế cho lưu lượng gió lớn nên cũng đã góp phần không ít vào việc hạ nhiệt cho PSU này. Quạt 140mm hoạt động rất êm (chả bù cho iGreen) nhờ tốc độ vòng quay thấp hạn chế rất nhiều tiếng động không cần thiết, tạo một không gian tĩnh lặng cần thiết cho công việc. Cooler Master 850W Real Power Pro được trang bị các thành phần linh kiện tốt, sản xuất trên công nghệ sản xuất PSU tiên tiến nên có chất lượng khá tốt. Vật liệu chế tạo cao cấp, kiểu dáng hiện đại hơn bởi có kích thước theo chuẩn EPS12V nên có vẻ bề ngoài trông bắt mắt thích hợp khi đi kèm các loại thùng máy Side Window. Hiệu năng cao trên 80% cho tổn hao năng lượng ở mức thấp nhất, điện áp ra có độ ổn định cao, công suất cung cấp khá lớn và có một hệ số an toàn cao lên tới 20% (1000W) do vậy việc khai thát PSU liên tục ở mức 850W hoàn toàn có thể được. Đối với các hệ thống máy game off-line thì 850W Real Power Pro không có giới hạn cho việc nâng cấp VGA card cho dù bạn có thể sẽ sử dụng một hệ thống đồ họa kép trong tương lai thì nó vẫn có khả năng đáp ứng được bằng số lượng đầu kết nối hùng hậu và đầy đủ nhất. Hàng có thể tốt thật nhưng với giá 220 USD thì Cooler Master 850W Real Power Pro có thể vẫn là niềm mơ ước của nhiều người. Hãy bắt đầu suy nghĩ tới Cooler Master 850W Real Power Pro khi bạn đang có trong tay 1 cặp 8800GTX và đang mơ tới một chân trời mới với đôi cánh của HD2900XTX trong tương lai gần. Được bảo hành tới 3 năm sẽ làm cho bạn an tâm sử dụng hơn khi bỏ ra một khoảng đầu tư không phải nhỏ. ĐÁNH GIÁ CHUNG ƯU: - Thiết kế đẹp. - Công suất 850W. - Hệ số công suất an toàn cao lên tới 20% (tương đương 1000W) - Hiệu năng cao trên 80%. - Độ ồn rất thấp. - Hỗ trợ đầy đủ cho SLI và CrossFire. KHUYẾT: - Giá cao. - Không có công tắc nguồn chính. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng Cooler Master và nhà cung ứng sản phẩm Cooler Master tại Việt Nam CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC AN PHÚ. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này. SUSU
    Chủ đề bởi: SU_SU, 8/10/07, 0 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  13. SU_SU
  14. SU_SU
    PSU GIGABYTE_ODIN PRO 550W Thể hiện đẳng cấp Pro Hôm nay giới thiệu tiếp tới bạn đọc đại diện thứ 2 của dòng PSU ODIN là ODIN Pro 550W (GE-M550A-D1). Với giá phù hợp hơn nên dòng Pro không hỗ trợ tính năng theo dõi và hiệu chỉnh nhiệt độ hay điện áp. Tuy nhiên theo GIGABYTE thì về mặt chất lượng chúng hoàn toàn đồng nhất. [IMG] Hộp bên ngoài được thiết kế với kích thước chuẩn như dòng GT, với màu xanh lá mạ rất bắt mắt, cộng với tay xách tiện dụng khi di chuyển. [IMG][IMG] Các tính năng nổi bật đề được "show" ra ngoài: LED on/off, Quad 12V Rails, Backlit switch, Dual SLI, Connector suit,...80% Efficiency, Cable management, Japan made capacitors, 14cm Ball-bearing fan. [IMG][IMG] Hộp cacton đóng gói PSU có phần đơn giản hơn loại GT, chỉ duy nhất 1 lớp hộp. PSU cũng được bảo vệ an toàn bằng hộp mút riêng. [IMG] Phụ kiện cũng khá dầy đủ cho một PSU: - 1 Dây nguồn. - 2 Bộ ốc gắn nguồn vào case (một gắn nhanh bằng các ốc có thể vặn bằng tay và một bộ ốc dùng để gắn cố định bằng vít pake). - Sách hướng dẫn có CD đi kèm (trong CD này cũng có chứa phần mềm P-Tuner nhưng bạn chỉ cài để coi chơi chứ không có tác dụng gì vì loại Pro không hỗ trợ). - 1 Bao dây cáp điện cho thiết bị - một phụ kiện của công nghệ cable management. [IMG][IMG][IMG][IMG] Thiết kế bên ngoài của loại Pro này không khác nhiều so với loại GT. Vỏ được làm bằng thép phủ sơn tĩnh điện màu đen mờ và sần xùi nên trông rất mạnh mẽ. Các logo ODIN và GIGABYTE được khắc laser trông nổi bật tại các vị trí như tâm quạt và cạnh bên của PSU. Trọng lượng riêng PSU loại Pro này cũng không nhẹ hơn loại GT - 2.3 Kg - khá nặng so với tầm công suất này, nhất là nó thuộc loại mod dây rời. Xu thế phủ niken một thời nay không còn được thấy trên các PSU đời sau này, có lẽ do chúng dễ trầy xước và dễ dính dấu tay, cũng như độ bóng như soi gương của chúng làm cho PSU có vẻ yếu đi... [IMG] GIGABYTE SMART CABLE MANAGEMENT cho bạn một bộ cáp đi kèm được bọc trong một chiếc túi vải khá đẹp và chắc chắn. Số lượng dây cáp cũng như đầu kết nối của dòng ODIN Pro này không khác tí gì so với dòng GT, ngoại trừ là dòng Pro không hỗ trợ chuẩn cắm PCI-E ver 2.0 cho VGA với đầu cắm 8pin mà nó chỉ có PCI-E 6pin thông dụng. Tính năng quản lý cáp thừa (Cable management) đang trở thành xu hướng trong các sản phẩm PSU cao cấp, loại bỏ cáp thừa không xài tới giờ đây trở nên đơn giản hơn nhờ tính năng này. Với số lượng thiết bị ít, không tận dụng hết số đầu cấp nguồn thì số cáp dư trên các PSU trước đây thường phải bó lại và để ngay trong thùng máy vừa mất mỹ quan vừa gây ra cản trở dòng không khí làm mát đối lưu trong Case, giảm hiệu quả tản nhiệt cho toàn bộ hệ thống. Trừ các cáp chính đi trực tiếp từ nguồn còn lại các cáp khác đều có thể tách rời ra. [IMG] Số lượng cáp đi kèm bao gồm: - 1 x FDD (80cm). - 5 x HDD/CD (đầu dài nhất 90cm). - 6 x SATA (đầu dài nhất 90cm). - 2 x PCI-E 6pin (đầu dài nhất 62cm). [IMG] Đầu PCI-E 6pin đi kèm được mã màu xanh/đỏ tương ứng với mã màu trên các đầu cắm. [IMG][IMG] Các cổng cắm cáp trên PSU ODIN Pro 550W có phần đơn giản hơn loại GT, bởi nó bỏ bớt đi tất cả các tính năng ưu việt nhất: không có các đầu cắm sensor nhiệt hay control fan, nó chỉ còn lại các đầu cấp nguồn chính: 1 - Peripheral/SATA: kết nối qua cáp đến các thiết bị ngoại vi và ổ cứng SATA thông qua các đường nguồn 12V, 5V và 3.3V. 2 - PCI-E: cung cấp nguồn cho các loại VGA card cần thêm điện thông qua kết nối PCI-E này, chúng được đánh dấu bằng màu với PCI-E 3 có màu Đỏ và PCI-E 4 màu Xanh Dương. Ở đây có một sự thiếu sót, đúng ra chúng phải được đánh dấu là PCI-E 1 và 2 vì ODIN Pro 550W không có 2 dây PCI-E đi trực tiếp từ nguồn ra như loại 800W. Đèn LED trong PSU được tắt mở thủ công thông qua một công tắc nằm gần các cổng cắm cáp, việc bố trí công tắc tại đây khá bất tiện cho người dùng đang sử dụng các thùng máy có nắp hông luôn đóng, bạn phải quyết định tắt hay mở không thì mỗi lần muốn thay đổi trạng thái của đèn LED bạn lại phải mở thùng máy ra!. [IMG][IMG] Sử dụng quạt 140mm là một lợi thế của dòng ODIN này, giúp PSU đỡ ồn hơn khi hoạt động ở mức công suất cao nhờ lưu lượng không khí do quạt tạo ra lớn. Cấu tạo của quạt được làm bằng plastic trong suốt, không có đèn LED trên quạt nhưng bù lại thiếu xót này thì trên các tản nhiệt có gắn LED màu xanh dương siêu sáng chiếu trực tiếp xuống mainboard. Sử dụng cùng một loại quạt như loại GT do Yate Loon Electronics sản xuất với cấu tạo trục sử dụng 2 bạc đạn bi nên có tuổi thọ cao, tốc độ vòng quay lớn hơn các PSU dùng quạt 120mm (2800 RPM) nên nó có lưu lượng không khí rất lớn lên tới 140 CFM trong khi đó với quạt 120mm (2500 RPM) chỉ đạt 92~100 CFM. Độ ồn danh định cũng đáng quan tâm, với loại 140mm này khi quay ở tốc độ tối đa nó sẽ đạt độ ồn 48.5 dBA. Nhưng khi test thực tế cho thấy PSU ODIN không sử dụng hết công suất của quạt do vậy độ ồn của nó thuộc loại thấp nhất trong các PSU đã test qua. [IMG][IMG] Nắp mở PSU được thiết kế theo kiểu rãng trượt, khi mở ra nó cho lộ tất cả các thành phần bên trong kể cả mạch in bên dưới, thiết kế này rất thuận tiện cho việc làm vệ sinh hay sửa chữa về sau. Diện tích tản nhiệt trên PSU rất lớn bờ các tản nhiệt nhôm được thiết kế theo kiểu răng lược, phiến nhôm phần ép vào MOSFET khá dầy trong khi đó các lá tản nhiệt lại có độ mỏng vừa phải giúp tiếp xúc nhiều hơn với luồng không khí đi tới. Các phiến tản nhiệt có màu đỏ đồng là nhờ lớp phủ - việc này chỉ nặng tính trang trí nhiều hơn là làm gia tăng khả năng tản nhiệt. 4 LED được gắn trực tiếp trên các lá nhôm, ánh sáng của chúng sẽ chiếu xuyên qua quạt, nó sẽ làm sáng thùng máy chứ không chỉ sáng riêng cho quạt như các loại có LED gắn trực tiếp trên fan. [IMG][IMG][IMG] Mạch PSU đã được tháo bớt các tản nhiệt cho MOSFET phần công suất và PFC, linh kiện khá nhiều, toàn bộ tụ điện được dùng của Nippon (Japan) sẽ hứa hẹn một PSU có độ bền cao. Linh kiện tuy nhiều như nhờ việc thiết kế khá kĩ nên trông mạch sạch sẽ, các đường điện ra được bó gọn, dây cấp nguồn cho quạt không dùng đầu cắm trực tiếp trên board mà câu ra ngoài vì với diện tích chật chội như thế việc để đầu cắm quạt trên board không khả thi khi tháo lắp. [IMG] Bộ lọc EMI chính có các linh kiện (L,C) nhỏ hơn loại 800W và chúng có cùng một kiểu lắp dặt như loại GT. [IMG] Các linh kiện của khối mạch PFC. Cuộn dây cũng nhỏ hơn loại 800W vì nó chịu dòng tải thấp hơn nhiều so với ODIN 800W, tụ điện có dung lượng 330uF/400V (Nippon-Japan) thuộc loại tiêu chuẩn có chất lượng tốt. [IMG][IMG][IMG] Các linh kiện tích cực tạo ra công suất cho PSU ODIN Pro 550W có kích thước lớn. - Diode cầu nắn điện chính có dòng chịu tải 8A tương đương với 1760W khi ở điện thế 220V, so với các PSU có công suất tương đương thì diode của ODIN Pro 550W có phần hơi "yếu" vì các PSU khác sẽ trang bị từ 10~15A cho diode loại này. Như nếu ODIN có hiệu suất cao trên 80% thì diode này dư sức gánh do công suất tối đa ở đầu vào chỉ đạt khoảng 700W. - MOSFET PFC chỉ sử dụng duy nhất 1 MOSFET công suất 20N60C3 (34A/500V). - MOSFET PWM thì dùng 2 con IRFP460A công suất 20A/500V (International Rectifier). [IMG] Các LED gắn trên tản nhiệt được kết nối với board thông qua đầu cắm, rất thuận tiện cho việc thay thế hay mod LED màu khác khi bạn quá chán với màu xanh đơn điệu của LED ODIN. [IMG] Không có thành phần cảm biến thông qua cổng USB nên modun này khá đơn giản và gọn nhỏ , nó chỉ bao gồm là khối bảo vệ (Protector block) với tính năng bảo vệ PSU và hệ thống khi: Quá dòng (OCP), quá áp (OVP), quá nhiệt (OTP),... Tuy không có khả năng hiển thị thông tin qua phần mềm như GT nhưng các cảm biến nhiệt và dòng hay các tính năng bảo vệ khác của ODIN Pro 550W hoàn toàn tương đương với loại GT. [IMG] Thông tin kỹ thuật danh định được ghi rõ ràng và không những vậy nó còn cho ta biết được cách phân chia tải trên các đường 12V tương tự như trên ODIN GT 800W, điều này giúp người dùng không cần quan tâm nhiều đến vấn đề lệch tải khi có quá nhiều thiết bị được gắn trên cùng 1 đường 12V như khi sử dụng các PSU khác. Xem qua các thông số dòng điện trên 4 đường 12V, khác với GT 800W các đường 12V có dòng tải giống nhau là 18A và các đường tải này vẫn dược phân chia cho các thiết bị theo cách của GT 800W: - 12V1@18A (CPU1) - 12V2@18A (CPU2, PCI-E Red) - 12V3@18A (ATX24pin, PCI-E) - 12V4@18A (B4P/SATA/PCI-E Blue) Khả năng cung cấp công suất trên 4 đường 12V đạt tối đa 492W. Hai điện áp còn lại là 3.3V và 5V có công suất tối đa đạt 140W với mức công suất này dư sức đáp ứng được mọi cấu hình máy tính, vì các hệ thống mới chỉ "quan tâm" nhiều đến công suất đường 12V hơn là hai dường 3.3V và 5V. Khi tham khảo thêm các PSU mới nhất hiện nay có công suất tới 2kW (OCZ Ultra X3 Modular 2000W) ta cũng thấy công suất trên 2 đường này cũng không vượt quá 180W (3.3V@30A/5V@30A). Do vậy tại thời điểm này và tương lai sự đánh giá công suất 1 PSU sẽ dựa vào công suất đường 12V là chính. Nếu bạn cần mua một PSU để sử dụng vào các hệ thống server thì đường 5VSB sẽ quyết định đến sự sống còn hệ thống card LAN hay các thiết bị khởi động gắng ngoài qua cổng USB, trong ODIN công suất đường này lên tới 3A/15W có thể tải nhiều card LAN/thiết bị USB cùng lúc với mainboard. [IMG] CÔNG SUẤT: Bỏ qua các bước thử theo tiêu chuẩn ATX12V là 20% và 50% vì đới với các PSU có thương hiệu thì việc đạt được công suất trên 2 mức thử này quá đơn giản. Trên mức thử nghiệm công suất khi ở 100% công suất danh định, GIGABYTE ODIN Pro 550W dễ dàng đạt mức 550W (559.43W), công suất các đường điện như sau: - 3.3V đạt 58.26W (3.23V x 17.55A). - 5V đạt 75.5W (5V x 15.1A). - 12V đạt 412.48W (11.87V x 34.75A). - 5VSB đạt 14.76W (4.92V x 3A). Với công suất đạt được này cho thấy rõ ràng các PSU công suất lớn đều dựa nhiều vào công suất của đường 12V, hơn là hy vọng sự gia tăng công suất trên hai đường 3.3V và 5V. Dựa vào thông tin này ta cũng thể biết được bộ nguồn nào thuộc dạng đời mới phù hợp với các công nghệ mới nhất hiện nay cho PC, hãy xem tổng công suất của đường 3.3V/5V và 12V nếu PSU nào có công suất hai đường 3.3V và 5V quá lớn thì nó chỉ đáp ứng tốt cho cấu hình máy cũ tầm P4 478 trở về trước. OverLoad - Không hài lòng với mức công suất này, tiếp tục thử nghiệm ép thêm tải cho PSU để xem khi nào thì vị thần này chịu thua tải giả. PSU tự tắt khi ở mức công suất 713W với các dòng tải trên các đường điện như sau: - 3.3V đạt 70.4W (3.2V x 22A). - 5V đạt 101.68W (4.96V x 20.5A). - 12V đạt 524.66W (11.83V x 44.35A). - 5VSB đạt 14.67W (4.89V x 3A). Kết quả khá bất ngờ cho một tay mơ mới sản xuất PSU đến từ Đài Loan, qua nhiều kết quả thử nghiệm trên các PSU có đẳng cấp cho thấy một điều thường thì trên cùng một dòng PSU các PSU có công suất tầm 450W~600W thường có hệ số công suất danh định/công suất đỉnh cao hơn các PSU công suất lớn hơn trong dòng đó. Một điều nữa các PSU loại này thường rẻ hơn rất nhiều so với các PSU công suất lớn hơn, nếu máy tính của bạn chưa cần đến một công suất trên 800W thì việc chọn mua các PSU 450W hay 550W sẽ tiết kiệm cho bạn một ít tiền mà hiệu năng không thua kém là mấy. ĐIỆN ÁP: trên ODIN điện áp luôn được duy trình trong mức +/- 5% của chuẩn ATX12V ver 2.2. Điện áp trên đường 12V khi ở mức công suất 550W đạt 11.87V có phần cao hơn GT 800W (chưa hiệu chỉnh đạt 11.83V), điện áp trung bình là 11.93V với sai số khoảng - 1%. HIỆU SUẤT: luôn đạt trên 80% trong các mức thử. Với hiệu suất cao này nó sẽ ít nóng hơn và tiết kiệm cho bạn một khoảng chi phí đáng kể là tiền điện hằng tháng nhất là trong các hệ thống máy chạy 24/24 như server thì khoảng tiết kiệm này còn lớn hơn nữa. NHIỆT ĐỘ và ĐỘ ỒN: hệ thống tản nhiệt và thiết kế mạch hiệu quả, ở công suất 550W PSU luôn duy trì mức nhiệt độ là 32.5 độ C với nhiệt độ phòng thử (27 độ C). PSU có kích thước lớn cũng góp phần không ít vào việc làm mát, nó giải phóng luồng không khí ra khỏi PSU nhanh hơn do vậy quạt của PSU ODIN không cần phải hoạt động nhiều. Tiếng ồn do quạt 140mm này tạo ra rất thấp, cho một không gian yên tĩnh rất cần thiết cho các công việc có sự tập trung cao như thiết kế đồ họa, văn phòng,... GIGABYTE PSU ODIN Pro 550W chất lượng tốt nhờ công nghệ và linh kiện được tuyển chọn. Có tính năng quản lý cáp thông minh khá tiện dụng gia tăng hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống và có tính thẩm mỹ cao khi sử dụng trên các thùng máy có cửa sổ bằng mica trong. Hiệu năng cao trên 80% cho tổn hao năng lượng ở mức thấp nhất có thể, điện áp ra được khống chế tốt nên độ ổn định cao, tổng công suất cung cấp đúng với danh định là 550W và có công suất đỉnh khá cao trên 27% nên ta có thể khai thát PSU liên tục ở mức 550W mà vẫn an toàn. PSU ODIN Pro 550W này khả năng đáp ứng được tất cả các nhu cầu năng lượng trên các cấu hình máy tính có sử dụng đồ họa kép (SLI/CorssFire) nhưng do số lượng đầu cắm chỉ có 2 PCI-E nên khuyến cáo chỉ sử dụng ở mức 8800GTS hay các dòng HD2xxx không cần sự hỗ trợ PCI-E ver 2.0 (8pin) trở xuống. Không như đàn anh ODIN GT 800W có giá bán khoảng 190 USD, giá của ODIN Pro 550W chỉ tầm 110USD nên các game thủ hay người dùng cao cấp đòi hỏi chất lượng tốt nhất cho linh kiện máy tính của mình có thể với tới. ĐÁNH GIÁ CHUNG ƯU: - Thiết kế và linh kiện tốt. - Công suất 550W. Có công suất an toàn (đỉnh) lên tới 700W vượt 27% công suất danh định. - Hiệu năng cao trên 80%. - Nhiệt độ và độ ồn thấp. - Hỗ trợ SLI và CrossFire với 2 đầu cắm PCI-E 6pin. KHUYẾT: - Giá còn cao. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của GIGABYTE và nhà cung ứng sản phẩm GIGABYTE tại Việt Nam CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN SƠN. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này. SUSU
    Chủ đề bởi: SU_SU, 30/8/07, 6 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  15. SU_SU
  16. SU_SU
  17. SU_SU
  18. SU_SU
  19. SU_SU
    AcBel_M8 Power 750W Cá vượt Vũ môn Không bỏ buổi chợ phiên IT nào, Computex 2007 năm nay AcBel đã làm nức lòng người hâm mộ khi ra mắt các dòng sản phẩm mới của hãng, các sản phẩm mới này có nhiều dòng công suất lên tới 800W. Cũng giống như các nhà sản xuất chíp vi xử lý luôn đua xung nhịp để tự khẳng định giá trị thương hiệu của mình thì các ông lớn PSU nhà ta cũng lo đua công suất nhằm đáp ứng được các cấu hình ngày càng ngốn điện hơn (cho dù các nhà sản xuất chíp luôn quảng cáo chíp mình là ít tốn điện nhất). Nêú xét riêng trên phương diện này thì AcBel là kẻ thua cuộc chỉ riêng trong năm 2006 đã có rất nhiều hãng PSU tung ra các con Ác chủ bài lên tới 1.2KW, nhưng trong năm nay có thể cục diện sẽ thay đổi khi AcBel cho tung ra các quân bài của mình và người hâm mộ sẽ mua được PSU AcBel có công xuất lên tới 1.5KW với giá cực kỳ hấp dẫn. Chấp nhận cuộc chơi này sau một thời gian im tiếng bằng việc nâng cấp các sản phẩm dòng R8 lên mức công suất trên 800W và dòng sản phẩm hoàn toàn mới M8 Power với tính năng quản lý cáp (Cable Management) thông minh, sản phẩm này sẽ có mặt trên các báo giá trong tháng 7 (theo thông tin hành lang thì lô hàng này đang nằm tại cảng chờ làm thủ tục hải quan). Ngay sau Computex Taiwan, 2 mẫu thử đầu tiên là AcBel R8 Power 800W và M8 Power 750W đã có mặt tại Việt Nam thông qua nhà phân phối chính thức KAS. Nhờ vậy ITConnect mới có dịp dùng thử và có vài cảm nhận muốn chia sẻ với các fan đam mê IT. Giới thiệu trước tiên trong bài viết kỳ này là mẫu M8 Power 750W, đại diện tiêu biểu cho một trường phái PSU AcBel mới. [IMG] Thoáng nhìn M8 không khác gì dòng R8 Power 607W đã làm mưa làm gió một thời, cũng vỏ kim loại được sơn tĩnh điện với màu đen bóng, cũng lưới tổ ong thoát nhiệt và công tắc đèn LED cho quạt tách biệt,...nhưng vẻ bề ngoài này chưa nói lên được bản chất thật của M8 bởi sự lột xác của dòng M8 này lại đi từ trong ra theo kiểu dân gian thường nói "bình cũ rượu mới". Hình thức chiếc hộp đựng sản phẩm và các phụ kiện đi kèm M8 750W sẽ được giới thiệu với các Bạn sau, vì cũng giống như lần trước AcBel gửi hàng gấp quá nên lại quên đóng hộp cho em này. [IMG] Phía trước không còn cảnh dây nhợ lằng ngoằng là nhờ đến tiện ích quản lý cáp hữu dụng - Cable Management. [IMG] Dòng M8 Power có chiều dài lên đến 15cm, dài hơn các mẫu cũ tới 1cm. Trọng lượng tịnh khi không có cáp là 2Kg, trọng lượng riêng của đống cáp đi kèm lên tới 0.5Kg. [IMG] Tuy có kích thước lớn hơn nhưng M8 Power vẫn theo truyền thống dùng quạt làm mát có kích thước 120mm. Phía sau, đường gió nóng đi ra không bị cản trở nhờ thiết kế lưới thoát nhiệt theo dạng tổ ong, 1 công tắc cho bạn nếu không thích màu mè đèn đóm trên quạt thì có thể tự mình tắt nó đi, 1 công tắc nguồn chính với ánh sáng vàng truyền thống thông báo sự có mặt của điện áp cung cấp. [IMG] Toàn bộ mặt lưng PSU được chừa trống dành chổ cho hệ thống cáp được thiết kế cho người dùng với toàn quyền sử dụng. Tính năng Cable Management trong PSU được coi như một sự cải tiến mới trong công nghệ sản xuất PSU, nó cho phép người dùng bỏ bớt các đầu cáp thừa không dùng đến và cũng không biết để đâu trong lòng case chật hẹp, nó làm cho bên trong case được thông thoáng hơn đồng nghĩa với việc làm gia tăng hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống bởi luồng không khí không còn bị cản trở do cáp PSU gây ra. Hệ thống Cable Management trên PSU AcBel M8 được thiết kế với 6 cổng kết nối 4 pin nằm ngang dành cho thiết bị (FDD, HDD, CD,...) và 2 cổng 6 pin dành cho VGA, thiết kế này rất an toàn vì nó không cho phép bạn cắm lộn cáp, chỉ có một chiều duy nhất để cắm cáp vào các cổng kết nối và cáp sẽ được giữ lại bằng ngàm cài an toàn. Riêng đầu nguồn ATX 24 pin, ATX12 4 pin và EPS12 8 pin vẫn được nối từ trong PSU đi ra như bình thường. [IMG] Với AcBel thì nỗi lo sợ thiếu đầu cấp nguồn cho thiết bị có trong hệ thống là điều không tưởng. Không chỉ riêng cho các dòng PSU công suất cao của hãng mà cả các dòng PSU giá bèo như E2 390 số lượng đầu cấp nguồn cũng luôn luôn dư hơn nhu cầu sử dụng thực tế. M8 Power cũng vậy, nó được trang bị số lượng cáp trên đầu cấp nguồn khá "hoành tráng", ngoài các đầu cấp nguồn cho mainboard (ATX) và CPU (ATX12V/EPS12V) phải có, thì nó còn cho bạn thêm: [IMG] - 2 cáp SATA với 8 đầu cấp nguồn. - 4 cáp cho thiết bị ngoại vi (HDD, CD,...) với 12 đầu cấp nguồn trong đó có 2 dành cho FDD. - 1 cáp 8 pin cho VGA với 1 đầu cấp nguồn. - 2 cáp 6 pin cho VGA với 2 đầu cấp nguồn. Số lượng dây cáp tương đương với số đầu cắm trên PSU nên khi cắm hết cáp vào thì ta chỉ có thể dư ra cáp dành cho VGA. Số lượng cáp dành cho VGA card chạy trên các hệ thống đồ họa kép có phần giới hạn, M8 chỉ cung cấp cho bạn khả năng chơi SLI từ dòng 8800GTS trở xuống hay với hệ thống chạy CrossFire với dòng X1K. Nếu đơn giản bạn chỉ muốn chạy Card đơn thì M8 750W chấp nhận kết nối với các dòng card đỉnh hiện nay như 8800Ultra hay HD2900XT một cách nhanh chóng thông qua cặp đầu PCI-E 6+6 pin hay PCI-E 6+8 pin. [IMG] Sự thay đổi "nhỏ" trong PSU AcBel M8 Power Cable Management bắt đầu được thể hiện từ đây. [IMG] Đúng theo các đánh giá ban đầu trên các dòng PSU trước đây của AcBel, nếu muốn có một công suất lớn hơn hay muốn bước lên một đẳng cấp khác thì AcBel phải biết từ bỏ đi các "bộ máy" hoàn hảo ban đầu vì các engine này chỉ tối ưu cho mức công suất từ 700W trở xuống. Nay trên dòng PSU M8 Power điều đó đã được khẳng định lại, một block máy mới đã được gắn vào chiếc xe AcBel phân khối lớn. Nào chúng ta hãy từng bước tháo bộ máy này ra xem coi có điều gì đã giúp AcBel đạt được mức công suất cao hơn giới hạn 700W. [IMG] Thoáng nhìn qua lớp lưới PSU, bạn dễ lầm tưởng M8 có engine giống các dòng Real Power khác của AcBel, bởi vị trí bộ lọc EMI và đôi Diode cầu vẫn được đặt nằm ở vị trí cũ. [IMG] Các thành phần mạch PFC đã được thay đổi. Biến áp PFC là cuộn dây được quấn quanh một lõi hình xuyến kết hợp với tụ lọc chính cho khả năng phản ứng nhanh với tần số hiệu chỉnh cao tốt hơn kiểu biến áp xung trên lõi chữ E thông dụng. Module điều khiển mạch PFC và PWM được đặt chung trên một bảng mạch và giờ đây biến áp xung kích các MOSFET công suất được kéo lại gần mạch điều khiển PWM hơn để tránh ảnh hưởng nhiễu điện cho các thành phần khác do xung nhịp cao. [IMG] Không sử dụng cặp đôi tụ nhưng bình thường, giờ đây M8 Power chỉ hoạt động nhờ vào 1 cây tụ duy nhất với dung lượng lớn lên tới 560uF/400V. Tụ được sử dụng trong M8 Power thuộc dòng GM của Elite với đặc tính kích thước nhỏ nhưng dung lượng lớn, điện áp hoạt động cao, sức chịu dòng cao (High current), đặt biệt dòng tụ GM này có tuổi thọ khi hoạt động cao nhờ sức chịu đựng được nhiệt độ lên tới 85 độ C. [IMG] Còn lại toàn bộ tụ sử dụng trong PSU khác đều dùng của hãng Ltec (Taiwan) có chất lượng được các nhà sản xuất PSU uy tín tin dùng bấy lâu nay. [IMG] Nếu tháo biến áp công suất (Power Transpormer) ra để so sánh với dòng R8 607W thì có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy kích thước của biến áp công suất trên M8 750W lại nhỏ hơn rất nhiều. Tại sao lại như vậy được nhỉ? trong khi công suất M8 tăng lên hơn 150W mà kích thước linh kiện lại bị giảm xuống đáng kể? Đây chính là bí quyết công nghệ được ứng dụng trong các PSU công suất lớn, không chỉ riêng AcBel mà các hãng khác như PC Power & Cooling, SliverStone,...đã ứng dụng để vượt qua ngưỡng công suất 600W. Công nghệ đó có thể hiểu một cách đơn giản hơn là: Biến áp hoạt động được là nhờ sự cảm ứng từ, dòng điện chạy trong cuộn dây sơ cấp (phần được nối với các MOSFET và mạch PWM) biến thiên tạo ra một từ trường biến thiên trong cuộn dây biến áp, từ trường này lại tác động đến cuộn dây thứ cấp (phần DC ra các đầu nguồn như 3.3V, 5V,...) tạo ra dòng điện mà ta thường gọi là dòng cảm ứng cấp cho các phụ tải. Do vậy, biến áp sẽ phải phụ thuộc vào các giá trị: điện áp, dòng điện và chu kỳ dòng điện biến thiên (xung nhịp hay tần số). Với kích thước có giới hạn của PSU, người ta không thể cứ tăng mãi kích thước biến áp để đạt được một công suất lớn hơn, lúc này giải pháp chính là tăng tần số xung nhịp hoạt động cho biến áp khi tần số tăng thì hệ quả sẽ là hệ số từ cảm trên biến áp tăng lên sẽ cho phép tỉ lệ điện áp trên các vòng dây tăng đáng kể, người ta sẽ không cần phải tăng tiết diện dây (tăng cường độ dòng điện) và giảm đi số lượng dây quấn trong biến áp. Kết quả, biến áp có kích thước nhỏ nhưng vẫn đảm bảo công suất. Trong M8 Power kích thước biến áp giảm còn do một nguyên nhân khác được nói ở phần sau. Biến áp cung cấp điện áp 5VSB được điều khiển bời duy nhất 1 IC tích hợp, nên ta không còn thấy con MOSFET đơn lẻ nằm trên tản nhiệt chịu trách nhiệm điều khiển đường 5VSB này. Toàn bộ tản nhiệt được nhường hết cho mạch công suất PWM và PFC, tránh được sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ cho phần 5VSB. [IMG] Nhờ xung nhịp hoạt động cao nên cái lợi đầu tiên ta thấy được là M8 không cần các cặp MOSFET to "vật vã" mà chỉ cần các con MOSFET tí hon này, cái lợi thứ hai khi MOSFET hoạt động với xung nhịp cao (có thể lên tới 190kHz) thì công suất tiêu tán trên MOSFET sẽ nhỏ đồng nghĩa với việc nhiệt lượng tỏa ra sẽ thấp hơn. [IMG] Các Diode nắm điện thứ cấp nơi tạo ra các đường điện 3.3V, 5V hay 12V cũng không thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của tần số. Kích thước của chúng cũng tương đương với các MOSFET - Nhỏ và Mát. Cảm biến nhiệt độ đã không còn giám sát nhiệt độ cho Biến áp công xuất như trên các engine cũ nửa (xem thêm bài review AcBel iPower Gold 500W), khối nhiệt lượng lớn nhất bây giờ đã chuyển qua tản nhiệt cho các Diode nên cảm biến nhiệt độ cho PSU cũng vì vậy mà chuyển qua theo. [IMG] Quạt làm mát với màu đèn xanh dương huyền ảo trong đêm, với kích thước 120mm thuộc dòng quạt Magic (Protechnic Electric) với độ bền vượt trội có tuổi thọ lên đến 200.000 giờ hoạt động. Các thông số kỹ thuật cơ bản vẫn thế: 12V/0.38A/2500RPM tuy nhiên khi kết hợp với mạch điều khiển quạt thông minh (smart fan) của M8 Power điện áp cung cấp cho quạt sẽ được đẩy lên mức 14V khi hữu sự, lúc này tốc độ quạt sẽ là 2800RPM dư sức tống hết khối không khí nóng trong PSU ra ngoài. Còn bình thường quạt sẽ hoạt động ở mức 800 RPM đem đến sự bình yên cho người sử dụng lúc đêm khuya thanh vắng. [IMG] Một sự thiếu sót khi không nói đến việc M8 Power được lắp ráp trên bảng mạch in 2 mặt, cho độ phủ linh kiện cao. Phần dưới mạch in, các linh kiện đeo bám với nhau thành từng khối chức năng riêng biệt: - Khối bảo vệ quá nhiệt và smart fan (OTP/Smart fan control) được thiết lập bởi 1 IC LM339. - Khối bảo vệ (Protector Circuit) quá dòng, quá áp, chạm tải,... lại được cặp IC LM339 và PS224U (nằm bên kia mạch in) đảm trách. - Khối ổn áp cho đường 3.3V (3.3V Regulator)...Đây chính là điểm nhấn ấn tượng của dòng M8 Power. Theo chuẩn ATX12V thì đường 3.3V vẫn cần thiết cho các thiết bị trong PC, nhưng yêu cầu thực tế về dòng điện trên đường này và cả đường 5V trên các thiết bị linh kiện trong PC không cao mà chúng đã chuyển qua ăn điện trên đường 12V nhiều hơn. Vì lý do như vậy AcBel đã khôn ngoan trích xuất dòng điện từ đường 12V xuống còn 3.3V thông qua mạch ổn áp này, điều này có lợi là thay vì phải quấn thêm một số vòng dây đáng kể trên biến áp công suất riêng cho đường này thì nay biến áp chỉ có trách nhiệm tạo ra điện áp và dòng điện cho đường 12V và 5V - lý giải thêm tại sao biến áp trên M8 lại có kích thước nhỏ hơn. Do không hiện hữu cuộn dây 3.3V nên M8 Power có thể tăng thêm công suất bằng việc tăng thêm tiết diện dây cho đường 12V lớn lên thêm một chút. Ta được gì khi sử dụng công nghệ này? Đó chính là tối ưu cho việc sử dụng năng lượng cho PSU, nếu trên các PSU sử dụng 3 cuộn dây cho 3 đường điện thế chính thì khi bạn sử dụng PSU này trên một cấu hình máy tính có nhu cầu cao về đường 12V thì công suất trên đường 3.3V lại bị bỏ phí trong khi khả năng của đường 12V thì có giới hạn. Trong M8 mọi việc diễn ra hoàn toàn khác, do dòng điện cung cấp từ đường 3.3V được lấy từ đường 12V qua, nên khi hoạt động trong các cấu hình máy tính đói 12V thì toàn bộ năng lượng của đường 12V sẽ được cung cấp đầy đủ cho phụ tải bằng việc bớt đi năng lượng cung cấp trên đường 3.3V do nhu cầu từ hệ thống thấp. Và ngược lại, nếu bạn sử dụng các hệ thống cũ với nhu cầu đường 3.3V và 5v cao hơn thì năng lượng từ đường 12V sẽ được chuyển hết qua cho đường 3.3V. Quá tuyệt vời đúng không bạn!? PSU AcBel M8 Power sẽ có tính tương thích cao với tất cả các cấu hình máy tính cho dù nó thuộc thế hệ nào và từng Watt năng lượng sẽ được sử dụng mà không phí phạm. Tuy nhiên, AcBel cũng chưa tự tin lắm với cải cách này bằng việc vẫn còn thiết kế đường 5V theo kiểu truyền thống, công nghệ chia sẽ dòng điện này đã được ứng dụng trên các mẫu PSU cao cấp của các thương hiệu cũng thuộc dạng cấp cao như SilverStone dòng Zeus với chỉ duy nhất 1 đường 12V và 2 đường 3.3V, 5V là lấy từ đường 12V xuống. [IMG] Các cảm biến dòng điện cho 4 đường 12V. [IMG] Sử dụng PS224U Protector IC của hãng SITI cũng được coi như một sự thay đổi mới trong M8. IC này là loại chuyên dùng cho các hệ thống cung cấp năng lượng trong đó có PSU, với 4 kênh dò sai khi được kết hợp thêm với 1 IC khác như LM339 nó sẽ mở rộng khả năng bảo vệ lên rất nhiều như: quá áp OVP, thấp áp UVP, quá dòng OCP, quá nhiệt OTP, quá công suất OPP,...và điều khiển PSU thông qua chân POK và PON. [IMG] Để tạo sự tiện dụng cho người dùng với các loại PSU có nhiều đường 12V như M8 Power, AcBel đã chia mã màu dây cho từng đường 12V: - 12V1 màu vàng/đen. Cung cấp cho: mainboard, molex - 12V2 màu vàng. Cung cấp cho: CPU thông qua đầu cắm ATX12V 4pin và EPS12V 8pin, - 12V3 màu vàng/dương. Cung cấp cho: PCI-E - 12V4 màu vàng/lá. Cung cấp cho: PCI-E [IMG] Thể hiện thông tin kỹ thuật danh định rất chi tiết: - 25A cho hai đường 3.3V và 5V với công xuất tối đa là 190W. - 18A cho 4 đường 12V với tổng công suất là 624W. - Cung cấp 3.5A cho riêng đường 5VSB là khá lớn so với các PSU có công suất tương đương, mở rộng khả năng cung cấp năng lượng cấp trước thông qua đường này cho các thiết bị khởi động và khởi động từ xa qua hệ thống mạng LAN hay thiết bị gắn ngoài qua cổng USB. - Tổng công suất (TOTAL POWER) cộng lại = 672.9W + 9.6W (-12V) + 17.5W (5VSB). Ta được công suất danh định của M8 là 700W ... Kỳ lạ quá vậy? 50W còn lại đã đi đâu? trong khi trên tem lồ lộ con số 750W to tướng! Điều này cũng bình thường thôi vì bắt đầu từ hôm nay AcBel sẽ sử dụng 2 giá trị công suất cho PSU của mình: 1 là công suất được tính trong bảng thông tin kỹ thuật (700W) cộng với hệ số hoạt động an toàn là 50W để ra công suất danh định tối đa được ghi trên tem là 750W. Lý do là, với các dòng PSU AcBel trước đây như iPower, Digital Power hay R8 có công suất hiệu dụng thực tế luôn cao hơn công suất danh định (ghi trên tem) từ 50W đến 100W trong các thử nghiệm trước đây, nhưng điều này người tiêu dùng bình thường hoàn toàn không biết khi chọn mua các sản phẩm của AcBel do vậy việc đầu tư cho PSU AcBel chưa thật sự hiệu quả, ví dụ: Cấu hình của bạn yêu cầu cần có một PSU có công suất thật là 750W thì bạn phải chọn mua PSU AcBel có công suất đúng với yêu cầu đó và giá của chúng đắt hơn loại 700W khá nhiều. Nhưng với cách thể hiện thông tin mới này, bạn chỉ cần mua cho mình 1 PSU AcBel có công suất danh định là 750W với giá của PSU công suất 700W. Bạn chỉ trả tiền đúng với số Watt mà bạn cần. Có thể chấp nhận được lời giải thích này nếu M8 Power 750W vượt qua được các thử nghiệm công suất của ITConnect trên mức công suất danh định 750W mà hãng đã công bố. [IMG] Đạt mức 749.86W sau 8 giờ thử nghiệm, tổng công suất đường 12V là 48A (571.2W) với điện thế 11.9 (-0.83%) trong sử dụng thực tế có thể công suất đường 12V sẽ tăng cao hơn khi đường điện 3.3V ít sử dụng. Hiệu suất trung bình trên 80%, đặt biệt khi sử dụng 50% tải hiệu suất có thể lên tới 92%, hiệu suất cao sẽ tiết kiệm được cho bạn một khoảng chi phí không nhỏ bằng việc giảm đi điện năng tiêu thụ hằng tháng nhất là với các hệ thống hoạt động 24/24 như server, máy trạm, phòng game online,...Quạt chạy khá êm với mức tải dưới 80% công suất và hơi ồn khi đạt mức 750W. Nhiệt độ cao nhất khi test thử là 42.4 độ C với nhiệt độ phòng là 27.7 độ C, nhiệt độ này nếu so với dòng R8 607W thì có phần cao hơn nguyên nhân có thể do thiết kế trên công suất lớn hơn và các lá tản nhiệt vẫn giữ nguyên nên M8 có phần nóng hơn là lẽ đương nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì M8 sẽ vẫn hoạt động bình thường với nhiệt độ lên tới 70 độ C và đã có mạch bảo vệ quá nhiệt khá hiệu quả, nó sẽ giúp bạn tắt nguồn khi nhiệt độ trong PSU tăng lên tới mức 100 độ C. Tính năng PFC cho phép PSU hoạt động ổn định ở những nơi có điện thế lưới có mức dao động từ 115~230VAC mà không làm ảnh hưởng tới độ ổn định của các đường điện ra. 750W hiệu dụng và có thể cầm cự ở mức 790W trong một khoảng thời gian nhất định, PSU AcBel M8 Power 750W đã cho thấy khả năng thật sự thuyết phục của mình. Với công suất này nó đủ sức đáp ứng các cấu hình chơi game mạnh dựa trên nền tảng single card và chỉ chịu thua công nghệ đồ họa kép ở tầm GeForce 8800GTX và HD2K trở lên do cáp không đủ support. Tính năng Cable Management đã mở rộng không gian bên trong "chiếc tủ máy" bằng việc bỏ đi các dây cáp thừa làm tăng hiệu quả tản nhiệt cho hệ thống và làm tăng giá trị thẩm mỹ cho các case có window. Tôi có thể khuyên bạn điều gì đây? nếu bạn đón chờ một sự thay đổi khác thường từ AcBel thì M8 Power 750W chính là sự khác thường đó. Hãy xem lại túi tiền vì công nghệ mới cần phải được trả giá xứng đáng nên M8 Power 750W sẽ có giá bán dự kiến là 141 USD (bảo hành 3 năm). Tôi hy vọng M8 sẽ làm bạn hài lòng. Công ty trách nhiệm hữu hạn K.A.S Số 121/18 - Lê Thị Riêng - Q1 - Tp Hồ Chí Minh Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của AcBel và nhà cung ứng sản phẩm AcBel tại Việt Nam. Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này SUSU
    Chủ đề bởi: SU_SU, 22/6/07, 20 lần trả lời, trong diễn đàn: Reviews Zone
  20. SU_SU