Kết quả tìm kiếm

  1. Sal358
  2. Sal358
  3. Sal358
  4. Sal358
  5. Sal358
  6. Sal358
  7. Sal358
  8. Sal358
  9. Sal358
  10. Sal358
  11. Sal358
  12. Sal358
  13. Sal358
  14. Sal358
    Chỉ trang bị viên pin 4130mAh bù lại Zenfone 3 Max được cải thiện tính năng sạc cho các thiết bị khác với tốc độ nhanh hơn nhờ dòng xả có thể lên đến 1.5A thay vì chỉ giới hạn ở 0.5A. Theo thử nghiệm, trong vòng 1 giờ thiết bị này có thể nạp đầy 60% cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 có dung lượng pin 2400mAh. Có 2 chế độ sạc, tốc độ nhanh hơn khi bạn sạc từ máy tính Chiếc Zenfone Max đời đầu đã gây được sự quan tâm không nhỏ nhờ được trang bị dung lượng pin lên đến 5000mA, ngoài mang lại thời lượng sử dụng máy rất lâu, chiếc smartphone này còn có khả năng biến thành một cục pin dự phòng khi cần thiết để sạc cho các thiết bị khác. Tuy nhiên, vấn đề là tốc độ sạc từ Zenfone Max vẫn còn khá chậm, do dòng ra tối đa 500mA tức là chỉ tương đương với khi bạn cắm sạc từ máy tính, để có thêm vài % pin sử dụng bạn phải chờ một khoảng thời gian khá lâu. Để khắc phục điểm yếu này, ASUS đã nâng cấp cho Zenfone 3 Max công nghệ sạc nhanh hơn Rapid Reserve Charge, điểm khác biệt là dòng xả tối đa cao hơn, lên đến 1.5A. Ngay khi cắm cáp OTG vào thiết bị, sẽ có một thông báo hỏi bạn muốn chọn chế độ sạc thông thường OTG mode hay chế độ sạc nhanh Reserve Charge. [IMG] Nói về sự khác biệt giữa 2 chế độ sạc này, OTG mode cho dòng sạc ra chỉ 5V-500mA tuy nhiên chiếc Zenfone 3 Max của bạn có thể giao tiếp với thiết bị được kết nối như đọc, truyền dữ liệu, hình ảnh, video...Ngược lại ở chế độ Reserve Charging, bạn không thể thực hiện các thao tác này, máy chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là sạc như một củ sạc hay viên pin dự phòng thực sự với dòng ra có thể tương đương, tối đa 1.5A. Làm sao để phân biệt máy đang được sạc ở chế độ nào? Nếu dùng máy Android, bạn vào mục battery trong settings của máy, kết nối ở chế độ OTG mode sẽ thể hiện thông tin là sạc qua USB. Trong khi đó, chế độ Reserve Charging hiện sạc qua AC, tương tự như khi bạn sử dụng củ sạc bình thường. Mình thử tiếp với Ampere, một ứng dụng đo dòng sạc vào cho các thiết bị Android. Ở đây mình sẽ thử cắm sạc từ Zenfone 3 Max và từ máy tính để thử nghiệm, bạn sẽ thấy sự khác biệt ở 2 mục "đang sử dụng" và "Max usb curr" như hình bên dưới. [IMG] Tuy nhiên mình không tin tưởng vào khả năng đo dòng của Ampere lắm nên sẽ thử nghiệm thực tế để kết quả là chính xác nhất. Điều kiện của bài test là cùng một chiếc Iphone 5 đang ở mức pin 25%, đầu tiên sạc qua máy tính và ghi lại kết quả sau 15p. Sau đó xả về 25% và sạc qua Zenfone 3 Max ở chế độ Reserve Charging. Ở cả 2 giai đoạn test, máy vẫn đang hoạt động bình thường. [IMG] Tốc độ sạc ở chế độ Reserve changer rõ ràng tốt hơn rất nhiều so sạc từ máy tính. Mình đã thử sạc ở chế độ OTG mode nhưng do Iphone không nhận (các điện thoại Android khác vẫn sạc bình thường), tuy nhiên chắc chắn ở chế độ này tốc độ sạc chỉ tương đương thậm chí là kém hơn từ máy tính một chút. Thử sạc cho Zenfone 2 Laser (2400mAh): 1 tiếng được 62%, đầy trong 2h19 Dung lượng pin của zenfone 3 Max là 4130mAh, điều đó tất nhiên sẽ không đồng nghĩa với việc bạn có thể sạc đầy 1 chiếc điện thoại khác có dung lượng pin tương đương hoặc 2,3 lần cho những thiết bị có dung lượng thấp hơn tương ứng 2,3 lần. Điều này khá dễ hiểu, vì ngay cả những chiếc pin dự phòng tốt trên thị trường hiện nay thì hiệu suất thực nạp chỉ đạt khoảng 70 đến 80% so với dung lượng niên yết. Chưa kể đến việc Zenfone 3 Max đã dùng một phần pin để duy trì hoạt động, ngay cả khi bạn không sử dụng máy. Tiếp theo, mình sẽ kiểm chứng thực tế chiếc Zenfone 3 Max có thể sạc được bao nhiêu pin cho một thiết bị thực tế. Ở đây mình sử dụng một smartphone có dung lượng pin khá tốt hiện nay là 2400mAh trên Zenfone 2 Laser 2.0. Điều kiện thử nghiệm: gắn 1 sim, bật wifi, facebook, messenger hiện thông báo trong lúc đang sạc, màn hình tắt. [IMG] Đây là kết quả test thực tế sạc Zenfone 3 Max cho chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 từ mức 0%.Ta có thể thấy nếu sạc từ khi điện thoại cạn pin (0%) thì dung lượng pin nạp tăng rất nhanh lên đến 18% chỉ sau 15 phút sạc đầu tiên. Tuy nhiên sau khi đạt khoảng 20-25% thì tốc độ sạc bắt đầu chậm lại và đều ở mức 14%/15 phút. Sau khoảng một tiếng thì chiếc Zenfone 2 Laser đã sạc được 62%, khá thoải mái cho bạn có thể sử dụng máy để tiếp tục công việc, thậm chí bạn vừa có thể sử dụng máy vừa sạc, tốc độ tuột pin do máy tiêu thụ chậm hơn nhiều với tốc độ lên pin. Tuy vậy khi máy đã đạt 70% dung lượng pin thì do cơ chế sạc của máy để bảo vệ pin, dòng vào sẽ được giảm xuống càng ngày càng thấp. Đỉnh điểm là đến khoảng 95% thì mình phải đợi thêm đến 30 phút nữa đến khi chiếc Zenfone 2 Laser 5.0 được sạc đầy. Cần lưu ý là nếu mình dùng củ sạc bình thường theo máy thì không gặp hiện tượng này. Có lẽ đây là vấn đề chung nếu muốn sạc từ một smartphone này cho một smartphone khác, trước đây chiếc Zenfone Max cũng tốn rất nhiều thời gian trong gian đoạn cuối để đẩy pin lên được 100%. Như vậy để hoàn thành bài test, Zenfone 3 Max sẽ tiêu tốn 2 tiếng 19 phút, rất tốt nếu so với Zenfone Max đời đầu. Tuy nhiên lượng pin còn lại chỉ còn khoảng 23%. Nếu tính toán một cách tương đối thì với 4130mAh trên Zenfone 3 Max sẽ cho dung lượng thực tế sạc cho các thiết bị khác vào khoảng 2400x100/(100-23)=3120 mAh tức là tương đương hiệu suất 3120/4130=75,4% gần như tương đương với các cục pin dự phòng trên thị trường
    Chủ đề bởi: Sal358, 22/9/16, 6 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  15. Sal358
  16. Sal358
    ASUS vừa cập nhật kho giao diện ZenUI theme store, thêm tính năng cho phép người dùng tự mình “thiết kế” một bộ theme theo sở thích cá nhân. Tuy tính năng này vẫn rất mới mẻ nên còn khá hạn chế về khả năng tùy biến các thành phần giao diện, bù lại cách thức thực hiện lại cực kì đơn giản và dễ dàng. Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn tự tạo một bộ theme và chia sẻ một số kinh nghiệm để làm đẹp chiếc Zenfone của mình. Lưu ý công cụ tự tạo theme chỉ hỗ trợ phiên bản ZenUI 3.0, nghĩa là chỉ có những dòng máy mới thuộc thế hệ Zenfone 3 hoặc một số dòng Zenfone cũ nhưng đã đươc cập nhật lên Android 6.0 chính thức mới có cơ hội sử dụng. Những máy Zenfone đã được cập nhật Android 6.0 chính thức bạn có thể kiểm tra tại box Zenfone của diễn đàn amtech.vn. [IMG] Những thành phần giao diện nào bạn đã có thể tùy biến: ZenUI là hê thống giao diện người dùng độc quyền trên các thiết bị Zenfone/Zenpad của ASUS với khả năng tùy biến khá mạnh mẽ, hỗ trợ người dùng thay đổi rất nhiều thành phần giao diện từ biểu tượng ứng dụng, thanh status bar, màn hình quick settings,... đến bàn phím hay màn hình quay số… Trước đây đã từng có phong trào tạo theme cho ZenUI tuy nhiên thời gian gần đây ASUS đã hạn chế rất nhiều khả năng tự tạo và cài đặt theme bên ngoài để hướng người dùng lựa chọn các giao diện trên kho ASUS theme store. Và giờ đây họ chính thức bổ sung công cụ thiết kế giao diện chính thức. Bạn có thể tạo một theme ZenUI mới nhờ công cụ chính thức bao gồm các thành phần sau đây: -Hình nền màn hình khóa -Hình nền màn hình chính -Màu widget (màn hình chính và màn hình khóa) -Màu sắc bàn phím (Zenui keyboard) -Hình dáng biểu tượng ứng dụng (tròn, vuông, bo cong” -Màu sắc biểu tượng menu nhanh (quick settings) [IMG] Làm sao để có tính năng tạo theme mới của ASUS? Trước khi bắt đầu tạo một bộ giao diện theo sở thích cá nhân bạn cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây để cập nhật công cụ tạo theme chính thức từ ASUS: -Đối với những thiết bị thuộc thế hệ Zenfone 3 trở về sau, bạn chỉ cần cập nhật các ứng dụng sau đây lên phiên bản mới nhất, click vào đường link đi kèm để kiểm tra cập nhật ngay: ZenUI launcher: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.asus.launcher ZenUI themes:https://play.google.com/store/apps/details?id=com.asus.themeapp -Với những máy Zenfone trước thế hệ 3, đầu tiên bạn cần kiểm tra xem thiết bị của mình có được hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản Android 6.0 chính thức hay không. Bạn có thể tự kiểm tra trên Google với từ khóa “tên dòng máy” + “zentalk release note” + “Android M”, nếu có thông báo nâng cấp thì bạn kiểm tra cập nhật ngay trong máy mình. Khi đã cập nhật lên Adroid 6.0 chính thức thành công, bạn cần tiếp tục thực hiện cập nhật các ứng dụng yêu cầu như đối với Zenfone 3. Bây giờ bạn có thể kiểm tra tính năng tạo theme mới trên chiếc Zenfone của mình đã hoạt động hay chưa. Đơn giản chỉ cần tìm biểu tượng ứng dụng ZenUI theme hoặc nhấn giữ ngón tay trên màn hình chính, chọn ZenUI theme, nếu bạn thấy một biểu tượng hình cái cọ sơn màu cam ở góc phải dưới là đã có thể tự tạo theme. [IMG] Bắt đầu tự tạo theme: -Đầu tiên bạn sẽ được yêu cầu chọn lựa hình nền cho theme, nhấn vào nút “chọn hình nền” bên dưới, bạn sẽ được đưa đến kho download hình nền miễn phí của ASUS. Ở đây mình thấy rất nhiều hình nền đẹp, đủ mọi chủ đề và cập nhật cũng khá thường xuyên. Sau khi đã chọn lựa một hình nền ưng ý, bạn ấn vào nút download, đợi vài giây để tải về và chọn Apply để áp dụng. -Ngoài cách sử dụng các hình nền trong kho download của ASUS, bạn có thể chuyển qua tab thứ 2, ở đây chứa các hình nền bạn đã tải về trước đó và mục select image.Chọn select image và bạn có thể tìm đến các hình ảnh khác có trong thiết bị, có thể là do bạn tự chụp, đã tải trên google photo hoặc đã chép vào từ máy tính chẳng hạn để tăng tính cá nhân cho bộ theme. [IMG] -Ngoài ra, nếu kho download hình nền của ASUS chưa đủ thỏa mãn nhu cầu của bạn thì ở đây mình sẽ gợi ý cho bạn một số ứng dụng tải hình nền đẹp khác miễn phí như: Zedge: https://play.google.com/store/apps/details?id=net.zedge.android&hl=vi Backgrounds HD: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.ogqcorp.bgh&hl=vi Premium Wallpapers HD: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.pixign.premiumwallpapers Backdrops: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.backdrops.wallpapers&hl=vi Wallpaper QHD: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.catple.wallpapers&hl=vi [IMG] Sau khi chọn lựa hình nền phù hợp, bạn có thể căn chỉnh một chút như phóng to, thu nhỏ hay kéo hình cho vừa với màn hình máy sau đó nhấn vào nút create theme bên dưới. Đợi vài giây và bạn sẽ đến với giao diện làm việc chính, theo cá nhân mình là cực kì trực quan, dễ dàng thao tác, chỉ có điều còn ít chức năng mà thôi. Phần dưới là những thành phần bạn có thể tùy biến và ở trên là preview giao diện sau khi bạn lựa chọn. -Điểm hay của công cụ tạo theme ZenUI là sau khi chọn hình nền, công cụ này sẽ tự động phân tích màu của bức ảnh và cho ra tông màu chủ đề để bạn tham khảo. Ví dụ hình ảnh mình chọn dưới đây có tông màu chủ đạo là cam, thì hệ thống sẽ chọn trước cho bạn màu bàn phím, biểu tượng quick settings, và màu widget. bạn có thể lướt qua một vòng, nếu ưng ý là đã có tạo theme ngay. Khá thú vị khi ở đây mình thử chọn một hình nền có màu trắng hoàn toàn ở khu vực widget thì ngay lập tức màu của widget đã bị đổi sang đen. [IMG] Ở đây chúng ta sẽ có 3 khu vực có thể tùy biến bao gồm lockscreen (màn hình khóa), homescreen (màn hình hính), keyboard(bàn phím) và quick settings (menu nhanh). Đầu tiên là lockscreen, bạn có thể lựa chọn một hình nền khác riêng cho khu vực này cũng như màu của widget đồng hồ thời tiết. Để chọn màu bất kì bạn lướt ngón tay trên vòng tròn màu sắc đến khi chọn lựa được màu ưng ý. Tiếp theo là màn hình home screen. Bạn tiếp tục có thể thay đổi hình nền nếu không thích chọn lựa trước đó, màu sắc của widget đồng hồ thời tiết, lưu ý chỉ là màu widget của ứng dụng thời tiết thôi nhé, các widget còn lại vẫn là màu trắng hoặc quy định riêng bởi ứng dụng đó. Khá đáng tiếc là chúng ta vẫn chưa được phép tùy biến biểu tượng khác cho ứng dụng, hình dáng biểu tượng ở mục này thực ra chỉ là tạo kiểu dựa trên bộ icon ZenUI 3.0 có sẵn như tròn, vuông, bo cong 4 góc … Mong rằng ở các phiên bản tiếp theo ASUS sẽ cho phép chúng ta tự thay đổi icon của ứng dụng hay chí ít là áp dụng một bộ icon bất kì vào theme. Thứ ba là kiểu bàn phím. Sau khi chọn hình nền chủ đề , công cụ sẽ gọi ý cho bạn 4 tông màu phù hợp có thể áp dụng, hoặc bạn cũng có thể tự lự chọn màu khác tùy ý thích. Tông màu bàn phím sẽ được áp dụng cho một số phím đặc biệt như enter, backspace, gợi ý chữ hay preview phím khi nhấn, màu nền của bàn phím cũng sử dụng cùng tông màu nhưng nhẹ nhàng hơn. Nếu bạn muốn có thê nhiều tùy biến cho bàn phím như chèn hình thì xem hướng dẫn tiếp theo của bài viết nhé. [IMG] Và cuối cùng là màn hình quick settings. Hệ thống tiếp tục gợi ý cho bạn 4 tông màu nhưng ở phần này được chia ra làm 2 mục chính là main color và secondary color. Secodary color là màu sắc của hàng biểu tượng đầu tiên trong khi main color là màu của ba hàng còn lại và một số biểu tượng khác. Tương tự bạn có thể chọn màu theo ý thích. Tất nhiên là công cụ tạo theme chính hãng không cho phép bạn chèn hình ảnh vào màn hình quick settings, tuy nhiên nếu bạn thích thủ thuật này thì xem tiếp công cụ tạo theme khác ở cuối bài viết nhé. Khi đã ưng ý với các thành phần giao diện bạn nhấn vào nút lưu bên góc phải trên và nhập một vài thông tin cơ bản cho theme. Lưu lại và có thể sử dụng ngay. Bạn có thể tìm lại các theme do mình tự tạo trong mục “tác phẩm của tôi”. [IMG] Sử dụng giao diện do mình tự thiết kế. [IMG] Nhìn chung, tính năng cho phép tạo theme mới trên ZenUI 3.0 khá thú vị, các thao tác thực hiện đều trực quan, dễ dàng, người dùng không cần tốn nhiều thời gian để tạo được một chủ đề mới theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng là một tính năng còn khá mới, chỉ vừa được tích hợp vào bộ giao diện ZenUI 3.0 trong một vài bản cập nhật gần đây,vẫn chưa hỗ trợ thay đổi nhiều thành phần như biểu tượng ứng dụng, biểu tượng thanh trạng thái, quick settings… đây mới chính là những là những thứ mà người dùng ưa thích hơn cả. Mong rằng ASUS sẽ cập nhật tốt hơn ở những phiên bản sau. Thêm một số hiệu ứng đặc biệt cho hình nền Trong khi chờ ASUS cập nhật thêm nhiều tính năng hơn nữa cho công cụ tạo theme bạn cũng có thể tự mình thiết kế một số thành phần giao diện đăc biệt để tăng tính cá nhân hóa chỉ bằng công cụ có sẵn trong máy. Hiệu ứng cho hình nền cho màn hình khóa, chính, bàn phím... PhotoCollage là một công cụ chỉnh sửa hình ảnh khá hay có sẵn trong bộ ứng dụng ZenUI, cho phép bạn tạo ra những bộ hình nền có hiệu ứng đặc biệt như blur (mờ) hay sơn dầu kiểu prisma… Đầu tiên mình sẽ tải một số ảnh đẹp trên Zedge, tiếp theo mở ứng dụng Photo Collage và chọn mục “hiệu ứng ảnh”. -Bạn sẽ thấy một loại các hiệu ứng mà ứng dụng hỗ trợ, ở đây mình chọn “nhòe”. -Chọn hình muốn áp dụng hiệu ứng, nhấn “kế tiếp”. -Quét vùng muốn hiện rõ, vùng ảnh còn lại sẽ được áp dụng hiệu ứng làm mờ, ta cũng có thêm tùy chọn thêm kiểu bokeh giả ảnh chụp xóa phông trên các máy chụp ảnh chuyên nghiệp. Cuối cùng là lưu hình lại và bạn có thể dùng làm hình nền đúng theo sở thích cá nhân rồi. [IMG] Một số hình mình áp dụng hiệu ứng trong Photo Collage [IMG] Hiệu ứng mờ cho nền bàn phím Một tính năng nhỏ được thêm vào phiên bản ZenUI 2.0 gần đây nhưng có thể bạn chưa biết đó là tạo hiệu ứng mờ nhanh chóng cho hình nền bàn phím thay vì phải thao tác trước với Photo Collage hay một ứng dụng chỉnh ảnh bất kì nào đó. -Đầu tiên bạn hãy mở bàn phím ZenUI lên, chọn phím theme trên thanh công cụ. -Nếu bạn chưa từng sử dụng tính năng tạo độ mờ sẽ thấy một nút hình hộp quà phía dưới bên trái, nhấn vào nút này. -Đây là một tính năng còn ở dạng thử nghiệm nên bạn bắt buộc chia sẽ lên facebook, nếu không muốn bạn có thể đăng với tùy chọn chỉ mình tôi. -Bây giờ bạn chỉ đơn giản là chọn hình sau đó kéo các thanh điều chỉnh độ mờ cho đến khi ưng ý. [IMG] Công cụ tạo theme ZenUI đơn giản và nhiều tùy biến hơn Zen theme maker Nếu bạn chưa ưng ý với công cụ tạo theme chính hãng, thiếu nhiều thành phần giao diện chưa thể tùy biến được thì ở đây mình cũng giới thiệu một công cụ bên thứ ba với khá nhiều tùy biến, kể cả thêm hình nền cho màn hình quick settings 1 cách dễ dàng. Bạn tải công cụ Zen theme maker trực tiếp trên CHplay ở đây: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bs.satysatszb.zenthemesdiy&hl=vi Lần đầu tiên chạy ứng dụng, bạn nhập tên sau đó ở màn hình tiếp theo bạn lướt qua phải để bỏ qua tất cả các hướng dẫn. Bạn sẽ có 4 khu vực có thể tùy biến được bao gồm quick settings, lockscreen, homescreen và đặc biệt nhất là giao diện của một số ứng dụng (phần này hoạt động chưa tốt). Tại màn hình chính, bạn nhấn vào nút menu (3 dấu gach) góc trái trên và bắt đầu chọn từng thành phần để tùy biến. Ví dụ ở đây mình chọn clock header text, màu chữ của đồng hồ. Ta có 2 cách chọn màu là nhấn vào khung mã màu và bắt đầu kéo 3 thanh màu RGB hoặc lướt các màu có sẵn phía dưới. Ngoài các tùy chọn màu sắc thì có một số phần đặc biệt như: -Select wallpaper: chọn hình nền cho màn hình chính, màn hình khóa và hình preview. -Overlays: thay đổi độ trong suốt cho màn hình quick settings, thay đổi biểu tượng quick settings và thanh trạng thái (rất tiếc phiên bản mình test trong bài, đổi biểu tượng thanh trạng thái vẫn chưa hoạt động lại). -Header/quicksettings background style: thêm hình nền vào màn hình quick settings. [IMG] Với công cụ Zen theme maker bạn bắt buộc phải tùy chỉnh hết tất cả thành phần công cụ này yêu cầu mới có thể lưu lại. Bạn có thể nhấn vào biểu tượng con mắt trên thanh status để xem trước những thay đổi bạn đã tạo. Hãy để ý mục Saved configuration, đảm bảo tất cả các mục đã hiện trạng thái selected. Chọn mục build ở danh sách, nhập các thông tin cơ bản và nhấn vào nút build để bắt đầu xuất ra dạng theme file apk. Khi quá trình build thực hiện được 70% sẽ có một thông báo chọn compile như hình dưới, nhấn vào auto. Đợi vài giây và bạn có thể cài đặt, tìm các theme được tạo bởi công cụ Zen theme maker trong phần giao diện bên thứ 3 và áp dụng. [IMG] Ưu nhược điểm công cụ Zen theme maker so với công cụ tạo theme chính thức ASUS: Ưu điểm: -Tùy biến nhiều thành phần giao diện hơn, cả những hiệu ứng đặc biệt như quick settings trong suốt. -Có thể dùng kèm icon pack bên ngoài. -Cài đặt bằng file apk nên có thể chia sẻ cho người khác. -Tương thích với ZenUI 2.0 Hạn chế: -Một vài thành phần sẽ không tương thích nếu có sự thay đổi từ ASUS. -Kém trực quan và bạn không thể tạo theme nếu không tùy biến tất cả thành phần công cụ yêu cầu.
    Chủ đề bởi: Sal358, 19/9/16, 3 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  17. Sal358
  18. Sal358
    Nếu như thế hệ Zenfone Max đầu tiên gặt hái nhiều thanh công nhờ dung lượng pin khủng cùng thời lượng sử dụng thực tế cực kì ấn tượng thì hiệu năng của thiết bị này ngược lại bị đánh giá là không thực sự mạnh mẽ như truyền thống họ nhà Zenfone. Để khắc phục điều này, thế hệ Zenfone 3 Max ra được mắt, với dung lượng pin giảm xuống chỉ còn 4130mAh, bù lại chúng ta sẽ có thêm cảm biến vân tay, thiết kế cao cấp hơn và đặt biệt nhất là hiệu năng phần cứng ấn tượng. Tuy nhiên cũng vì trang bị vi xử lý mạnh mẽ hơn mà thời lượng pin của dòng sản phẩm này sẽ không còn vượt trội trong phân khúc nữa, dẫu vậy chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. [IMG] Các thông số cấu hình cơ bản của Zenfone 3 Max: Vi xử lý: Mediatek MT6737T, 4 nhân Cortex-A53 xung nhịp 1.45 GHz GPU: Mali-T720 MP2 Màn hình: IPS 5.2 inch, HD 1280x720, 282 ppi RAM: 3 GB LPDDR3 Bộ nhớ trong: 32 GB eMMC , hỗ trợ thẻ nhớ (kết hợp khe sim 2) Kết nối: sim 1: 4G LTE cat4, sim 2: 2G, Wi-Fi a/b/g/n, BT 4.1, A-GPS, GLONASS Camera chính: 13 MP , f/2.2, quay phim 1080p30 Camera phụ: 5 MP Pin: Li-Po 4.130 mAh, sạc 5V-2A Đánh giá hiệu năng tổng thể: Nếu để ý một chút thì thế hệ Zenfone 3 của ASUS họ đều thích sử dụng những bộ vi xử lý (CPU) mới ra mắt, chưa phổ biến trên thị trường như Zenfone 3 Deluxe với Snapdragon 821, Zenfone 3 với Snapdragon 625, hay Zenfone 3 Laser với Snapdragon 415. Điều này mang lại một điểm thuận lợi rất lớn đó là thông thường chúng ta sẽ có công nghệ tích hợp mới nhất, tối ưu hơn về hiệu năng và tất nhiên là cả thời lượng pin sử dụng. Đối với Zenfone 3 Max thì sao? thiết bị này được tích hợp vi xử lý Mediatek MT6737T, là một bản nâng cấp của MT6735 được cho là có hiệu năng cao hơn 10% trong khi thời lượng pin dùng được kéo dài hơn. Trước đây, thời điểm MT6735 ra mắt thì bộ vi xử lý này vượt trội so với Snapdragon 410 được trên rất nhiều thiết bị phổ thông giá rẻ hiện nay như Samsung J5 2016, OPPO Neo 9 (A37) hay Zenfone Max đời đầu. Cộng với việc được trang bị đến 3G ram hy vọng chúng ta sẽ có một kết quả khả quan về hiệu năng trên Zenfone 3 Max. Ở phần đánh giá hiệu năng tổng quan, mình sẽ sử dụng trình benchmark quen thuộc Antutu 6 thử sức với những smartphone có giá tương đương thậm chí hơn khoảng 1, 2 triệu đồng. [IMG] Bộ nhớ ram trên Zenfone 3 Max phiên bản phân phối ở Việt Nam trang bị dung lượng lên đến 3GB cho khả năng đa nhiệm tác vụ tốt. Vẫn là chuẩn ram LPDDR3 nhưng trên SOC MT6737T cho tốc độ truyền tải dữ liệu tốt hơn thế hệ Zenfone Max đầu khá nhiều, xung nhịp từ 533Mhz lên 733Mhz cho tốc độ từ 4.2GB/s lên mức 6.4GB/s, cải thiện đáng kể tính trạng lag giật khi thực hiện đa nhiệm, nhiều tác vụ xử lý cùng lúc hay đặc biệt là những ứng dụng cần truy xuất lượng dữ liệu lớn.Điểm ram đo bằng Antutu trên Zenfone Max đạt 5100 điểm so với Zenfone 3 không hề thua kém nhiều với 5900 điểm. Điểm yếu nhất về phần cứng trên Zenfone 3 Max là tốc độ bộ nhớ trong, tuy đạt chuẩn eMMC 5.0 trên Soc MT6737T nhưng tốc độ mang lại không tốt lắm, có thể bạn sẽ gặp đôi chút khó chịu khi máy phải xử lý những tiến trình cần nhập xuất dữ liệu lớn và liên tục. Nhất là những thời điểm máy đang hoạt động đa nhiệm cùng lúc nhiều tác vụ. May mắn là Zenfone 3 Max được trang bị đến 3GB ram nên hệ thống cũng không nhất thiết phải sử dụng bộ nhớ trong làm bộ nhớ đệm. Thử nghiệm với Androbench 3 với thiết lập seq buffer 256kb khi so sánh với Zenfone 2 thì tốc độ ghi tương đương trong khi tốc độ đọc thấp hơn, kém hơn nhiều so với Zenfone 3 và so sánh với những thiết bị từ Samsung, ngay cả những máy giá rẻ đều có tốc độ bộ nhớ khá cao. [IMG] Hiệu năng xử lý CPU: Vi xử lý quyết định phần lớn hiệu năng thiết bị bên cạnh tùy chọn dung lượng và chuẩn ram và bộ nhớ trong được nhà sản xuất lựa chọn. Nói rõ hơn về bộ vi xử lý MT6737T, sử dụng tiến trình 28nm với 4 nhân Cortex A53 tương tự Snapdragon 410 nhưng xung nhịp cao hơn 1.45GHz so với 1.2GHz và phiên bản nhân ARM Cortex A53 cũng mới hơn nên hiệu năng mang lại có phần vượt trội hơn rất đáng kể. Mặc dù sẽ có một vấn đề cực kì lớn xảy ra đó là pin sẽ bị đốt nhanh chóng hơn nhiều bù lại chỉ giới hạn đến 4 nhân nên phần nào không tốn năng lượng cho việc khởi động các nhân CPU thừa thải (thông thường trên các bộ xử lý có nhiều nhân thì hệ thống ưu tiên gộp nhiều tác vụ vào một nhân, tối thiểu hóa số nhân sử dụng). MT6737T cũng sử dụng nhân ARM Cortex A53 64bit nhưng phiên bản mới hơn trên Snapdragon 410 nên tuy xung nhịp chỉ cao hơn chút ít 1.45GHz so với 1.2GHz nhưng lại cho hiệu năng thực tế mang lại tốt hơn rất nhiều, cụ thể là điểm Geekbench đơn nhân cao hơn gấp rưỡi, điểm đa nhân cũng tương tự. Nhìn qua số điểm của Samsung A3 2016 với con chip Exynos 7578 hoàn toàn tương đương với MT6737T ở cả đơn và đa nhân. Trong khi đó MT6753 trên HTC Desire 62 thuộc phân khúc cao cấp hơn nên với 8 nhân điểm đa nhiệm vượt trội đáng để là điều khá dễ hiểu. Dù sao thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều ở một thiết bị tầm trung, số điểm zenfone 3 max đạt được cũng đã đủ để bạn có thể hoạt động mượt mà hầu hết tác vụ thông thường từ vướt web, xem video, lướt web cũng như những game đồ họa 3D ở mức trung bình, chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần dưới. [IMG] Khả năng xử lý đồ họa: Nếu bạn đang quan tâm đến khả năng chơi game trên các thiết bị smartphone thì chỉ cần nhìn vào nhân đồ họa được tích hợp bên trong bộ vi xử lý, thành phần này ảnh hưởng đến 80-90% hiệu năng, độ mượt mà khi chơi game. Còn lại một phần nhỏ liên quan đến tốc độ bộ nhớ, RAM, CPU,... tất nhiên là xét trên những thiết bị sử dụng chung một độ phân giải màn hình (HD, FullHD…). Ở bài test về hiệu năng xử lý đồ họa, mình sẽ so sánh hiệu năng trên Zenfone 3 Max so với một số đối thủ cùng phân khúc và thậm chí là cao hơn từ 1 đến 2 triệu.. Để bài đánh giá được khách qua nhất, mình sẽ lựa chọn các thiết bị có cùng độ phân giải màn hình là HD, phạm vi ở tầm 4,5 triệu đến 6 triệu đồng. OPPO F1s: vi xử lý MediaTek MT6750 - nhân đồ họa Mali T860 Sony Xperia M4 Aqua: vi xử lý Snapdragon 615 - nhân đồ họa Adreno 405 Samsung A3 2016: vi xử lý Exynos 7578 - nhân đồ họa Mali T720 MP2 OPPO Neo 9/Samsung J5 2016: vi xử lý Snapdragon 410 - nhân đồ họa Adreno 306 Con chip MT6737T trên Zenfone 3 Max được tích hợp nhân đồ họa Mali-T720 MP2 với mức xung nhip 600MHz. Mặc dù nhân Mali-T720 chỉ thuộc phân khúc tầm trung thổ thông, nhưng hiệu năng mang lại thực tế cũng khá tốt trong tầm giá của của Zenfone 3 Max, nó đủ tốt để chơi mượt các game 3D như Alphalt 8, Gangstar 4, NOVA 3, DeadTigger 2,... đối với các tựa game đòi hỏi đồ họa nặng hơn như Assassin’s Creed Identity [IMG] 2 bài test trong GFXbench thường được đưa ra để đánh giá là Manhattan và T-rex, đo khung hình thực tế khi xử lý các tác vụ game 3D cực nặng. Dễ thấy Samsung A3 2016 tuy sử dụng bộ vi xử lý khác là Exynos 7578 cây nhà lá vườn của Samsung nhưng hiệu năng mang lại khá tương đồng với Zenfone 3 Max do dùng chung một nhân đồ họa Mali T720 MP2. Trong khi đó nếu so sánh với những thiết bị cùng sử dụng Snapdragon 410 (nhân Adreno 306) như Samsung J5 2016, OPPO Neo 9 hay chiếc Zenfone Max đời đầu thì thiết bị này tỏ ra vượt trội rõ ràng mang lại tốc độ khung hình game đều cao hơn gấp đôi. Mali-T720 MP2 mạnh hơn Adreno 306 và tiệm cận với Adreno 405 trên Snapdragon 615. Bất ngờ là so sánh với mali T860 trên OPPO F1s chênh lệnh cũng không quá nhiều. [IMG] Bổ sung thêm một bài test khác nữa trước khi trải nghiệm thực tế trên các tựa game với công cụ 3D Mark. Ở độ phân giải màn hình HD mình sẽ chọn bài benchmark Ice Storm Unlimited 720p để kết quả cho ra khách qua nhất. Có chút khác biệt ở bài test bằng 3Dmark là cho ra tổng điểm ở nhiều tiêu chí đánh giá chứ không riêng gì tốc độ khung hình, tất nhiên là vi xử lý MT6737T cùng nhân đồ họa Mali T720 MP2 vẫn đạt điểm số vượt trội thậm chí là ngang bằng với Snapdragon 615 trên Sony Xperia M4. Trong khi OPPO F1s và Samsung A3 2016 cao hơn một chút nhưng không đáng kể, chỉ tầm tối đa 10%. Dù sao thì khi so sánh với những thiết bị có giá hơn từ 1 đến 1,5 triệu thì Zenfone 3 Max vẫn có khả năng chơi game, xem phim với độ mượt ngang ngửa có vẻ cũng đã đủ thỏa mãn nhu cầu của phần lớn người dùng. [IMG] Đánh giá hiệu năng thực tế khi chơi game Ở đây mình sử dụng ứng dụng benchmark để đo lường tốc độ khung hình fps và trung bình đạt được ở mỗi tựa game trong khoảng 10 phút. Tất cả các tưạ game mình đưa ra trong bài viết đều đã được thiết lập ở mức đồ họa cao nhất và bỏ qua các đoạn hướng dẫn (guide) ban đầu có thể ảnh hưởng không nhiều đến trải nghiệm chơi. Các tựa game như Alphast 8 hay Gangstar 4 khi chơi trên Zenfone 3 Max hầu như không hề gặp hiện tượng giật lag, cực kì hiếm xảy ra nên mình sẽ bỏ qua. Ở đây, mình chỉ test thử những game nặng hơn từ Dead Trigger 2, Modern Combat 5 đến Assassin’s Creed Identity Dead Trigger 2: framerate trung bình 39fps Đầu tiên thử sức với Dead Trigger 2, đối với những smartphone thuộc phân khúc phổ thông, giá rẻ thì tựa game 3D này cũng trên mức bình thường một chút.Nếu như trên chiếc Zenfone Max trước đây mình gặp khá nhiều tình trạng giật lag thì đối với kẻ kế nhiệm Zenfone 3 Max lại cực kì thoải mái. Thậm chí là những hoạt cảnh quái bu đông hay nhiều hiệu ứng tốc độ khung hình đều trên 35fps đến 45fps. Đặc biệt những cảnh ít chi tiết đồ họa có thể lên đều đều 55fps. Chỉ có khoảng 1 vài lần trong 10 phút chơi game là khung hình rớt xuống dưới 30fps, khá tốt cho một thiết bị phổ thông. [IMG] Modern Combat 5: framerate trung bình 31fps Trong khi Zenfone 3 Max dư sức chơi tốt Dead Trigger 2 thì đối với Modern Combat 5, thiết bị này ngay lập tức gặp đôi chút khó khăn. Với framerate trung bình chỉ đạt 31fps so với chiếc Zenfone 3 trước đây mình từng trên tay là 39fps trải nghiệm chơi kém mượt hơn rõ ràng ở những hoạt cảnh nhiều chi tiết, hiệu ứng cháy nổ phức tạp hay xuất hiện nhiều lính. Tất nhiên hiện tượng này vẫn còn khá ít xảy ra, tốc độ khung hình thấp nhất rơi xuống khoảng 22-24fps nên cũng không gây quá khó chịu, hầu hết giao động trong khoảng 25-38fps nên nếu bạn không quá khó tính thì nói chung trải nghiệm chơi vẫn khá thoải mái. Đáng tiếc là màn hình trên Zenfone 3 Max chỉ độ phân giải HD nên với nhưng game có đồ họa chi tiết như Modern Combat 5, hình ảnh bị scale lại không được chất lượng cho lắm. Nhiệt độ khi chơi Modern Combat 5 tăng lên khá cao do thiết kế kim loại tỏa nhiệt nhiều hơn, nhất là ở khu vực phần trên camera sau. [IMG] Assassin’s Creed Identity: framerate trung bình 20fps Đến với Assassin’s Creed Identity thì Zenfone 3 Max đã bắt đầu tỏ ra “đuối” thấy rõ. Nếu đứng yên một chỗ và thay đổi góc nhìn thì vẫn máy xử lý vẫn khá dễ dàng nhưng khi di chuyển, thực hiện các thao tác tấn công, bay nhảy và nhất là những đoạn kết liễu đối phương đều không được mượt mà. Không đến mức giật lag nhưng tốc độ khung hình không đủ làm cho cảm giác chơi game không hề thoải mái và hiện tượng này xảy ra thường xuyên. Nếu chịu khó thì vẫn chơi được nhưng dù sao thì đây cũng đã là giới hạn của các thiết bị tầm phân khúc phổ thông rồi, khung hình trung bình sau 10 phút chơi chỉ đạt 20fps, có những cảnh game rơi xuống 16fps trong khi cao nhất cũng chỉ khoảng 25fps. Rất tiếc là game này không có tùy chỉnh xuống mức đồ họa thấp hơn nên mình không có dịp thử nghiệm thêm. Dù sao thì phân khúc phổ thông giá rẻ, chúng ta cũng không quá hy vọng game này có thể chơi mượt. [IMG]
    Chủ đề bởi: Sal358, 15/9/16, 2 lần trả lời, trong diễn đàn: Tin tức
  19. Sal358
  20. Sal358